Đơn giản hóa đời sống - điều kiện của hạnh phúc!
12/11/2011 13:20 (GMT+7)
GNO – Đã có nhiều người nói về việc đơn giản hóa đời sống, nhưng làm được điều đó không phải dễ. Không những chúng ta lệ thuộc vào xã hội, mà ở một mức độ nào đó, chúng ta còn góp phần mang về cho mình sự lệ thuộc đó.
Trách Vụ Của Người Phật Tử Tại Gia
12/11/2011 13:19 (GMT+7)
Trong những năm qua, Phật giáo Việt Nam đã phát triển khá mạnh mẽ, đã hội nhập vào cộng đồng xã hội bằng cách xây dựng phong trào tu học và thể hiện Phật pháp trong cuộc sống. Về hàng Tăng lữ, các vị tôn túc không ngừng nỗ lực đào tạo giới Tăng Ni trẻ qua việc tổ chức các Phật học viện từ sơ cấp đến cao cấp và gửi Tăng Ni sinh ra nước ngoài học Tiến Sĩ.

Băn khoăn về Tam quy, ngũ giới
09/11/2011 17:53 (GMT+7)
Tam quy là quy y Tam bảo (quay về nương tựa ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng) còn ngũ giới (là năm nguyên tắc sống đạo đức gồm không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu bia say và tuyệt đối không sử dụng ma túy).
Nương tựa Chánh pháp để thiết lập đời sống an lạc
06/11/2011 15:26 (GMT+7)
 Mọi người cứ tưởng rằng, một xã hội văn minh có nhiều thành tựu về khoa học cũng như điều kiện vật chất, con người sẽ có nhiều cơ hội để sống theo những gì mình mong muốn. Nhưng suy xét cho cẩn thận thì trên đời này mọi sự hưởng thụ nào cũng có cái giá phải trả của nó. Nếu như đam mê đeo đuổi đời sống hạnh phúc với thái độ sống sai lạc thiên về vật chất mà quên đi sự bồi dưỡng giá trị đạo đức con người thì kết quả chỉ là thất vọng mà thôi.

Lợi ích tốt đẹp của việc tín ngưỡng Phật giáo
04/11/2011 08:06 (GMT+7)
Sự trọng yếu của tôn giáo đối với nhân sinh, trong đó đạo lý là rõ ràng dễ thấy nhất, nó là một khâu rất trọng yếu trong sinh hoạt tinh thần của nhân loại, đã cổ lệ và làm phấn chấn con người có được sức mạnh không thể sánh.
Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cuộc Ðời Và Hạnh Phúc
31/10/2011 04:56 (GMT+7)
Cũng cùng một đời sống, cùng hít thở không khí, cùng ăn uống ngủ nghỉ, cùng một sinh hoạt của cuộc sống con người, thế mà chúng ta thấy có một sự khác biệt lớn lao giữa một người sống được đạo Phật và một người thường tục. Người sống được đạo Phật thì mãn nguyện, không lo sầu, thảnh thơi, thanh tịnh, tự do và an lạc:

Kinh người áo trắng: Bụt dạy phương pháp sống hạnh phúc ngay trong hiện tại
26/10/2011 05:58 (GMT+7)
"Này thầy Xá Lợi Phất, thầy có biết rằng nếu một vị đệ tử áo trắng đạo hạnh biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) thì có thể dạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại, và biết chắc chắn rằng mình sẽ không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh và các nẻo ác khác trong tương lai?
Nói xấu người khác: Những hậu quả và cách chuyển hóa
23/10/2011 23:06 (GMT+7)
NSGN - “Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát.

Mục đích của Thiền Định
21/10/2011 02:35 (GMT+7)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạt được nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đời sống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
Chuyển Nghiệp Lực Thành Nguyện Lực
19/10/2011 04:14 (GMT+7)
Hai chữ Hòa Bình, hầu như mọi người mỗi ngày đều mong cầu, sự mong cầu này đã trải dài qua mấy ngàn năm, mấy vạn năm, hình như niềm hy vọng hòa bình càng lúc càng thấy mỏng manh.  Nguyên do vì đâu? Đối với ý nghĩa bên trong của văn hóa ngoại quốc tôi không hiểu, nhưng đối với văn tự của Trung Quốc, ý nghĩa hai chữ Hòa bình rất sâu rộng, trong đó bao gồm cả nhân quả.

Tri Kiến Lập Tri
19/10/2011 04:11 (GMT+7)
Kinh Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy tức là tự tri. Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến , nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”. Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn.
Luận Về Sự Cảm Ứng (Những Lời Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn)
12/10/2011 00:21 (GMT+7)
Đức Phật đã dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian đều theo nhau như bóng với hình, không sai chạy chút nào. Tuy nhiên, những kẻ không tin tưởng vào luật nhân quả thì cho đó là lời nói ngoa. Ngoài ra, nhiều người do tin tưởng thuyết “An Mạng (an phận thủ thường)” của Khổng Tử nên thường đổ trút tất cả cho số mạng, và chỉ cầu phước báo, cùng thích nghe những điều tốt lành mà bỏ ngoài tai những việc xấu xa tai hoạ. Thật là những kẻ hàm hồ ngu muội.

Những Hành Trang Cho Ngày Cuối
12/10/2011 00:20 (GMT+7)
Nếu chỉ biết chết là buồn thương đau khổ mà không biết tìm cầu tu học theo pháp Phật để lìa khỏi ba cõi, mãi mãi tránh khỏi được cái chết thì sự buồn đau ấy há chẳng phải là luống nhọc vô ích ư? Cho dù có tìm được pháp môn đi nữa, nhưng không khế hợp với căn cơ. Nếu tu tập mà không chứng ngộ thì vẫn ở mãi trong sáu nẻo luân hồi. Sự đau buồn ấy cũng há chẳng phải là luống nhọc vô ích ư?
Tụng kinh, lạy Phật, sám hối và thiền quán
05/10/2011 11:01 (GMT+7)
Trong thời gian này, chúng ta siêng năng đọc tụng kinh điển và ngồi yên quán sát lời dạy đó để ứng dụng trong cuộc sống. Lúc ấy chúng ta chỉ mới tu trong tâm. Phương tiện này giúp tâm ta thanh tịnh dễ dàng.

Nhập môn thiền quán
01/10/2011 01:04 (GMT+7)
Tuyển tập này rút từ những lời dạy của HT. Sayādaw U Janaka khi ngài tổ chức khóa tu tại trung tâm Thiền học Phật giáo Malaysia (Malaysian Buddhist meditation centre) ở Penang năm 1983. Lúc đầu tuyển tập này một phần được Thượng tọa Sujīva, rút từ các pháp thoại buổi tối do HT thuyết giảng, còn lại chủ yếu từ các buổi trình pháp của thiền sinh tại khóa tu.
Để cuộc sống được thăng hoa
01/10/2011 00:59 (GMT+7)
Con người mình từ đời trước đã gây nhiều nghiệp nhân tội chướng nên hiện tại mới có thân nơi cõi đời ngũ trược ác thế này. Quả báo của thân và cảnh đều không sạch. Biết vậy, phải cố gắng tu hành để căn lành công đức càng thêm tăng trưởng, tiêu trừ giảm bớt nghiệp nhân xấu ác, siêng năng tạo nhiều nghiệp nhân lành tốt. Từ đó, thân và cảnh về sau mới tốt đẹp hơn. Được vậy là đi lên, còn không khéo gây tạo nghiệp ác sẽ làm cái đà lôi mình đi xuống, hễ đi xuống mà muốn mình trở lại khó lắm.    

Năm Pháp Có Thể Đưa Đến Khổ Đau Hay Hạnh Phúc
30/09/2011 14:05 (GMT+7)
Khổ đau hay hạnh phúc đều là những hậu quả tất yếu mà những hành động trước đó chúng ta đã tạo ra; dù là đồng thời hay dị thời đi nữa, thì chúng cũng bị lệ thuộc vào sự chi phối của luật tắt Nhân quả đứng về mặt hiện tượng.
Kiến Bất Năng Cập
29/09/2011 11:48 (GMT+7)
Bốn chữ “kiến bất năng cập”nằm trong một đoạn kinh văn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển thứ 2 trong bộ 10 quyển. Nguyên văn chữ Hán như sau: “Thị cố A Nan! nhữ kim đương tri: kiến minh chi thời, kiến phi thị minh; kiến ám chi thời, kiến phi thị ám; kiến không chi thời, kiến phi thị không; kiến tắc chi thời, kiến phi thị tắc; tứ nghĩa thành tựu, nhữ phục ưng tri, kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến; kiến do ly kiến, kiến bất năng cập...”

Người Phật Tử Có Nên Là Người Ăn Chay Không?
28/09/2011 08:21 (GMT+7)
Dr. D.P. Atukorale, M.D. M.R.C.P. là bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, hiện là Giáo Sư Viện Đại Học Colombo Tích Lan và là Cố Vấn Trưởng Khoa Tim Mạch Viện Tim Mạch Quốc Gia, Colombo, Sri Lanka. Bài này và các bài nghiên cứu khác về y khoa và dinh dưỡng của ông được đăng tải trên Tập San Y Khoa Hiệp Hội Y Khoa Tích Lan và các báo Online edition of Daily News và Sunday Observer.
Con Đường Phát Triển Tâm Linh Pháp Môn Lạy Phật
27/09/2011 07:13 (GMT+7)
Trong truyền thống tu tập Việt Nam, pháp môn Lạy Phật là một pháp môn rất phổ biến được thực tập trong hàng xuất gia cũng như tại gia. Trong các chùa cứ vào những ngày mười bốn và ba mươi âm lịch đều có các buổi lạy Hồng Danh Sám Hối. Bây giờ tại hải ngoại chúng ta cũng vẫn tiếp tục tu tập theo truyền thống đó. Như thế đủ chứng minh tính mầu nhiệm của pháp môn này. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thực tập thấy có an lạc và lợi ích thiết thực cho thân và tâm, nhưng không hiểu rõ nguyên nhân tại sao. Trong bài này chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu những lý do nào khiến pháp môn này mang đến cho chúng ta những lợi lạc mầu nhiệm đó.

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 51 [52] 53 54 55 56 57 58 59 60  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch