Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ



PHẦN V. BÀI PHÁP TÂM THIỆN NƠI CÕI SẮC GIỚI [1]

 

Chương I. HỆ THỐNG BỐN BẬC THIỀN

 

 Ðến đây chúng ta bắt đầu chương này với phân đoạn sau: ‘Những pháp nào được kể là tâm thiện?[2]’ Chương này tiến hành chỉ rõ bản chất tâm thiện nơi cõi Sắc Giới (Rūpāvacara) được triển khai để chỉ ra bản chất tâm thiện trong cõi Sắc Giới. Trong phần trả lời, nhờ cõi Sắc Giới, ở đây ám chỉ cuộc sống nơi những điều kiện đó. ‘Mà con người có thể đạt được’ – nghĩa là có thể được tái sanh trở lại, đổi mới cách hiện hữu, được tạo ra tại đó. ‘Ðạo dẫn tới đó’ – nghĩa là coi đạo như là một phương tiện. Nghĩa là: - Con người vạch ra, tìm kiếm, đem lại, ảnh hưởng đến vấn đề tái sanh trở lại đó. Và đây là điều đã được nói đến: ‘Con người triển khai đường lối (magga) nhờ phương tiện là có sự tái sanh, sự hiện hữu, sự sản sinh ra trong cuộc sống đó. Vậy thì điều đó mang ý nghĩa gì vậy? Phải chăng nhờ đường lối này, chắc chắn có sự tái sanh trở lại nơi cõi đó chăng? Thưa không. Nhờ câu nói sau: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, hãy triển khai việc nhập thiền định; trong một Tỳ-khưu[3] như vậy, con người nhận biết, con người nhìn thấy đúng với bản chất thực sự của sự vật’, nhờ thấm nhập được vào Thiền định, chúng ta nhận ra rằng có tính siêu việt trong đó thậm chí thuộc chính cõi đó. Tuy nhiên, đối với việc tái sanh lại nơi cõi đó, không có Ðạo nào khác với đạo này. Do đó, người ta nói rằng: - ‘Con người tu luyện Ðạo để được tái sanh trong Cõi Sắc Giới.

Ý nghĩa của đạo chính là cố ý, hay những pháp nào tương ưng với tư, hoặc là cả hai. Trong đoạn văn: ‘Hỡi Sāriputta ta biết rõ cõi địa ngục[4] và đường dẫn tới cõi đó, ‘đạo’ chính là cố ý (ý muốn dẫn đường đến đó). Trong những dòng kệ ngôn sau đây:

Niềm tin, khiêm tốn và việc bố thí đầy công đức –

Là những điều chúng sanh  muốn lập công đều theo đuổi.

Họ coi đó như đạo dẫn đường đưa lối;

Tới thiên đường vào đến tận các cõi Chư Thiên[5].

Những Pháp nào tương ưng với tư đều là ‘đường lối’. Trong Hành sanh kinh Sankharupapatti v.v... cố ý và những pháp nào tương ưng với tư đều là ‘đường lối’: - ‘Nầy chư Tỳ-khưu, đây là đường lối, đây là đường đi[6]’. Trong mối tương quan hiện nay, đạo được coi như là Thiền Ðịnh (Jhāna), ý muốn nói đến các pháp tương ưng với tư. Và bởi vì một khi ý muốn trong Thiền Ðịnh (Jhāna) kéo theo tái sanh trở lại, do đó, cả tư lẫn các pháp tương ưng đều gia tăng cả.

‘Vun trồng[7] đạo’ chính là gây nên, tạo ra, gia tăng. Ở đây có nghĩa là tu tập (bhāvanā). Tùy theo giới từ, đặt ở một chỗ khác, lại có ý nghĩa khác, như là Chánh tu tập (sambhāvanā), (paribhāvanā), vibhāvanā. Trong số này, Chánh tu tập (sambhāvanā) có nghĩa là niềm tin tưởng tôn giáo, như vậy: ‘Hỡi Udāyi, trong Tăng Ðoàn của ta, chư vị đệ tử của ta đều tin tưởng vào tăng thượng giới cao cả hơn, trong khi nhận biết rằng vị Sa-môn Cồ Ðàm đầy đủ giới đức và đạt đến tăng thượng giới[8] cao cả hơn’. ‘Ðịnh được hoàn thiện nhờ giới đức mang lại nhiều kết quả và ích lợi lớn lao; tuệ được hoàn thiện nhờ Ðịnh đem lại nhiều kết quả và ích lợi lớn lao; tâm được hoàn thiện nhờ tuệ hoàn toàn được giải thoát khỏi những Lậu hoặc[9] – ở đây, (paribhāvanā) có nghĩa là sự hoàn thiện. Vibhāvanā nghĩa là sự biến mất trong: ‘do duyên sắc, do duyên thọ, tưởng, hành, thức biến mất[10]’.

Lại nữa, bhāvanā được sử dụng với ý nghĩa là tạo nên, gia tăng, ví dụ: - ‘Hỡi Udāyi, ta đã giảng pháp cho các đệ tử về cách thực hành, tùy theo đó, họ triển khai Tứ niệm xứ[11]. Ở đây cũng vậy, ý nghĩa của từ này là như vậy. Do đó, có câu nói rằng bhāveti có nghĩa là gây ra, tạo nên, gia tăng. Nhưng tại sao giáo lý ở đây về tâm thiện thuộc Cõi Sắc Giới lại được tác nhân là con người khởi xướng, mà không phải là do hiện trạng tâm (Dhamma)tạo ra, như trong phần chú giải về tâm thiện thuộc cõi Dục giới chăng? [164] Thưa bởi vì nó cần phải được hoàn thành bằng cách tu tiến. Nguyên nhân là do tâm thiện nơi cõi này cần phải được thực hiện bằng cách này hay cách khác trong Bốn Phương Cách Thực Hành[12]. Tâm thiện trong laõnh vực này không xuất hiện khi không có thực hành, giống như tâm thiện trong cõi Dục giới vậy. Và sự tiến triển nổi bật khi có một người đạt được điều đó. Ðể vạch ra ý nghĩa này, trong khi giới thiệu giáo lý của mình lần đầu tiên cho Bá tánh, Ðức Thế Tôn đã nói: ‘Người đó tu tiến Ðạo để được tái sanh nơi cõi Sắc Giới (Rūpa)’.

Kế đó, cụm từ: ‘thật vậy, viễn ly[13] các dục lạc’ có nghĩa là tách biệt khỏi, ở trong tình trạng không có, xa rời những dục lạc. Ở đây, ta phải hiểu từ ‘thật vậy’ (eva) mang ý nghĩa một sự đảm bảo[14]. Do ý nghĩa này, nên Ðức Thế Tôn chỉ ra sự tương phản của Thiền thứ nhất với những dục lạc, những dục lạc này không hề hiện hữu trong khoảng thời gian người ta đạt được điều đó (Thiền thứ nhất), và người ta chỉ đạt được điều đó bằng cách khước từ nó mà thôi. Nhưng Bằng cách nào vậy? Thưa một khi ta đảm bảo xa rời những dục lạc, thì ý nghĩa của từ này được tỏ lộ rõ ràng: - giống như ở đâu có bóng tối hiện hữu, ở đó không có ánh sáng, cũng vậy, Thiền (Jhāna) này không xuất hiện khi có sự hiện diện của những dục lạc. Thật vậy, vì những dục lạc tương phản với Thiền Ðịnh (Jhāna). Giống như khi từ bỏ bờ bên này, thì người ta đến được bờ bên kia. Cũng vậy, bằng cách từ bỏ những dục lạc, ta sẽ đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna). Do đó, đây là một việc làm mang tính đảm bảo.

