21/07/2011 02:49 (GMT+7)
Thời đại mạt pháp, chúng sinh nghiệp chướng nặng nề, phước
báo mỏng manh. Người học đạo thì nhiều, song người được đạo lại rất
ít... |
19/07/2011 00:48 (GMT+7)
Cùng
với Yoga, Thiền định cũng là một phương cách giúp tinh thần được thư
dãn. Hai phương pháp luyện tập này có những điểm tương đồng với nhau,
nhưng Thiền tập đi sâu vào trạng thái tâm linh, nội tại của con người
hơn là những bài luyện tập về thể lực. |
18/07/2011 12:15 (GMT+7)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống
giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn
bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu
bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế
nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành? |
16/07/2011 01:25 (GMT+7)
Trong xã
hội con người, những cái gì đẹp, cao quí, thường được ca ngợi, hay được
chiêm ngưỡng, đó là những cái mà đời hay người đời tặng riêng cho mình.
Nhưng khi nhận những sự tán dương này mà Tâm không dính mắc vào những
lời xưng tụng, tán thán, khen ngợi đó, thì mới chính là người đức hạnh
hay bậc thánh hiền. Do đó, tuỳ theo tấm lòng cung kính của mỗi người tu
Phật mà có những danh hiệu khác nhau để tôn kính Ngài được biết như:
Samôn Cồ Đàm, Đức Thế Tôn, Đấng Từ Phụ, Đấng Như Lai … |
14/07/2011 00:00 (GMT+7)
Trì
chú có tác dụng không? Trì chú là dùng những âm thanh đặc biệt, những
ngôn từ đặc biệt, đại biểu cho sức mạnh gia hộ của chư Phật, Bồ Tát hay
thần linh để phát huy những công năng nhất định như trị bệnh, xua đuổi
tà ma quỷ quái, cầu phúc v.v… Trì chú dưới những hình thức khác nhau đã
sớm có trong tôn giáo của các bộ tộc nguyên thủy. |
13/07/2011 23:56 (GMT+7)
Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức lợi ích thiết thực ngay trong
đời này và cả đời sau. Thứ hai là Thiên thừa tức giáo pháp dạy chúng ta
tu để được sanh về cõi trời. Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên
giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sanh tử.
Thứ năm là Bồ tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi mình vừa
lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát. |
13/07/2011 23:56 (GMT+7)
Khi
tâm chúng ta chưa an, phải biết là do ngoại ma, tức là những người đã
chết còn buồn phiền, bực tức đau khổ đã tác động chúng ta, làm cho bất
an. Hai là chúng ta bất an vì trong tâm mình đã có nghiệp gọi là ngũ ấm
ma, phiền não ma, tức nội ma. Trên bước đường tu, điều quan trọng là
phải phát hiện được nội ma trong lòng và ngoại ma bên ngoài. Ma trong
lòng không còn thì ma bên ngoài không thể tác động được. |
13/07/2011 03:52 (GMT+7)
Mang
nghiệp vãng sinh là quan điểm của người tu pháp môn Tịnh độ, nhưng
không thấy có danh từ này trong các kinh điển về Tịnh độ. Vì vậy, cách
đây vài năm, có một cuộc bút chiến về chủ đề "Tiêu nghiệp vãng sinh và
mang nghiệp vãng sinh", của tu sĩ Du già Mật giáo và người tu Tịnh độ.
Nhưng, theo kinh "Quán vô lượng thọ" và kinh "Vô lượng thọ" thì người
phàm phu, tuy tạo nghiệp ác lớn, nếu niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hướng
về Phật A-di-đà phát lời nguyện lớn thì cũng được vãng sinh. Vì vậy mà
giới Tịnh độ ở Trung Quốc đề xướng thuyết "Mang nghiệp vãng sinh". |
12/07/2011 03:43 (GMT+7)
Phật
giáo không tin thuyết định mệnh, nhưng chấp nhận thuyết nhân quả. Nhân
quả có thể thay đổi. Nhân quá khứ cộng với nhân hiện tại, có thể thay
đổi quả báo. Nhưng sách Phật nói : "Định nghiệp không thể chuyển, trọng
nghiệp không thể cứu" nghĩa là làm sao ? Khi đức Phật nói định nghiệp
không thể chuyển là nói những nghiệp ác cực nặng, gọi là 5 tội (ngũ
nghịch) : giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hòa hợp Tăng, làm Phật
chảy máu. |
11/07/2011 10:16 (GMT+7)
Lục căn, lục trần, lục thức là bộ phận quan trọng của thuyết Thập nhị
nhân duyên Phật giáo nhằm giải thích thực tướng của thế giới. Căn bản
nhất là vô minh, đó là nhân duyên đầu tiên của chuổi 12 nhân duyên. Vô
thủy vô minh và Nhất niệm vô minh là hai chìa khóa mở ra vũ trụ vạn vật,
thế giới, con người… |
11/07/2011 10:14 (GMT+7)
Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali)
có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật
(南 無 阿 彌 陀 佛, chú ý chữ 無 phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà. |
08/07/2011 02:21 (GMT+7)
Tứ Như Ý Túc còn gọi là Tứ Thần Túc. Tứ Như Ý Túc là bốn điều ước nguyện phải đạt được kết quả đầy đủ như ý |
06/07/2011 11:35 (GMT+7)
Dưới đây là một bài viết của
bà Aung San Suu Kyi trên báo Bangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó
được một ký giả Pháp là Alain Delaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên
mạng Buddhachanel.tv vào ngày 13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng
ta hơi muộn, thế nhưng chính sự muộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp
chúng ta đánh giá cao hơn nữa Lợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"
của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. |
05/07/2011 08:00 (GMT+7)
Trần Thái Tông là vị vua
đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài
vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là
43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất
gia và tại gia. |
04/07/2011 07:54 (GMT+7)
Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là "U minh Giáo
chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát". Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh
là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ
tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một
hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa
địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của
Ngài. |
04/07/2011 07:53 (GMT+7)
Chúng ta không cần theo đuổi những ý nghĩ, chúng ta không đồng hóa mình với chúng, chúng ta không cho chúng một sự chú ý hay một tầm quan trọng nào cả. Chỉ cần quay về với sự chú tâm vào những cảm giác của hơi thở vào và hơi thở ra. Đó là đối tượng hành thiền của chúng ta. |
02/07/2011 23:30 (GMT+7)
Những phương pháp đặc biệt
của Kim Cương thừa nhắm vào việc đưa những sắc tướng mà chúng ta thường kinh
nghiệm là bất tịnh tới một bình diện thanh tịnh. Trọng tâm của sự chuyển hóa
này là thấu hiểu rằng mọi hiện tượng chỉ xuất hiện trên bình diện tương đối khi
chúng ta kinh nghiệm chúng. |
01/07/2011 12:50 (GMT+7)
Bát chánh đạo cũng giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác
rằng, khổ đau và gốc rễ của nó có thể diệt tận, khi tham dục và ái hỷ
đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi tâm của hành giả bị
diệt tận. Và con đường diệt tận tham dục và ái hỷ đối với thọ uẩn,
tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn để thành tựu Niết-bàn là các phẩm trợ
đạo và chánh đạo. |
01/07/2011 12:38 (GMT+7)
Tông chỉ học Phật là tìm cầu con đường giải thoát. Con
đường này được đặt trên nền tảng Nhơn Thiên Đạo. Đặc biệt là Nhơn đạo, mấu chốt
quan trọng nhất của sinh tử là giải thoát. Cho nên, người học Phật không thể xa
lìa Nhơn Thiên Đạo mà mong cầu con đường giải thoát. |
29/06/2011 06:41 (GMT+7)
Đối với những người mới bước đầu học Phật, họ bắt gặp những lời dạy của Phật, những nội dung trong kinh điển có vẻ như mâu thuẫn, trái ngược nhau, khiến cho họ hoang mang, không biết nên nhận định những vấn đề đó như thế nào. |
|