Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ

 

Chương II. MẪU ÐỀ NHỊ

 

Trong Mẫu đề, đề cập về những Mẫu đề nhị, chúng ta sẽ bình luận về những từ không nằm trong các Mẫu đề tam đã bình luận đến ở trên.

Trước hết, trong Nhóm-Nhân (Condition Group)[57], Pháp Nhân (hetu Dhammā) là các pháp được gọi là những nguyên nhân (đặc biệt) theo nghĩa các căn nguyên duyên khởi (roots). [47] Thuật ngữ ‘phi nhân’ được sử dụng để loại bỏ các nguyên nhân trên.‘Hữu nhân’ có nghĩa là ‘xảy ra cùng với những căn nguyên duyên khởi bằng cách tương ưng’. ‘Phi nhân’ có nghĩa là ‘không có những căn nguyên khởi xảy ra cùng một cách tương tự như vậy. Những pháp tương ưng với các căn nguyên bằng cách có chung một nguồn gốc v.v... được coi là có ‘tương ưng với những nguyên nhân’các pháp tách biệt khỏi các căn nguyên đó được gọi là ‘bất tương ưng với những căn nguyên đó. Mặc dù không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa giữa hai loại Mẫu đề nhị (nghĩa là ‘Hữu nhân và ‘tương ưng với những nguyên nhân), từ đó, chúng đã được xác định rõ một phần nào, bằng cách tô điểm cho đẹp thêm bằng những Pháp, và một phần bằng cách đáp ứng nhu cầu cho các vị đã đạt đến giác ngộ. Tiếp theo sau Mẫu đề nhị vừa đề cập đến bằng cách phối hợp với Mẫu đề nhị thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ba Mẫu đề nhị khác nữa cũng được đọc lên đúng theo phong cách cần thiết, nhờ những thuật ngữ như ‘nhân’ và ‘phi nhân v.v... Trong trường hợp này, như cụm từ ‘cả những pháp nhân lẫn hữu nhân’ đều xuất hiện trong kinh văn, cũng chính vì thế ‘các pháp nhân và vô nhân’ có thể được tạo thành tương tự như vậy. Hơn nữa, một khi ‘các pháp hữu nhân nhưng phi nhân xuất hiện thì cũng vậy các pháp phi nhân nhưng không có nhân có thể được tạo mới như vậy. Trong việc liên kết (những nguyên nhân duyên khởi và những phi nguyên nhân) với Mẫu đề nhị nói về việc ‘tương ưng với những nguyên nhân duyên khởi.’

Cho dù cách diễn giải, ‘các pháp nào phi nhân mà hữu nhân duyên hoặc vô nhân duyên có thể đáp ứng đủ với một cụm từ đặc biệt được sử dụng như ‘Nhưng quả thật’ khi cụm từ này được dùng trong kinh văn như, ‘Nhưng quả thật các pháp nào phi nhân v.v... Ta nên hiểu rằng ý nghĩa bổ sung lại bao hàm trong việc sử dụng cụm từ này. Bằng cách nào vậy? Không chỉ có các pháp phi nhân (hetu) được phân loại thành hữu nhân nhân hoặc nhân, nhưng các pháp khác cũng được phân loại như vậy. Không chỉ có vậy, chẳng phải chỉ có loại nguyên nhân trước đó mới được phân loại như vậy, mà cả những nguyên nhân khác cũng có thể phân loại theo cách đó. Ý muốn nói ở đây là: chỉ có các pháp nào phi nhân khởi mới được coi là hữu nhân hay vô nhân, mà ngay cả các pháp nhân nữa. Lại nữa, chính vì những nguyên nhân trước đó được phân loại theo các pháp có thể phân loại thành hữu nhân hoặc vô nhân, nên chúng có thể được phân loại bằng cách ‘tương ưng nhân, và ‘nhân.. Ðó là ý nghĩa đặc biệt.

Trong Mẫu đề nhị nói về giáo pháp tiểu đỉnh (Lesser Intermediate) diễn ra trong mối tương quan hệ với đầy đủ duyên hệ hoàn chỉnh riêng biệt, thì được gọi là ‘hữu duyên’. các pháp nào không có bất cứ duyên hệ nào vào thời điểm hình thành hoặc thời gian tồn tại thì được gọi là ‘tuyệt đối’ (hay ‘vô duyên). ‘Hữu vi’[58] nghĩa là được thực hiện do sự trùng lắp với nhau trong các tương quan nhân quả. ‘Vô vi’ có nghĩa là không được thực hiện hoặc không có tương quan.

Các pháp (hoặc bộ phận) nào có những thuộc tính Sắc trong một hiện trạng không thể phân lý được, thì được gọi là ‘Sắc[59]’. Các pháp nào không có những thuộc tính phẩm chất Sắc, thì được gọi là ‘phi Sắc’. Hoặc, các pháp nào có đặc tính Sắc mang đặc điểm luôn biến đổi về mặt thể lý, thì được gọi là ‘Sắc’. Các pháp nào không thay đổi, thì được gọi là ‘phi Sắc’.

Trong cách diễn đạt ‘các pháp hiệp thế’, ‘vòng luân hồi (round of rebirth) được gọi là ‘thế gian’ (loka), do đặc tính phân huỷ và mỏng dòn của nó (lujjana,v.v...) Các pháp nào liên kết với cõi trần thế này được gọi là các “pháp hiệp thế[60]”. [48] Ðể vượt ra ngoài hiện trạng ‘phàm tục’, nhất thiết phải là phi phàm tục (tức là không thuộc cõi đời này), nghĩa đen là nằm ‘ngoài tầm quan sát.’ Các pháp đã vượt ra khỏi cõi ‘phàm tục,’ không còn tồn tại trong đó nữa, lại được gọi là cõi ‘siêu thế’ (nghĩa đen là cõi ưu việt’[61])

Ðặc tính ‘nhận biết được hoặc bất kỳ ai cũng nhận ra’ nghĩa là có thể nhận thức được v.v... bằng bất kỳ cách nào do nhận thức hay nhãn thức... Phần ngược lại tiếp theo đó và hoàn tất nhị đề.

Trong Nhóm Lậu hoặc (Intoxicant-group), ‘Lậu hoặc là ‘những thứ tuôn trào ra[62]’, nghĩa là tuôn trào và xuất hiện từ các căn và tâm. Hoặc, ta có thể định nghĩa những Phiền não như là những sự kiện, giống như các pháp ‘tuôn trào ra.’ Có nghĩa là chúng xuất hiện bằng cách giữ cho các pháp[63] này luôn được tồn tại trong giới hạn thế gian. Thật ra, tiếp đầu ngữ ā trong từ āsava (Lậu hoặc) được sử dụng theo nghĩa ‘luôn tồn tại trong Lậu hoặc). Hoặc, giống như nước ép của những trái cây madira[64] v.v... trở thành những chất say bằng cách lên men trong một thời gian, chính vì thế những pháp nào giống như những chất say này được gọi lậu hoặc ‘āsava’. Người ta quen gọi những loại rượu vang madira được ủ men trong một thời gian v.v... là những chất say. Nếu nhờ quá trình lên men trong một thời gian dài, nên chúng được gọi là những chất say, thì các pháp tâm này cũng xứng với danh xưng đó. Bởi vì trong Kinh tạng có câu: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, chẳng có điểm vô minh tột bực nào lại rõ ràng cả, chính vì thế, người ta có thể nói “đã có thời chẳng còn vô minh”‘. Hoặc ‘những Phiền não là các pháp đưa đến kết quả hoặc gây ra đau khổ nơi đại dương tái sanh (ocean of births) trong một thời gian. Các pháp nào khác với các pháp này là phi lậu. Các pháp ‘cảnh lậu’ là các pháp xảy ra cùng một lúc với những lậu hoặc nẩy sinh, với chính bản thân chúng (các pháp cùng cảnh lậu) làm đối tượng[65]. Các pháp nào không có những lậu hoặc (làm chủ thể), đều là phi cảnh lậu. Chúng ta nên hiểu phần còn lại như đã được giải thích trong Nhân Duyên (Conditon-group) nhưng với điểm khác biệt này là: Trong nhóm đó, ta có kệ hai câu cuối cùng ‘Nhưng quả thật các pháp nào phi nhân (root-condition), thì đều có hữu nhân hoặc vô nhân’ bằng cách đặt thuật ngữ thứ hai của Mẫu đề nhị đầu tiên vào phần mở đầu; nhưng ở đây trong nhóm này, không có Mẫu đề nhị cuối cùng nào như ‘Bây giờ, các pháp phi lậu có hoặc không có những lậu hoặc’ được trình bày một cách rõ ràng. Mặc dù không được diễn tả ra như vậy, nhưng Mẫu đề nhị này và những sự phân biệt khác đều sẽ được hiểu như đã được đề cập đến trước đây.

Trong nhóm-Kiết sử (Fetter-group), các pháp cột chặt hay trói buộc nơi vòng luân hồi tái sanh (rounds of births) liên tiếp người nào tồn tại trong hiện trạng đó được gọi bị ‘kiết sử’ bị ‘triền’. Các pháp khác với các pháp này được gọi là ‘phi kiết sử’. Các pháp đã trở thành đối tượng giác quan, giúp những kiết sử kiềm chế này phát triển bằng cách liên kết với điều đó thì được gọi là ‘cảnh kiết sử’[66]. Ðây là tên dành cho những đối tượng có những kiết sử kiềm chế. Các pháp nào không phải là đối tượng giác quan, được gọi là ‘phi cảnh kiết sử’. [49] Chúng ta nên hiểu phần còn lại giống như cách thức như trong nhóm Nhân (Conditon-group).

Trong nhóm-phược (Knot-group), Các pháp nào nối kết hoặc ràng buộc trong vòng luân hồi tái sanh liên tiếp nơi kẻ nào tồn tại trong đó bằng cách sinh và diệt, được gọi là ‘phược’. Các pháp khác được kể là hiện trạng ‘phi phược’. Các pháp vướng mắc hoặc bị trói buộc bằng những ràng buộc do trở thành đối tượng, thì được gọi là ‘cảnh phược’. Phần còn lại nên được hiểu theo cùng một cách thức như trong nhóm-Nhân (Conditon-group). Cùng một cách am hiểu thông qua những quan hệ mật thiết cần được theo dõi đối với điều chưa được nói ra nơi các cặp khác.

Trong nhóm-Bộc Lưu (Flood-group)[67] Các pháp nào khiến ta phải lặn hụp hoặc bị nhận chìm xuống trong chính cái vòng luân hồi tái sanh liên tiếp nhiều lần, thì được gọi là ‘những bộc lưu’. Các pháp nào có khả năng trở thành giống như những đối tượng bị những bộc lưu này tràn ngập gọi là bị cảnh bộc lưu’. Chỉ[68] nên coi Giáo pháp nào là đối tượng của bộc lưu mà thôi.

Trong nhóm-phối (Yoke-group), Các pháp nào gông ách cột cổ con người trong vòng luân hồi tái sanh liên tiếp được gọi là ‘phối.’ Chúng ta nên hiểu khả năng ‘cảnh phối’ theo cùng một cách thức như đã nói ở trên.

Trong nhóm-Cái (Hindrance-group), Các pháp nào cản trở trí tuệ con người được gọi là ‘các pháp cái’. Chúng ta nên hiểu khả năng ‘cảnh cái’ theo cùng một cách thức như đã nói ở trên..

Trong nhóm-Khinh thị (Reversion-group)[69], Các pháp nào vượt khỏi ngưỡng cửa vô thường v.v... là hiện trạng đích thực nơi vạn vật. bằng cách thừa nhận vạn vật đều là vô thường v.v... và luận giải chúng một cách ngược lại, ta gọi đó là ‘khinh thị’. Những gì là đối tượng giác quan được luận giải một cách khinh thị như vậy được gọi là cảnh khinh thị’.

Trong những kệ thuộc loại Ðại Ðỉnh (Greater Intermediate), Các pháp nào được gọi là “hữu cảnh”[70] ngay từ lúc xuất hiện chung với những đối tượng khác, vì Các pháp này không thể tồn tại mà không có đối tượng đi kèm. Các pháp nào không có đối tượng thì được gọi là ‘vô cảnh. ‘Tâm’(citta) được coi như là một chủ thể như vâỵ, ngay từ trong tư tưởng về đối tượng đó, hoặc giả tư tưởng đã được đa dạng hoá (citta, citra). Các pháp nào liên kết với tâm một cách bền vững (không tách rời được) được gọi là có ‘sở hữu tâm’. Các pháp nào hòa lẫn với tâm ngay từ giai đoạn phôi thai, được gọi là ‘tương ưng với tâm[71]’. Các pháp nào hoàn toàn hoà lẫn với tâm ngay từ giai đoạn mới xuất hiện (sanh) cho đến lúc kết thúc (diệt) được gọi là ‘hoà với tâm’ Các pháp nào không hoàn toàn hòa trộn trong tâm, được gọi là ‘không hòa với tâm’.

Một số hiện trạng qua đó một vài vật nổi lên được gọi là ‘nguồn gốc’. Các pháp có tâm là ‘nguồn gốc’ được gọi là những vật được ‘tâm sở cảnh[72]’ mà ra.

Các pháp nào diễn ra đồng thời với nhau được gọi là ‘đồng hiện hữu’. Các pháp nào diễn ra đồng thời với tâm, thì được gọi là đồng hiện hữu với tâm’.

Các pháp nào luôn đi kèm với Các pháp khác, được gọi là ‘những tiếp nối không thể tránh khỏi’. Ði kèm với gì vậy? Thưa với tâm. Các pháp đó được gọi là ‘tùy chuyển với` tâm’

Các pháp nào hoàn toàn hòa trộn với tâm và xuất phát từ tâm mà ra, được gọi là ‘hóa sở sanh với tâm’.