Ðến đây có người có thể phản đối: ‘Nhưng tại sao từ “thật vậy” lại được nói cùng với thuật ngữ đứng trước (nghĩa là những dục lạc), mà lại không được nói với thuật ngữ theo sau (nghĩa là những pháp bất thiện)? Có điều chi vậy? Liệu có người nào vẫn còn sống mà lại đạt được Thiền (Jhāna), mà không xa rời khỏi những pháp bất thiện chăng?’ Thưa không, vậy chúng ta nên hiểu vấn đề theo cách đó. Quả thật (Eva) được đề cập đến cùng với thuật ngữ đứng trước, bởi vì Thiền (Jhāna) chính là thoát khỏi những dục lạc; và thiền Jhāna được như vậy khi đã vượt qua khỏi tất cả những điều kiện dục lạc, là điều tương phản với những Tham dục đó. Cho nên Ngài đã nói: ‘Thoát khỏi những Tham dục, Thiền (Jhāna) này chính là việc giải thoát, là lối thoát khỏi[15] vậy’. Tuy nhiên, từ ‘thật vậy’ cũng có thể được sử dụng với thuật ngữ theo sau, như trong câu: ‘Thật vậy, nầy chư Tỳ-khưu, trong các thiền viện của ta..., cần phải có những vị đệ nhất Sa-môn, đệ nhị Sa-môn, cần phải phát hiện[16]’. Bởi vì không thể nào sống trong cảnh đạt được nhập thiền (Jhāna) mà lại không xa rời khỏi những pháp bất thiện kia, được biết đến như là những Triền Cái, rất khác biệt so với bậc thiền (Jhāna) này. Do đó, chúng ta nên hiểu về sự đảm bảo theo cả hai thuật ngữ. Và mặc dù trong cả hai thuật ngữ này, nhờ từ ‘viễn ly’ đã trở thành phổ biến, nên có thể bao hàm được tất cả mọi cách thế xa rời, chẳng hạn như sự xa rời các phần tử tương ứng v.v... tuy nhiên ở đây, không chỉ có sự thân viễn ly, nhưng còn cần phải hiểu về sự tâm viễn ly và nhờ sự viễn ly đình chỉ này, nên ta chặn đứng được (những Triền Cái).

Nhờ thuật ngữ ‘những dục lạc’, nên những tham muốn dựa trên những đối tượng giác quan đều được ám chỉ đến, như trong Bộ Mahāniddesa: - ‘Những tham muốn dựa trên những trần cảnh khả hỷ và khả ái[17] là gì vậy?’. Trong Bộ Mahāniddesa và bộ Phân Tích (Vibhanga), những dục lạc này được coi như là những dục lạc nơi bản chất thấp hèn của chúng ta, ví dụ ‘Tham dục là [165] ý muốn, là sự khát dục, sự khát vọng, những ý nghĩ[18] khát ái’. Chúng ta cũng nên hiểu là nó còn bao hàm cả những dục lạc nơi bản chất thấp hèn của chúng ta. Như vậy, cũng cần phải hiểu ý nghĩa của từ ‘thực sự viễn ly dục lạc’ trên cơ sở đó ta hiểu là sự viễn ly thân vậy.

(Trong mệnh đề tiếp theo: -) ‘viễn ly khỏi những pháp bất thiện’, nghĩa đen là ‘tách biệt khỏi những dục lạc dựa trên bản chất thấp hèn của chúng ta, hoặc tất cả những pháp bất thiện’, nhờ đó, diễn tả viễn ly tâm.

