Sự Tích Thập Bát La Hán
27/09/2011 06:38 (GMT+7)
Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La Hán.  Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là gì?  Rất chân thành cảm ơn.
Đối Trị Tâm Sân Hận
27/09/2011 01:12 (GMT+7)
Cách nay đã lâu lắm, chúng tôi được nghe một bài pháp của một vị lạt ma Tây Tạng giảng về cách thực hành Phật pháp trong đời sống hàng ngày. Thầy giảng về ba cái bệnh trầm kha, khó chữa trị của chúng sinh, “Tham, Sân, và Si”, một cách rõ ràng để mọi người nhớ và thực hành. Chúng tôi đã và đang thực hành hàng ngày và cảm thấy có tiến bộ sau một thời gian dài. Nay xin nói ra để chia xẻ cùng với quý độc giả.

Tam Chướng Và Cách Đối Trị
25/09/2011 23:46 (GMT+7)
Tam Chướng được dịch từ chữ Pali: Tayo kincana. Ba điều ấy là Tham, Sân, và Si. Tam Chướng đôi khi còn được gọi là ba bất thiện căn. Chính ba điều chướng ngại này là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau và khiến cho chúng sanh chìm đắm trong vòng luân hồi sanh tử. Kết quả gây ra bởi Tam Chướng gọi là Phiền não. Chỉ có trí tuệ thấu triệt được chân tướng của vạn hữu mới có thể tiêu diệt được tam chướng và khử trừ được phiền não.
Bài Học Nhân Một Ðám Tang
25/09/2011 04:52 (GMT+7)
Nghe qua những câu Phật ngôn này, nếu không thận trọng tìm hiểu theo đúng những nguyên tắc chân lý ắt chúng ta lầm nghĩ rằng đây chỉ là những câu kinh mà chư Tăng thường đọc tụng mỗi khi có đám tang chay, không mang ý nghĩa nào quan trọng. Trên thực tế, đây là những gì dính liền theo với ta như cái bóng, và rọi sáng cho ta nền tảng chân lý nằm bên trong tất cả chúng sanh và tất cả các pháp hữu lậu.

Xây Dựng Xã Hội Trên Nền Tảng Ngũ Giới
23/09/2011 03:40 (GMT+7)
Bước vào ngưỡng cửa thế kỷ XXl, loài người đang dần khẳng định mình với những phát minh siêu việt của nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng cũng chính là lúc họ phải đau đầu với những vấn đề xã hội.
Sống Và Chết Thế Nào Cho Có Ý Nghĩa
20/09/2011 09:57 (GMT+7)
Loài người chúng ta là những sinh vật hữu hình hữu hạn, chúng ta không thể sống ngoài viễn tượng không gian và thời gian. Vì sao ? vì sắc chất chúng ta được cấu tạo nên từ tứ đại giả hợp, không có cách nào chụp bắt hay bám víu vào những lý thuyết hão huyền của vô hạn. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tự giải thoát mình ra khỏi sự ràng buộc của phiền não khổ đau trong kiếp người từ giới hạn cuộc sống ?

Phương Pháp Liễu Sanh Thoát Tử Hay Cứu Độ Trung Ấm Thân
19/09/2011 03:40 (GMT+7)
Muốn cho có đèn sáng, cần phải làm ra luồng điện mạnh, làm ra cái đèn tốt, cũng như muốn được thân trong sạch, muốn được cảnh vui vẻ, cần phải hành động một cách chánh đáng, đó là lẽ tất nhiên; chớ cái làm cho chúng ta sống đây không thể kêu bằng chi được, gượng mà phải gọi là "TÂM"; một điều chắc chắn là không phải cái hồn tự một mình biết thương, biết ghét, biết thấy, biết nghe đâu.
Làm Thế Nào Để Chúng Ta Được Yên?
19/09/2011 03:37 (GMT+7)
Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người. Đó là tư tuởng mà Phật giáo gọi là bất hại hay ahimsa. Đã có tư tưỏng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.

Đối Trị Với Căng Thẳng Khi Có Bệnh
17/09/2011 03:12 (GMT+7)
Bình thường, khi cơ thể của chúng ta khỏe mạnh và đầy sức sống, chúng ta thường hay vui tươi nhìn đời với con mắt lạc quan. Thông thường, chúng ta không mấy chú tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc luôn xảy ra từ phút từng giây trong nội tâm. Khi bác sĩ báo cho chúng ta biết mình có một căn bệnh gì đó rất nặng hay có khả năng trở thành nặng, cuộc sống bên ngoài của chúng ta dường như chợt đứng sựng lại.
Vai Trò Của Hàng Cư Sĩ Phật Tử
16/09/2011 06:28 (GMT+7)
Vai trò của hàng cư sĩ Phật tử trong bối cảnh mới ngày nay là việc cần phải cùng nhau hội ý đề cập cho phù hợp tâm tư nguyện vọng của chúng ta, nhằm phục vụ nâng cao những cống hiến thích ứng với giai đoạn trước mắt.

Chủ Đề Sống Chết - Giải Đáp Thắc Mắc Người Cư Sĩ
14/09/2011 22:38 (GMT+7)
Cái lý như đã nói ở đoạn trên: khi con người đã sinh ra rồi thì thế nào cũng phải chết. Dầu có sợ cũng không khỏi, vì vậy không cần sợ làm gì chuyện không đáng sợ. Còn sự ích lợi là: người không sợ chết là người không dể duôi, vì biết chắc rằng: mình phải chết nên cố gắng hành theo chính pháp, để khỏi phải tái sinh nữa. Người chỉ biết sợ chết, sợ không đươïc thọ hưởng ngũ trần lâu dài, nên không nghĩ tới sự hành đạo cho mau giải thoát
Đạo Phật Khác Với Các Đạo Khác Như Thế Nào?
14/09/2011 01:19 (GMT+7)
Điểm cốt lõi của Phật giáo là tự mình giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau, sự giúp đở của tha nhân hay thần thánh - kể cả sự giúp đở của chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức - là phụ. Trong khi đó các tôn giáo khác thì tín đồ phải nhờ vào đấng Tối Cao (Thượng Đế) giải thoát khổ đau giùm cho.

Tìm Thấy Bản Chất Chân Thật Của Chính Mình
11/09/2011 05:44 (GMT+7)
Trong một bài thuyết pháp, Đức Phật đã nói về 4 loại ngựa: loại ngựa xuất sắc, loại ngựa giỏi, loại ngựa trung bình và loại ngựa tồi. Theo bài pháp, loại ngựa xuất sắc chạy trước khi ngọn roi chạm đến lưng nó; nó chạy khi chỉ thoáng thấy bóng dáng của chiếc roi hoặc thoáng nghe tiếng vút nhỏ của chiếc roi người chủ. Loại ngựa giỏi chạy khi chiếc roi vừa chạm nhẹ vào lưng nó. Loại ngựa thường không chạy cho đến khi nó cảm thấy đau trên lưng và loại ngựa tồi không nhúc nhích cho đến khi cơn đau thâm nhập vào tận xương tủy của nó.
Liễu Nghĩa Kinh Và Bất Liễu Nghĩa Kinh
07/09/2011 19:13 (GMT+7)
Liễu Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).

Nghi Thức Trì Chú Đại Bi
06/09/2011 07:46 (GMT+7)
Người Cư Sĩ Tại Gia
06/09/2011 07:46 (GMT+7)
Ngày nay cũng vẫn có những người tại gia nghĩ rằng mình chỉ là những kẻ tùy thuộc trong Phật giáo. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ tự ty phát sinh bởi tinh thần vô trách nhiệm. Trong Phật giáo, tai gia cũng như xuất gia vốn là một tổ chức cố hữu, do đức Phật quy định. Ðiều đáng chú ý là trong sự quy định đó, càng cao địa vị người tại gia càng quan trọng.

Thờ Phật trong phòng riêng có được không?
30/08/2011 11:01 (GMT+7)
Gia đình tôi hiện không theo tôn giáo nào cả. Bàn thờ trong nhà chỉ thắp hương cúng trời đất. Hai bên ông bà nội-ngoại của tôi theo đạo Cao Đài. Lúc nhỏ ba tôi có theo người lớn đi thánh thất nhưng ba không phải là đạo hữu chính thức, vì ba gần như không đi lễ bái và không tham gia vào các sinh hoạt của đạo.
Chuyển hóa tự thân để trở thành người con hiếu thảo
29/08/2011 00:28 (GMT+7)
Hiếu thảo đối với cha mẹ là một trong những chuẩn mực đạo đức căn bản của con người. Phụng dưỡng mẹ cha là lẽ đương nhiên, bạn không cần phải hỏi tại sao hay đặt điều kiện gì cả. Bởi công ơn của cha mẹ đối với con cái quá bao la và sâu nặng, không thể nào tính kể cho hết được.

Vì Sao Người Chết Sau 49 Ngày Mới Đi Đầu Thai?
17/08/2011 00:08 (GMT+7)
Con người chết rồi sau khi thần thức lìa khỏi thể xác trước lúc chưa đi đầu thai, ví như người từ trong nhà bước ra ngoài nhưng chưa vào nhà khác vẫn còn ở trung gian, đây là chỉ ý nghĩa thân trung ấm.  Người nào có tín sâu, nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật khi mới chết ngay đó liền vãng sanh Tây phương, hoặc người có căn lành sâu dày thì trực chỉ sanh về cõi trời, hoặc kẻ tạo ác nghiệp nặng liền đọa vào Địa ngục Vô gián, ba hạng người này là không trải qua gian đoạn thân trung ấm.
Giáo huấn cao thượng của Đức Phật
16/08/2011 11:12 (GMT+7)
Đức Phật là nơi nương tựa của mọi Phật tử chúng ta. Ngài là người tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp cao thượng bao gồm Giới, Định, Huệ và giải thoát. Sau khi khám phá ra chân lý, chứng nghiệm Niết Bàn, Đức Phật đem những điều mình thực chứng ra giảng dạy trong suốt bốn mươi lăm năm cho những ai muốn tìm đường giải thoát như Ngài. Người nào tinh tấn thực hành giáo pháp của Ngài sẽ thoát khỏi khổ đau.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 51 52 [53] 54 55 56 57 58 59 60  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch