Giới thiệu & Giảng giải Luận tạng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Tỳ Kheo Thiện Minh (Dịch)
29/10/2554 05:38 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Mục lục
Xem toàn bộ



Chương IV

ÐỆ TỨ THIỀN

 

Trong phần chú giải về đệ tứ Thiền, có mệnh đề ‘đoạn trừ lạc và khổ[57]’ có nghĩa là loại bỏ lạc và khổ thuộc các sở hữu tâm.

‘Trước đây’ có nghĩa là đoạn trừ lạc và khổ xảy ra trước, chứ không xảy ra vào sát na đệ tứ Thiền.

Mệnh đề ‘diệt hỷ và ưu’ cụ thể là sự sảng khoái về tâm và đau khổ thuộc về tâm đã được nói đến, [176] bởi vì điều đã qua đi trước đó, nên có thể loại bỏ được hai cảm giác này. Khi nào ta có thể loại bỏ được hai cảm giác này? Thưa vào những sát na[58] ‘đạt đến’ bốn bậc Thiền Ðịnh (Jhāna); vì hỷ bị loại bỏ ngay sát na đệ tứ thiền; còn khổ ưu, và lạc bị loại bỏ (một cách tương ứng)vào những sát na đệ nhất thiền, đệ nhị và đệ tam thiền. Do đó, mặc dù chúng không được khẳng định tuỳ thuộc vào giây phút liên tục chúng bị loại bỏ một cách tương ứng, tuy nhiên, chúng ta nên hiểu ngay cả do kết quả trong cả hai quyền trong phần kết luận về các năng lực làm chủ cả trong Quyền-Phân biệt[59] (Indriya-Vibhanga) lẫn ở đây.

Nhưng nếu chúng bị loại bỏ trong những sát na thiền Jhāna trước bậc này hay bậc nọ, vậy thì tại sao người ta lại nói (rằng việc kết thúc từng bậc thiền lại nằm trong chính các bậc thiền Jhāna đó) như vậy: ‘khổ quyền phát sanh tan biến hoàn toàn ở chỗ nào? Nầy chư Tỳ-khưu, trong trường hợp có chư vị Tỳ-khưu nào thực sự xa rời khỏi những dục lạc... thì nhập được vào và trú trong đệ nhất Thiền. Ở đây, khổ quyền vốn đã xuất hiện kết thúc hoàn toàn... Vậy thì những ưu quyền,... lạc quyền, ... và hỷ quyền vốn đã xuất hiện bị hoàn toàn loại bỏ ở chỗ nào? Nầy chư Tỳ-khưu, trong trường hợp này một khi chư vị Tỳ-khưu đó đã đoạn trừ hỷ... thì thâm nhập được vào và trú trong đệ tứ Thiền. Ở đây, hỷ quyền vốn đã xuất hiện kết thúc hoàn toàn[60].

Ðiều này được nói lên là do những quyền này kết thúc hoàn toàn. Bởi vì trong các qui trình thiền Jhāna, việc kết thúc được hoàn tất, chứ không chỉ bắt đầu; vào sát na cận thiền thì việc kết thúc các qui trình thiền chưa hoàn tất. Thực vậy tuy các qui trình đó vẫn chưa được hoàn tất trong quy trình đệ nhất thiền, với một hướng tâm khác, tuy nhiên, ở đó khổ quyền, thông qua (tiếp xúc với) bị ruồi muỗi, nhặng mòng trích chẳng hạn v.v..., hoặc do ngồi thiền ở một vị thế không bằng phẳng; tuy nhiên nơi chư vị Tỳ-khưu tham thiền nhập định, thì quyền đó không được tạo ra; hoặc khổ quyền này kết thúc vào ngay sát na quy trình tâm vẫn chưa hoàn toàn kết thúc được, vì khổ quyền này không hoàn toàn bị tiêu diệt do chính những (quyền) đối nghịch với nó. Ngoài ra, mặc dù đã bị loại bỏ, nhưng ưu quyền vẫn có thể xuất hiện vào qui trình tâm đệ nhị thiền, với một hướng tâm khác. Tại sao quyền này lại xuất hiện khi khổ thuộc về thân và khổ thuộc về tâm, cộng với Tầm và Tứ làm nguyên nhân, và lại không xuất hiện khi không có Tầm và Tứ? Thưa vì quyền này chỉ xuất hiện, khi có Tầm và Tứ; Tầm và Tứ không bị đoạn trừ vào qui trình tâm đệ nhị thiền; nhờ đó mà quyền có thể xuất hiện được. Nhưng do sự đoạn trừ nguyên nhân đệ nhị thiền, do đó không có quyền này. Tương tự như vậy, mặc dù đã bị đoạn trừ, nhưng nơi một người có đầy tinh tế do hỷ lạc tạo ra, thì lạc quyền vẫn có thể xuất hiện vào lúc đạt thấu đệ tam thiền; này không thể xuất hiện trong bản thân đệ tam Thiền, bởi vì hiện trạng hỷ, vốn là nguyên nhân của lạc, đã hoàn toàn bị tiêu diệt ở đó.

[177] Tương tự như vậy, mặc dù đã bị đoạn trừ, nhưng hỷ quyền vẫn có thể xuất hiện vào qui trình tâm đệ tứ thiền; bởi vì quyền này gần gũi và không quá trội vượt, do xả vốn đã không-hiện hữu nơi vị Tỳ-khưu đã tham thiền nhập định; nhưng quyền này không thể xuất hiện trong bản thân đệ tứ Thiền được. Do đó, trong nhiều nơi khác nhau, từ ‘hoàn toàn’ đã được thừa nhận như trong câu ‘Ở đây, khả năng nổi dậy khổ quyền đã hoàn toàn Kết thúc’.

(Có thể sẽ có người phản đối) Tại sao những thọ này, vốn đã bị loại bỏ trong các giai đoạn thiền Jhāna khác nhau, lại qui tụ lại với nhau trong đệ tứ thiền?

Thưa đó là do mục đích để hiểu rõ chúng một cách dễ dàng. Nói cách khác: - trong cụm từ ‘chẳng có khổ cũng như lạc’ gì cả, thọ xả này (được bộc lộ) thật tinh tế và khó hiểu. Thật không dễ gì hiểu rõ được cảm thọ này. Chính vì thế, giống như để bắt được một con bò đực dữ dằng, không dễ gì bắt được nó chỉ bằng cách tiếp cận nó bất cứ cách nào, người chăn bò phải nhốt tất cả những con bò vào trong một chuồng rào kín, rồi thả ra từng con một, và khi đến lượt con bò đực định bắt đi ra ngoài, người đó liền ra lệnh: ‘Hãy bắt lấy nó!’, cũng vậy, nhằm mục đích giúp chúng ta dễ dàng hiểu được thọ xả đó, Ðức Thế Tôn đã gây ra tất cả mọi cảm thọ. Bằng cách chỉ ra tất cả những cảm thọ khả dĩ chúng ta có thể dễ dàng hiểu được rằng thọ xả là cảm thọ phi khổ, phi lạc và phi hỷ phi ưu.

Ngoài ra, chúng ta nên hiểu rằng những cảm thọ này đã được nêu lên để chỉ ra nguyên nhân tâm giải thoát nơi đệ tứ thiền, vốn là thọ xả. Những Bậc Thiền Jhāna trước đó vốn đã đoạn trừ được lạc và khổ đều thực sự là những nguyên nhân đối với tâm giải thoát này. Như trong câu nói: ‘Thưa ngài, cả bốn Bậc Thiền Jhāna đều là những nguyên nhân để đạt được tâm giải thoát, vốn chỉ là những thọ xả. Thưa ngài, trong trường hợp này, từ khi đoạn trừ lạc ..., chư vị Tỳ-khưu có thể chứng và trú trong đệ tứ thiền. Thưa ngài, đây là bốn nguyên nhân để đạt được tâm giải thoát, vốn đã là một thọ xả[61].’

Mặc dù những cảm thọ này đã bị đoạn trừ ở nơi nào đó, người ta cho rằng những sai lầm của cá nhân v.v... cần phải đoạn trừ... nơi Thánh Ðạo Thứ Ba với quan điểm là để tán dương ca tụng thánh đạo này, làm thế nào đó nhằm mục đích khen ngợi đệ tứ Thiền, chúng ta nên hiểu rằng những cảm thọ này được đề cập đến trong mối tương quan với Thiền này.. Hoặc chúng ta nên hiểu rằng những cảm thọ này được đề cập đến để chỉ ra ở đây có sự cách biệt rất lớn giữa tham dục và lòng hận thù, do việc hủy hoại những nguyên nhân gây ra. Ðối với những nguyên nhân này, lạc chính là nguyên nhân tạo ra hỷ, hỷ là nguyên nhân tạo ra tham dục, khổ là nguyên nhân tạo ra ưu và ưu lại là nguyên nhân tạo ra lòng hận thù. Và nhờ tiêu diệt được lạc v.v..., tham dục và lòng hận thù cũng bị tiêu diệt cùng với những nguyên nhân của chúng. Như vậy, chúng sẽ lìa xa[62] chúng ta vậy.

