18/10/2011 07:45 (GMT+7)
Mùa thu
năm Kỷ Mẹo (1999), theo chân phái đoàn hành hương tứ đại danh sơn Trung Quốc
chùa Khánh Anh, tôi có dịp ghé Hàng Châu và Tô Châu, hai địa danh nổi tiếng
thanh lịch tao nhã, đã từng được văn nhân thi sĩ ca ngợi là một chốn thiên đàng
hạ giới. Tại Hàng Châu chúng tôi được chiêm bái chùa Tịnh Từ và chùa Linh Ẩn. |
10/10/2011 04:04 (GMT+7)
Sau ba
tháng nghĩ hè, hôm nay là ngày đầu tiên của niên học mới, sân trường nữ trung
học Lê Quý Ðôn vang lên tiếng nói cười thật vui của các nữ sinh, gương mặt nào
cũng lộ nét rạng rở nhưng hồn nhiên trong những chiếc áo dài mới màu trắng đồng
phục. Họ đứng với nhau từng nhóm, chỗ này vài người, chỗ kia năm ba người họ
tụm lại với nhau cũng chỉ để kể lại những vui buồn trong ba tháng nghĩ Hè vừa
qua. Riêng đám nữ sinh mới nhập học trường này lần đầu, vì còn lạ cảnh lạ người
nên họ tụ lại với nhau ở một góc sân... |
06/10/2011 08:50 (GMT+7)
Sau
này có khi tôi nghĩ lại, lúc đó chúng tôi đều ở cái tuổi mười bốn, mười lăm mà
sao Đạt đã mang vẻ... “một ông cụ non” vậy? Ít khi nào tôi thấy Đạt ra khỏi nhà
để gọi là... đi chơi... mà bạn bè của Đạt thì chả mấy khi tôi thấy có ai đến
với Đạt... |
04/10/2011 09:50 (GMT+7)
Chị xếp trên bàn ba bức ảnh: một hoa khôi thời thiếu nữ,
một bà mẹ rạng rỡ trong ngày cưới con trai - đứa con út của bầy con chín đứa,
và bức ảnh chị nhận được sau ngày mẹ xuống tóc qui y |
01/10/2011 01:01 (GMT+7)
Câu thơ trên
của Bùi Giáng nhẹ nhàng thanh thoát, như áng mây chiều lãng đãng, tựa như thân
phận con người mỗi chúng ta, không biết từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Chúng
ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ
như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ
giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất
cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi
già. |
30/09/2011 01:13 (GMT+7)
Khoảng thời gian năm tôi lên
tám, lên chín tuổi, lâu lâu vào ngày Chủ Nhật, bố mẹ tôi vẫn hay dắt chị em
chúng tôi tới một tiệm sách chuyên bán sách báo của Pháp nằm xế bên hông Vương
Cung Thánh Đường Sàigòn. Cái không khí tĩnh lặng, tinh khôi, trong vắt như một
ly nước suối trong tiệm sách đó đã luôn luôn là cảm giác rất quyến rũ cho một
đứa bé sớm thích mơ mộng như tôi. |
29/09/2011 11:51 (GMT+7)
Thím Bảy tuy cũng tuổi Tuất,
nhưng có lẽ, nhờ được "đẻ bọc điều" nên sung sướng từ tấm bé. Thím là
con út, mặc sức được ông bà già cưng, nên có bao giờ thím phải xông vào bếp bận
rộn nấu nướng đâu mà lấm lem lọ nghẹ. Lập gia đình, thím lại được chồng cưng,
nên lại càng "bạch tuột" chuyện nhà cửạ Mấy bà chị của thím thường
trêu ghẹo: "Mầy là thứ chó lông xù, lẩn quẩn phòng khách làm kiểng, chớ
biết cơm nước gì". Thím ngẫm nghĩ mình cũng dở tệ thiệt tình, thành thử
không thèm phản đối lời chê bai thậm tệ đó. |
28/09/2011 08:12 (GMT+7)
Chùa xây theo lối
kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại, có sân trồng hoa kiểng, có Đông lang Tây
lang làm nhà chúng và có cả tầng hầm làm nhà kho nhà bếp và nơi để xe của quý cô. Chùa khánh
thành xong, mở nhiều khóa tu nên Phật tử lui tới đông đúc. Buổi
sáng khi công việc bếp núc thu dọn xong là quý cô
rút hết lên lầu. Lúc này khu tầng hầm là nơi vắng vẻ yên tịnh hơn cả. |
25/09/2011 23:39 (GMT+7)
Buổi sáng mặt biển êm như mặt hồ, sóng nhẹ nhàng đưa nhau
vào bãi rồi tan nhanh không lưu luyến. Biển mơ hồ lời nói, sóng tan về đâu? Bãi
cát phẳng mịn như một ngày sớm chưa kịp vọng tưởng. Những con còng in dấu rón
rén lao xao chạy đi chạy lại, chui vào hang ổ rồi lại chạy ra, không thể chụp
bắt vì chúng lẫn nhanh như gió. Không vào hang còng sao bắt được còng. Ði vào
ngõ ngách của tâm, khám phá hang ổ và cười với những chú còng gió vọng tưởng.
Tâm mình mà nhiều hang ổ thì nó sẽ lủng thủng chỗ nầy chỗ nọ, không mịn màng
như mới nhìn thoáng qua. |
25/09/2011 05:27 (GMT+7)
Sáng sớm tôi thích lang thang
ngoài đồng cỏ. Có nhiều giống chim lạ và tiếng hót của chúng đã đưa tôi ra tới tận
bìa rừng. Trời mù sương lạnh buốt. Bỗng tôi giật thót người, mồ hôi trán nhỏ
giọt. Có bóng ai chập chờn bên khu đồng mả. Một thoáng tôi kịp nhận ra con bé. Quái
lạ. Không hiểu nó làm gì ở đây vào giờ này. |
21/09/2011 08:39 (GMT+7)
Tôi vẫn im lặng ngồi đó nghe
tiếng chiều ngân dài bên trang kinh vừa khép. Mưa thật rồi. Mưa như trút xuống
ký ức tôi cái chiều lang thang ở Huế. Đói, khát và mưa thầm thì đã làm cho nước
sông Hương thêm ngấn lệ và câu chuyện lão hành khất, lại hiện về như một trang
kinh còn sủng mực… |
19/09/2011 03:34 (GMT+7)
Lên
đường là bỏ hai chân xuống tháng ngày, dấn bước lên những vùng chon von tuế
nguyệt. Bỏ được hai chân vào tháng ngày là bước qua con đường gai góc, dẫm trên
cỏ cây héo úa, và tất cả sẽ trở biếc bật hương theo từng vết chân vô ảnh. Đi,
cứ đi âm thầm đơn độc, lắng nhìn, lắng nghe, ứng cảm. Nếu mãi phô trương náo
nhiệt ắt không thể và không ngôn ngữ nào đủ sức dẫn truyền. |
17/09/2011 03:26 (GMT+7)
Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây
phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta
cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ
niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và
mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt
động một cách tẻ nhạt, chán chường. |
16/09/2011 06:30 (GMT+7)
Tôi
thường đến thăm cha tôi vào lúc chiều tà và lần nào cũng đi quanh ghé chào hàng
xóm của ông. Thế giới người chết thật thanh bình, chẳng có cảnh đua giành tranh
cãi, tất cả ở bên nhau êm ả dù lrước kia có thể khác nhau về thân phận hoặc
quan niệm sống. Hơn nữa, họ còn gợi được tình nhân ái giữa những người sống, vì
nhiều khi đến đây tôi thấy đã có nhang thắp đỏ cắm trên mộ cha tôi cùng những
nhà mồ bên cạnh. |
06/09/2011 07:52 (GMT+7)
Này các bạn
tu, cái thấy về Phật pháp của tôi, tôi đã tiếp nhận được từ các hòa thượng Ma
Cốc, Đan Hà, Đạo Nhất, Lô Sơn và Thạch Củng. Sự trao truyền của truyền thống
này đã phổ biến trên thiên hạ, nhưng vì chưa tin nhận được nên nhiều người còn
nhạo báng. Như ý chỉ của Tổ Đạo Nhất, thuần nhất và không tạp loạn như thế, mà
cả ba trăm năm mươi người tới học cũng không nắm bắt được. |
16/08/2011 11:08 (GMT+7)
Hiếu nghĩa là đạo của con người, dù là dân tộc nào, chỉ khác nhau ở mức độ và cách biểu hiện mà thôi. Với người Việt, chữ Hiếu thể hiện trong nhiều sắc thái khác nhau. Ghi nhớ công ơn các bậc sinh thành, người Việt đã hình thành tục thờ cúng tổ tiên từ lâu đời. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, chữ Hiếu còn được khắc sâu hơn bởi quan niệm Nho giáo. Chữ Hiếu là chuyện xuyên suốt từng ngày, từng tháng trong cả cuộc đời con người. Dân ta vẫn bảo: "Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". |
13/08/2011 06:19 (GMT+7)
Hãy kết lấy một bó hoa rực rỡ nhất để kính dâng lên mẹ. Mỗi ngày, hãy ngồi xuống trong một khoảng khắc lắng đọng nhất để nhớ đến mẹ. Chẳng có cha mẹ nào sống mãi với con, cho nên, ngày nào còn mẹ cha bên cạnh, chúng ta hãy tự nhủ "Đừng quên bổn phận làm con". |
11/08/2011 15:32 (GMT+7)
Con được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ được 8 năm.
Bỗng một sáng ấy, mẹ ra đi mà con nào biết. Con chờ mãi mà chẳng thấy mẹ
về và từ đó, trong con là cả một sự trống vắng, hụt hẫng to lớn. |
08/08/2011 12:15 (GMT+7)
Sau ngần ấy tháng ngày quay quần với cuộc sống, với tình yêu
và bè bạn, con đã quên mất đi nhiều thứ lắm Mẹ ạ! Giữa căn phòng trống
vắng đêm nay, con cũng chợt nhận nhiều điều, con thấy trái với suy
nghĩ, dự tính cho những buổi ăn chơi hò hẹn hằng ngày của con trẻ nơi
đất Sài thành này, là những trăn trở, nhọc nhằn mà Cha Mẹ đang ngày đêm
cố giải từ bài toán của cuộc đời anh em chúng con … Con đã hiểu ra
điều gì đó! |
06/08/2011 10:27 (GMT+7)
Có lẽ không ai lại không biết và cũng đã từng hơn một lần ngâm nga ca khúc Lòng Mẹ nổi tiếng của cố nhạc sĩ Y Vân: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào...".
Dù khi viết ca khúc này ông còn là một thanh niên, nhưng ông đã cảm
nhận sâu sắc với cả giai điệu và ca từ đều nhẹ nhàng, lắng đọng, đủ sức
rung động lòng người. |
|