Nhờ mệnh đề trước đó, (nghĩa là thực sự viễn ly những dục lạc), bởi vì người ta cho rằng sự xa rời những dục lạc đều dựa trên bản chất thấp hèn của chúng ta chính là đối tượng, nên rõ ràng là thú vui trong việc thưởng thức những dục lạc đều phải bị loại bỏ[19]. Nhờ mệnh đề thứ hai, (nghĩa là viễn ly khỏi những pháp bất thiện), bởi vì người ta cho rằng sự xa rời những dục lạc đều dựa trên cơ sở những đối tượng cả, nên rõ ràng là điều này bao hàm cả dục lạc nhất trong sự giải thoát do thiền Jhāna đem lại. Do đó, cần phải xa rời những dục lạc dựa trên bản chất thấp hèn của ta và dựa trên cả những đối tượng nữa, mệnh đề đầu tiên đã chỉ ra một cách rõ ràng về sự loại bỏ nền tảng của chính bản chất thấp hèn[20], mệnh đề thứ hai đã chỉ ra một cách rõ ràng về việc loại bỏ cơ sở bản chất thấp hèn của chúng ta; mệnh đề đầu tiên đã chỉ ra việc loại bỏ phù phiếm, mệnh đề thứ hai đã chỉ ra việc loại bỏ những điều si mê; mệnh đề đầu tiên đã chỉ ra tính trong sạch của động cơ thúc đẩy, mệnh đề thứ hai đã chỉ ra việc nuôi dưỡng lòng mong muốn (đạt đến Niết Bàn[21]).

Do đó, trong mệnh đề ‘xa lìa những Tham dục,’ chúng ta có được phương pháp đối phó với một phần bao gồm những dục lạc dựa trên những đối tượng. Trong phần bao gồm những dục lạc dựa trên bản chất thấp hèn của chúng ta, khi được xem xét một cách khác biệt, như là khát vọng, sự khát ái v.v... thì ‘những dục lạc’ đều là khát vọng đối với những ý muốn đó. Mặc dù bao hàm trong những pháp bất thiện, nhưng dục lạc lại được tách biệt ra, tương phản với Thiền (Jhāna), theo cùng một cách thức đã được nói đến trong bộ Phân Tích: - ‘Vốn là khát vọng thuộc ý muốn, vậy ở đây, những dục lạc đó[22] là gì vậy?’. Hoặc trong mệnh đề đầu tiên, những dục lạc được coi như thuộc về bản chất thấp hèn của chúng ta, và trong mệnh đề thứ hai, những dục lạc được coi như bao hàm trong những pháp bất thiện. Và cách sử dụng số nhiều, không phải là số ít trong câu ‘xa lìa những dục lạc’, chính là để chứng tỏ rằng nó có nhiều bản chất khác nhau. Mặc dù các pháp khác đều bất thiện cả, chỉ những Triền Cái là được nói đến như để chứng tỏ sự tương phản với sự thù địch của các chi Thiền cao hơn, theo cùng một cách thế đã nói đến trong bộ Phân Tích: - ‘Những pháp bất thiện ở đây là gì vậy? Thưa đó là Tham dục[23]’ v.v... Bởi vì những Triền Cái được cho là tương phản với các chi Thiền, những chi này thù địch, xua đuổi và tiêu hủy chúng. Tương tự như vậy, trong bộ Petakopadesa[24], có câu nói rằng Ðịnh tương phản với Tham dục, hỷ tương phản với ác ý, Tầm tương phản với hôn trầm và thụy miên, lạc tương phản với trạo cử và hối hận, tứ tương phản với hoài nghi. Do đó, mệnh đề trước – ‘thực sự xa rời những dục lạc’- diễn tả sự tách biệt, loại bỏ Tham dục, mệnh đề sau – ‘xa rời những pháp bất thiện’ – diễn tả sự phân cách khỏi năm Triền Cái. Và nếu chúng ta kể cả những điều chưa được bao hàm (một cách rõ ràng), thì trong cả hai mệnh đề thứ nhất và thứ hai, đều nêu lên một cách riêng rẽ về sự phân cách bằng cách loại bỏ: Tham dục và những Triền Cái còn lại; lòng tham (một trong ba căn bất thiện pháp, với ngũ trần dục lạc), sân hận và si mê (những căn bất thiện khác) với những cơ sở gây phiền toái v.v...[166] đối với đối tượng; tham dục như ‘bộc lưu’. ‘phối, ‘Lậu Hoặc’, ‘thủ’, ‘thân phược’ thuộc về lòng tham ác, dục ái như ‘một kiết sử’ giữa ‘những bộc lưu’ v.v... và của những bộc lưu, phối, Lậu Hoặc, kiết, thân phược, kiết sử tham ái và những pháp tương ưng với nó, vô minh và những pháp tương ưng với nó; và cả tám hiện trạng của tâm tương ưng với lòng tham và bốn hiện trạng tâm bất thiện còn lại.

Vậy thì để trình bày ý nghĩa của ‘sự thực viễn ly khỏi những dục lạc và viễn ly khỏi những pháp bất thiện’. Bây giờ, khi đã chỉ ra nhân tố bị loại bỏ trong thiền thứ nhất, mệnh đề – ‘với tầm và tứ’– được nêu lên để chỉ ra những chi thiền tương ưng với nó.

Trong mệnh để này, Thiền Ðịnh (Jhāna) được cho là xuất hiện cùng với Tầm và Tứ được phân loại tùy theo những đặc điểm v.v... đã được đưa ra ở trên (liên kết với cõi dục giới, một hiện trạng tâm) đã đạt đến cõi sắc tế thông qua sự kết hợp với hiện trạng nhập định. Ðiều này được coi như là một cây được phát hiện cùng với những bông hoa và quả của nó, cũng vậy, Thiền này xảy ra với Tầm và Tứ. Và trong bộ Phân Tích, như đã được xác định theo một cách thức cá nhân, việc pháp được ban bố như sau: - Một người đạt được có được tầm này, Tứ này’ v.v[25]... Nhưng cần phải hiểu ý nghĩa đó theo như đoạn văn này.

Trong thuật ngữ ‘xuất phát từ sự viễn ly’, mang ý nghĩa là phân cách, xa lìa, thoát khỏi những Triền Cái. Hoặc có nghĩa là ‘cô độc’, ‘tách biệt’. Ý nghĩa là nhóm các pháp tương ưng với Thiền (Jhāna) và tách rời khỏi những Triền Cái. Và ‘xuất phát từ sự viễn ly’ là bắt nguồn từ sự tĩnh mịch đó hoặc ở trong sự tĩnh mịch đó.

Kế tiếp là thuật ngữ ‘đầy sự hỷ lạc-sung sướng’: - những thuật ngữ này đã được trình bày ở trên. Trong năm điều hỷ [26], vốn có nguồn gốc từ nhập định, đây là ‘toàn bộ những hỷ lạc tràn ngập’ vẫn đang tiếp tục gia tăng và đã đạt được các pháp tương ưng với định. Ở đây, có nghĩa là hỷ. Có thể nhận được hỷ này và lạc này ngay trong Thiền (Jhāna) này; như vậy, đó là, đầy hỷ lạc’. Pītisukham có nghĩa là hỷ và lạc, giống như trong bộ ‘pháp-Luật’ v.v... Có hỷ và lạc xuất phát từ viễn ly thuộc về thiền định (Jhāna), hoặc ở trong thiền định này; như vậy, đó là hiện trạng ‘xuất phát từ viễn ly và đầy hỷ lạc. Bởi vì quả thật giống như Thiền Ðịnh (Jhāna) xuất phát từ viễn ly, cũng vậy, hỷ và lạc cũng xuất phát từ viễn ly và có thể đạt được trong sự viễn ly. Do đó, thật hợp lý khi nói rằng: ‘xuất phát từ viễn ly và đầy hỷ lạc’ như là một thuật ngữ. Nhưng trong Bộ Phân Tích, được nói theo cách này: ‘lạc này câu hành với hỷ đó v.v...[27]’ Tuy nhiên, cần phải hiểu về ý nghĩa giống như trong đoạn văn này.

[167] ‘Thiền thứ nhất’ – đây là thứ tự được đánh theo số. ‘Thứ Nhất hay Bậc Một’ nghĩa là bậc thiền này xuất hiện[28] đầu tiên; và cũng là bậc thiền đầu tiên ta thâm nhập vào. Nhưng ý nghĩa sau không phải là một trạng thái chắc chắn lắm. Bởi vì một thiền sinh (Aspirant) đang tự tu luyện và đã đạt được tám thiền chứng (hay chứng ngộ), thì có khả năng nhập Thiền (Jhāna) suốt từ đầu đến cuối và ngược lại từ cuối đến đầu và cũng rơi vào các giai đoạn trung gian nữa. Như vậy loại Thiền Ðịnh (Jhāna) này được hiểu theo nghĩa là phát sanh lên đầu tiên vậy.

Có hai loại thiền Jhāna: một nhìn thấu hay quan sát đề mục một cách kỹ lưỡng. Và loại thứ hai là quan sát kỹ lưỡng những đặc tướng của loại thiền này.Trong hai loại thiền này thiền Jhāna thì loại “nghiên cữu kỹ lưỡng đối tượng” quan sát kỹ lưỡng những đề mục đó (có nghĩa là tự thôi miên)[29] như là những đối tượng tâm. Thiền định, Ðạo và quả được gọi là ‘Thiền (Jhāna) quan sát đặc tướng’ Trong số ba yếu tố này, thì Thiền định được gọi như vậy là do đặc tính quan sát kỹ lưỡng trạng thái vô thường v.v... Vì công việc phải được thực hiện thông qua Thiền định lại được hoàn tất qua Ðạo, thế nên ta gọi đó là Ðạo, và bởi vì kết quả việc quan sát kỹ lưỡng Diệt Ðế, và nắm được trạng thái của chân đế này, nên việc này được gọi là thiền quan sát đặc tướng. Trong hai loại thiền này, cách ‘quan sát đề mục’ và tiêu diệt những Triền Cái đối kháng[30], Vì thế cho nên từ ‘quan sát’ đề mục và tiêu diệt những Triền Cái đối kháng, là điều ta nên hiểu thiền thứ nhất theo ý nghĩa này.

‘Chứng’ có nghĩa là ‘đã tiến gần tới được’, ‘đã với tới được, hoặc giả ‘đã hoàn thành’, ‘đã hoàn tất được’. Trong bộ Phân Tích, ‘chứng’ được hiểu như là nhận được, đạt được, giành lấy được, nắm được hoàn toàn, nắm bắt được, thực hiện, đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna)[31] Bậc Một. Chúng ta cần hiểu ý nghĩa theo cùng một cách thức như đã nêu trên.

‘Người đó trú’ có nghĩa là được phú cho Thiền Ðịnh (Jhāna), trên đây, đã phân biệt những loại Thiền Ðịnh (Jhāna) bằng cách nghiên cứu những cách cư sử tương ứng với từng loại thiền Jhāna đó. “người đó trú” còn có nghĩa là hoàn tất được tiến bộ hoặc chức năng, nắm được tính liên tục, duy trì, điều hoà, lối sống một ‘nhân vật’ nào đó. Thật vậy, trong bộ Phân Tích, cụm từ ‘người đó trú’ có nghĩa là người đó đạt được tiến bộ, tiếp tục, bảo tồn, duy trì, điều hòa, và tồn tại. Ðó là ý nghĩa cụm từ, ‘người đó trú[32]’. (he lives)

Trong thuật ngữ ‘đề mục đaát’, là phần vòng tròn bằng đất được gọi là đề mục đất. Tượng trưng cho toàn thể mặt đất. Hình ảnh biểu hiện, hoặc hình ảnh-sau này tùy thuộc vào đĩa đất, cũng được gọi là ‘đề mục đất’; như vậy thiền Jhāna cũng nhận được hình ảnh đó. Trong ba ý nghĩa này, ở đây ta muốn nói tới ý nghĩa cuối cùng. Về mặt lý thuyết, ý nghĩa chính là người đó đang trú trong thiền chứng của bậc Thiền thứ nhất đề mục đất. [167] Với đề mục đất này, trong trường hợp đối với người con trai tộc trưởng, Anh ta phải làm gì như là người đã viết lời nói đầu, đã đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna) tứ đạo và bậc năm, đã gia tăng Thiền định với sự trợ giúp của thiền Jhāna như nguyên nhân gần, và lại mong ước đạt đến bậc A-la-hán? trước tiên, sau khi đã trong sạch nhờ Tứ thanh tịnh giới được biết là Bộ Giới Bản (patimokkha), việc thu thúc những căn quyền, mạng sống thanh tịnh và việc tùy thuộc vào những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống; anh ta nên tự thích nghi với tăng thượng giới; anh ta nên cắt đứt bất cứ trở ngại tồn tại trong con người mình, trong số mười trở ngại bắt đầu[33] với ‘cuộc sống- gia đình”; anh ta nên gần gũi với bạn bè tốt, đã tạo cho anh ta những môi trường tập luyện; anh ta nên nghiên cứu bài tập luyện đó sao cho phù hợp với chính việc luyện tập của mình trong số ba mươi tám môi trường tập luyện như đã ghi trong Kinh văn[34] và nếu như có được ‘đề mục đất’ phù hợp, anh ta nên thực hiện ngay; anh ta nên từ chối tham gia vào một thiền viện[35] không thích, anh ta nên đến trú tại một thiền viện phù hợp với việc tu luyện trình độ tu thiền của mình; anh ta nên cắt đứt caû những trở ngại không quan trọng nữa; và bằng cách không nới lỏng việc sắp đặt toàn bộ qui trình tu dưỡng, bao gồm những giai đoạn khác nhau trong việc viết lời nói đầu, giữ gìn hình ảnh, tránh né bày điều không phù hợp, theo đuổi bảy điều phù hợp, và thành thạo mười cách nhập định, anh ta nên tu luyện với một quan điểm rõ ràng để đạt đến thiền Jhāna.

Ðây mới chỉ là phần lý thuyết; ta nên học hỏi một bài tường thuật chi tiết được ghi lại trong Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga)[36] Cùng một nhận xét tương tự cũng rất phù hợp trong trường hợp tu luyện những bậc thiền Jhāna tiếp theo sau đó. Toàn bộ quá trình tu luyện của tất cả những môi trường tu luyện đó đều đã được trình bày chi tiết trong Thanh tịnh đạo, trong đó, đã ghi lại toàn bộ những phương pháp được tuân thủ để chú giải toàn bộ những bản Chú Giải tiếp theo sau này. Có điều gì tốt lành trong việc nhắc đi nhắc lại điều đã được đề cập đến tại nhiều địa điểm khác nhau chăng? Vì thế, chúng ta sẽ không giải thích lại chi tiết những điều đó nữa. Ðể không gây phương hại đến ý nghĩa, chúng ta sẽ dừng lại để giải thích Bản Nikāya đúng nơi đúng lúc, và không lặp đi lập lại tràn lan.

Cuối cùng, cụm từ ‘vào thời điểm đó’ có nghĩa là khoảng thời gian trong cuộc đời người đó, khi đã đạt được Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Một. ‘Có xúc ... lại có cả bất phóng dật... – đây là năm mươi sáu pháp, còn nhiều loại khác nữa đã được phân loại theo thứ tự các thuật ngữ theo loại tâm thiện đầu tiên trong cõi dục giới. Trên thực tế, chỉ các pháp này thuộc về cõi Dục giới mà thôi. Những gì được thảo luận ở đây về cõi, thật tuyệt vời và được cảm nghiệm nơi cõi Sắc Giới. Ðây chính là cách giúp ta phân biệt được ở đây. Những từ còn lại đều tương tự như vậy. Nhưng ở đây, có thể nhận thấy được bốn hiện trạng ‘Hoặc bất ký hiện trạng nào’ bắt đầu với dục[37]. Những phần thuộc về các Nhóm và Trống Rỗng đều đã được giải thích.

Kết thúc Thiền Ðịnh (Jhāna) Bậc Một.