PHẦN VI. TÂM THIỆN VÔ SẮC
GIỚI
Giờ đây để chỉ rõ tâm thiện thuộc
cõi vô sắc, một lần nữa phần này lại bắt đầu bằng câu hỏi: ‘trạng thái tâm
thiện là gì vậy?’[121].
Ở đây,
trong cụm từ: - ‘Ðạt đến vô sắc giới’(ārupa) chính là ‘trú ‘vô sắc; và thuật
ngữ ‘cuộc nổi dậy cõi vô sắc’ có nghĩa là tái sanh trở lại vào chốn cư ngu ïcõi
vô sắc. ‘Người đó tu tiến đạo’ có nghĩa là người đó tạo ra và triển khai những
phương tiện, những điều kiện và những nguyên nhân. ‘Một cách toàn diện’ có
nghĩa là ‘trong mọi khía cạnh’; hoặc ‘toàn bộ hết tất cả, không còn gì nữa’.
[Vượt
lên tất cả] ‘sắc tuởng[122] (rūpa-sannanam) có nghĩa
là các bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) [201] đã nói đến ở nơi cõi Sắc Giới và nơi những
đối tượng đã được ghi nhận (nơi những ‘Ðề mục nhập thiền). Những Bậc Thiền Ðịnh
(Jhāna) như vậy được “biểu tượng hóa” bằng cách chỉ định rõ ‘Sắc’ (hoặc ‘hữu
sắc’, sắc giới ‘rupa’). Ðây là trường hợp nằm trong các cụm từ trước đây ‘nhận
thức về tầm vóc cơ thể của mình, người đó nhìn thấy những đối tượng hữu sắc[123]’; lại nữa, ‘theo dáng vẻ bề ngoài, người đó nhìn
thấy đối tượng xinh đẹp hoặc xấu xí[124]’. Do đó trong
đoạn văn này ‘sắc tưởng’ nghĩa là tưởng về những đặc điểm hữu sắc là một thuật
ngữ tương đương với loại Thiền Ðịnh (Jhāna) thuộc cõi Sắc giới được biểu tượng
bằng tưởng. Loại Thiền Ðịnh (Jhāna) như vậy được gọi là ‘sắc tưởng’ (rupa
-sannam) có nghĩa là ‘hữu sắc (đặc điểm hữu sắc) là một tên gọi dành cho loại Thiền
Ðịnh (Jhāna) này, và nên được hiểu như là một thuật ngữ tương đương dành cho
những Ðề mục (nhập thiền) đặc trưng và những đối tượng tâm đã được ghi nhận.
‘Bằng
cách vượt lên trên’ nghĩa là thông qua điều xa lìa và dập tắt. Ðiều này nói lên
cái gì? Ðiều này có nghĩa là sau khi đã chứng, trú nơi hư không vô biên tùy
thuộc vào điều xa lìa và dập tắt, nghĩa là điều xa lìa và dập tắt dưới mọi khía
cạnh, tất cả mọi sắc tưởng, về những đặc điểm được biết đến như là 15 loại
tưởng thuộc thiền hữu sắc, là tâm thiện, tâm quả và tâm tố và về những tưởng
này đã được biết đến dưới dạng tám tưởng về đối tượng do Ðề mục đất v.v...
Không thể nào trú được trong thiền chứng này, nếu không hoàn toàn vượt lên trên
sắc tưởng. Và về điểm này, vì do ham muốn đối tượng, nên con người không thể
nào vượt lên trên tưởng này được, và bởi vì khi tưởng đã bị vượt lên trên, thì
đối tượng cũng bị vượt lên nốt, do đó, đang khi không đề cập đến quá trình sau,
bộ Phân Tích chỉ đề cập đến tính vượt qua của tưởng mà thôi: - ‘Ở đây, ta hiểu sắc
tưởng là gì vậy? Ðối với những ai đã đạt đến thiền chứng Sắc giới, hoặc người
đó tái sanh cõi sắc giới, hoặc người đó đang trú trong niềm hạnh phúc nơi những
điều kiện hiện tại, thì đều có được tưởng, sự nhận biết, thái độ nhận biết.
Những trạng thái này được gọi là sắc tưởng. ƠÛ đây có xảy ra việc vượt lên
trên, vượt ra ngoài, vượt quá khỏi và nổi bật hơn. Do đó, có câu nói rằng:
“Bằng cách hoàn toàn vượt qua toàn bộ những sắc tưởng[125]”.
Và bởi vì ta cần đạt được những thành quả này bằng cách vượt lên trên ‘đối
tượng’, không phải chỉ có một đối tượng duy nhất như trong đệ nhất Thiền
v.v.... Do đó, phần chú giải về ý nghĩa cũng đã được thực hiện bằng cách vượt
qua ‘đối tượng’.
‘Dập tắt
các đối ngại tưởng[126]: nghĩa là khi được tạo ra nhờ
tác động giữa con mắt v.v.... là nhãn xứ, và cảnh sắc v.v... làm những đối
tượng, thì tưởng có tên gọi là đối ngại tưởng. Ðây là một thuật ngưõ tương
đương dành cho tưởng về cảnh sắc v.v.... Như câu nói: - ‘tưởng về cảnh sắc, về
cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, và cảnh xúc – những tưởng này đều có tên gọi là
đối ngoại tưởng[127]. Mệnh đề được khẳng định ám chỉ,
thông qua diệt, loại bỏ. Không nổi lên, không xuất hiện toàn bộ mười đối ngoại
tưởng, đó chỉ là năm quả thiện và năm quả bất thiện. [202] Ta có thể khẳng định
một điều chắc chắn rằng chúng ta không thể đạt đến những nhận thức đó chỉ thông
qua việc đạt đến đệ nhất Thiền (Jhāna) và các Bậc khác nữa, vì vào thời điểm
đạt đến được những bậc thiền này, tâm không nổi lên thông qua ‘ngũ môn’ (giác
quan). Tuy nhiên, giống như lạc và khổ đã được đề cập đến trong khi đạt đệ tứ
Thiền (Jhāna), và giống như thân kiến v.v... đã được đề cập đến nơi Tam Ðạo[128], mặc dù trong những trường hợp khác, chúng đã bị
loại bỏ, cũng vậy, những đối ngại tưởng này cần được hiểu như đã được đề cập
đến ở đây, bằng cách ca ngợi Thiền Ðịnh (Jhāna) bậc này, để cho người ta cố
gắng phấn đấu để đạt được Bậc Thiền đó. Hoặc cho dù người đó đã đạt đến được
(định tâm) thuộc cõi Sắc Giới vẫn không thể nhận ra được chúng, không phải vì
những nhận thức đó đã bị loại bỏ; bởi vì việc tu tiến Thiền Ðịnh (Jhāna) nơi
cõi đó không làm chúng ta viễn ly Sắc; nói đúng hơn, sự xuất hiện những đối
ngại tưởng này lại kết hợp với Sắc. Nhưng chính cách tu luyện liên quan đến
‘cõi vô sắc’ đã đưa đến viễn ly Saéc. Do đó, nói đến việc loại bỏ chúng ở đây
xem ra rất hợp lý. Không những chỉ hợp lý khi đề cập đến những tưởng đó, nhưng
còn cần phải ghi khắc trong thân tâm rằng chính chúng đã thực sự bị loại bỏ.
Thật vậy, Ðức Thế Tôn đã nói rằng” ‘bởi vì việc không-loại bỏ được những đối
ngại tưởng đó là ưu tiên số một đối với nhập Thiền Ðịnh (Jhāna) về ‘cõi vô
sắc’, nên tiếng động là điều gây khó khăn trở ngại đối với những người đang
vươn tới đệ nhất Thiền (Jhāna)[129] này. Nhưng nhờ
việc đã loại bỏ được những nhận thức đó, nên tính bất động thiền chứng vô sắc
và an tịnh giải thoát đã được công bố ở đây. Và khi ngài Kālāma Ālāra nhập
thiền chứng vô sắc’, thì ngài chẳng còn nhìn thấy, cũng không nghe được tiếng
động của năm trăm cổ xe đang đi ngang qua kế bên ngài.
‘Không
tác ý dị biệt tưởng’ có nghĩa là ‘đối với tưởng hướng đến một cõi khác biệt nào
đó’, hoặc ‘đối với tưởng về những khác biệt’ (đa dạng). Thuật ngữ ‘dị biệt
tưởng’ này được đề cập đến vì hai nguyên nhân: - Bộ Phân Tích, phân tích thuật
ngữ này như sau: - ‘Ở đây, dị biệt tưởng là gì? Thưa khi có tưởng, sự nhận
biết, thái dộ nhận biết nơi một người chưa đạt đến Thiền Ðịnh (Jhāna) và nơi
người nào đã được phú cho dữ liệu Danh, hoặc luận cứ thuộc nhận thức Danh – tất
cả đều được gọi là dị biệt tưởng[130]’. Nói cách khác,
tưởng của một người, bao gồm dữ liệu Danh và nhận thức Danh của họ, diễn ra
trong nơi cõi thiên nhiên đa dạng liên quan với những khác biệt về cảnh sắc,
cảnh thinh v.v... Ở mục tiếp theo, có bốn mươi bốn (loại tưởng)không giống
nhau, nhưng đa dạng ngay trong bản chất như thật của chúng. Ðó là tám loại
tưởng thiện[131], mười hai loại bất thiện, mười một
quả thiện, hai quả bất thiện và mười một tưởng vô úy’ (inoperative) – tất cả
đều thuộc về dục giới. Và việc ‘không hoàn toàn tác ý bị biệt tưởng’ lại bao
hàm việc không phân đoán, không xem xét, không suy nghĩ. Và bởi vì trong tâm,
nên ta không phân đoán, không chú tâm đến, không suy xét đến chúng, [203] vì
thế, ta đã sử dụng cách diễn giải trên. (chú thích).
Và bởi
vì những tưởng đã đề cập đến trước đó về Sắc và đối ngại tưởng không tồn tại
nơi cõi vô sắc, do Thiền Ðịnh (Jhāna) tạo ra, còn ít hơn nhiều trong cõi đó vào
lúc trú nơi những thành quả thuộc Thiền Ðịnh (Jhāna) mang lại, do đó, sự không
tồn tại của chúng được lại coi như là hai nguyên nhân, đó là tính cách vượt qua
và diệt tắt. Nhưng trong dị biệt tưởng, bởi có tới hai mươi bảy loại tưởng,
nghĩa là tám tưởng thiện dục giới, chín tưởng tố uy, mười tưởng bất thiện tồn
tại nơi cõi do Thiền Ðịnh (Jhāna) này tạo ra, do đó, nguyên nhân xuất hiện do
bởi không chú trọng đến những tưởng này đều đã được đề cập đến. Và bởi vì chúng
đang trú nơi thành quả Thiền Ðịnh (Jhāna) hiện đang ở cõi sắc giới, người ta đã
lờ đi như không chú trọng đến những tưởng đó, thế nên một khi những tưởng này
được chú trọng đến thì người ta không thể đạt đến bất kỳ bậc Thiền Ðịnh (Jhāna)
nào.
Nói tóm
lại, ‘bằng cách vượt qua mọi sắc tưởng Sắc’, ở đây muốn ám chỉ đến việc loại bỏ
tất cả trạng thái thuộc lãnh vực Sắc Giới. ‘Bằng cách dập tắt các đối ngại
tưởng, bằng cách không tác ý đến những dị biệt tưởng này như vậy là ta đã loại
bỏ, không chú ý đến tất cả những tâm và những sở hữu tâm thuộc cõi Dục giới
vậy.
Như vậy,
qua ba mệnh đề này: - vượt qua mọi sắc tưởng, dập tắt các đối ngại tưởng, và
không tác ý đến bốn mươi bốn dị biệt tưởng, Ðức Thế Tôn đã ngỏ lời khen ngợi
việc đạt được thiền chứng hư không vô sắc. Vì lý do gì vậy? Thưa đó là do mục
đích khích động người nghe trở nên sinh động và thuyết phục họ, để cho một số
người ít hiểu biết sẽ lên tiếng nói rằng: ‘Vị Ðạo sư (tức Ðức Phật) đã tuyên bố
rằng “Hãy đạt đến thiền chứng hư không vô biên”. Nhưng điều này đem lại công
dụng và ích lợi gì nào?’. Ðể ngăn cản họ nói như vậy, ngài đã khen ngợi những
thành tích này theo cách thức đó. Bởi vì khi nghe được những lời khen ngợi này,
họ sẽ suy nghĩ và phát biểu như sau: ‘Thành tích này quả thật yên tĩnh và đáng
được đề cao, chúng tôi sẽ có đạt đến điều đó’. Và họ sẽ ráng sức để làm như
vậy. Ðể thuyết phục họ, ngài khen ngợi họ, giống như một người lái buôn mật
đường, (thương gia) ‘visakantaka’[132]. Ngài nói rằng:
trên chiếc xe người đó chất đầy mật đương cứng, mật đường mềm và cả những tảng
đường v.v....rồi đi tới ven làng và la lên ‘Xin mời mọi người đến mua Mật đường
(visakantaka), hãy mua mật đường (visakantaka) đi nào!’ (hiểu theo nghĩa đen,
đó là: gai-có tẩm độc). Khi nghe thấy người đó rao như vậy, những người dân
làng liền đóng cánh nhà họ lại, lùa bọn trẻ chạy đi và nói ‘Chất độc rất nguy
hiểm; ai ăn chất độc sẽ phải chết; chỉ một cây gai đâm phải là bạn đủ chết. Cả
chất độc lẫn cây gai đều nguy hiểm; chúng có công dụng gì vậy?’. Khi chứng kiến
cảnh này, thương gia nghĩ rằng ‘Những người dân làng này không quen với tên gọi
đang trở thành thứ đang thịnh hành. [204] Mình sẽ có mánh lới làm cho họ phải
mua loại kẹo cứng’. Thế rồi người đó liền reo lên ‘Mời bà con mua một thứ kẹo
rất ngọt ngào, hãy mua một thứ kẹo rất ngon; bà con có thể mua mật đường cứng,
mật đường mềm, cả những tảng đường nữa theo giá thấp, thậm chí chỉ với vài xu,
vài đồng cắc cũng được’, v.v.... Khi nghe thấy người đó rao như vậy, dân làng
liền vui mừng thích thú đi ra và mua loại mật đường đó, đem lại cho anh ta thật
nhiều tiền. Ðến đây, giống như tiếng rao ‘Hãy mua visakantaka!’ của người lái
buôn, tiếng nói của Ðức Thế Tôn ‘Hãy đạt đến thiền chứng hư không vô biên’;
giống như suy nghĩ của những dân làng ‘Cả chất độc lẫn cây gai đều nguy hiểm;
chúng có công dụng gì vậy?’, người pháp suy nghĩ: - ‘Ðức Thế Tôn đã dạy chúng
ta rằng hãy đạt đến thiền chứng hư không vô biên. Vậy điều đó đem lại ích lợi
gì vậy? Chúng ta chẳng biết gì về giá trị điều này đem lại’. Thế rồi giống như
những lời rao của người bán hàng ‘Mời bà con mua thứ kẹo rất ngọt ngào, v.v....
khi chỉ dạy chúng ta, Ðức Thế Tôn bắt đầu bằng cách vượt qua mọi sắc tưởng.
Giống như những người dân làng trả nhiều tiền và mua mật đường, tương tự như
vậy đối với suy nghĩ: - khi nghe nói đến lợi ích, người nào đã tin tưởng thì sẽ
đòn hết sức nỗ lực để đạt được điều này. Như vậy Ðức Thế Tôn đã nói với mục
đích tạo ra sự nỗ lực và thuyết phục mọi người.
(Kế đó,
chúng ta có) câu ‘câu hành với tưởng hư không vô biên xứ’. Ở đây, ‘vô biên’ có
nghĩa là ‘không có kết thúc’.’ Cõi hư không vô biên xứ,’ có nghĩa là cõi thế
gian vô tận hoặc thế gian vô tận, hiểu theo nghĩa là nơi Thiền Ðịnh (Jhāna)*
tương quan xuất hiện, giống như cõi Trời của các vị chư thiên. Ðây là một thuật
ngữ tương đương với hư không phân cách khỏi Ðề mục (hư không). ‘Câu hành với
tưởng hư không vô biên xứ’ có nghĩa là đi kèm với tưởng vươn tới hiện trạng
sảng khoái liên quan đến hư không vô biên như làm đối tượng vậy. Nhưng có những
từ được đưa ra đâu đó- ‘hư không là vô biên!’[133] lại
không bao hàm ở đây có những từ có liên quan đến hư không như là một chúng sanh
vừa vô biên mà lại hữu hạn. Tại sao vậy? Thưa một khi điều gì là vô biên thì
không có gì giới hạn nó được, cũng vậy khi điều gì đó bị giới hạn, ta chẳng coi
đó là vô biên được. Thực tế là như vậy nên bốn đối tượng không thể nào hoàn
chỉnh được và chẳng cần mười sáu bài diễn giảng. Và về điểm này, Ðức Phật Tối
Cao lại mong muốn thực hiện mười sáu Bài Pháp. Như vậy, thay vì đề cập đến hai
từ ‘vô biên’ hoặc ‘hữu hạn, ngài đã nói ‘Câu hành với tưởng hư không vô biên
xứ’. Thật vậy, qua lối diễn tả này, ngài đã hàm ý cả hai từ trên, có đầy đủ cả
bốn đối tượng và lẫn mười sáu Bài Pháp. Chúng ta nên hiểu ý nghĩa nhưõng gì còn
lại như đã được trình bày ở trên.
Và nơi
bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) này, cảm giác tiếc nuối vì ước muốn nơi đệ tứ Thiền
(Jhāna) về cõi Sắc Giới phải đã bị phá bỏ [205] khiến cho hành nan[134]. Về phía người nào đã tiêu diệt ước mơ của mình, thì
thái độ chậm chạp lờ phờ trong việc tham thiền nhập định đã khiến cho đắc trì.
Chúng ta nên hiểu điều trái ngược với hiện trạng trên tạo ra hành dị và đắc
cấp. Và Thiền Ðịnh (Jhāna) nổi lên trong hư không do Ðề mục bị hạn chế chia
cách ra được gọi là ‘cảnh hy thiểu’ nếu Thiền xuất hiện trong hư không do Ðề
mục rộng bao la chia cách ta gọi đó là ‘cảnh vô lượng’. Giống như trong hiện
trạng xả phạm trú, ở đây cũng vậy, nhờ đệ tứ Thiền (Jhāna), có tới hai mươi lăm
bộ gồm có một phương pháp, cũng xảy ra như vậy nơi các Bậc Thiền Jhāna tiếp
theo.Và sau đây chúng ta chỉ giải thích những điểm đặc trưng thuộc các phương
pháp vừa nêu mà thôi.
Giai
đoạn kế tiếp, ta có mệnh đề, ‘bằng cách vượt qua hư không vô biên xứ,’[135] ta nên áp dụng phương pháp trước đây, đang khi chỉ
rõ hư không vô biên xứ nên được hiểu theo nghĩa một chốn cư trú, và cả Thiền
Ðịnh (Jhāna) cũng nên gán cho một tên gọi như vậy. Cả hai khái niệm đều được
tương ưng trong cùng một thuật ngữ, và điều này chứng tỏ rằng một khi ta không
tiếp tục tiến hành với và không chú trọng đến chúng (hai khái niệm) thì cả
Thiền Ðịnh (Jhāna) lẫn các đối tượng đều trở thành vượt qua hẳn. Và người đó sẽ
chứng và trú trong cõi thức vô biên xứ.
Trong
câu, ‘câu hành với tưởng thức vô biên xứ’ vô biên ở đây có nghĩa là khi chú
trọng đến yếu tố này, ta có suy nghĩ vấn đề này quả là bất tận. ‘tính bất tận’
quả thật là ‘vô biên.’ Thay vì sử dụng từ vinnānanancam để ám chỉ ‘thức vô
biên’, một từ ngắn hơn (vinnānancam) được sử dụng, đây là một điển hành trong
việc lược bỏ đi một âm. Thức này quả thật muốn ám chỉ một cõi (hay cảnh), hiểu
theo nghĩa một ‘nơi ở, chỗ trú’– như vậy tưởng đó là một ‘cõi thức vô biên xứ.’
‘câu hành với tướng thức vô biên xứ’ có nghĩa là đi kèm với tưởng nổi lên liên
quan đến cõi thức vô biên xứ đó. Ðây là một danh xưng dành cho Thiền có đối
tượng là thức đang diễn ra trong hư không. Trong bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) này, từ
cảm giác đau đớn do ước muốn đạt đến thiền chứng hư không vô biên xứ bị triệt
phá,’ ta nên hiểu đó là hành nan tạo ra; những ai đã triệt phá được ước muốn
của mình, phát xuất từ thái độ chậm chạp thực hiện được tham thiền nhập định,
ta nên hiểu rằng sự chậm chạp là đắc trì. Chúng ta nên hiểu nghĩa trái lại đó
là hành dị và đắc cấp. ‘cảnh hy thiểu’ nên được hiểu là một chuỗi hành động liên
quan đến chiếm đoạt được đối tượng vốn là hư không do Ðề mục (nhập thiền) bị
hạn chế tách ra. Chúng ta nên hiểu nghĩa ngược lại chính là cảnh vô lượng vậy.
Phần còn
lại tương tự như những gì chúng ta đã bàn đến trong bậc thiền trước đây.
Trong
câu ‘vượt qua thức vô biên xứ[136]’, nên được áp dụng
phương pháp vừa nêu trên, bằng cách nêu rõ ra cả phạm vi thức vô biên xứ, hiểu
theo nghĩa là ‘nơi cư ngụ’, lẫn Thiền Ðịnh (Jhāna) ta có thể gọi như vậy. Cả
hai khái niệm trên được liên kết trong một thuật ngữ, và [206] tỏ rõ cho thấy
một khi ta không chú trọng và không tiến hành cùng với hai vấn đề này, thì cả
thiền Jhāna lẫn đối tượng của nó đều trở thành vượt qua và ta chứng và trú
thiền vô sở hữu xứ.
Trong
câu ‘câu hành với tưởng vô sở hữu xứ’, ở đây, ‘vô sở hữu’ được hiểu theo nghĩa
(chẳng có gì trong đó cả). Câu khẳng định nay phải hiểu theo nghĩa ‘điều đó
chẳng hề tồn tại thậm chí tình trạng huỷ diệt cũng không tồn tại. ‘vô sở hữu’
là hiện trạng chẳng có còn lại một chút sự gì cả, đây là một thuật ngữ dùng ám
chỉ ‘cõi thức vô biên xứ. ‘vô sở hữu xứ’ được hiểu theo nghĩa là một ‘nơi trú
ngụ’ thuộc tưởng vô sở hữu xứ’ đó. ‘câu hành với tưởng vô sở hữu xứ’ có nghĩa
là đi kèm với tưởng diễn ra liên quan đến cõi (hay lãnh vực) vô sở hữu xứ, và
là một tên để gọi Thiền Ðịnh (Jhāna) có đối tượng là tình trạng thức ‘tan biến’
mất xét dưới góc độ ‘không gian’.
Trong
Bậc Thiền này, bất kỳ nơi đâu có cảm giác đau đớn khi mong ước đạt đến cõi vô
sở hữu xứ bị hủy diệt, thì ở đó, hành nan diễn ra; xét về phía người đã tiêu hủy
ước mơ của mình, thì ở đâu việc tham thiền nhập định diễn ra một cách chậm
chạp, thì ở đó có đắc trì. Chúng ta nên hiểu nghĩa ngược lại chính là hành dị
và đắc cấp. ‘cảnh hy thiểu’ nên được hiểu, do việc định tâm diễn ra liên quan
đến thế gian do Ðề mục (nhập định) có giới hạn biến mất. Ở đây ta nên hiểu theo
nghĩa ngược lại với cảnh vô lượng. Phần còn lại tương tự như phần đầu tiên.
Trong
câu ‘vượt qua vô sở hữu xứ[137]’, bằng cách áp dụng
phương pháp trước đây, cùng với ‘lãnh vực’ (hay cõi) hiểu theo nghĩa là nơi cư
ngụ) thuộc cõi vô sở hữu xứ đeàu tự nó chứng tỏ rằng đã đây là cõi ‘vô sở hữu
xứ; cũng vậy, cùng với bằng phương pháp đã đề cập đến trước đây, Thiền Ðịnh
(Jhāna) là đối tượng của nó. Cả hai đều liên kết trong cùng một thuật ngữ, và
chứng tỏ rằng khi không chú trọng và không tiến hành cùng với hai lãnh vực này,
thì ta đã vượt qua được cả Thiền Ðịnh (Jhāna) lẫn đối tượng của nó, rồi chứng
và trú thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Thông
qua câu: -‘câu hành với tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ’, Thiền Ðịnh (Jhāna)
được gọi với tên trên là do có sự hiện hữu đích thực của tưởng này. Nhằm mục
đích chứng tỏ rằng tưởng và tiến hành[138] của nó xuất
hiện nơi người nào thực tu luyện Thiền một cách phù hợp, Bộ Phân Tích soạn thảo
kỹ lưỡng câu ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’ và ý muốn cho là ‘người nào chú trọng
đến vô sở hữu xứ cũng như an tịnh, [207] và trau dồi cách thế đạt được các tâm
hành còn lại; vì thế, người đó được coi như phi tưởng phi phi tưởng xứ[139]. Trong Kinh văn đó, câu ‘chú trọng... sự an tịnh’
có nghĩa là xuất phát từ phẩm chất thanh thản của đối tượng, người đó chú trọng
đến vô sở hữu xứ cũng như sự an tịnh, với suy nghĩ: - ‘Quả thật thành quả này
là sự an tịnh; bởi vì thành quả này sẽ tiếp tục duy trì chính vô sắc làm đối
tượng của nó’. Nếu biết chú trọng đến thành quả này nghĩa là an tịnh, thì người
đó không còn ở trong trạng thái ao ước thành quả (xa hơn nữa), khi suy nghĩ
rằng ‘Tôi có thể vượt qua điều này như thế nào?’. Tâm của người đó đang xem xét
đến an tịnh của thành quả này, nhưng đối với việc ngắm nhìn, suy nghĩ, chú
trọng làm thế nào để ‘tôi sẽ đạt được, tôi sẽ duy trì, tôi sẽ làm rõ nét, tôi
sẽ suy nghĩ về (điều mà tôi đang thực hiện)’, người đó chẳng thực hiện điều gì
cả. Tại sao vậy? Thưa bởi vì cõi (hay lãnh vực) nào không phải là phi tưởng phi
phi tưởng xứ thì an tịnh hơn, xuất sắc hơn cõi hay (lãnh vực) vô sở hữu xứ.
Giống như một vị vua đang long trọng cưỡi một con voi, và đi trên đường phố,
nhà vua có thể nhìn thấy những người thợ thủ công, chẳng hạn như người thợ điêu
khắc ngà voi, quấn kỹ tác phẩm trong một bao bì, đầu của họ phủ khăn, tay chân
bám đầy bụi ngà voi, đang khi ông ta còn làm ra những sản phẩm khác từ ngà voi,
v.v.... Và khi hài lòng với tác phẩm của mình, nhà vua có thể nói ‘Quả là những
người thợ chính đã có thể làm ra những vật dụng này thật khéo léo biết bao!’.
Nhưng tư tưởng này không xuất hiện nơi nhà vua ‘Nếu ta từ bỏ cả vương quốc này
và trở thành một người thợ thủ công như vậy thì quả thật là tốt!’ Vì sao vậy?
Thưa đó là do lợi thế vinh quang lớn lao khi được làm vua. Bây giờ, nếu như nhà
vua bỏ qua ý tưởng trở thành một người thợ thủ công, cũng vậy, mặc dù người đó
có lòng khát khao chú trọng đến thành quả là an tịnh, nhưng người đó lại không
hề xem xét, suy nghĩ, chú trọng đến điều đó: ‘Tôi sẽ đạt được, sẽ duy trì, sẽ
làm rõ nét, sẽ suy nghĩ về điều đó’. Bằng phương pháp trước đây, khi chú trọng
đến thành quả là an tịnh, người đó tiến tới tưởng cực kỳ tinh tế, với việc đạt
được hiện trạng tham thiền nhập định. Nhờ tưởng này, người đó trở nên phi tưởng
phi phi tưởng vậy. Và có thể nói rằng người đó đã trau dồi cách thức đạt được
các tâm hành một cách tỉ mỉ, nghĩa là bốn thiền chứng vô sắc’ để đạt được các
tâm hành cực kỳ tinh tế.
Giờ đây
để chứng tỏ cho thấy ý nghĩa cõi phi tưởng phi phi tưởng xứ đó, nhờ đạt được
tưởng có tên gọi như vậy, các pháp mang thuộc tính tâm và sở hữu tâm như đã
khẳng định ai đã thâm nhập được vào cõi hữu thức đó, hoặc ai đã xuất thân từ
nơi cõi hiện hữu[140] đó hoặc ai đang sống trong hạnh
phúc ở những điều kiện hiện hữu trên thế này. Trong số ba hiện trạng mang những
thuộc tính tâm và sở hữu tâm của những ai đã thu nhập đuợc vào kinh nghiệm ý
thức được kể đến ở đây. Ðịnh nghĩa theo nghĩa đen đó là vì vắng bóng tưởng mang
tính hiển nhiên và nhờ có tưởng tinh tế nơi Bậc Thiền định Jhāna này cộng với
các pháp tương ưng đó, thì chẳng có tưởng cũng như không phải thiếu vắng tưởng
đâu. Bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) phi tưởng phi phi tưởng này được xắp loại thành một
cõi bao gồm cả những cõi hữu tâm thuộc lãnh vực tâm và tư tưởng. [208] Chính vì
thế, mới có tên gọi là ‘cõi phi tưởng phi phi tưởng’ là vậy. Hoặc còn nữa tưởng
ở đây thuộc loại phi tưởng ở mức độ tưởng không có khả năng vận hành một cách
hữu hiệu được; và do bởi có sự hiện hữu một phần tinh túy mang tính chất các
tâm hành là phi phi tưởng. – do đó, ta mới gọi là phi tưởng phi phi tưởng’ là
vậy, và cõi phi tưởng phi phi tưởng’ có nghĩa là một lãnh vực hiểu theo nghĩa
là nơi trú của các pháp còn lại.
Và không
chỉ có tưởng mới thuộc loại đó. Thọ cũng mang thuộc tính phi thọ phi phi thọ
cũng vậy phi thức phi phi thức nữa. xúc cũng vậy, là phi xúc phi phi xúc. Chúng
ta nên hiểu rằng Bài Pháp này đề cập đến tưởng đại diện cho các pháp tương ưng
khác.
Ý nghĩa
này có thể được diễn giải một cách rõ ràng thông qua những dụ ngôn (simile) kể về
chất dầu đã làm dơ những bình bát khất thực như thế nào, v.v.... Người ta
kể lại rằng có một vị Sa-di đã bôi bẩn bình bát khất thực của mình và dẹp nó
sang một bên. Ðến giờ dùng bữa nước cháo, vị Trưởng Lão đã truyền cho vị Sa-di
này: ‘Hãy lấy chiếc tô của thầy ra đây’. Thầy Sa-di trả lời ‘Bạch thầy, trong
bình bát khất thực của con đang đựng dầu ạ’. Thế rồi vì Trưởng Lão truyền dạy
‘Hỡi Sa-di hãy lấy bình bát đó ra đây; chúng ta sẽ đổ dầu vào bình vậy’, Thầy
Sa-di thưa lại ‘Bạch thầy, chẳng còn chút dầu nào trong bình bát cả.’ Trong câu
chuyện dụ ngôn này, từ câu ám chỉ về (lượng) dầu đựng trong tô có nghĩa là bình
bát khất thực này không còn thích hợp để đựng cháo nữa, vả lại, cũng không có
đủ dầu để đổ vào đầy bình đâu, mặc dù sự việc có xảy ra đúng như vậy, do thiếu
khả năng vận dụng thành hiệu quả, nên tưởng này chẳng phải là tưởng, và nhờ
phần còn lại thuộc các tâm hành rất tinh tế khó nhận ra, nên tưởng này là phi
phi tưởng.
Nhưng ở
đây phận sự của tưởng là gì vậy? Thưa đó là việc nhận biết được đối tượng và
tạo ra sự nhàm chán xuyên qua Thiền quán siêu việt. Vì như sức nóng không thể
nào thực hiện được chức năng đốt cháy trong nước lạnh, cũng vậy, nhận thức này
không thể nào thực hiện được chức năng ghi nhớ. Và những thành quả còn lại
không thể nào tạo ra được sự nhàm chán xuyên qua Thiền quán[141]
siêu việt giống như tưởng được. Thật vậy, chư vị Tỳ-khưu nào không hoàn tất
được bài hành thiền nơi các nhóm (bài tập) khác, sau khi đã hiểu rõ được cõi
phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị đó không thể nào đạt được cách thế nhàm chán,
mặc dù rất có thể Ngài Sāriputta, hoặc giả một chư vị nào cực kỳ trí tuệ với
khả năng Thiền định trưởng thành giống ngài Xá-lợi-phất (Sāriputta) cũng có khả
năng làm được như vậy. ‘Những trạng thái này (phi tưởng phi phi tưởng) không
xuất hiện, sắp nổi lên; vì đang xuất hiện, nên chúng sẽ tàn lụi đi’ - như vậy,
chư vị đó chỉ có thể thực hiện được điều đó thông qua nhập thiền chung toàn bộ
các nhóm nói chung, chớ không thể thông qua Thiền định để thâm nhập vào từng
các hiện trạng riêng rẽ được. Ðây là nét tinh tế do thành quả này đem lại.
Giống
như trong dụ ngôn (simile) chất dầu đã làm dơ (bôi bẩn) bình bát khất thực,
cũng vậy, trong dụ ngôn tiếp sau đây nói về nước xuất hiện nơi trên đường đi
của một vị (sa-di) nào đó cũng làm sáng tỏ ý nghĩa này như vậy. [209] Có một
câu chuyện kể về một thầy Sa-di, đang trên đường hành trình, thầy Sa-di đang
tiến bước vị Trưởng Lão của mình, đã nhìn thấy một giòng nước nhỏ và lên tiếng
nói rằng ‘Bạch thầy, có một giòng nước ở phía trước, xin thầy cởi giày ra ạ’.
Thế rồi vị Trưởng Lão lên tiếng trả lời ‘Nếu vậy, hãy mang đồ tắm ra đây, chúng
ta tắm cho khoẻ khoắn rồi tiếp tục lên đường.’ Thầy Sa-di trả lời rằng ‘Bạch
thầy, không có nước ạ’. Trong câu chuyện dụ ngôn này, giòng nước ở đây hiểàu
theo nghĩa nước chỉ đủ để làm ướt giày Trưởng Lão mà thôi, chớ không có đủ nước
để tắm, vì thế tưởng này, do không có đủ khả năng đem lại hiệu quả, thế nên phi
tưởng, và do bởi có sự hiện diện phần còn lại các tâm hành rất tinh tế nên là
phi phi tưởng. Không những nên làm sáng tỏ ý nghĩa này chỉ qua những (dụ ngôn
ngày)vừa nêu trên, nhưng cũng nên tận dùng đến nhiều (dụ ngôn) thích hợp khác
nữa để làm sáng tỏ ý nghĩa này.
‘Câu
hành với tưởng phi tưởng phi phi tưởng xứ’ có nghĩa là đi kèm với tưởng này vốn
đang tiến hành bên trong, hoặc vốn thuộc lãnh vực phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Ðây là một thuật ngữ tương đương với các bậc Thiền Ðịnh (Jhāna) có thành quả
thuộc lãnh vực lấy vô sở hữu xứ làm đề mục thiền. Ở nơi nào có cảm giác đau khổ
xuất hiện khi phá bỏ ước muốn (dục) đạt đến thành tích thuộc lãnh vực vô sở hữu
xứ, thì ở đó hành nan; ở nơi nào sự chập chạp uể oải xuất hiện khi ta nhập
thiền định về phía người nào đã hủy diệt được ước muốn (tức là dục), thì ở đó
có đắc trì. Hiện trạng ngược lại nên được hiểu là hành dị và đắc cấp xuất hiện.
‘cảnh hy thiểu’ nên được hiểu như là cách ám chỉ về thành quả đạt được, khi thế
gian bị phân tích bằng một Ðề mục giới hạn làm đối tượng. Ðiều ngược lại nên
được hiểu như là cảnh vô lượng. Ðiều còn lại cũng tương tự như (đối tượng)đầu
tiên đã đề cập đến.
Ðây lời
tuyên bố Ðức Như Lai tuyệt vời khôn ví tâm thuộc lãnh vực cõi vô sắc gồm bốn
loại. Và giờ đây, Những gì ta đã tìm hiểu và thông suốt, ta phải tiếp tục nhận
rõ
Giáo lý này đến từng chi tiết. Bốn loại tâm đã nổi lên và sẽ qua đi, Nếu ta
vượt qua được đối tượng đã cảm nghiệm. Nhưng kẻ khôn luôn tin rằng những phẩm
chất Thiền Ðịnh (Jhāna), Luôn cao siêu vời vợi khó lòng thấu hiểu được.
Ðề cập
đến bốn thiền chứng khả dĩ đã đạt đến được. Thiền chứng đầu tiên, xuất phát do việc
vượt qua Ðề mục đối tượng (device-object), thiền chứng thứ nhì vượt qua đề mục
hư không vô biên, thiền chứng thứ ba là do vượt quá trên thức có trước liên
quan đến không gian, thiền chứng thứ tư xuất hiện do vượt quá trên thức có liên
quan đến thế gian biến mất. Như vậy bốn thiền chứng vô sắc này nên được hiểu
trong bối cảnh toàn bộ đều vượt quá lên trên đối tượng. Nhưng trong những thiền
chứng này, người trí tuệ sẽ không bám víu vào việc vượt quá lên trên những chi
thiền. Nơi những thiền chứng này việc vượt quá lên trên những chi thiền đó
chẳng hề tồn tại, giống như nơi những thiền chứng Sắc Giới, bởi vì nơi thiền
chứng này, chỉ có hai chi Thiền đó là: xả và nhất tâm mà thôi. Mặc dù không có
việc vượt quá lên trên các chi thiền đó, nhưng những thiền chứng đạt được tiếp
theo sau đó (trong cõi vô sắc) được coi trọng hơn là thiền chứng đã có trước.
Ở đây,
mỗi thiền chứng đến sau đều cao quí hơn: nên hiểu rằng những dụ ngôn về chiếc
áo (cà sa) và nhà gác đã làm rõ như thế: -
[210]
Tương tự như ở tầng trệt một cung điện bốn tầng lầu, có thể đang diễn ra những
cuộc vui tiêu khiển cao cấp nhất thuộc năm thú vui giác quan, dưới hình thức
khiêu vũ, đàn xướng ca hát, âm nhạc, hương thơm, hoa hoét, đồ ăn thức uống sơn
hào hải vị, rồi ái ân ngủ nghỉ v.v...; ở tầng hai lại xảy ra những thú vui cao
hơn so với những thú vui ở tầng dưới; ở tầng ba lại diễn ra những thú vui cao
hơn nữa; những thú vui ở tầng bốn là cao cấp nhất trong số toàn bộ các lạc thú
đó; Cho dù ở đây, cả bốn tầng lầu đều chỉ thuộc một cung điện duy nhất mà thôi,
và tự bản chất các tầng lầu đó chẳng có gì khác nhau, tuy nhiên, do có sự khác
biệt về cách thức diễn ra các những thú vui đó, nên tầng lầu cao các thú vui tỏ
ra hơn hẳn các tầng lầu khác, đặc biệt là tầng lầu cuối cùng.
Và tương
tự như vậy một người phụ nữ có thể mặc đến hai bộ đồ với loại vải về mặt trọng
lượng, độ dầy, độ mịn, mền mại, rất mềm mại, hay mềm mại nhất với bốn, ba, hai
hay một kiểu khác nhau, đồng thời có cùng kích thước chiều dài và chiều rộng;
mặc dù ở đây, cả bốn bộ đồ đều có cùng kích thước chiều dài và chiều rộng, và
kích thước không có gì khác biệt nhau, tuy nhiên, xét về độ mịn hoặc thô nhám
khi sờ tay vào, xét về độ tinh xảo của chất vải và giá trị, thì bộ đồ thứ tư
(cuối cùng) được coi như xuất sắc nhất so với bộ đồ đầu tiên, cũng vậy, trong
bốn thiền chứng vô sắc ta đạt được, mặc dù chúng chỉ có hai chi thiền là: xả và
hai là nhất tâm. Tuy nhiên, do khác biệt về cách tu luyện và mức độ tinh xảo
của các chi thiền đó, nên ở đây, những thiền chứng đến sau có phần xuất sắc hơn.
Như vậy, các thiền chứng mang đặc tính xuất sắc tăng dần từ thấp lên cao.
Sảnh
đường là nơi điều tục tữu diễn ra.
Có kẻ nâng niu sửa áo kẻ đeo sát người,
Còn kẻ khác tuy không làm điều tục tữu.
Nhưng lại để người khác ve vãn khơi khơi.
Người trí tuệ nên nhìn thấy rõ ràng
Cả bốn hạng người thuộc bốn Phạm vi rành rẽ
Ðây là ý
nghĩa có liên quan đến đoạn kệ trên: - Người ta kể lại rằng có một tòa sảnh
đường tọa lạc ở một nơi ô uế bẩn thỉu. Có một người đi ngang qua đó cảm thấy
ghê tởm cảnh bẩn thỉu, nên đã bám cả hai bàn tay vào tường sảnh đường và cứ giữ
nguyên đó như thể dính chặt vào đó. Một người khác đi tới tựa mình vào người
kia đang bám vào thành tường sảnh đường. Thế rồi người thứ ba đến sau, liền suy
nghĩ ‘Người bám vào tường sảnh đường và kẻ tựa vào hắn – cả hai người đều ở tư
thế không mấy thích hợp. Chắc chắn họ sẽ té mà thôi, khi tường thành đổ xuống.
Còn tôi giờ đây đang đứng ngoài’, và người đó đứng xa xa, không dám bén mảng
đến gần họ. Sau đó, có người thứ tư lại đến, và nhìn thấy hai người đang trong
tư thế không an toàn của hai người đang bám vào tường sảnh đường, và của hai
người đang tựa vào nhau, rồi lại nhìn thấy người thứ ba đang đứng đàng xa ở một
vị trí an toàn, liền đứng tựa vào người đó.
Về điểm
này ta nên xem Ðề mục phân biệt hư không chính là toà sảnh đường tọa lạc tại
một nơi ô uế bẩn thỉu; lãnh vực hư không vô biên, lấy hư không làm đối tượng và
lấy tính khinh miệt hư không đó làm Ðề mục đối tượng, và con người, ghê tởm sự
ô uế bẩn thỉu đó đang tựa vào bức tường sảnh đường đó; [211] nên coi lãnh vực
thức vô biên đó nổi lên tùy thuộc vào lãnh vực hư không vô biên đó. Lấy hư
không làm đối tượng, bởi vì người thứ hai dựa vào người vừa kể trên đang bám
vào bức tường tiền sảnh, lãnh vực vô sở hữu xứ, lại không coi lãnh vực hư không
vô biên làm đối tượng, nhưng lại không thấy xuất hiện định tâm cõi vô sắc đầu
tiên làm đối tượng, bởi vì người đó có suy tư về địa điểm không an toàn của cả
hai người và vì người đó chẳng dựa vào người nào trong hai người đó nên đã đứng
tách biệt ra; lãnh vực (cõi) phi tưởng phi phi tưởng đang tiếp diễn lại tuỳ
thuộc vào lãnh vực (cõi) vô sở hữu xứ, lại nằm ơû một vị trí bên ngoài tách
biệt hẳn với tiền sảnh được coi như tâm vô sắc đầu tiên không xuất hiện, bởi vì
người thứ tư liên tưởng đến những vị trí ô uế bẩn thỉu của người đang tựa vào
tiền sảnh đó và cả người thứ hai cũng lại tựa vào người đó nên đã có ý tưởng
chắc người thứ ba đang đứng tách biệt khỏi cả hai người kia đang tựa vào nhau
đồng thời lại tựa tường tiền sảnh nữa, thế nên nghĩ rằng người thứ ba chính là
người được an toàn, thế nên hắn đã tựa vào người này.
Mặc dù
điều này có diễn ra như vậy:
Người
này’ tôn ‘người kia’ làm đối tượng, do chẳng tìm đâu ra một kẻ thứ ba, dẫu vậy,
lẽ thường tình đã sống trên đời, thần dân vẫn tôn nhà vua chẳng có chút tỳ vết
vấn vương.
Dẫu lãnh
vực (cõi) ‘này’ phi tưởng phi phi-tưởng lại coi lãnh vực (cõi) ‘kia’ vốn thuộc
cõi vô sở hữu xứ làm đối tượng, vì không còn một cõi nào khác hơn, bất chấp cõi
(nọ) chẳng hề tồn tại, ngay cả khi cõi thức vô biên được coi như ‘địch thủ’ sát
kề bên đi chăng nữa. Những điều trên giống như điều gì vậy? Thưa giống như
những người, vì mục tiêu ‘mệnh trược’ (tức sinh kế), nên cứ muốn sống nương tựa
vào đức vua, cho dù họ nhận thấy nhiều lỗi lầm sai phạm của ngài. Cho dù có
‘nhận ra những lỗi lầm của nhà vua’ là như vậy, nghĩa là ‘tư cách đạo đức của
ngài thật thô bỉ và lỗ mãng’, nhưng họ vẫn cảm thấy “mệnh trược” (tức sinh kế)
của mình vẫn được bảo đảm dưới trướng của nhà vua, cho dù ngài có sống buông
thả, có hành vi lỗ mãng thô bỉ, nói ra những lời chói tai và có những tư tưởng
lạ kỳ, tuy nhiên ngài vẫn làm chúa tể một vùng giang sơn. Ngay cả như vậy, thì
lãnh vực (cõi) phi tưởng phi phi tưởng này lại coi lãnh vực (cõi) vô sở hữu xứ
làm đối tượng, bất chấp (cõi này) có nhiều thiếu sót lỗi lầm, là do bởi chẳng
còn có khả năng tìm đâu ra được bất kỳ cõi nào khác nữa.
Ấy vậy
mà:
Ai leo
thang mới biết thang cao.
Kẻ nào leo núi mới biết gian lao là gì.
Bước trên đá mới cảm thấy bước mình đi vững chắc,
Và khám phá ra điểm tựa khi đầu gối mỏi chồn.
cũng giống vậy, khi ta nhập Jhāna Thiền định.
Lấy điểm tựa làm bước tiến lên phía trước.
Ðến đây
kết thúc Tâm thiện cõi vô sắc giới.