[50] Các pháp nào hoàn toàn hòa trộn với tâm, từ tâm mà ra và phát sinh cùng với tâm, lại được gọi là ‘hóa sở sanh đồng hiện hữu với tâm trong hóa sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Các pháp nào hoàn toàn hòa trộn với, cùng xuất phát và luôn đi kèm theo với tâm, được gọi là ‘hóa sở sanh tùy chuyển với tâm’ mà ra.

Toàn bộ những thuật ngữ còn lại nên được hiểu ngược lại với những thuật ngữ đã được giải thích ở trên.

Ðối với những điều đã đề cập đến trong Mẫu đề tam về ‘nội’, liên quan đến sáu căn, chỉ có những giác quan ‘chủ quan’ này được gọi là ‘nội phần’. Các pháp nào ở bên ngoài Các pháp này được gọi là ‘ngoại phần’.

(Các pháp hoặc những đặc tính Sắc nào) gắn kết với Bốn đại hiển[73], nhưng không gắn chặt vào những thành tố đi với tư cách là những Ðại hiển, thì được gọi là ‘y sinh’. [Các pháp] nào không chỉ gắn chặt với, mà còn bị gắn chặt[74], thì được gọi là ‘phi y sinh’.

Trong nhóm-Thủ (Grasping-group), Các pháp nào gắn chặt với (những đối tượng giác quan) theo nghĩa nắm thật chắc, thì được gọi là ‘Thủ’. Các pháp nào khác với chúng, thì được gọi là ‘không tham lam.’

Trong nhóm-Phiền não (Corruption-group) chúng ta nên hiểu ý nghĩa của từ này theo cùng một cách thức giống như trong Mẫu đề tam nói về ‘hư hỏng thối nát’.

Trong các Mẫu đề nhị Thế giới[75], Các pháp nào hầu như thường xuyên tồn tại nơi giác quan, thì được gọi là dục giới (Kamavacara). Nói chung Các pháp nào thường xuyên đụng chạm với Sắc, thì được gọi là sắc giới (Rūpāvacara)[76]. Các pháp nào mang tính cách vô hình, thì được gọi là cảnh vô sắc giới (ārūpāvacara). Ðây chỉ là một khía cạnh trừu tượng thuộc các Mẫu đề nhị Cuối Cùng. Mẫu đề chi tiết sẽ xuất hiện sau này. Các pháp nào bị giới hạn hoặc bao hàm nơi vòng Luân Hồi Sinh Tử thuộc bộ ba cảnh giới hiện hữu, được gọi là ‘hệ thuộc’(included). Các pháp nào không bị giới hạn như vậy, thì được gọi là ‘phi hệ thuộc’(Uincluded). Các pháp nào, đang cắt khỏi các căn nguyên Bánh Xe Luân hồi sinh tử (round of repeated births) liên tục và biến Niết Bàn thành đối tượng, thì thoát khỏi các vòng luân hồi sinh tử đó được gọi là ‘dẫn (thoát) ra ngoài’. Các pháp nào không vượt ra khỏi theo cách thức này, thì được gọi là ‘phi dẫn xuất’. Có điều chắc chắn là sẽ mang lại kết quả ngay tức khắc sau khi chết, hay sau chính việc hiện tượng được đó xuất hiện, các hiện tượng như vậy được gọi là ‘cố định’[77]. Các pháp nào không chắc chắn xảy ra theo cách tương tự như vậy, thì được gọi là ‘phi cố định’.

Các pháp nào vượt xa Các pháp khác, được gọi là ‘cao thượng’. Các pháp nào nổi lên cùng với ‘Các pháp cao thượng’, có khả năng vượt xa Các pháp đó, thì được gọi là ‘hữu thượng’. Các pháp nào không được như vậy được gọi là ‘vô thượng’.

Các pháp nào gây cho các chúng sanh phải than vãn khóc lóc, được gọi là ‘tác hại[78]’. trong đó tham dục chế ngự hoàn toàn các hữu thể này, và như vậy khiến cho chúng phải than vãn khóc lóc bằng nhiều cách khác nhau. ‘Tác hại’ là tên để gọi tham dục như vậy v.v... Các pháp nào nổi lên cùng với những điều tác hại đó (như là nguyên nhân đau khổ) nhờ liên kết và cùng xác minh chung nơi cùng một đương sự thì được gọi là “hữu tranh’. Các pháp nào không có những nguyên nhân tác hại như vậy, thì được gọi là ‘vô tranh’.