Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương III. NHỮNG BỘ KINH (SUTTAS)

 

Trong các Mẫu đề nhị rút ra từ Kinh tạng, nhờ tính kết hợp, các pháp nào gắn liền với trí tuệ, được gọi là ‘phần minh’, cũng do bởi các hiện tượng đó nổi lên là thành phần hay một phần tử nơi trí tuệ mà thôi. Về điểm này có tới 8 loại minh, nghĩa là Tuệ giác Thiền định, Khả năng Thần thông nơi ý chí. Còn sáu loại thắng trí, đều thuộc tính minh. [51] Hiểu theo nghĩa này, chỉ có một trong tám nhân tố là trí tuệ mà thôi, và điều còn lại chỉ là các phần tử thuộc trí tuệ đó mà thôi. Vì vậy, chúng ta nên hiểu trí tuệ và những phần tử liên kết với nó như là các pháp ‘thuộc phần minh’. Nhưng ở đây, chỉ muốn ám chỉ các pháp nào liên kết với trí tuệ mà thôi.

Nhờ mối liên kết đó, các pháp nào ‘thuộc phần vô minh’, được gọi là ‘thuộc phần vô minh’; cũng do bởi các pháp này nổi lên như là những phần tử và thành phần của vô minh. Trong trường hợp đó, có bốn loại vô minh: sự u mê tri giác che mất khổ đế, khổ tập đế, khổ diệt đế, và cách thức Ðạo dẫn tới khổ diệt đế như thế nào.

Theo phương pháp đầu tiên, ‘thuộc phần vô minh’ cũng bao gồm cả các pháp nào liên kết với bốn loại vô minh này. Bất kỳ hiện trạng nào trong số đó cũng đều là vô minh cả, các pháp khác được coi như ‘thuộc phần vô minh’. Do đó, chúng ta nên hiểu rằng vô minh và các pháp liên kết với chúng là ‘thuộc phần vô minh. Nhưng ở đây trong Mẫu đề nhị, chỉ muốn đề cập đến các pháp có liên quan mà thôi.

Lại nữa, Giáo pháp nào không khả năng chế ngự, không thể hủy diệt, cảnh tối tăm do Phiền não gây ra, giống như những ánh chớp lóe sáng lên, thì được gọi là ‘như-điển chớp’. Các pháp nào xuất phát từ khả năng phá huỷ được cảnh tối tăm Phiền não, thì giống như tiếng sét, được gọi là ‘như sấm sét’.

Giáo pháp tạo thành cảnh điên rồ, thì được gọi là ‘ngu’. Chúng được gọi một bỏng bảy như vậy theo danh xưng thông thường là ‘ngu nhân’, dành cho những kẻ nào ở trong tình trạng như vậy. Nếu trong hiện trạng trí tuệ, thì được gọi là các pháp ‘trí tuệ’, Chúng được gọi một bóng bảy với tên gọi là ‘hiền trí’, dành cho những kẻ nào mang tính khí này. như vậy hiện trạng ‘ngu nhân’ là do những hành vi điên rồ mà ra, còn hiện trạng ‘hiền trí’ lại xuất phát từ hành vi trí tuệ mà ra vậy.

‘Hắc’ mang ý nghĩa là sự ‘u mê tối tăm’, nghĩa là có khả năng biến tâm thành u mê tăm tối.‘Bạch’ nghĩa là có khả năng gây tạo cho tâm trở nên trong sáng mỹ miều’. Hoặc, do bởi nguyên nhân tạo tái sanh nơi cảnh khổ, nên các pháp đó được gọi là ‘hắc’; và do nguyên nhân tái sanh trong cảnh hạnh phúc nên các pháp đó được gọi là ‘Bạch’.

Các pháp nào [nói theo kiểu bỏng bảy] bị thiêu rụi cả ở cõi đời này lẫn cõi đời sau, được gọi là ‘pháp viêm’. Các pháp nào không bị thiêu rụi như vậy, thì được gọi là ‘phi viêm’.

Ba Mẫu đề tam bắt đầu bằng Mẫu đề nhị ‘định danh’ là Mẫu đề nhị chẳng có bất kỳ ý nghĩa khác biệt nào cả. (hay hoàn toàn đồng nghĩa), có khác chăng là đối với những từ căn bản mà thôi. những cách diễn tả như ‘tạo may mắn, và ‘đem lại sung túc[79]’ v.v... đều được gọi là ‘định danh’.

Các ‘ngôn ngữ’ phát xuất từ các từ được diễn tả cùng với ý do trong bản định nghĩa các từ như trong ví dụ sau ‘Nầy chư Tỳ-khưu, Các Hành (sankhārās) là các pháp gồm cái gọi là phức tạp’[80]. Ýù nghĩa xuất phát các từ này được gọi là ngôn ngữ ‘niruttipathā’.

Các pháp nào mang ý nghĩa (một và cùng một ý tưởng duy nhất) bằng nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như tầm takha, tứ vitakha, tư duy sankappa[81], thì được gọi là ‘chế địnhõ’. Ý nghĩa của những thành ngữ được gọi là các thứ chế định paññattipathā. [52] Trong số ba Mẫu đề nhị này, được gộp lại thành một Mẫu đề nhị (không có ý nghĩa khác biệt so với mẫu đề nhị kia), chúng ta nên hiểu đồng mục tiêu được đề cập đến mẫu đề nhị kia như đã được nói đến trong Nhân (Conditon-group) đã trình bày ở trên (Tr. 62).

Trong nhóm Danh và Sắc, thuật ngữ ‘Danh’ (nāma) được áp dụng trong các thuộc tính Danh, bởi một khi ‘những tên gọi’ này dành cho chúng đã được ấn định, hoặc do bởi chúng hướng về (namanti) các đối tượng, hoặc do bởi với tư cách là các đối tượng, chúng hướng tâm về chính bản thân chúng. ‘Sắc’ thay đổi liên tục hiện trạng hoặc nguyên nhân[82]. Ở đây, ta nên hiểu đây là một đặc tính trừu tượng; bản liệt kê chi tiết sẽ xuất hiện trong chương Tóm Tắt.

Vô minh về khổ đế v.v... được gọi là ‘vô minh’. Ước muốn (tồn tại) sống, được gọi là ‘hữu ái[83]’.

Những ‘hữu kiến’ hay ‘thường kiến,’ ‘phi hữu kiến’ và ‘đoạn kiến’ đều liên quan tương ứng đến các hiện trạng sự sống được đổi mới, sự sống vĩnh hằng, sự tiêu hủy và diệt của sự sống.

Diễn tiến- các lý thuyết thường kiến, thuyết đoạn kiến, thuyết vô biên kiến và hữu biên kiến đều ám chỉ tương ứng đến sự kiện sự sống được đổi mới, sự sống đời đời, sự tiêu hủy và hủy diệt sự sống liên quan đến Linh Hồn và thế giới vĩnh cửu, cõi tiêu hủy, vô tận và hữu hạn.

Quan điểm liên quan đến khởi điểm cơ bản (nơi sự vật) được gọi là ‘hữu tiền kiến’. Quan điểm liên quan đến điểm kết thúc cơ bản cũng được gọi tương tự như vậy.

‘Vô tàm’ là hiện trạng nơi một người không mắc cỡ khi thực hiện điều đáng mắc cở; các hiện tượng vô liêm sỉ này được hiểu đến từng chi tiết. ‘vô quý’ là hiện trạng của một người không sợ điều đáng sợ; đây là tính khinh suất rõ ràng đến từng chi tiết. tàm và quý là hiện trạng trái ngược lại.

Ðối với tính ‘cáu kỉnh bẳn gắt’ v.v... một người có quan điểm xung khắc, thích chống đối, không có lòng tin và nói những lời mất vui, người đó được coi như là không thân thiện. Cử chỉ của người như vậy được gọi là ‘khó dạy’; hiện trạng của người như vậy được gọi là tính ‘khó dạy’.

Kẻ nào có những người bạn xấu, như những kẻ thiếu niềm tin, được gọi là ‘tương quan với bạn bè xấu’. Chúng ta nên hiểu tính ‘dễ dạy’ và ‘có tương quan bạn bè tốt’ là những điều trái nghĩa lại.

Những ‘tội’ lại có tới năm bảy loại tội khác nhau. Tính ‘thiện xảo về tội’ được công bố và trong cách phục hồi hậu quả những tội này (ám chỉ đến những điều luật ghi trong Tam tạng Pāli).

‘thiện xảo về nhập định’ là tên ám chỉ nhận thức được những giai đoạn nơi các pháp tham thiền nhập định[84]. [53]Tương tự như vậy là ‘thiện xảo về xuất định’ đạt được chỉ mang tính phân loại mà thoâi.

‘Thiện xảo về giới’,... ‘về tác’, ... ‘xứ’ ... ‘về y tương sinh’ ... ‘về vị trí’ ám chỉ 18 giới, quan sát tương tự, đến các căn và các đối tượng giác quan nữa; mười hai nhân tố trong (công thức về) nguyên nhân duyên khởi và đến điều tồn tại hay phi hiện hữu yếu tố cơ hội hay nhân duyên của một biến cố. Một nguyên nhân được mô tả như là ‘cơ hội, tuỳ thuộc vào đó kết quả hay thành quả được thiết lập.

‘Chính trực’, ‘hòa nhã’ ám chỉ đến những người có phẩm chất đó. Hiện trạng nhẫn nại nơi một người kiên trì được gọi là ‘kiên nhẫn’; thái độ ‘nghiêm tịnh’ là hiện trạng một người ưa thích thiện pháp (su-).

Hiện trạng thân thiện, được biết đến như là lòng tử tế, đem lại hạnh phúc quân bình cho tất cả mọi người, được gọi là ‘thiện ngôn’. Giống như sự hiện diện nơi những người khác không tạo khoảng trống quanh ta, cũng vậy, sự lịch thiệp lan tỏa ra ngoài những điều tinh thần và vật chất .

Hiện trạng được gọi là ‘không phòng hộ môn quyền’ ám chỉ sự thiếu kiềm chế năm khả năng làm chủ (hoặc năm khả năng giác quan), với tâm trí là giác quan thứ sáu. Hiện trạng không nhận ra mức độ chấp nhận và chia sẻ thức ăn đồ uống ‘tiết độ vật thực’. Chúng ta nên hiểu Mẫu đề nhị tiếp theo sau trái nghĩa với mẫu đề được đề cập đến trước đây.

Hiện trạng một người lãng trí, biết đến với việc sao nhãng tâm, được gọi là ‘thất niệm’. ‘Không tỉnh giác’ là hiện trạng không nhận biết một cách đầy đủ (hoặc kỹ lưỡng).

Khả năng quan tâm được gọi là ‘chánh niệm; người nào hiểu biết một cách đầy đủ được gọi là có ‘tỉnh giác’.

‘Giác sát lực là không giao động trước hiện trạng phi trạch pháp. Sức mạnh xuất hiện nơi những ai có nghị lực làm phương tiện chính để phát triển bảy nhân tố giác ngộ được gọi là ‘tu tiến lực’

Khoảng khắc yên tĩnh hoặc êm ả đối lại với những ảnh hưởng bên ngoài gọi là ‘chỉ tịnh[85]’. Sự việc giúp nhận ra vạn vật thuộc nhiều lãnh vực khác nhau chỉ là vô thường mà thôi v.v... được gọi lại ‘Quán minh” Tính điềm tĩnh đuợc coi như là đối tượng, và lại tạo ra điềm tĩnh trở lại, để trở thành biểu tượng nhân duyên cho điều vừa nói đến. Tương tự như vậy với từ ‘chiếu cố ấn chứng”[86]. [54] điều giúp nâng đỡ Giáo pháp liên kết lại với nhau được gọi là ‘chiếu cố’ điều không làm dao động nhiều đối tượng khác nhau được gọi là ‘bất phóng dật.’

Ðiều thất bại về mặt giới hạnh được coi như là không còn khả năng kiềm chế nổi những tính chất phá hoại, thì được gọi là ‘giới lụy’. Sự thất bại về quan điểm được gọi là ý kiến sai lầm có khả năng phá hoại quan điểm đúng đắn, thì được gọi là ‘kiến lụy’.

Ðiều hoàn hảo về mặt giới hạnh được gọi là ‘giới mãn túc[87]’, bởi vì đạo lý nơi một người ưa chuộng những thiện pháp giúp hoàn thiện hoặc thực hiện được những nhân đức tốt. Tuệ giác tạo kết quả trong việc hoàn thiện quan điểm được gọi là đạt đến ‘kiến mã túc.’

Tính trong sạch nơi các giới đức, cụ thể là, giới đức giúp đạt đến được hiện trạng thanh tịnh tuyệt hảo, được gọi là ‘giới tịnh’ Tuệ giác giúp ta đạt đến được tính thanh tịnh đó nghĩa là đạt đến Níp-Bàn, được gọi là ‘kiến tịnh’ Qua những câu[88] nói: (a) ‘Nhưng đây là kiến thanh tịnh, cũng như (b) ‘bất kiến tịnh như thế có sự tinh cần (a) lý thuyết trong sáng giúp ta biết được chính chúng ta đang làm chủ nghiệp chướng của chính mình trong tay v.v...[89] và (b) Cố gắng có tương quan đến Tuệ giác đó ám chỉ quan điểm thích đáng với nỗ lực đó.

Thuật ngữ ‘Giao động[90]’ ám chỉ nỗi sợ hãi nổi lên liên quan đến Sinh và Diệt v.v... những nguyên nhân, cụ thể như sanh v.v... tạo ra giao động, được gọi là ‘những cơ hội tạo giao động. nhờ ‘Nỗ lực thiết thực của việc giao động’ nghĩa là nỗ lực tương xứng của người đó. Do ‘không tri túc thiện pháp’ có nghĩa là mong muốn được mãn nguyện trong với thành tích đã đạt được. Do “thoái thất tinh cần’ có nghĩa là không lùi bước, không nao núng với nỗ lực chưa đạt đến Ðạo nơi bậc A-la-hán.

‘Minh’ (vijja) được gọi như vậy là do hiểu biết; việc “giải thoát’được gọi như vậy là do được thoát khỏi mọi điều Phiền não (hư hỏng)

Do biết được ‘trí đoạn tận’ có nghĩa là Tuệ giác đó xuất hiện nơi Thánh Ðạo có khả năng huỷ diệt những điều Phiền não. Do ‘Trí vô sanh’ có nghĩa là Tuệ giác về Thánh Quả, xuất hiện vào cuối Thánh Ðạo, như là khả năng tạo ra vô duyên khởi nơi những Phiền não do chính đạo này tiêu diệt được.

Ðây là bản chú giải từng chữ một các thuật ngữ trong Mẫu đề.