Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ


Chương III. TAM ÐẠO VÀ TỨ ÐẠO

 

Nơi[68] Tam đạo ta thấy có câu ‘nhằm đoạn trừ hoàn toàn ...’ có nghĩa là nhằm mục tiêu cắt đứt hoàn toàn những ‘Kiết sử’ đã được giảm nhẹ thông qua đạo Nhất Lai.

Nơi[69] Tứ đạo, câu ‘nhằm đoạn trừ hoàn toàn sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật, vô minh’ có nghĩa là nhằm mục tiêu cắt đứt hoàn toàn năm ‘thượng phần kiết sử’. Ðề cập đến những kiết sử này. Sắc ái chính là ái dục tái hiện cõi sắc giới. Vô sắc ái được hiểu là những ái dục được tái hiện hữu nơi cõi vô sắc. Ngã mạn ở bậc A-la-hán đạo đoạn trừ hoàn toàn.[240] Cũng như vậy đối với phóng dật và vô minh. Nơi hai Ðạo này thì quyền thứ chín, chính là tri cụ trí quyền.[70]

Nơi toàn bộ Bát Chánh Ðạo, căn cứ theo thứ tự các thuật ngữ, có cả thảy sáu mươi thuật ngữ được sử dụng. Cộng với bốn chi tuyệt đối toàn bộ gộp lại thành sáu mươi bốn thuật ngữ. Có ba mươi ba thuật ngữ hoàn hảo trọn vẹn. Các phân đoạn bàn về các nhóm (uẩn) và (trống rỗng) vẫn giữ nguyên số lượng như cũ. Lại có tới cả một ngàn phương pháp thuộc mỗi nhóm nơi Nhị đạo, v.v... cũng như Sơ Ðạo. Như vậy Pháp Vương có chỉ cho thấy Bốn Ðạo được sắp xếp thành bốn ngàn phương pháp.

Trong Ðế Phân Tích[71] (Saccavibhanga) những điểm siêu thế thuộc sáu mươi ngàn phương pháp đã được đề ra thông qua cách thức nơi bốn Ðạo (hay một ngàn phương pháp này), chính vì thế cũng đã có những điểm tương tự như hai mươi ngàn phương pháp đã được nêu lên trong Niệm Xứ Phân Tích (Satipatthana Vibhanga), hai mươi ngàn phương pháp trong Chánh Cần Phân tích (Sammāppadhana), ba mươi hai ngàn phương pháp trong Như ý túc phân tích (Iddhippada), ba mươi hai ngàn phương pháp trong Giác Chi Phân Tích (Bojjhanga vibhanga), hay hai mươi tám ngàn phương pháp trong Ðạo Phân Tích (Maggavibhanga). Nhưng có bốn ngàn phương pháp trong bốn đạo (Jhana) đã được thiết lập trong Dhammasangani. Ngoài bốn Ðạo trong sơ Ðạo thuộc đệ nhất Thiền (Jhana) có tám chi thiền đã được sắp loại. Ta cũng thấy y hệt như vậy trong Ðạo thứ hai v.v...

Trong Ðạo thứ nhất ta thấy chánh kiến loại bỏ tà kiến; do đó với chánh tư duy, v.v... nên được hiểu theo nghĩa loại bỏ những điều ngược lại. Ðiều này diễn ra như vậy, vì có tới sáu mươi hai phái tà thuyết[72] phải được loại bỏ trong số ba đạo cao hơn. Thế thì bằng cách nào chánh kiến lại được đề cập đến trong đó[73]?’ Vì không hiểu có nổi lên độc dược hay không, tức là có một cách giải độc được gọi là thuốc giải độc, chính vì thế cho dù có tà kiến hay không, chánh kiến vẫn là chánh kiến. Nếu như vậy, thì chánh kiến chỉ nên coi như là một tên gọi mà thôi và không có nhiệm vụ gì trong ba đạo cao hơn, và các chi Ðạo có thể không được hoàn thành; chính vì thế thật thích hợp thấy rằng chánh kiến làm tròn chức năng của mình và giúp cho các chi đạo được hoàn thành. Nhưng nơi ba đạo cao hơn thì chánh kiến nên được tỏ cho thấy nó còn có nhiệm vụ gắn liền với những gì đã nắm bắt được. Nói rộng ra: ngã mạn cần phải được tiêu diệt nơi ba đạo cao này. Ngã mạn này có một vị thế nhất định nơi tà đạo. Vì thế mà chánh kiến đã loại bỏ được ngã mạn này. Do đó đạo chính là chánh kiến. Vì nơi đạo Nhập Lưu chánh kiến đã loại bỏ được tà kiến. Ngoài ra chính ngã mạn nơi Ðấng Nhập Lưu lại do đạo nơi Ðấng Nhất Lai tiêu diệt, và ngã mạn đó đã chiếm một vị trí nơi tà đạo vậy. Chánh kiến đã loại bỏ được ngã mạn đó. Do đó chánh kiến chính là chánh kiến, chỉ có Ðấâng Nhập lưu mới có được ý định cùng tồn tại với bẩy (trong số mười hai loại) tâm Bất thiện,[74] nhờ vậy mà đã xảy ra nhiều khẩu nghiệp, thân nghiệp, và thọ hưởng các vật dụng, [241] đồng sanh với cố gắng[75], là bản chất nội tâm thất niệm, câu hành với nhất tâm. Tất cả những hiện trạng này [khởi sự với tư duy hay suy nghĩ] được gọi là tà tư duy v.v... Nơi đạo Nhất Lai chánh tư duy v.v... được gọi là việc loại bỏ những hiện trạng đó, tức là tà tư duy, v.v... Chính vì thế, nơi đạo Nhất Lai, tám chi đạo xuất hiện bằng cách thực hiện nhiệm vụ của chính mình.

Ðấng Nhất Lai có ngã mạn cần phải được tiêu diệt do Tam đạo và ngã mạn này lại thấy xuất hiện nơi tà đạo. chỉ có ý định của Ðấng Nhất Lai v.v... do bởi cùng tồn tại với bẩy loại tâm Bất thiện [được biết đến như là tà tư duy, v.v...] bằng cách loại bỏ khỏi những loại tâm này thì việc thực hiện những nhiệm vụ do tám chi đạo thuộc Tam đạo nên được hiểu là như vậy.

Ðấng Bất Lai cũng có ngã mạn cần phải được tiêu diệt bằng đạo A-la-hán và ngã mạn này cũng có chỗ đứng nơi tà đạo. Nhưng tà tư duy, v.v... cùng tồn tại với năm loại tâm Bất thiện,[76] mà chỉ có Ðấng Bất Lai mới có, lại được biết đến như là tà tư duy, v.v... Bằng cách loại bỏ khỏi những hiện trạng sai lầm đó, thì việc thực hiện chính những nhiệm vụ do tám chi đạo thuộc bậc A-la-hán nên được hiểu rõ hơn.

Sơ Ðạo xuất phát từ Bốn Ðạo phân biệt rõ Tứ Diệu Ðế. Cũng được phân biệt rõ ràng nơi Ba Ðạo cao. Ðạo tiếp theo không liên quan đến bất kỳ điều gì cũng được nhận thấy rõ nơi Sơ Ðạo. Bài Pháp này thường được các Luận sư chấp nhận. Nhưng một thành viên[77] khác lại cho biết trong số những đạo đó ta nhận ra được điều gì không thể thấy được nơi Sơ Ðạo. Có người hỏi ông. ‘thế quyền nào nơi Sơ đạo đã được ngài chọn ra. [như đang thực hiện chức năng ở đây.]? nếu ngài biết rõ hẳn ngài đã trả lời. ‘Ðó chính là tín quyền., “tri vị tri quyền.[78]” và khi người ta hỏi ngài, ‘quyền nào nơi đạo cao này ngài sẽ sắp xếp?” tri cụ tri quyền ngài sẽ trả lời. ‘nếu ta nhận ra đôi điều gì đó không được thấy rõ nơi sơ đạo, bạn phải sắp xếp ngay tín quyền, “tri vị tri quyền.”[đây là điều đặc biệt nơi Sơ Ðạo] cũng dưới góc độ ba đạo cao, để điều đó có thể ăn khớp với câu hỏi.’ Ngài sẽ lại hỏi thêm. ‘liệu có đạo nào khác loại bỏ được những điều Phiền não khác hay không?’ hay là những điều Bất tịnh đã được loại bỏ?’ Khi ngài được hỏi để biết, ‘có đạo nào loại bỏ được các Phiền não khác chăng, ‘ngài liền nói thêm, ‘nếu có một đạo khác loại bỏ được các Phiền não chưa hề được loại bỏ, thì ta cũng [nhờ đó] thấy được chân đế chưa từng được thấy nơi sơ đạo này.’ có người sẽ hỏi thêm, ‘có bao nhiêu chân đế?’ nếu ngài biết rõ, ngài sẽ trả lời, ‘có bốn,’ ngài lại được hỏi thêm., ‘nơi học thuyết của ngài đã nói đến con số mười sáu”chân đế” cơ mà. Bạn thấy được các chân đế chưa từng thấy được ngay cả ở nơi chư Phật. Hẳn bạn đã là một người nhận ra biết bao nhiêu là “Chân Ðế.” Xin chớ có bám lấy quan điểm như vậy. Chẳng có gì mới mẻ trong việc nhận ra các chân đế đâu. Nhưng ta loại bỏ những Phiền não vẫn chưa được loại bỏ.’

[242] Về vấn đề chẳng có gì mới mẻ trong việc nhận ra Chân đế, có dụ ngôn “cái giỏ” đã được chú ý tới: - Họ kể lại rằng có một người kia giữ bốn chiếc giỏ kho báu tại một căn phòng đựng kho tàng rộng lớn. Vào ban đêm có một số thương gia quan tâm đến các kho tàng này xuất hiện, người đó liền mở cửa, bật đèn lên và, khi đèn đã đẩy lùi bóng tối, người ta nhận thấy rõ những giỏ đựng bảo vật đó, ông liền thực hiện nhiệm vụ của mình, là đóng sập cửa lại rồi ra đi, và bóng đêm lại lan toả trở lại.. lần thứ hai và lần thứ ba cũng như vậy ông ta đều hành động giống như thế. Khi đến lần thứ tư, lúc cánh cửa mở toang ra, ông ta liền đi tìm kiếm những chiếc giỏ vô hình nơi bóng tối, và nhìn kìa mặt trời ló dạng. Lúc đó ánh sáng chói chang đã đẩy lùi bóng tối. Người đó lại thực hiện công việc với các giỏ đựng bảo vật và ra đi. trong câu chuyện dụ ngôn này, bốn giỏ đựng bảo vật chính là Tứ Diệu Ðế; thời gian mở cửa cho một số thương gia giống như thời gian được sử dụng để nhập Thiền quán đối với đạo Dự Lựu; bóng tối giống như sự tối tăm bao trùm lên Chân Ðế; ánh sáng của ngọn đèn chính là ánh sáng thánh đạo dự lưu; bóng tối bao trùm giống như việc thể hiện chân đế đối với thiền quán đối với đạo. và chân đế được thể hiện nơi thiền quán đối với đạo cũng chính là việc thể hiện chân đế cho những người được phú bẩm đạo đó. Thời gian ra đi của người canh giữ giỏ châu báu sau khi kết thúc nhiệm vụ giống như sát na diệt của đạo nhập lưu sau khi đã thực hiện được phần việc của mình là diệt trừ những điều Phiền não đó. Việc bóng đêm bao trùm trở lại giống như bóng tối đã bao trùm chân đế trước đó và cả ba đạo cao hơn đã loại bỏ được. Vào lúc mở cửa lần thứ hai giống như sát na đã được sử dụng để kết thúc thiền quán đối với đạo (nhất lai), ánh sáng bóng đèn giống như ánh sáng đạo Nhất Lai sau khi đã hoàn thành phần việc của mình trong sự diệt trừ những Phiền não; việc bóng đêm bao trùm chân đế và bị tiêu diệt ở hai bậc đạo cao và lần mở cửa thứ ba giống như sát na sử dụng thiền quán đối với tam đạo; ánh sáng bóng đèn giống như tam đạo; thời gian ra đi sau khi thực hiện xong công việc canh giữ các giỏ đựng châu báu giống như sát na diệt của tam đạo sau khi đã thực hiện xong phần diệt trừ tất cả những Phiền não; việc bóng tối bao trùm trở lại giống như bóng đêm bao phủ chân đế và đạo cao A-la-hán tiêu diệt. Vào thời điểm mở cửa lần thứ tư giống như sát na tận dụng hết được thiền quán thuộc đạo A-la-hán; việc mặt trời ló rạng giống như đạo A-la-hán đã được tạo ra; việc bóng tối tan biến giống như việc đẩy lùi bóng tối bao phủ Chân đế ở đạo A-la-hán; [243] Việc thể hiện các giỏ đựng châu báu đối với một người ngay vào lúc bóng tối biến mất giống như việc thể hiện Tứ Diệu Ðế đối với thiền quán xuất hiện nơi con người; thời điểm bắt đầu ra đi sau khi công việc canh giữ các giỏ châu báu đã kết thúc giống như việc loại bỏ toàn bộ những điều Phiền não do đạo A-la-hán thực hiện. Cho đến thời điểm này dụ ngôn chứng tỏ rằng: chẳng có gì mới mẻ được thêm vào sau khi Chân Ðế đã được nhận ra, đối với Ba Ðạo cao được phân biệt trong đó chỉ có Sơ Ðạo được nhận ra mà thôi.

