Chữa bệnh trầm cảm bằng ngồi thiền tốt như uống thuốc
23/04/2012 01:37 (GMT+7)
Các nhà khoa học Anh cho biết, chữa trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (group-taught meditation) có hiệu quả lâu dài tương đương với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược phẩm để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng thái tâm lý trầm uất.
Thiền định là gì ? - (Fabrice Midal)
19/04/2012 10:39 (GMT+7)
Thiền trong Phật Giáo không có nghĩa là suy tư về một thứ gì hay mổ xẻ một chủ đề nào cả, mà đúng hơn là cách giúp chúng ta quán thấy ý nghĩa của thực tại trong sự toàn vẹn của nó. Lời khuyên sau đây thật hết sức giản dị : "Hãy sử dụng tâm thức mình để quan sát tâm thức của chính mình". Đấy cũng chính là sức mạnh mầu nhiệm nhất của sự chú tâm.

03/04/2012 13:29 (GMT+7)
Từ tổ Đạt-ma đến tổ Hoằng Nhẫn, Thiền tông chưa chính thức dùng chữ “Thiền tông” làm tên gọi cho tông phái mình. Thời kỳ này Thiền tông chủ yếu y cứ vào bốn quyển “Kinh Lăng-già” và dùng kinh này để truyền thừa cho nhau. Cho nên trong “Lăng-già Sư Tư Ký” đã liệt 5 đời thiền sư (cùng với vị tổ thứ 6 là Thần Tú) làm “Lăng Già Sư”. Người đời gọi 5 vị thiền sư này (cùng với Thần Tú) là “Lăng Già Sư”, gọi giai đoạn lịch sử thiền học trước khi Thiền tông được thành lập này là “Thời kỳ Lăng-già Sư thừa”.
Hướng Dẫn Hành Thiền
02/03/2012 22:23 (GMT+7)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên

Bất Lập Văn Tự - Không dùng chữ nghĩa, ngôn ngữ.
29/02/2012 21:50 (GMT+7)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ, chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Ðạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa hay triệt để y cứ vào kinh điển theo thứ lớp mà truyền pháp, tức cũng có nghĩa Tông môn này không ra ngoài chánh pháp mà hơn hai ngàn rưỡi năm trước đức Phật đã truyền cho Sơ tổ Ấn độ Ma-ha Ca-Diêp....
Bước đầu tìm hiểu về thiền định
16/01/2012 06:01 (GMT+7)
Tại sao hành thiền? Có rất nhiều lý do. Nhưng trội hơn hết là sự suy nghĩ sáng suốt, xóa tan ngu si, ảo tưởng, tham lam, sân hận và ham muốn. Con đường đến Niết bàn là phải từ bỏ sự bám víu vào 'bản ngã'.

Giới Thiệu Pháp Thiền Nguyên Thủy Của Đức Phật
05/01/2012 00:35 (GMT+7)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
Nghiên cứu & trải nghiệm
25/12/2011 00:00 (GMT+7)
NSGN - Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục.

Năm lời khuyên dạy về
17/12/2011 22:10 (GMT+7)
Phép "thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến. Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính của tâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoài những lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bình thường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phải hành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
Thiền Định Dưới Ánh Sáng Khoa Học
05/12/2011 16:51 (GMT+7)
Matthieu Ricard, một nhà sư Tây Tạng thuộc tu viện Shechen ở Nepal, đã đồng ý tham dự một cuộc thử nghiệm để các nhà khoa học theo dõi những thay đổi của tế bào não bộ khi ông nhập định, theo một chương trình nghiên cứu của đại học Winconsin. Ricard, pháp danh là Oser, đã chịu vào nằm trong ống của máy chụp hình ba chiều fMRI, nhờ đó các nhà tâm lý có thể theo dõi các biến đổi của não bộ bằng âm hưởng của từ trường, thường dùng trong các phòng thí nghiệm. Ba mươi sáu năm trước đây, trước khi thọ giới, Matthieu Ricard cũng là một nhà khoa học có nhiều triển vọng, đã đậu tiến sĩ về sinh học di truyền tại viện Pasteur ở Paris.

Thiền và kỹ nghệ thiền
22/11/2011 15:28 (GMT+7)
Một khi Thiền được phổ biến trở thành một hiện tượng xã hội thì ranh giới giữa “tinh túy Thiền” và “kỹ nghệ thiền” rất mong manh.
Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy
21/11/2011 07:58 (GMT+7)
Thiền Vipassana đã truyền dạy chúng ta một phương châm sống, "Hãy tự chiến thắng chính mình." Phương tiện hành trì duy nhất và thực hành điều gì là hai vũ khí thiền (Anapana) "Tỉnh giác hơi thở" và thiền (Vipassana) "tỉnh giác thân cảm thọ".