Mệnh đề ‘không còn khổ cũng như không còn lạc’ có nghĩa là không đau đớn do chẳng còn nỗi đau đớn nào nữa; cũng như không sảng khoái sung sướng do không có chẳng còn nỗi sảng khoái sung sướng nào hết. Nhờ vậy, Ðức Phật đã chỉ ra (loại) cảm thọ thứ ba tương phản với đau đớn và thích thú. Cảm thọ thứ ba không đau đớn cũng không thích thú, và không chỉ vì không có đau đớn và không có thú vị. Cảm thọ thứ ba này là loại cảm thọ phi khổ phi lạc, và cũng được gọi là thọ xả. [178] Cảm thọ này có trạng thái là thưởng thức một đối tượng theo cách trung bình, giữa ao ước và không ao ước, có phận sự là tính phi lạc phi khổ, nó thành tựu caùch thế không rõ rệt, nguyên nhân gần là diệt trừ lạc.

Tiếp theo, cũng tương tự như vậy đối với mệnh đề: - ‘tính thanh tịnh Chánh Niệm xuất phát từ xả’ mà ra được thể hiện trong Bậc Thiền Jhāna này, bởi vì nó có được nét trong sáng Chánh Niệm, nên chánh niệm đó hoàn toàn trong sáng. Sự trong sáng như vậy là do xả mà ra. không phải do bất kỳ yếu tố nào khác; do đó, Thiền Ðịnh (Jhāna) này được gọi là ‘Chánh niệm trong sáng xuất phát từ đặc tính xả mà ra.

Trong Bộ Phân Tích (Vibhanga), người ta nói rằng Chánh Niệm được Thanh tịnh[63], làm cho thanh tịnh và đánh bóng nhờ xả; do đó, ‘Chánh Niệm trong sáng xuất phát từ đặc tính xả mà ra. Ở đây, xả nhờ đó, có chánh niệm trong sáng, nên được hiểu như là hành xả. Và xả này không chỉ thanh lọc được Chánh niệm, mà còn thanh lọc được cả các pháp tương ưng nữa. Tuy nhiên, theo cách pháp, thì Chánh Niệm đã được đặt lên hàng đầu.

Mặc dù xả cũng hiện hữu trong cả ba bậc Thiền đầu tiên, tuy nhiên, giống như mặt trăng lưỡi liềm, khi bị mặt trời áp đảo vào ban ngày, và không có ban đêm làm cho nó mát mẻ và tạo thuận lợi, nên mặt trăng (lưỡi liềm) không tỏa sáng được, không lấp lánh được, mặc dù ban ngày nó vẫn hiện hữu. Cũng vậy, đối với trăng lưỡi liềm coi như là hành xả, và ban đêm đã bị đối nghịch nhau với các pháp, như cách tầm, lại không có ban đêm thuận lợi là thọ xả, nên xả đã không tỏ rõ trong ba bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) đầu tiên, mặc dù nó vẫn tồn tại trong đó. Và một khi xả không rõ rệt, thì các pháp câu sanh lại như Chánh Niệm sẽ trở nên không rõ rệt, giống như ánh sáng của mặt trăng lưỡi liềm cũng không rõ ràng vào ban ngày. Do đó, không phải chỉ có trong một, mà trong cả ba bậc thiền Jhāna, đều được cho là ‘Chánh Niệm trong sáng xuất phát từ xả mà ra’. Nhưng đặc biệt trong đệ tứ Thiền, mặt trăng lưỡi liềm được coi như là hành xả, đã không bị áp đảo vào ban đêm do sức mạnh của các pháp đối nghịch, như việc tầm, và có được ban đêm thuận lợi là cảm thọ xả, nên xả cực kỳ rõ rệt. Nhờ tính rõ ràng đó, nên các pháp câu sanh, như chánh niệm, tựa như ánh sáng mặt trăng hình lưỡi liềm tỏa saùng, đã lan toả ánh sáng lấp lánh. Do đó, đệ tứ Thiền được cho là ‘Chánh Niệm trong sáng xuất phát từ xả mà ra.’

‘Bậc Bốn’ là tính liên tục mang tính số học; chúng ta nhập đệ tứ Thiền này.

Trong câu ‘có xúc’ v.v.... trong năm loại xúc, chúng ta nên hiểu về cảm thọ xả như là ‘thọ’ duy nhất.

Ngoài ra, trong năm bậc thiền Jhāna, trong tám quyền, [179) lại có câu nói rằng: ‘Có xả; xả quyền. Những từ còn lại, không thấy xuất hiện nơi đệ tam Thiền, thì cũng không có cả trong đệ tứ Thiền nữa.

Trong phần nói về các Nhóm, chúng ta cũng nên hiểu rằng có hai loại Thiền Ðịnh (Jhāna), do đặc tính xả và nhất tâm tạo ra. Tất cả những từ còn lại nên hiểu có ý nghĩa tương tự như trong đệ tam Thiền

Kết thúc diễn giải Hệ Thống Bốn bậc Thiền (Jhāna).