Liên quan đến một ‘đạo khác nữa loại bỏ được các điều Phiền não khác,’ dụ ngôn kể về sà bông giặt đồ được ứng dụng ở đây: - Một người nọ đem đồ dơ đến người giặt ủi. Người này đã ngâm đồ dơ vào ba loại sà bông khác nhau gồm có: bột đất chứa muối mặn, chất bồ tạt và bột phân. Khi người đó đã khẳng định là mọi chất kiềm đã bị loại bỏ, liền đem quần áo đi giũ lại trong nước để loại bỏ đi những chất bẩn thô thiển nhất. Thế rồi biết được các bộ đồ dơ đó chưa thực sự sạch hoàn toàn, người đó lại dùng cả ba loại sà bông lần thứ hai, rồi lại giũ quần áo dơ đó trong nước sạch và loại bỏ những vết bẩn tinh tế hơn. Khi biết được chúng vẫn chưa sạch hoàn toàn. Người đó lại dùng sà bông lần thứ ba và giũ quần áo dơ trong nước sạch và loại bỏ những vết dơ tinh tế nhất. Khi biết được quần áo vẫn chưa sạch hoàn toàn. người đó liền dùng đến sà bông lần thứ tư, rồi lại giũ quần áo trong nước sạch để loại bỏ toàn bộ những vết bẩn trong từng thớ vải. Và rồi trao quần áo cho chủ. Người này lại đem cất trong một ngày ướp nước hoa và đem ra mặc theo như ý muốn. Ở đây quần áo dơ giống như tâm con người từ bấy lâu nay đã theo đuổi những điều Phiền não; thời gian dùng ba loại sà bông giống như thời gian tạo ra việc làm trong ba lần nhận rõ; việc loại bỏ chất bẩn thô thiển nhất sau lần giũ nước sạch được so sánh với chính là việc loại bỏ năm loại Phiền não do Ðạo Nhập Lưu thực hiện. Việc dùng sà bông lần thứ hai chính là qui trình công việc trong ba lần nhận thức rõ ràng để biết được tâm vẫn chưa được Thanh tịnh hoàn toàn sạch sẽ; việc loại bỏ các vết bẩn tinh tế hơn trong trường hợp thứ nhất giống như việc loại bỏ từng cặp ‘kiết sử’ thô do Ðạo Nhất Lai thực hiện; việc dùng ba loại sà bông khi được biết quần áo vẫn chưa sạch hết hoàn toàn, [244] giống như giai đoạn công việc trong việc áp dụng ba nhận thức rỏ ràng được biết do tâm chưa được tẩy sạch hoàn toàn; việc loại bỏ những vết bẩn tinh tế hơn giống như một cặp ‘kiết sử’ tế hơn do Tam đạo thực hiện. Việc dùng sà bông khi được biết là toàn bộ quần áo chưa được giặt sạch hoàn toàn giống như qui trình công việc nơi ba việc nhận thức rõ được biết là tâm vẫn chưa hoàn toàn được tẩy sạch. Việc loại bỏ những vết bẩn nơi từng thớ vải bằng một lần giặt tiếp theo giống như việc loại bỏ tám loại Phiền não do Ðạo A-la-hán thực hiện. Việc bận quần áo sạch vào bất kỳ thời điểm nào theo ý muốn giống như dùng những chiếc đĩa bạc và được cất giữ trong tủ tẩm thuốc thơm, giống như cuộc sống ở bất kỳ thời điểm nào theo ước muốn khi đã đạt đến được Chánh Quả do tâm hoàn toàn trong sạch được Thanh tịnh khỏi những Phiền não. Như vậy đó là tiến trình của dụ ngôn nêu trên. ‘Các bạn thân mến, khi quần áo đã cũ và bẩn thỉu, và ông chủ đưa cho người giặt ủi ngâm và tẩm ba loại sà bông, gồm có chất đất mặn, bột tẩy, và bột phân, và giũ trong nước sạch; cho dù quần áo có trở nên sạch sẽ một mùi rất tinh tế của bột muối, chất tẩy rửa và bột giặt vẫn không thể nào được loại bỏ hết. Người thợ giặt ủi đến gặp ông chủ, ông này đang để bộ đồ trong tủ ướp nước thơm và những mùi bột mặn, chất tẩy và bột giặt vẫn chưa được loại bỏ hết.- Chính vì thế các bạn thân mến, cho dù vị thánh đệ tử đã loại bỏ hết cả năm hạ phần kiết sử. vẫn tồn tại trong người đệ tử đó phần còn lại trong số năm thủ uẩn thuộc ngã mạn “là tôi’ do ước muốn[79] mà có. Vì “là tôi” nơi các tùy miên “là tôi”[80] tiếp đến người đó lại tiếp tục sống trong nhận thức rõ ràng về sanh và diệt của năm thủ uẩn và kẻ nào sống như vậy lại nhận thức rõ ‘đây chỉ là những sắc” ‘đây là sự tập khởi chúng’ ‘và đây lại là đoạn diệt.’ Ðây chính là thọ... đây chính là tưởng’... đây chính là hành.’ đây chính là thức.’... đây chính là sự tập khởi của thức.’ ‘đây chính là sự đoạn diệt của thức.’ và phần còn lại tinh tế, lại thuộc về người ấy. Phát xuất từ năm thủ uẩn nơi ngã mạn do ‘là tôi’ do khát ái ‘là tôi’ nơi ái dục và ngã mạn  tùy miên ‘là tôi’’ được hoàn toàn loại bỏ. [245]Nói về Bốn Ðạo, thông qua những thành tố tâm, Ðạo Dự Lưu đã đoạn trừ được năm loại tâm Bất thiện, cùng với các pháp ác nổi lên; Ðạo Nhất Lai, thông qua những thành tố tâm đã được giảm nhẹ hai loại tâm câu hành ưu, cùng với các pháp ác nổi lên; Tam đạo đã được cùng hai loại tâm cùng và các pháp tương ưng; Ðạo A-la-hán, thông qua các thành tố tâm đã đoạn trừ được năm loại tâm Bất thiện cùng với các pháp ác nổi lên. Xuất phát từ thời điểm khi mà hai loại tâm Bất thiện đã được đoạn trừ thì chẳng còn cái gọi là Phiền não nào có thể nổi lên nơi một vị A-la-hán thông qua bất kỳ yếu tố tâm nào cả.

Ðây là một ví dụ điển hình dùng để dẫn chứng: - Người ta kể lại có một nhà vua vĩ đại đã đặt lính canh phòng cẩn mật tại vùng biên giới tổ quốc và ngài đã sinh sống tại Thủ Ðô hưởng thọ mọi vinh quang phú quí nơi vương quyền của mình. Thế rồi giặc giã phản loạn đã nổi lên tại vùng biên cương tổ quốc. Vào thời đó có mười hai tên tướng cướp đầu sỏ cùng với nhiều ngàn người đang cướp phá vương quốc. Các vị tướng lãnh liền báo cáo về kinh đô cho nhà vua:- Muôn tâu hoàng thượng, vùng biên cương vương quốc đang nổi loạn chống lại bệ hạ.” Nhà vua liền cử sứ giả đến báo rằng, ‘hãy triệt hạ quân cướp không một chút do dự.’ Ta sẽ trọng thưởng công việc của các khanh.’ Trận ra quân đầu tiên các vị tướng lãnh quân đội đã triệt phá được năm tên tướng cướp đầu sỏ cùng với nhiều ngàn quân lính của bọn chúng. Còn lại bẩy tên tướng cuớp khác liền kéo quân lính tiến về vùng rừng núi cố thủ. Nhà vua lại sai người báo sự việc xảy ra. Nhà vua liền gửi tới một kho báu, nói rằng, ‘ta sẽ tưởng thưởng cho các ngươi; hãy bắt sống các tên tướng cướp đầu sỏ đó.’ cuộc ra quân thứ hai các vị quân thần nhà vua đã chiến thắng được hai tên đầu sỏ tướng cướp và hạn chế được (giảm thiểu) sức mạnh của thuộc hạ bọn chúng. Toàn bộ bọn chúng chạy trốn và lánh mặt vào vùng rừng núi hiểm trở. Họ lại gửi xứ giả thông báo sự việc xảy ra cho nhà vua và ngài lại gửi đến cho họ một kho báu nữa hạ chỉ nói rằng, ‘hãy bắt hết bọn chúng không khoan nhượng!’ vào cuộc ra quân thứ ba các tướng lãnh quân đội đã giết được hai tên đầu sỏ tướng cướp khác nữa cộng với các đồng bọn, và rồi lại thông báo cho nhà vua biết sự việc đã diễn ra. Nhà vua lại gửi đến một kho báu khác nữa hạ chỉ nói rằng, ‘Hãy bắt hết các tên còn lại không chậm trễ!’ Cuộc ra quân tấn công lần thứ tư họ giết được năm tên đầu sỏ tướng, chẳng còn tên nào dám hành động nhân danh bất kỳ một tên cướp nào nữa sau cái chết thảm của mười hai tên đầu sỏ tướng cướp đó. Toàn cõi vương quốc trở nên thái bình thoát khỏi mọi hiểm nguy và thần dân sống trong yên ổn bồng bế con cái nhẩy múa ca hát trong cảnh thái bình. Và chung quanh nhà vua bao vây toàn là những vị anh hùng dân tộc [246] đang vui hưởng vinh quang phú quý nơi hoàng cung lộng lẫy. Ở đây nhà vua vĩ đại giống như Ðấng Pháp Vương (King of law); các vị tướng thống lãnh đang trấn giữ các vùng biên cương được ví như các thiền sinh (aspirants) theo đuổi cuộc sống ẩn cư, mười hai tên đầu sỏ tướng cướp giống như mười hai loại tâm Bất thiện,[81] rất nhiều thuộc hạ của bọn chúng giống như các pháp ác nổi lên thông qua các sở hữu tâm; thời gian thông báo các cuộc phản loạn tại biên cương vương quốc cũng giống như thời gian các vị Luận sư được nhắc đến, khi mà các điều Phiền não nổi lên có liên quan đến một đối tượng: Tâu bệ hạ. Các điều Phiền não đang diễn ra trong tôi.’; kho báu được ban tặng kèm với một sứ giả;’ hãy bắt các tên cướp không chậm trễ.’ Giống như việc loan báo một giai đoạn trong cuộc sống ẩn cư do chân lý vương loan báo ‘hỡi chư vị Tỳ-khưu, hãy từ bỏ các điều Phiền não.’; thời gian hạ được năm tên đầu sỏ tướng cướp cùng với các thuộc hạ của bọn chúng giống như việc triệt hạ được năm loại tâm Bất thiện cộng với các pháp tương ưng nơi đạo Nhập Lưu. Việc loan báo tiếp theo tiến trình cho nhà vua giống như việc tường trình cho đức Phật Tối Cao về các việc công đức đã đạt được, việc ban tặng các kho báu trở lại, nói rằng, ‘hãy bắt cho được những tên cướp còn lại’ giống như việc loan báo thuộc Thiền định ở Bậc Nhất Lai do đấng Chí Tôn chỉ thị, việc hạn chế sức mạnh của hai tên đầu sỏ tướng cướp cùng với các thuộc hạ ở lần ra quân thứ hai giống như việc giảm nhẹ hai loại tâm thọ ưu cộng với các pháp tương ưng thông qua đạo Nhất Lai; việc tường thuật trở lại tiến trình chiến đấu cho nhà vua giống như Vị Luận sư đầy công đức (tức Ðức Phật) đã chiếm lãnh được, việc ban tặng kho báu một lần nữa, phán rằng hãy bắt cho được các tên cướp không chậm trễ, cũng giống như việc Ðức Thế Tôn loan báo Thiền quán ở Tam đạo; việc triệt hạ được hai tên tướng cướp đầu sỏ cùng với bọn thuộc hạ vào trận ra quân lần thứ ba cùng với các thuộc hạ bọn chúng giống như việc triệt hạ được hai loại tâm cùng với các pháp tương ưng thông qua đạo ở tam đạo; việc tường thuật tiến trình giao tranh cho nhà vua giống như việc Ðấng Như Lai (Tathagata) chiếm đoạt được nhiều công đức; việc ban tặng trở lại một kho báu, nói rằng. ‘Hãy bắt cho được bọn chúng không chậm trễ’ giống như việc Ðức Thế Tôn loan báo Thiền quán ở bậc A-la-hán; thời gian bảo đảm an toàn cho các làng mạc thị trấn sau khi đã triệt hạ được hết năm tên đầu sỏ tướng cướp cùng với bọn thuộc hạ của chúng ở lần ra quân thứ tư giống như việc một pháp bất thiện không còn khả năng nổi lên nữa. Thông qua một sở hữu tâm sau khi đã đoạn trừ được mười hai loại tâm Bất thiện, khi năm loại tâm Bất thiện còn lại cùng với các pháp tương ưng thông qua Ðạo A-la-hán được đoạn trừ; việc nhà vua được hưởng vinh quang to lớn nơi hoàng cung tráng lệ bao quanh là các vị anh hùng cận thần và thần dân của ngài trong cảnh thái bình giống như [247] tận hưởng niềm vui vô tận do việc đạt đến bất kỳ thành tích nào do ba chánh quả đem lại, ngài có ý muốn nhắc đến: - Không tánh (emptiness), Vô tướng (animitta) và vô nguyện (achanda) – thông qua Ðấng Pháp Vương có các vị A-la-hán bao vây xung quanh.

(Ðến đây kết thúc việc chú giải các từ ‘tâm thiện.’)