Tức Tâm Tức Phật
12/11/2011 13:22 (GMT+7)
"Tức tâm tức Phật", theo sự hiểu biết thông thường mà hầu như ai ai trong chúng ta, những người đang tu Phật, dù theo Tông phái nào, Pháp môn nào, chỉ cần vừa chợt nghe qua những lời đối thoại đó, câu nói xuất phát từ miệng ai đó vừa lọt vào tai mình một cách rành rọt, hay câu chữ vừa thoáng qua rõ ràng trước mắt, thì mọi người đều tức khắc nhận ra được ý nghĩa của câu đáp, liền có thể hiểu ngay rằng "tâm là Phật", "Phật là tâm"  hoặc  "tâm này là Phật" hay "tâm ấy là Phật", "tâm kia là Phật"
Tương Quan Giữa Thiền Và Mật
09/11/2011 18:01 (GMT+7)
Những người học thiền thường nghe câu: “Đản nguyện không chư sở hữu, thiết vật thật chư sở vô”: chỉ cốt thấy mọi hiện tượng đều là không, nhưng nhất thiết đừng làm cho cái không ấy trở thành thực có. Có nghĩa là đừng “chấp không”. Bởi vì có rất nhiều thứ “không” tùy nơi chốn, tùy trình độ tu chứng.

Lược Giải Tranh Chăn Trâu Thiền Tông
31/10/2011 04:45 (GMT+7)
Theo ngôn ngữ thiền thì công việc quáùn sát từng động niệm của tâm để tu tâm gọi là “chăn trâu”. Mã Tổ hỏi Thạch Củng: “Chú làm gì đây?”. Đáp: “Chăn trâu”. Lại hỏi: “Chăn như thế nào?”. Đáp: “Mỗi khi nó chạy a vào đồng cỏ, thì xỏ mũi kéo lui lại”.
Thiền quán cho cuộc đời tích cực
23/10/2011 23:06 (GMT+7)
Tính không thì khác với Phật quả.  Nó là thực tại tối hậu của mọi thứ.  Để tịnh hóa tâm thức, điều cần yếu để biết tính bản nhiên của thực tại, mà đấy là tính không.  Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ một nhận thức sai lầm về thực tại.  Nhằm để loại trừ khổ đau, chúng ta phải thiền quán trên tính không.

Mục đích của Thiền Định
21/10/2011 02:34 (GMT+7)
Chúng tôi muốn trình bày vài điều để giới thiệu cách thực hành thiền. Như đa số mọi người, từ người phương Tây đến người Á châu, đều rất hâm mộ thiền định, bởi vì bị lôi cuốn bởi sự thực hành và đạt được nhiều lợi lạc từ đó. Tuy nhiên, dù rất nhiều người áp dụng thiền trong đời sống, nhưng chỉ có một số ít là hiểu được sâu xa mục đích của thiền.
Giới Thiệu Về Tổ Sư Thiền
13/10/2011 08:04 (GMT+7)
Thiền là phương pháp tu hành chủ yếu của nhà Phật.  Khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, các đệ tử của Ngài đều lấy việc hành thiền làm cơ bản.  Các phương pháp hành thiền này đều nương theo các kinh, luật và luận đã thuyết; như thiền Qúan Niệm Hơi Thờ, thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Na Ba La Mật..v..v..Tu các pháp thiền này được chứng nhập tuần tự theo thứ bậc, tuỳ theo trình độ và thời gian hành trì của hành giả.  Loại thiền này được gọi là Như Lai Thiền.  Còn Tổ Sư Thiền thì ngược lại không có thứ bậc, là pháp trực tiếp chỉ thẳng vào bản thể chân Tâm Phật tánh.

Dẫn Vào Thế Giới Thiền Học Của Tổ Sư Liễu Quán
10/10/2011 04:07 (GMT+7)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diện hơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gì bị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinh phong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hành đạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần, chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không. Hễ dừng lại dù chỉ một ý niệm mảy may đều bị nghiền nát ra thành cát bụi vùi dập dưới gót chân điên đảo của vô minh.
Thiền Ðịnh: Con Ðường Giáo Dục Tâm Lý
04/10/2011 09:50 (GMT+7)
Như chúng ta biết, đạo Phật là đạo đoạn trừ phiền não, khổ đau. Thiền định là con đường trực tiếp hàng phục nó. Nói Thiền định có khả năng hàng phục phiền não và vô minh là nói đến khả năng hàng phục ở đương niệm, đương thời, tại đương xứ (nói giản dị là: nó hàng phục phiền não ngay trong hiện tại và tại đây).

 Về trang trước     Về đầu trang      Trang 8 9 10 [11] 12 13 14 15 16 17  
Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch