09/11/2011 17:53 (GMT+7)
Tam quy là quy y Tam bảo (quay về nương tựa ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng) còn ngũ giới (là năm nguyên tắc sống đạo đức gồm không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu bia say và tuyệt đối không sử dụng ma túy). |
19/10/2011 04:11 (GMT+7)
Kinh
Lăng Nghiêm nói “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “Lập tri” ấy
tức là tự tri. Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố
tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến , nhưng không có chấp cái tri ấy là
thật, nên chẳng có lập tri, nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”.
Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến, Phật muốn
thuyết pháp độ chúng sanh cũng phải tùy thuận chúng sanh,cũng phải nói tri, nói
kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản
của vô minh, nếu không kiến lập tức Niết bàn. |
01/10/2011 00:59 (GMT+7)
Con người mình từ đời trước đã gây nhiều
nghiệp nhân tội chướng nên hiện tại mới có thân nơi cõi đời ngũ trược
ác thế này. Quả báo của thân và cảnh đều không sạch. Biết vậy, phải cố
gắng tu hành để căn lành công đức càng thêm tăng trưởng, tiêu trừ giảm
bớt nghiệp nhân xấu ác, siêng năng tạo nhiều nghiệp nhân lành tốt. Từ
đó, thân và cảnh về sau mới tốt đẹp hơn. Được vậy là đi lên, còn không
khéo gây tạo nghiệp ác sẽ làm cái đà lôi mình đi xuống, hễ đi xuống mà
muốn mình trở lại khó lắm. |
29/09/2011 11:48 (GMT+7)
Bốn chữ
“kiến bất năng cập”nằm trong một đoạn kinh văn trong Kinh Thủ Lăng
Nghiêm, quyển thứ 2 trong bộ 10 quyển. Nguyên văn chữ Hán như sau:
“Thị cố A Nan! nhữ kim đương
tri: kiến minh chi thời, kiến phi thị minh; kiến ám chi thời, kiến phi thị ám;
kiến không chi thời, kiến phi thị không; kiến tắc chi thời, kiến phi thị tắc; tứ
nghĩa thành tựu, nhữ phục ưng tri, kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến; kiến do ly kiến, kiến bất năng cập...” |
27/09/2011 06:38 (GMT+7)
Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích
và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa
Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La
Hán. Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là
gì? Rất chân thành cảm ơn. |
14/09/2011 22:38 (GMT+7)
Cái lý
như đã nói ở đoạn trên: khi con người đã sinh ra rồi thì thế nào cũng phải
chết. Dầu có sợ cũng không khỏi, vì vậy không cần sợ làm gì chuyện không đáng
sợ. Còn sự ích lợi là: người không sợ chết là người không dể duôi, vì biết chắc
rằng: mình phải chết nên cố gắng hành theo chính pháp, để khỏi phải tái sinh
nữa. Người chỉ biết sợ chết, sợ không đươïc thọ hưởng ngũ trần lâu dài, nên
không nghĩ tới sự hành đạo cho mau giải thoát |
14/09/2011 01:19 (GMT+7)
Điểm cốt lõi của Phật
giáo là tự mình giải thoát chính mình ra khỏi khổ đau, sự giúp đở của tha
nhân hay thần thánh - kể cả sự giúp đở của chư Phật, Bồ tát và thiện tri thức -
là phụ. Trong khi đó các tôn giáo khác thì tín đồ phải nhờ vào đấng Tối Cao
(Thượng Đế) giải thoát khổ đau giùm cho. |
07/09/2011 19:13 (GMT+7)
Liễu
Nghĩa là thực nghĩa hiển liễu phân minh thuyết thị cứu cánh. Là nghĩa đã trọn,
đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là bất liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn,
chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu
nghĩa) và Phương Tiện (bất liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có Liễu Nghĩa
Kinh và Bất Liễu Nghĩa Kinh. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh Liễu Nghĩa (Kinh
Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y). |
30/08/2011 11:01 (GMT+7)
Gia đình tôi hiện không theo tôn giáo nào cả. Bàn thờ trong nhà chỉ
thắp hương cúng trời đất. Hai bên ông bà nội-ngoại của tôi theo đạo Cao
Đài. Lúc nhỏ ba tôi có theo người lớn đi thánh thất nhưng ba không phải
là đạo hữu chính thức, vì ba gần như không đi lễ bái và không tham gia
vào các sinh hoạt của đạo. |
17/08/2011 00:08 (GMT+7)
Con người chết rồi sau khi thần thức lìa khỏi thể xác trước lúc chưa đi
đầu thai, ví như người từ trong nhà bước ra ngoài nhưng chưa vào nhà
khác vẫn còn ở trung gian, đây là chỉ ý nghĩa thân trung ấm.
Người nào có tín sâu,
nguyện thiết, tinh tấn niệm Phật khi mới chết ngay đó liền vãng sanh Tây
phương, hoặc người có căn lành sâu dày thì trực chỉ sanh về cõi trời,
hoặc kẻ tạo ác nghiệp nặng liền đọa vào Địa ngục Vô gián, ba hạng người
này là không trải qua gian đoạn thân trung ấm. |
12/08/2011 06:35 (GMT+7)
Tôi mới đi chùa trong thời gian gần đây. Tôi biết đại khái rằng lễ hội Vu lan-Rằm tháng Bảy là lễ báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên, trong mùa hội, tôi thấy ở chùa thì đa phần là các lễ nghi cúng dường, chẩn tế, cầu nguyện, lễ bái. Còn tại tư gia thì các Phật tử cúng ông bà, tổ tiên và thí thực cô hồn, đốt giấy tiền vàng mã. |
01/08/2011 12:28 (GMT+7)
Theo Phật giáo, vạn sự vạn vật đều liên hệ mật thiết với nhau. Do đó,
lợi ích trước mắt phải gắn liền với lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân
đồng thời phải gắn liền lợi ích của xã hội mới thực sự gọi là lợi ích và
bền vững |
27/07/2011 10:08 (GMT+7)
Hỏi: Kính thưa thầy, con là một Phật tử đã từng đi chùa từ
lúc còn thơ ấu. Dù đã đi như thế, nhưng thú thật cho đến hôm nay, con
cũng vẫn chưa hiểu rõ về nguyên ủy xuất phát, cũng như ý nghĩa và tác
dụng của ngôi chùa như thế nào. Có người hỏi con về việc nầy, nhưng con
không biết phải trả lời ra sao cho người đó hiểu. Vậy nay con kính xin
thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu rõ về vấn đề nầy. Con xin cám ơn
thầy. |
23/07/2011 12:06 (GMT+7)
Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện
trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự
giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ
tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả
thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỷ con người,
những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay |
22/07/2011 07:40 (GMT+7)
Chúng
con là những người rất mến mộ đạo Phật nhưng hiện ở rất xa, do đó ít
có điều kiện để mua sách Phật pháp để đọc, thỉnh thoảng chúng con có đi
lễ chùa, được nhà chùa khuyến khích qui y Tam bảo và thọ trì Năm giới.
Chúng con chưa hiểu nếu qui y và thọ năm giới thì sẽ được lợi ích gì? Có gì khó khăn khi thọ Năm giới không? |
20/07/2011 05:37 (GMT+7)
Tôi
là một Phật tử quy y Tam bảo được hai năm và đã phát nguyện ăn chay trường.
Sắp tới đây tôi lấy chồng, bên chồng thì dường như chưa hiểu nhiều về ăn chay
và không ăn chay. Một số người thân bày tỏ sự quan ngại việc ăn chay trường của
tôi sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc hôn nhân, cụ thể như: Tôi ăn chay mà gia
đình chồng chưa hiểu giá trị việc ăn chay sẽ không hỗ trợ nên khó thành công. |
18/07/2011 12:09 (GMT+7)
Thông
thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc
mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn
thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà
thực ra là sai. |
15/07/2011 00:48 (GMT+7)
Nhất
định phải Qui Y! Tín ngưỡng Phật Giáo cần phải đầy đủ Tam Bảo. Điều này
khác với tín ngưỡng dân gian sùng bái quỉ thần. Tam Bảo là chỉ Phật
Pháp Tăng. Xưng là Tam Bảo, vì công đức ba ngôi này quí báu hơn mọi châu
báu thế gian, một khi nhận được thì vĩnh viễn không mất: nước cuốn
chẳng trôi, lửa thiêu chẳng cháy, trộm cướp càng không thể tranh đoạt.
Thật là lấy mãi chẳng hết, dùng mãi chẳng cạn, thọ dụng vô cùng. |
14/07/2011 00:00 (GMT+7)
Trì
chú có tác dụng không? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những
ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ Tát hay
thần linh để phát huy những công năng nhất định như trị bệnh, xua đuổi
tà ma quỷ quái, cầu phúc v.v… Trì chú dưới những hình thức khác nhau đã
sớm có trong tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy. |
12/07/2011 03:43 (GMT+7)
Phật
giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân
quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay
đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng
nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp
không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ
nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật
chảy máu. |
|