Chương
III
LOẠI TÂM BẤT THIỆN THỨ NHÌ VÀ
CÁC LOẠI TÂM TIẾP THEO
Trong loại tâm thứ nhì[101], khảo
sát thành ngữ ‘nhờ sự trợ giúp bên ngoài’.[102] Cũng chỉ là một biến thể mà
thôi. Ý nghĩa điều đó cũng đã được thảo luận ở trên. Nhưng ngoài ra, cho dù
(giống như ở loại tâm đầu tiên) tâm này khởi xuất nơi một người cộng với hỷ làm
cho kinh nghiệm dục giới của mình gợi lên tham dục, và (nói một cách khôi hài)
kẻ nào coi những khái niệm là ‘một chúng sanh’ hay là ‘một người’ (như là điều
gì đó hoàn toàn trung thực), thế nên cho dù điều này có thể xảy ra thông qua sự
“trợ giúp bên ngoài” – nghĩa là, đã xảy ra một cách cố ý hay có phương pháp –
trong một thời điểm như vậy ta nên hiểu loại tâm này sắp sửa qua đi. Như vây,
khi một cậu con trai trong một gia đình quí phái hỏi cưới một thiếu nữ (cô gái)
lại có quan điểm đối nghịch, và họ không đồng ý cho nàng cưới. Cho rằng, ‘nàng
và chàng có quan điểm khác nhau,’ Một số những họ hàng khác lại muốn gả cô gái
cho cậu con trai. Chống lại những người trên, nói rằng. ‘Cậu con trai này sẽ làm
bất kỳ việc gì cần phải làm’ và cùng với những người theo tà kiến này, cậu con
trai cũng đi theo tà kiến luôn. Và thoạt tiên chỉ có một ý kiến khác nhau thôi,
nhưng thời gian trôi qua, những hành động của những người theo tà kiến cũng
được chấp nhận, và cậu con trai cũng đã chấp nhận tà kiến, nói rằng điều đó
khiến tôi vô cùng hài lòng.
Hơn nữa,
nơi loại tâm này, trong số những trạng thái ‘bất kỳ thế nào’ thì hôn trầm và
thụy miên (sloth and torpor) lại là những trạng thái phụ vào. Trong số này có
một số trạng thái mang tính uể oải, và số khác lại chính là trạng thái hôn
trầm, thiếu cố gắng, khó khăn do thiếu khả năng, chính là ý nghĩa ở đây. Từ
ghép hôn trầm và thụy miên (sloth and torpor) chính là hôn trầm cộng với thụy
miên. và trong đó hôn trầm có trạng thái là thiếu vắng hay đối nghịch với cố
gắng, phá huỷ tinh tấn là phận sự của hôn trầm, lui sụt nơi những pháp tương
ưng là thành tựu. Thụy miên lại có trạng thái là cồng kềnh khó vận dụng. Ðóng
cửa tâm là phận sự[103] co dúm laị trước đối tượng, hay buồn ngũ là cách thành
tựu và cả hai hiện trạng trên đều có tư tưởng không theo hệ thống nào cả, không
kích thích sự bất mãn[104] hay lười biếng [hay ham mê] được coi như là nguyên
nhân gần vậy.
Ðến đây
kết thúc loại tâm thứ hai.
Loại tâm thứ ba nổi lên nơi một người vì
vui vẻ mà để cho kinh nghiệm dục giới của mình gợi lên tham dục, người đó không
đếm xỉa đến những khái niệm [một cách sai lầm] như vậy là một ‘chúng sanh’ ‘một
con người’ [được coi như là điều gì đó hoàn toàn trung thực] người này đi tìm
kiếm những cuộc chọi gà, đô vật, đánh bốc, khiêu vũ và nhạc hội, v.v... hay để
tâm [256] lắng nghe nhưng âm thanh êm dịu, v,v... [đối với các giác quan khác.]
Ở đây có năm yếu tố không bao giờ chấm dứt[105] cùng với ngã mạn. Ở đây ngã mạn
đang được tưởng tượng ra (cho rằng đây chỉ là tưởng tượng vô ích). Có tính kiêu
căng là trạng thái. Tự khen mình làm phận sự, ước muốn quảng bá chính mình như
là một khẩu hiệu là thành tựu, tham dục tách ra từ thái độ ngoan cố như là
nguyên nhân gần, và nên được coi như là một [hình thức] điên rồ.
Ðến đây
kết thúc loại tâm ly tà kiến thứ ba.
Một khi
hiện diện ở những nơi đề cập đến ở trên (trận đã gà, v.v...) người ta nhổ nước
miếng lên đầu một người nào đó, phủi bụi khỏi chân, rồi những người này, rồi để
tránh bị phỉ nhổ và bụi bẩn, những người này đã hăm hở nhìn nhau liên tục cũng
như nhìn những người có thể thấy thông qua những lỗ hổng này lỗ hổng nọ. Khi có
một cuộc rước nhà vua đi ngang qua, một cuộc chiêu đãi đang diễn ra, loại tâm thứ tư này nổi lên. Có tới
bẩy trong số mười ‘hoặc bất kể tâm nào (or-whatever)’[106] cùng với Hôn trầm và
thụy miên (sloth and torpor) nổi lên, trong đó có hai loại tâm là tà kiến kế
tiếp được biết đến. Trừ loại tâm này thì việc liệt kê những hiện trạng nên được
hiểu theo các loại khác.
Ðến đây kết
thúc loại tâm thức thứ tư.
Loại tâm thứ năm nổi lên nơi một chúng
sanh thọ xả khơi dậy tham dục nơi kinh nghiệm dục giới của mình. Và một khi
người đó coi những khái niệm đó là một “chúng sanh” hay một “con người” v.v...
là trung thực tuyệt đối. Thọ xả thì không có hoan hỷ, sảng khoái. Toàn bộ những
gì còn lại giống như loại tâm đầu tiên.
Ðến đây
kết thúc loại tâm thứ năm
Loại tâm thứ sáu, thứ bẩy, thứ tám nên được
hiểu theo cùng một cách như ở loại tâm thứ hai, thứ ba và thứ tư thông qua thay
đổi thọ xả.
Nơi tám
loại tâm kể trên, câu hành với tham dục, lại có hai loại trưởng là câu sanh
trưởng và ở đây ta nên hiểu theo kiểu ngược lại.
*
Loại tâm thức thứ chín nổi lên
nơi kẻ nào với vẻ buồn sầu u thảm đã để cho kinh nghiệm dục giới của mình khơi
dậy sân hận. Trong việc xác định cơ hội nơi tâm này, ‘tính buồn sầu ám chỉ tâm
bị sân hận làm hư hỏng, hay một trí tuệ đê tiện nhờ có được cảm nhận dễ chịu).
Hiện trạng tâm như vậy chính là buồn sầu (hay là tính ủ ê). ‘câu hành ưu’ có
nghĩa là vẻ ủ ê.[107] Ðiều này ảnh hưởng đến đối tượng không có tâm từ bi – đây
chính là sân hận. ‘tương ưng phẩn nộ’ có nghĩa là đi kèm theo phương cách đó.
[257] Trong phần tóm tắt về các hiện trạng, trong ba thọ, thọ ưu hay buồn rầu
do nỗi đau khổ ta thấy xuât hiện nơi ý nghĩa của thuật ngữ thọ đã được giải
thích ở trên; cũng như vậy đối với các thuật ngữ thọ khổ và thọ ưu.
Liên
quan đến những trạng thái, v.v... Buồn sầu u ám cảm nhận đối tượng không đáng
ưa thích làm trạng thái, tận dụng điều không được hài lòng này bằng cách này cách
khác làm phận sự với khổ tâm là thành tựu. Và có sắc ý vật làm nguyên nhân gần.
Sân hận
và sân ác đã được thảo luận liên quan đến những nhân và nghiệp đạo, như thể
tham dục và tham ác đã được nói tới trong tâm thứ nhất. ‘Sân hận’ có thể được
định nghĩa như, thông qua tâm này [các pháp tương ưng] xúc phạm đến [đối tượng]
hay chính sân hận đã làm xúc phạm hay chỉ đơn giản xúc phạm. Sân hận đã bay
thẳng vào nỗi tức giận và tính cáu kỉnh làm trạng thái, giống như một con rắn
bị đập, trải dài thân ra hay quằn quoại như thể khi nọc độc thoát ra ảnh hưởng
làm phận sự; hay đốt cháy toàn bộ những gì khiến nó lệ thuộc[108] làm phận sự.
Giống như một vụ cháy rừng; gây xúc phạm và gây thiệt hại là cách thành tựu,
giống như địch thủ gặp dịp may; có cơ sở nơi việc làm bất mãn làm nguyên nhân
gần, giống như nước tiểu trộn với độc dược.
Do sân
hận tâm bị ô nhiễm: - đây chính là ‘ác tính (điều ác)[109] hay phá huỷ những
điều ta đã tu luyện được nơi giới Luật, là thiền chứng những gì là đẹp, lợi ích
và sung sướng tột đỉnh v.v... đây chính là sân ác theo nghĩa nó chỉ là sân hận
(dosa) (một thuật ngữ ở trên đã bàn tới ở trên).
Và nơi
tâm thứ chín này, có tới hai mươi chín thuật ngữ xếp theo thứ tự quyền hạn, tạo
thành mười bốn thuật ngữ bằng cách loại bớt những gì không được đề cập đến. Nhờ
đó mà có sự khác biệt giữa các nhóm. Sắp xếp được hay không thể phân loại là
điều cần lưu ý ở đây.
Còn về
thuật ngữ ‘hoặc bất luận điều gì’ (or whatever), dục, thắng giải, tác ý và
phóng dật lại tỏ ra hết sức rõ ràng minh bạch. Nhưng những điều này lại xuất
hiện theo nhóm năm có sự hiện diện của một hay ba loại: đó là ganh tị, bỏn sẻn
và hối hận. Ba hiện trạng này được biết đến với đặc tính không kiên định, hay
thuộc dạng ‘bất luận đặc tính nào’. Trong số những đặc tính này ‘ganh tị’ chính
là hành vi[110] đố kỵ. Nó có trạng thái là ganh ghét, không thể cam chịu trước
điều phát đạt của người khác, phận sự của nó là tỏ ra không hoan hỷ trước sự
thịnh vượng như vậy. Tâm này thành tựu ở chỗ quay lưng lại sự thịnh vượng như
vậy. Nguyên nhân gần chính là sự thịnh vượng kiểu đó, và ganh tỵ nên được gọi
là một ‘kiết sử’ vậy.
‘Bỏn
sẻn’[111] là hiện trạng tỏ ra vẻ bủn xỉn đê tiện. Trạng thái của hiện trạng này
là hành vi dấu diếm ‘che đậy tài sản của mình, hoặc đã đạt được hay sắp sửa đạt
đến; việc không chịu chia sẻ của cải mình có với người khác làm phận sự; chùn
bước trước những chia sẻ như vậy hay tính keo kiết hoặc có cảm giác cay cú
trước của cải của người khác [258][112] như là thành tựu; tài sản của chính
mình là nguyên nhân gần; và được coi như là một điều bất thiện tâm.
Một hành
vi đê tiện được gọi là kukata; là hiện trạng tâm hay làm trái ý, được tạo ra
thông qua một hành vi như vậy. Ðối tượng của hành vi này chính là ‘hối hận’
(kukkucca)[113]. Trạng thái của điều này chính là lòng hối tiếc, buồn bã vì
những công việc làm được uỷ nhiệm hay bị bỏ sót là phận sự, hối hận là thành
tựu có những công việc đã làm và không làm là nguyên nhân gần và điều này được
coi như là một hiện trạng ‘kiết sử’ vậy.
Còn có
quá nhiều điều đặc biệt trong phân đoạn phác thảo này.
Trong
việc chú giải về thọ[114] trong phân đoạn chú giải thì ‘thọ khổ’ nên được hiểu
theo nghĩa đối nghịch với thọ lạc.
Trong
việc chú giải về sân hận[115] (lòng căm ghét), hãm hại hay thù ghét người khác
chính là sân hận. ‘thái độ hãm hại’ là một hành vi hay là một kiểu gây xúc
phạm. ‘Hận thù’ chính là hiện trạng tâm gây xúc phạm hay một người thường gây
ra hiện trạng này. Sự xúc phạm hiểu theo nghĩa bản chất[116] bỏ bê chính là một
‘sân độc.’ Việc ‘đối lập’ chính là một hành vi hay là cách thức đối việc xúc
phạm này điều gây đối nghịch liên tục được gọi là thái độ ‘đối nghịch’ điều này
nói lên hiện trạng của một người hay một tâm hồn đối nghịch hay thù nghịch. Một
con người thô lỗ hay có ác tâm chính là hạng người ‘lỗ mãng’. Hiện trạng của một
người như vậy chính là hạng người lỗ mãng. Nói về lỗi phạm này không thể tìm ra
được một thuật ngữ nào chính xác cả. Trong cơn tức giận không có được lời nói
kết luận hay ngay cả lời nói trong cơn tức giận cũng vậy, chẳng có một chừng
mực nào cả. từ asuropa một số người khác lại đọc là assuropa tức là làm ‘đổ
lệ,’ vì nước mắt đã phải rơi xuống. Quan điểm này không mấy hợp lý. Vì một con
người hạnh phúc đôi khi cũng đổ lệ. Còn liên quan đến thuật ngữ attamanatā, sự
không hoan hỷ của tâm có nghĩa là thiếu tâm về bản ngã, đối nghịch với tâm về
bản ngã, như đã được giải thích ở trên. Nhưng vì điều này chỉ thuộc tâm mà thôi
chứ không thuộc về chúng sanh[117] chính vì thế ta nói rằng đây là điều thuộc
về tâm. Ở đây cũng như trong đoạn đề cập đến trong bản trích yếu và “rỗng
Không” điều còn lại nên được hiểu thông qua phương pháp được nêu lên ở trên.
Loại Tâm thứ mười
Tâm thứ
mười, vì được tạo ra do những trợ giúp bên ngoài nên chỉ nối lên nơi một người
bị người khác thôi thúc, người này thường nhớ lại những điều xúc phạm của người
khác, người này luôn nhớ lại những điều người khác xúc phạm đến mình và nổi
giận. Trong loại tâm này cũng có tới hai mươi chín thuật ngữ được sử dụng:
nhưng chỉ còn có mười bốn thuật ngữ được nói đến vì chỉ nói đến điều không chú
trọng, và trong ‘loại bất luận pháp nào (or-whatever)’ Hôn trầm và thụy miên
(sloth and torpor) không còn thấy nổi lên ganh tị, bỏn sẻn và hối hận. Vào thời
điểm ganh tị nổi lên v.v...thì một trong số tâm thuộc bất kỳ pháp nào
(or-whatever) ở bất kỳ thời điểm nào cũng nổi lên cùng với một hoặc hai trong
số đó. Toàn bộ những điều còn lại trong phân đoạn này cũng giống như loại tâm
thứ chín đã đề cập đến ở trên. Nhưng nơi hai loại tâm này thì ưu quyền lại là
một yếu tố [259] chỉ có câu sanh trưởng mà thôi; cảnh trưởng không thể có
được[118], vì tức giận không quan tâm hay tôn trọng bất kỳ điều gì hết.
Loại Tâm thứ mười một
Loại tâm
thứ mười một chỉ xuất hiện khi nào có mối nghi ngờ nổi lên nơi một người có thọ
xả trước sáu cảnh trần. Xác định lý do xuất hiện loại tâm này chúng ta thấy có
một cụm từ mới đó là:- ‘tương ưng nghi hoặc’[119] trong phần phác thảo chúng ta
chỉ thấy có cụm từ ‘có nghi hoặc’ xuất hiện là điều đã quá rõ ràng. Ở đây nghi
hoặc có nghĩa là loại bỏ khỏi cách điều trị[120] [tức là trí tuệ]. Hay khi một
người nào đó nghiên cứu về bản chất nội tại qua đó lại phải chịu đau khổ và mệt
mỏi (kicchati) – như vậy đây là mối nghi hoặc. Tâm này có thay đổi liên tục là
trạng thái, có giao động tâm là phận sự, có tính do dự và không chắc chắn trong
việc nắm bắt là thành tựu. Tác ý không khéo là nguyên nhân gần, và tâm này nên
được coi như là mối nguy đối với chứng đắc.
Có tới
hai mươi ba thuật ngữ được xếp theo thứ tự liên quan đến loại tâm này; bằng
cách loại bỏ bớt những điều không đáng quan tâm còn lại mười bốn loại qua đó
chúng ta nên hiểu ta có thể xác định được các nhóm có thể và không thể phân
loại được. Hai loại tác ý và phóng dật chỉ mang tính chất ‘hoặc bất luận điều
gì’ (or-whatsoever) mà thôi.
Trong
việc chú giải về nhất tâm,[121] vì đặc tính ‘phóng dật’ tỏ ra hơi yếu và vì
loại tâm thứ mười một, chỉ có giây phút tĩnh lặng[122] tâm nổi lên mà thôi.
Chính vì thế không cần đề cập đến tính chất ‘bền vững’ v.v... và đây chỉ là một
thuật ngữ, – tính quân bình tâm’- được khẳng định, về vấn đề này, trong phần chú
giải ở phần phác thảo, ta cũng đã đề cập đến Ðịnh (samadhi bala) v.v... thế nên
ta không cần cứu xét đến ở đây.
Trong
phần chú giải về tình trạng phân vân hay nghi hoặc: ‘nghi hoặc’ (kankha) chính
là một hành vi nghi ngờ. Mối nghi ngờ trước đó được cho là gây ra mối nghi ngờ
tiếp theo sau, hoặc giả từ này chỉ là một trạng thái hay là một thái độ mà
thôi. Tâm đã bị tiêm nhiễm nghi hoặc thì tỏ ra ‘mơ hồ’. Tình trạng lưỡng lự
chẳng phải là ‘tính thông minh đâu.[123] ‘Tình trạng lưỡng ước’ cũng đã được
giải thích ở trên. Hiểu theo nghĩa ‘chập chờn’ như đã giải thích ở trên ta thấy
điều này chỉ là một hiện trạng đung đưa qua lại, ‘do dự giữa hai hiện trạng.’
Vì nó ngăn cản chứng đắc đạt được hiện trạng này giống như một đoạn đường có
hai nhánh – một con đường rẽ làm đôi. Tính dao động chính là hiện trạng không
ổn định trong quyết định bất kỳ điều gì trước một hiện trạng nào đó, và như
vậy, liệu hiện trạng này là vĩnh cửu hay vô thường? [260] Vì ta có thể ‘hiểu
được’ điều gì là chắc chắn, tức khắc xuất hiện điều ‘ta không thể chắc chắn có
thể hiểu được.’ ‘Thoái thác’chỉ trong trường hợp chúng sanh không có khả năng
quyết định, rút lui trước đối tượng. ‘Tính lưỡng lự’ khi chúng sanh không thể
lao vào. ‘Không thể lao vào’ là thiếu khả năng lao xao vào công việc. ‘Thiếu
linh động tâm’ cũng là thiếu khả năng lao vào ngay chính sự việc. Tính sơ cứng
tâm chính là thiếu khả năng tiến thành công việc như định đoạt những gì liên
quan đến đối tượng. Và ở đây ‘không nhân nhượng’ là ý nghĩa chính xác. Vì tình
trạng bối rối đang khi nổi lên đã khiến cho tâm trở nên sơ cứng. Nhưng ta có
thể nói, vì ngay lúc xuất hiện nó bắt lấy đối tượng, nó cào xước tâm, chính vì
thế ta gọi điều này là ‘giày vò tâm’ những gì còn lại nơi toàn bộ các đoạn khác
coi như đã rõ ràng.
Loại Tâm thứ mười hai
Trong
việc xác định thời điểm loại tâm thứ mười hai xảy ra, ta có cụm từ ‘tương ưng
phóng dật’[124] xuất hiện. Loại tâm này – cụ thể là thọ xả trước cảnh trần, đã
trở thành xao động. Trong các ‘hiện trạng tóm lược’ hiện trạng xao động ở đây
thay thế chỗ cho hiện trạng bối rối. (hay hoài nghi). Theo thứ tự các thuật ngữ
thì có tới hai mươi tám từ, làm thành mười bốn cặp bằng cách thêm vào hiện
trạng không được tính đến. Nhờ thông qua những hiện trạng này ta nên hiểu việc
sắp xếp thành các nhóm có thể phân loại hoặc không thể phân loại được. Hai hiện
trạng ‘hoặc bất kỳ điều gì (or-whatever) cũng xuất hiện đó là thắng giải và tác
ý.
Trong
phần chú giải về ‘phóng dật,’[125] tác phẩm chú giải có cụm từ ‘thuộc tâm’ nên
được hiểu là loại bỏ chúng sanh con người sang một bên. ‘Phóng dật’ chính là
phương thức tâm khi bị kích thích, bị kích động ‘không vắng lặng’ chính là bất
an. ‘việc rung động’ chính là vứt bừa bãi tâm. ‘Sự rối loạn tâm’ chính là một
trạng thái quay cuồng như thể ta lắc lư một bánh xe đang di chuyển, hay một con
bò v.v... Thông qua thành ngữ này chỉ nhằm làm dao động đối tượng; phóng dật
làm giao động đối tượng duy nhất, con nghi ngờ lại làm giao động rất nhiều đối
tượng; những gì còn lại trong các đoạn nên được hiểu bằng phương pháp đã nêu
lên ở trên.
Ðến đây
trong hai loại tâm vừa nêu trên, ở đây có một sự phân biệt rạch mạch. Khi được
hỏi, ‘Có bao nhiêu loại tâm cuốn khỏi một đối tượng? Thưa ta nên được khẳng
định có hai đối tượng tương ưng phóng dật và câu hành hoài nghi. Ðối với những
đối tượng này thì điều sau [261] luôn luôn cuốn khỏi; loại thứ nhất khi đã có
được cơ sở giành lại được thắng giải. Tâm này liền cuốn khỏi khung cảnh hoạt
động. Giống như hai hòn đá lăn xuống một dốc, hòn đá tròn sẽ lăn xuống ngay,
còn hòn đá hình chữ nhật cũng lăn xuống nhưng có nhiều lúc lại ngưng lại không
lăn. Chính vì thế nên việc ứng dụng một dụ ngôn nên được hiểu như vậy.
Trong
toàn bộ mười loại tâm việc phân loại từ thấp tới cao v.v...[126] chưa được đề
cập đến. Vì toàn bộ những tâm này đều thuộc loại thấp cả. Câu sanh trưởng[127]
chúng có thể đạt được, ta vẫn chưa đề cập đến. Vì phương pháp này ta đã chứng
minh ở trên. Nhưng trong số mười hai loại tâm này, do thiếu trí tuệ, ta chẳng
phát hiện được điều gì tương tự như thẩm trưởng cả. Hai loại tâm cuối cùng lại
có một trưởng (không có thẩm trưởng) có thể chúng ta đã đề cập đến. Nhưng điều
này (có nghĩa là câu sanh) cũng không xuất hiện, vì cả hai không nổi lên với
bất kỳ một hiện trạng câu sanh nào cả, như là dục trưởng v.v... và vì do Bộ Vị
Trí (patthāna) ngăn cản lại. Nhưng một khi hành động được sử dụng hết thông qua
mười hai loại tâm bất thiện này, ngoại trừ có một loại câu hành theo với phóng
dật, mười một loại tâm còn lại đều có dính líu đến tái sanh. Khi loại tâm câu
hành theo với nghi hoặc, lại tỏ ra yếu thế và không đạt đủ thắng giải, cũng có
dính líu đến tái sanh, thì tại sao lại tâm không câu hành phóng dật, nhưng lại
mạnh và đã đạt được thắng giải lại không dính líu như vậy? Vì tâm này không
phải là một hiện trạng đạo thiền quán[128] có thể di chuyển được. Giả như tâm
này đem lại tái sanh, thì sẽ rơi vào một sắp loại gọi là ‘có thể do chánh đạo
thiền quán di chuyển được. (Nhưng tâm này đã không làm được như vậy) chính vì
thế, ngoại trừ tâm này thì mười một tâm nêu trên đều có dính líu đến tái sanh. Hơn
thế nữa khi bất kỳ một loại tâm nào đã được một hành động tận dụng hết, liền
xảy ra tái sanh nơi bốn khổ cảnh do sở hữu tư đó, và tái sanh được thực hiện do
tâm ý thức giới vô nhân câu hành xả quả bất thiện. Và cũng xảy ra tái sanh nơi
bốn khổ cảnh do loại tâm câu hành phóng dật. Nếu vậy, thì chắc chắn thiền quán
sẽ loại bỏ tâm đó. Nhưng loại tâm này tồn tại không dẫn đến sự tái sanh nơi địa
ngục diễn ra, chính vì thế tâm thức này không xuất hiện nơi đoạn này.
Ðến đây
kết thúc việc diễn giải từ ngữ Những Pháp bất thiện
-ooOoo-
[1]
Nghĩa đen là ‘siêu phàm hay siêu thế (lokuttarra) B.P.E. 82 : ‘liên quan đến tư
tưởng cao siêu.’
[2]
Bhava: các hình thức tái sanh – nghĩa đen là tái hiện hữu [re] (becoming)
[3] Dhs.
§ 277
[4]
Bhaveti. Xin đọc tác phẩm trên, tr. 217
[5] Xin
tham khảo ở tác phẩm trên. tr. 57 tt.
[6] Tiếp
vĩ ngữ ‘gatani’ không mang ý nghĩa gì cả.- tr.
[7] Pyī
bỏ qua điểm này.
[8] Xin
tham khảo ở trên, tr. 242tt.
[9] Theo
như các Luận sư nói lại
[10] Các
Luận sư
[11] Xin
tham khảo B.P.E., § 277, n. 2
[12]
Dhs. §283. B.P.E.; được gọi là: ‘Thành Tố Ðạo’
[13] Xin
tham khảo ở trên tr. 142 tt.
[14]
Dhs. §296
[15] Xin
tham khảo ở trên tr. 161.
[16] Có
nghĩa là những pháp tương ưng, hai là người nghe.
[17] Có
nghĩa là Thanh tịnh các chúng sinh (hữu thể) Thanh tịnh các pháp tương ưng, hay
Thanh tịnh cuộc sống.
[18] Xin
đọc ở trên. trang 174 tt.
[19] Như
trên.
[20]
Dhs. § 285
[21] Nt.
§§ 287-95.
[22] Nt.
§ 296
[23] nt.
§ 299
[24]
Tương Ưng Bộ (Samyutta) i. 76 § 6 passim
[25] Nt.
103 tt.
[26]
Không thấy nêu lên trong Kinh Phật.
[27] Ðây
là kiểu chơi chữ không thể tạo ra được trong Anh ngữ Setu- có nghĩa là cái đập.
Hay là lối đi, hay là đê được lấy ra từ chữ Sin. Có nghĩa là trói buộc. – Ed
(NXB)
[28]
Dhs. § 300.
[29]
Dhs. § 301.
[30] Bốn
điều thiết yếu cho cuộc sống người tu trì là – thực phẩm, y phục, chỗ ở và
thuốc men- Ed (NXB)
[31] Tà
mạng do những cố ý xấu xa tạo ra chính là: ăn mặc những trang phục kém phẩm
chất, khoe khoang về những pháp thánh nhân, hành xử như thể ta đã đạt đến được
bậc thánh vĩ đại.
[32] Ác
hạnh thông qua thân nghiệp có ba cách, và có bốn cách thông qua khẩu nghiệp mà
xuất hiện
[33]
Dhs. § 337. B.P.E. § 337a có nghĩa là có một quyền nữa được thêm vào số những
quyền đã được nêu lên trong §§ 58, 74.
[34] Nt.
§§344, 345; xin tham khảo §§132-45 (tiêu đề) trong đó Hội Thánh Ðiển Pali
(P.T.S.) xuất bản hình như đã bỏ qua từ sunnatam.
[35] Nt.
§§ 344-57.
[36] The
insight... (dịch sau tr. 300)
[37]
Dịch sau tr. 300
[38]
Dịch sau tr. 300
[39] Hội
Thánh Ðiển Pali (P.T.S.). ii 35.
[40] Gán
cho ngài Abhirupnanda. Pss. Thuộc các tỳ khưu ni, câu 20 và cho Ananda nóivới
Vangisa. Psss các Tăng đoàn câu. 1226. nhưng xin tham khảo S. iii. 135 tt; A.
ii 165.- Ed (NXB)
[41] Xin
đọc attanimittam
[42]
Dhs. §§ 1031-2
[43] Ðó
là tính vô thường, khổ và vô ngã.
[44]
Pts. ii. vimokkhakatha, đặc biệt là trang 64
[45]
Dhs. §§ 277 tt.
[46]
Luật tạng i. 97, § 20
[47] Xin
đọc Compendium. Tr. 55-75
[48]
Trung Bộ Kinh (Majjhima) iii. 270., đặc biệt là trong 277.
[49] Quả
Nhất lai của người trở lại một lần, Quả Bất lai, và quả vị A-la-hán
[50] Tên
này có nghĩa là ‘ một con người nhỏ nhắn mà tuyệt vời thuộc lòng được Tam
Tạng.”. xin đọc tiếp theo dưới đây ở trang 354. Tên này dùng để phân biệt ngài
với Culanaga, là nguời đã đi kèm theo Mahinda sang Ceylon. Sāmantapāsādikā Tr. 313- ed
[51] Có
nghĩa là định tâm nay như thể người đó có khả năng đạt đến các cõi Vô sắc giới
– Ed (NXB)
[52]
Avyakata. Có nghĩa là vô ký.
[53] Ðối
với từ Nibbanassa xin đọc Nidhanassa... (P.T.S.) Ed (NXB)
[54]
Gotrabhu hay là tuệ Chuyển Tộc’ cụ thể là tâm siêu thế của Ðức Phật và những vị
đồ đệ tuyển chọn của ngài. đây là giây phút diễn ra trước giai đoạn nhập thiền
. Xin tham khảo Compendium, tr. 215. – Tr.
[55]
Anuloma, giai đoạn tiến bực ‘adoption’ sửa lại cho thích hợp
[56] Và
vì thế không thể trở thành nguyên nhân sửa chữa lại được (adoption).
[57]
Giống như sức mạnh của một người xuống cấp về già.
[58] Xin
đọc Compendium, loc. Cit.
[59] Cụ
thể là, nhờ bản chất hạ cấp tái sanh. “Adoption’ (gotrabhu) sẽ trở thành Thuận
thứ (amuloma) – Tr.
[60]
Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhimagga) tr. 674
[61] 7
tuỳ miên (anusaya). Cuốn Compendium. Tr. 176.- Tr.
[62]
Ðoạn này Hội Thánh Ðiển Pali (P.T.S.) không thấy đăng tải. Ed – Ed (NXB)
[63]
Ðịnh tâm này đem lại hiệu quả nơi địa ngục và nơi những khuynh hướng hạnh phúc
vượt lên trên cả bẩy lần tái sanh.- Tr.
[64]
Trong bản văn Kinh Phật là Pakinnakakatha nitthita (kết thúc Bài Pháp về tự
tướng (các đặc tính đặc thù) nhưng không rõ ràng Bài Pháp này khởi đầu từ chỗ
nào.
[65] Một
số người đọc là Vibhav-ento, -eti, thay vì bhav-ento, peti, như vậy trật nghĩa
đi thành” giờ đây trong việc giải thích tâm thiện, Luận sư (Ðức Phật)giải
thích’, v.v...- Tr..
[66]
Dhs. § 358
[67] nt.
§362.
[68]
Dhs. § 363
[69] Như
trên § 364.
[70]
P.B.E . §364a. xin tham khảo thêm Itivuttaka, tr. 53.
[71] (Bộ
phân tích (Vibhanga), Ch. iv., vii- xi.
[72]
Ðược mô tả trong Dialogue, i. 27-55
[73] Xin
đọc Katham thay vì Katam
[74] Xin
đọc satta akusala... cụ thể ở đây, có bốn loại đã bị tách ly khỏi tà kiến, hai
loại có căn nơi sân hận, và một loại có liên quan đến phóng dật. Tr.
[75]
Cùng tồn tại cùng với những bẩy loại này.- Pyī.
[76] Cụ
thể là bốn loại tâm bất tương ưng tà kiến và một loại tâm bất tương ưng phóng
dật. – Psi.
[77]
Vitandavadins. Xin tham khảo Dialogues i. 14, n. 3; 167tt; và ở trên 5. n.3.
[78]
Dhs. § 296. và xem ở trên. tr. 295
[79]
Theo như Phân đoạn (Tīkā) thì ‘dục’ ở đây là (chanda)-tức là ái (tanha) và các
tùy miên. Dưới dạng ái dục và ngã mạn.
[80]
Tương Ưng Bộ (Samyutta). Iii. 131.
[81] Xin
xem ở trên phần IX
[82] Dhs.
§ 365
[83].
Theo như trong bài đọc của M. đăng trong Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) ed – Ed
(NXB)
[84]
Phật Pháp. 207; cũng đọc thêm 102; 215.
[85]
Dhs. § 365.
[86] Xin
dọc trang. 198.
[87]
E.g. Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya III 254, 287, v.v...; Trung Bộ Kinh
(Majjhima) i. 118. iii 77, v.v...và v.v...
[88] Dhs
§§ 1254 tt.
[89] Xin
xem Dhs § 1355f.; §§ 54, 57. B.P.E. đó là tính ‘điềm tĩnh’ và ‘quân bình’.
[90] Dhs
§ 375
[91] Xin
đọc trang 194.
[92] Nt.
§376
[93] Xin
tham khảo tr. 193
[94] Nt.
§ 381
[95] Xin
tham khảo như ở trên. tr. 321
[96] Dhs
§§ 389, 390
[97]
Nghĩa đen là nhận thức những sự vật một cách thích hợp (anurupato... anubodho.
Xin đọc như vậy.)
[98]
Nghĩa đen là thiếu lòng quan tâm sòng phẳng.
[99]
Nghĩa đen là thiếu việc làm được bẩy ra trước mắt.
[100]
Xin tham khảo Points of Controversy. Tr. 288 (pariyutthanam)
[101]
Dhs. § 399
[102]
B.P.E.: Có nghĩa là ‘do mục tiêu ý thức thúc đẩy’
[103]
Xin đọc là odahanarasam, Onahanarasam có nghĩa là ‘bị trói buộc và những trạng
thái liên đới.’
[104] Cụ
thể là, nơi những chố ở yên tĩnh, an lac, trí tuệ v.v... - Pyi
[105]
Xin xem ở trên. tr. 334.
[106]
Xin đọc ở trên tr. 334
[107]
Dhs. § 413.
[108]
Sắc Tim hay sắc ý vật (hadaya-vatthu)
[109]
Dhs § 419
[110]
Nt. § 1121.
[111]
Dhs. §1122
[112]
Katukancukata.
[113]
Xin tham khảo B.P.E., tr. 312, n.4
[114]
Dhs § 415
[115]
Nt. § 418.
[116]
Pakatibhavo
[117]
Satto, tức là một thực thể trường tồn một cách tuyệt đối, là linh hồn, chúng
sanh.
[118]
Xin đọc ở trên, tr. 284
[119]
Dhs §§ 422-425.
[120]
Cikiccha, không thấy Hội Thánh Ðiển Pāli (P.T.S.) nhắc đến vần đề này.
[121]
Dhs § 424
[122]
Một số người đọc là idam cittam dubbalam, ettha pavatti thitimattam eva, ‘loại
tâm này có hơi yếu và đây chỉ là một chuỗi hành động tĩnh mà thôi.’
[123]
Xin đọc Vimati ti na mati.
[124]
Dhs § 427
[125]
Nt. § 429
[126]
Xin tham khảo ở trên tr. 284
[127]
Xin tham khảo ở trên. tr. 284
[128]
Xin tham khảo tr. 57