03/07/2012 14:45 (GMT+7)
Cha mẹ đem con đến chùa làm chú tiểu, tức là từ nay con phải ở chùa. Thầy dạy bảo thì con vâng lời, chắp tay búp sen trước ngực và đáp rằng “ Mô Phật”. Đó là bài học đầu tiên quyết định cho một lộ trình theo thầy học đạo mà chú tiểu phải thực tập. |
27/06/2012 05:00 (GMT+7)
Đọc sách báo hay nghe bạn bè, người thân kể chuyện về
kỷ niệm của họ gắn với ngôi chùa thân yêu - lần nào tôi cũng cảm thấy
vừa buồn vừa tủi! Thường thì họ được mẹ dẫn đến chùa, hay theo ông bà,
các anh chị... đến chùa lễ Phật - rồi biết bao là kỷ niệm của tuổi thơ
êm đềm, hạnh phúc theo họ lớn lên vào đời bên ngôi chùa linh thiêng kỳ
diệu ấy. Thật là êm đềm và ấm cúng! |
26/06/2012 05:52 (GMT+7)
Cứ độ khoảng 4 giờ sáng là Nam thức dậy ra lan can lầu ngắm nhìn
thành phố chuẩn bị thức giấc trong không khí lành lạnh, sương phủ mờ mờ. |
21/06/2012 07:08 (GMT+7)
Qua câu chuyện, chúng ta thấy rõ, nói được một trượng mà hành
chẳng được một thước. Nói được một thước mà hành chẳng được một tấc. Không bị
cảnh chuyển, chẳng phải dễ dàng. |
19/06/2012 06:01 (GMT+7)
Trong mùa xuân có mặt của cả mùa
đông và mùa hạ, trong mùa hạ có mặt của cả mùa xuân và mùa thu, trong mùa thu
có mặt của cả mùa hạ và mùa đông, và trong mùa đông đều có mặt của cả mùa thu
và mùa xuân, đó là cách nhìn hết sức thực tiễn của thiền quán. |
27/05/2012 04:37 (GMT+7)
Không chỉ Ấn Độ mới có chuyện Đức Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất;
không chỉ Trung Hoa mới có chuyện 24 người con hiếu thảo, mà ở Việt Nam
ta cũng có những câu chuyện thật đã làm cảm động lòng Trời. Hòa thượng
Cua đã lo cho mẹ những ngày cuối đời hạnh phúc, lại độ mẹ được vãng
sanh về cõi lành. |
13/05/2012 03:24 (GMT+7)
Các cụ già thì giàu xúc cảm và có chiều sâu nội tâm hơn.
Chúng tôi vào thăm, các cụ rất vui, niềm hạnh phúc khi được mọi người
quan tâm hiện rõ trên ánh mắt, khuôn mặt của quý vị. Đến lúc các em oanh
vũ trong đoàn sinh GĐPT Thiện Hoa 6 vào tận phòng ríu rít hỏi thăm... |
28/04/2012 13:27 (GMT+7)
Trong mỗi chúng ta khi mở mắt chào đời chắc củng đã từng được
mẹ lấy nước thơm tắm lên thân thể mình, đó là cả một nguồn tình thương
mà mẹ đã dành tặng cho người con yên quý của mẹ và lúc đó chắc ta sẽ cảm
thấy hạnh phúc lắm. |
20/04/2012 06:22 (GMT+7)
Thuở xưa
có một chú Sa di xuất gia theo một vị cao Tăng. Một bữa nọ, vị cao Tăng đón biết
chú Sa di này trong vòng bảy hôm nữa sẽ mệnh chung, nên lòng rất băn khoăn thương
xót. Vì chú ấy từng hết lòng hầu hạ, cung kính vâng lời, nên thầy tính kế làm
sao cho được vẹn toàn, liền bảo chú: "Này con, đã khá lâu mà con chưa về
thăm cha mẹ, hôm nay ta cho con về hầu thăm cha mẹ cho trọn tình hiếu tử, rồi
sau tám hôm con sẽ trở lại chùa". |
16/04/2012 11:24 (GMT+7)
Cơn bão số 5 vừa đổ bộ vào các tỉnh ven biển miền Trung. Trời
mưa rỉ rả suốt mấy ngày chúng tôi ghé tham quan thành phố Đông Hà và
thị xã Quảng Trị. Ấy vậy mà... vừa bước chân sang đất nước Triệu Voi thì
trời lại nắng chang chang. Không khí càng oi bức ngột ngạt khi công an
cửa khẩu Lao Bảo từ chối cấp visa cho hai vị trong đoàn vì passport gần
hết hạn. Nhưng rồi mọi việc sau đó cũng kịp thời giải quyết ổn thỏa. |
13/04/2012 01:03 (GMT+7)
Trái tim bình yên là một trái
tim không chạy lang thang, không đập tán loạn, mà là một sự cố định, kiên
cường, không ai có thể lôi cuốn được. Một vị cao tăng đắc đạo đương thời là cố
hòa thượng Quảng Khâm có nói rằng: "Ðiều kiện tất yếu trong việc tu hành
là bắt buộc ta phải có một trái tìm bình yên. |
27/03/2012 06:38 (GMT+7)
Lẽ ra, câu chuyện này, tôi phải viết ra từ lâu rồi mới phải.
Nhưng, tôi chưa viết không phải do tôi nghĩ đến rồi mà không viết, mà
là, cho mãi tới giờ tôi mới giật mình nghĩ đến. Tại sao vậy? |
14/03/2012 09:58 (GMT+7)
Đặng Tâm là đứa con thứ sáu trong một gia đình có tám anh em. Tâm xuất gia từ năm lên tám tuổi với hòa Thượng Tuệ Giác, một vị cao tăng tại chùa Long Thọ. Năm ba mươi tuổi, nghĩa là hai mươi năm sau, kể từ ngày Đặng Tâm theo thầy học đạo, chàng nổi tiếng là một sa môn uyên bác về kinh điển của nhà Phật và là người có đức độ khó ai bì kịp. |
11/03/2012 09:12 (GMT+7)
Hưng cầm thơ mẹ trên tay
thật lâu, nghe lòng thương yêu tràn ngập, rồi mới từ từ mở ra nghiền ngẫm từng
giòng chữ ngọt ngào của mẹ. Mẹ là nhà giáo, chữ viết của bà đều đặn mẫu mực mà
vẫn mang nét ẻo lả mềm mại dịu hiền của người đàn bà Đông phương thuần hậu. |
07/03/2012 11:37 (GMT+7)
Trên
thửa ruộng khô chờ ngày cấy mạ, chiều về, ánh nắng yếu ớt ẩn trong áng
mây hồng, che một khoảng mát dịu, đám trẻ thật đông, người lớn cũng
không thiếu, mỗi chiều sau những ngày đón Xuân suốt tháng giêng nhộn
nhã, họ kéo nhau ra đồng phô trương những cánh diều sặc sỡ. Tiểu Thuận
ngồi trong cổng chùa nhìn ra vẻ thèm thuồng. |
07/03/2012 11:15 (GMT+7)
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi
tại Ngọc Nam,
có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ.
Mùa xuân năm ấy, giặc dã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy
tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông
già “ tứ cố vô thân” ở lại đèn hương sớm tối. |
08/02/2012 12:21 (GMT+7)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay
tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả,
trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho
những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp
tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng. |
03/02/2012 23:02 (GMT+7)
Nếu phu tướng chưa đem lòng tin
rằng phương pháp của đạo Phật cao siêu hơn phép thuật của đạo Tiên, xin cho
phép thiếp nhắc lại sự tích của một người khác, trước tu Tiên rồi sau trở lại
tu Phật, cho phu tướng nghe. |
|