Chương VI.
THIỆN NGHIỆP ÐẠO
Có mười thiện nghiệp đạo là: - tiết giảm
hành vi sát sanh v.v.... vô tham, vô sân và chánh kiến.
Trong số những hành
vi này, sát sanh v.v[43]... đã được giải thích ở trên. Nhờ
‘tiết chế, người ta kiêng không thực hiện sát sanh v.v... hoặc tự mình tiết
chế; hoặc đó chỉ là hành vi tiết chế. Trong đoạn văn có câu: ‘Vào thời điểm đó,
việc tránh né hay tiết chế sát sanh nơi một người kiêng không sát sanh[44] – sự tiết chế liên kết với tâm thiện có ba khía cạnh: (1) (bất
chấp) cơ hội đạt được, (2) do việc tuân thủ, (3) do việc tiệt trừ.
(1) Khi họ không
tiến hành tuân theo bất kỳ điều học đặc biệt nào, nhưng kẻ nào đang khi suy tư
về ngày sinh, tuổi tác, kinh nghiệm của riêng mình v.v... và lên tiếng nói rằng
‘Thực hiện một điều xấu xa như vậy thật không thích hợp với chúng ta một chút
nào cả,’lúc đó họ không lỗi phạm đến một đối tượng mà họ thực sự đã bắt gặp,
việc tiết chế phải được coi như ‘bất kỳ trường hợp nào’, giống như việc tiết
chế của Cakkana, một đệ tử tại đảo quốc Ceylon. Câu chuyện kể lại rằng khi đệ
tử đó còn trẻ, mẹ của anh đã phải chịu đau đớn do bệnh tật gây ra, và bác sĩ
khuyên nên ăn thịt thỏ rừng. Sau đó, người anh trai của Cakkana liền bảo em
trai mình mà rằng ‘Em thân yêu, em hãy ra đi, và rảo quanh các cánh đồng’ và
rồi người em đã được sai đi. Người em đã đi đến đó, lúc đó có một con thỏ rừng
chạy ngang qua đó và đang thưởng thức những ngọn cây non. Khi nhìn thấy anh,
thỏ rừng liền chạy thật nhanh, và bị vướng vào những bụi cây leo gần đó, nó
liền kêu lên kiri! kiri! Nghe tiếng kêu, Cakkana chạy tới bắt được con thỏ và
suy nghĩ rằng ‘Mình sẽ làm thuốc cho mẹ mình uống’. Một lần nữa, anh lại suy
nghĩ ‘Nếu chỉ vì mục đích cứu sống mẹ mình, thì điều đó không đúng, mình nên
cứu sống một sinh mạng khác’. Sau đó, anh đã thả con thỏ ra, và nói rằng, ‘Thỏ
ơi hãy đi đi, hãy tận hưởng cỏ và nước cùng với những con thỏ khác trong rừng’,
và khi người anh hỏi ‘Em đã bắt được con thỏ nào chưa?’, cậu em liền kể lại sự
việc đã xảy ra. Vì thế, người anh đã quở trách người em thậm tệ. Nhưng anh đã
đến đứng trước mặt bà mẹ và xác nhận sự thật ‘Kể từ khi con được ra đời, con
tuyên bố rằng con không hề cố tình sát sanh bất cứ tạo vật nào’. Và ngay lập tức,
người mẹ đã được bình phục.
(2) Những người đã
tuân giữ điều học mà còn thực hiện tiết chế, cả trong lẫn ngoài một thời gian
hạn định nào đó, người đó đã không lỗi phạm chống lại bất kỳ đối tượng nào,
ngay cả khi phải chịu đau đớn đến chết, phải được coi như ‘do việc tuân thủ
tiết chế mà ra’, giống như việc tiết chế của người đệ tử đạo hữu cư ngụ ở trong
vùng núi Uttaravaddhamāna. Câu chuyện kể
lại rằng, sau khi đón nhận điều học trước sự hiện diện của Trưởng Lão
Pingalabuddharakkhita, người đang cư ngụ tại thiền viện Ambariya, đạo hữu đã đi
cày cánh đồng của mình. Nhưng con bò của anh đã bị thất lạc. Trong khi đi kiếm
bò, người đạo hữu đi xuống núi Uttaravaddhamana, tại đó đã bị một con trăn
khổng lồ quấn chặt. Người đệ tử suy nghĩ ‘Mình sẽ chặt đứt đầu con rắn bằng
chiếc rìu bén này chăng?. Một lần nữa, đệ tử đó lại nghĩ ‘Mình đã được đón nhận
điều học từ nơi vị Luận sư, nếu mình vi phạm lời giáo huấn này, thì quả thật là
không đúng đắn’. Và lần thứ ba người đệ tử đó lại suy nghĩ ‘Mình sẽ phải hy
sinh tính mạng của mình, nhưng không thể vi phạm lời giáo huấn được’, rồi đệ tử
đã quẳng cây rìu sắc cùng với ngọn giáo trên vai của mình đi. Ngay tức khắc,
con trăn đang quấn lấy anh đã thả anh ra và chạy mất.
[104] (3) Việc tiết
chế ‘bằng cách tiệt trừ’nên được hiểu như là việc liên kết với Thánh Ðạo. Khi
Thánh Ðạo đã xuất hiện một lần, thì thậm chí tư tưởng ‘chúng ta sẽ sát hại một
tạo vật’ cũng không xuất hiện nơi suy nghĩ của các vị bậc thánh nữa. Bây giờ,
cùng với trạng thái bất thiện cũng như Thiện pháp, năm khía cạnh theo đó, ta có
thể thấu đạt được những quyết định liên quan – nghĩa là (1) với tư cách là
những nhân tố tâm lý cơ bản, (2) với tư cách là các nhóm, (3) với tư cách là
những đối tượng, (4) với tư cách là cảm thọ, (5) và với tư cách là những căn
nguyên.
(1) Trong mười nhân
tố, thật phù hợp khi ta gọi bảy nhân tố đầu tiên là cố ý, cũng như việc tiết
chế; còn ba nhân tố sau là những nhân tố liên kết với cố ý.
(2) Bảy nhóm đầu là
những nghiệp đạo chứ không phải là căn nguyên; ba nhóm sau cuối cùng là những
nghiệp đạo và căn nguyên. Với tư cách là căn nguyên, vô tham, vô sân và chánh
kiến, với tư cách là căn nguyên cũng sẽ trở thành những căn thiện: đây là những
điều trái với tham, sân và si.
(3) Những đối tượng
này cũng tương tự như các hành vi sát sanh v.v... Bởi vì việc tiết chế khỏi
(lỗi phạm chống lại) đối tượng đã bị lỗi phạm. Tương tự như vậy Thánh Ðạo cùng
với Niết Bàn, với tư cách là đối tượng của Thánh Ðạo, đã trừ tiệt những phiền
não. Cũng vậy, khi có được mạng căn, với tư cách là đối tượng, những tác nghiệp
này đã loại bỏ được phiền não đó v.v....
(4) Tất cả đều là
thọ lạc, thọ xả, là bởi vì cùng với việc đạt đến được thiện pháp, thì không còn
thọ khổ nữa.
(5) Bảy căn nguyên (đầu tiên) lại gồm ba nhân, tức là vô tham, tâm từ,
trí thông minh, nơi một người đang tiết chế, với tâm tương ưng với trí; có hai
nhân, nơi một người đang tiết chế, với tâm bất tương ưng của trí. Vô tham ác có
hai nhân, nơi một người đang tiết chế, với tâm tương ưng với trí, và có một đặc
tính, khi tâm bất tương ưng với trí. Tự bản thân vô tham ác không phải là căn
nguyên riêng của mình. Vô sân ác cũng vậy. Chánh kiến cũng có hai nhân, giống
như vô tham ác và tâm từ. Ðó là mười thiện nghiệp đạo.