Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ


Chương II. ‘MÔN’ THUỘC KHẨU NGHIỆP

 

 Trong lý thuyết về ‘khẩu môn’, ta có thể cứu xét lời nói dưới ba góc độ đó là: góc độ ý chí, kiềm chế và âm thanh. Chẳng hạn như câu: ‘Nầy chư Tỳ-khưu, đối với người trí tuệ[5], lời nói được phú cho bốn nhân tố sau đây: nói đúng, không nói điều tội lỗi, không nói sai lời, và không chê trách được vào đâu’ –Ở đây, lời nói mang tính tự giác. ‘Việc tránh nói tầm bậy và kiềm chế bốn điều tội lỗi trong lời nói ... ta gọi là chánh ngữ[6] –lời nói này mang tính tiết chế. ‘Lời nói, tiếng nói, cách phát âm, lời phát biểu, tiếng động, tạo tiếng ồn, cách thức nói, những âm thanh lưu loát[7]’ – là những thuộc tính của âm thanh. Ðến đây, trong những gì ta vừa nêu trên, ‘‘môn’ thuộc khẩu nghiệp’ không phải là tên gọi đặt cho lời nói bằng cách ước muốn hay tiết chế. Nhưng có một gợi ý nào đó đi kèm với âm thanh (hoặc lời nói): - đây là ‘môn’ khẩu nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi được đặt ra: ‘Ðiều gì được gọi là gợi ý bằng lời nói? Thưa lời nói, tiếng nói, cách phát âm, lời phát biểu, tiếng ồn, gây tiếng ồn, cách nói, tính lưu loát của một người có tâm thiện, tâm bất thiện hoặc tâm vô ký được gọi là lời nói. Nhờ lời nói, ta có được gợi ý, thông tin, cách truyền đạt; thuộc tính này là việc gợi ý bằng lời nói[8]. ‘Tôi sẽ nói điều này, tôi sẽ nói điều kia’ - bởi vì một ý nghĩ theo cách đó sẽ xuất hiện một âm thanh được tạo ra do sự truyền đạt cách ứng dụng ban đầu của tâm. Ta có thể nhận thức được điều này không phải nhờ lỗ tai, nhưng nhờ tâm. Quan điểm này được công bố trong Tập Chú Giải Bộ Vị Trí. Nhưng trong những Bài Chú Giải theo truyền thống về các Kinh tạng, cách nói ‘âm thanh được tạo ra do sự truyền đạt cách ứng dụng tâm ban đầu’ được giải thích là âm thanh xuất hiện đối với người nghiềm ngẫm khi nghe thấy những lời, qua việc truyền bá cách ứng dụng tâm ban đầu, được thì thầm cả trong giấc ngủ hoặc khi bị ngất xỉu. Liên quan đến những lời này, người đó suy nghĩ ‘Như vậy đó là điều bạn đang suy nghĩ; như vậy đó cũng là tâm bạn đang bộc lộ!’ và vì thế, ý nghĩ nói lên những câu chuyện[9] có tính cách diễn giải.

Trong Bộ Patthāna, cũng xuất hiện câu này ‘Tự bản thân âm thanh xuất phát từ trí tuệ liên quan đến nguyên nhân với ý nghĩa nơi điều nghe được, qua phương tiện làm đối tượng’. Vì thế, do cách truyền đạt ứng dụng tâm ban đầu, không có âm thanh nào xuất hiện mà không có tác động của việc gợi ý cả, và không có thể nhận thức được nhờ lỗ tai[10]. Ý tưởng suy nghĩ ‘Tôi sẽ nói điều này, tôi sẽ nói điều kia’ tạo ra tám loại Sắc – tính mở rộng, [87] tính gắn kết, sức nóng, tính di động, sắc, mùi, vị và chất dinh dưỡng. Trong số đó, xuất hiện sự mở rộng ảnh hưởng do tâm tạo ra, hoặc tác động lên giới mang tính chất cứng do tác nghiệp (Kamma) chấp thủ. Âm thanh xuất hiện cùng với tác động đó nơi các giới. Âm thanh do ý thức thiết lập, không phải do việc gợi ý. Nhưng có một sự thay đổi duy nhất nào đó (trong những điều cốt lõi do ý thức thiết lập nên) là nguyên nhân đưa đến tác động của giới, do tác nghiệp (Kamma) chấp thủ, do tâm thiết lập trên đó. Ðây là việc gợi ý bằng lời nói. Việc gợi ý này đi theo sau với những điều vừa mới được nói đến ở trên, nghĩa là ‘Ðiều này không do tâm tạo ra, giống như tám loại sắc vừa nêu trên’ v.v...

Nhưng ở đây, nghĩa là trong trường hợp ‘môn’ khẩu nghiệp, hoặc việc gợi ý bằng lời nói, nếu chúng ta nghe được rằng âm thanh của một tiếng nói khác đang gọi tên chúng ta ‘Tissa’, ‘Datta’, hoặc ‘Mitta’ chẳng hạn, và suy nghĩ về lời gợi ý, chúng ta nhận thức được điều gợi ý như là ‘Theo ý tôi, người đó mong muốn tôi làm điều này hoặc điều kia’. Giống như trong việc gợi ý bằng cử chỉ, điều này cũng dễ hiểu cả đối với những động vật cấp thấp nữa. Khi nghe được những âm thanh như ‘hãy đến’, ‘hãy đi’, chúng đều nhận biết rằng, ‘theo ý tôi, người đó mong muốn tôi làm điều này’ và chúng đến hoặc đi một cách phù hợp. Nhưng lối nói thay thế ‘hãy di chuyển hoặc đừng đụng chạm thân do ba nguyên nhân tạo ra’ không có ở đây. Cũng không có chức năng củng cố (sự mở rộng, hoặc hành vi tác động) do sát na đầu tiên của tốc lực tạo ra. Chính do ý muốn được thực hiện trong ‘khẩu môn’đó, mà chúng ta nói điều sai lầm, vu khống, những lời chói tai, những lời phù phiếm, hoặc chúng ta kiềm chế tất cả những lối nói này. Ðây là một khẩu nghiệp. Từ nay trở đi, chúng ta nên hiểu toàn bộ việc xác định về nghiệp và về ‘môn’ như đã nói ở trên.

Ðến đây, Kết thúc Bài chú giải về ‘môn’ thuộc khẩu nghiệp.