04/07/2012 02:04 (GMT+7)
Đây
là lần đầu tiên chúng tôi được thăm viếng và làm quen quý Phật tử. Qua
lời giới thiệu của Thầy chúng tôi, sáng nay chúng tôi được phép thay
nhọc cho Thầy nói chuyện Phật pháp tại Thiền tự Vạn An cùng quý Phật tử. |
02/07/2012 00:23 (GMT+7)
Thật ra, đức Phật có trình bày rất rõ về lý do chúng ta cần
thực tập chánh niệm: để nhận diện và loại trừ đi cái nguyên nhân của
khổ đau. |
27/06/2012 05:02 (GMT+7)
Trong vài thập kỷ qua, thực tập chánh niệm tỉnh giác đã phát
triển lớn mạnh trong ngành tâm lý học. Được Jon Kabat-Zinn định nghĩa là
“sự tỉnh thức không phán xét trong thời điểm hiện tại,” tỉnh thức cho
phép chúng ta nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình
khi chúng phát sinh mà không bị mắc kẹt trong những phản ứng thường thấy
và tự động của mình. |
26/06/2012 05:36 (GMT+7)
Đời sống hôn nhân có nghĩa là cam kết từ nay về sau, trong
suốt phần đời còn lại của các bạn, sống hoà thuận với nhau, trong niềm
vui vẻ, tình yêu thương và lòng thân ái, với mong muốn đem đến cho nhau
lợi lạc càng nhiều càng tốt. |
22/06/2012 01:26 (GMT+7)
Thân và tâm của mình đều có khả năng bệnh. Sống giữa cõi
Ta-bà này thân tâm thường xuyên tiếp xúc với những độc tố nên bệnh là lẽ đương
nhiên. Tuy nhiên, bệnh của thân tâm cũng tùy cơ địa, khả năng đề kháng của từng
người và môi trường sống của người đó có trong sạch hay ô nhiễm... |
21/06/2012 06:43 (GMT+7)
Sống trong thời buổi mà nhu
cầu và cường độ làm việc cao khiến cho bạn không có nhiều thời gian tu tập.
Nhưng là người có niềm tin vào giáo pháp, bạn tin chắc sự tu tập có thể giúp
bạn đạt được an lạc trong đời sống hiện tại và tương lai. Trong hai mươi bốn
tiếng đồng hồ của một ngày đêm không đủ cho công việc và sự nghỉ ngơi |
06/06/2012 14:08 (GMT+7)
Là
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống
của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng
ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết
của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy
cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó
là lẽ tự nhiên. |
24/05/2012 03:37 (GMT+7)
Stress ở thành thị, nhất là những thành thị tập trung đông
dân, phát triển nhanh, với nhịp sống 24/24 giờ, rất dễ có cơ hội xảy ra
hơn là nông thôn, và khi xảy ra thì trầm trọng hơn ở nông thôn rất nhiều
. |
20/05/2012 00:49 (GMT+7)
Khả năng nhìn sự vật dưới một
khía cạnh khác có thể giúp ích chúng ta rất nhiều. Tập thay đổi nhãn quan,
chúng ta có thể phát triển được cái tâm bình an ngay trong các nghịch cảnh mà
ta gặp phải. Ai cũng cần hiểu rằng mỗi sự việc có nhiều khía cạnh. Mọi sự đều
có một bản chất tương đối. |
04/05/2012 22:56 (GMT+7)
Mỗi con người được sở hữu bởi một chữ tâm! Tâm như là một “mảnh đất” tư hữu và quyền sở hữu cá nhân một cách tuyệt đối, không ai xâm phạm được. Tâm của mỗi chúng ta, hẳn nhiên đang khu trú trong hình hài của mỗi con người rồi dần dà phát triển, lớn mạnh một cách tự nhiên theo hình hài, theo ngày tháng và theo cái vòng lẩn quẩn của sanh, bệnh, lão, tử. Chính vì thế, chúng ta phải biết kiểm soát tâm từ những hành vi, việc làm của chính ta giữa cõi đời này bằng cách thường xuyên nhắc nhở ta phải “dọn rác” trong tâm, đừng để rác rưởi sinh sôi nảy nở bám chặt vào tâm, e rằng khó gột rửa. |
27/04/2012 20:10 (GMT+7)
Trí tuệ là cái làm nên con người. Đó là hiện tại của con
người. Thông qua trí tuệ con người thực hiện chức năng sống. Các hoạt
động khoa học, kinh doanh, chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động
tâm lý,... |
23/04/2012 01:37 (GMT+7)
Các nhà khoa học Anh cho biết, chữa trị bệnh trầm cảm bằng phương pháp thiền định được dạy theo nhóm (group-taught meditation) có
hiệu quả lâu dài tương đương với cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng dược
phẩm để bệnh nhân chấm dứt tình trạng trôi nổi trở lại vào trong trạng
thái tâm lý trầm uất. |
21/04/2012 23:57 (GMT+7)
Tình dục là gốc của khổ. Bởi vì có tình, có dục là có chấp
trước. Trong kinh “A Hàm” có câu chuyện kể Phật Thích Ca một lần cùng với học
trò đi tản bộ bên bờ sông Hằng. Phật hỏi các học trò: “Các người nói xem nước
bốn đại dương nhiều hay là nước mắt chúng ta đổ ra vì trong quá khứ phải biệt
ly với người thân, bên nào nhiều hơn?” |
18/04/2012 11:38 (GMT+7)
Theo quan niệm của Phật giáo hạnh phúc thế gian thật sự
là sự hỷ lạc từ sự thụ hưởng những gì chúng ta đang có do thiện nghiệp
mà chúng ta đã và đang làm, cùng với ý chí và hiểu biết theo giáo pháp. |
11/04/2012 06:44 (GMT+7)
Cuộc
đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về
những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để
cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. |
10/04/2012 21:44 (GMT+7)
Quyển sách này gióng lên những lời kêu gọi thống thiết:
“Chết” là việc lớn nhất của đời người, chỉ có y cứ vào Phật pháp mới có
được sự nhận thức chính xác mới có được sự lợi ích triệt để đối với
người chết. |
09/04/2012 02:25 (GMT+7)
Đối với người tu Tịnh độ, hóa
giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới
thiệu thế giới Cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc
thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi
oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm
phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh” |
06/04/2012 14:49 (GMT+7)
“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của người khác”. Trong truyền thống
Phật giáo, đây là một trong những lời nguyện của Bồ tát. Đối với những
vị tu sĩ thọ Cụ túc giới, một nguyên tắc tương tự được đề cập đến trong
lời phát nguyện là không nói lời phỉ báng. Điều này cũng được nhắc đến
trong lời khuyên của Đức Phật đối với tất cả mọi người để tránh 10 bất
thiện nghiệp, đó là bất thiện nghiệp thứ năm: nói những lời gây bất hòa,
chia rẽ. |
03/04/2012 12:42 (GMT+7)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã
viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản
tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một
kỳ. |
01/04/2012 00:34 (GMT+7)
Bất cứ
trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi
trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người
trưởng thành. |
|