13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
Nếu bạn sống một mình, giải pháp này thật đơn giản. Nếu bạn
có vợ (hoặc chồng), hoặc một người sống chung nào đó, mọi việc sẽ khó
khăn hơn đáng kể. Nếu bạn có một gia đình lớn, điều này càng khó khăn
hơn. Tuy nhiên, bất kể là điều kiện sống của bạn như thế nào, hay có
bao nhiêu người sống chung trong gia đình bạn, thì giải pháp nêu ra ở
đây vẫn rất đáng để nỗ lực thực hiện và sẽ đưa lại ích lợi to lớn –
nhìn từ góc độ một cuộc sống có tổ chức và dễ quản lý hơn.
Ý niệm này bắt nguồn từ một khuynh hướng rất phổ biến là hầu như ai
cũng cố chất đầy căn nhà của mình đến tận mọi ngóc ngách. Đây dường như
là vấn đề của tất cả mọi người, bất chấp sự khác biệt về mức thu nhập,
độ rộng của căn nhà... hay nơi chốn, chủng tộc, tôn giáo... Vấn đề ở
đây là, sự chật chội quá đáng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng và bực
dọc khi ta không biết nơi nào để cất giữ hoặc tìm thấy một món đồ. Cảm
giác «bị đóng khung» còn có thể tạo ảnh hưởng xấu lên tâm lý của bạn,
làm cho dễ bị căng thẳng và dễ cáu gắt.
Sự thật là hầu hết mọi người đều chất đầy chỗ ở của mình đến mức tận
cùng có thể được. Nếu bạn có vài căn buồng nhỏ trong căn hộ, chắc chắn
là mỗi căn buồng ấy đều được chất đầy. Nếu bạn có ba căn như vậy, chắc
chắn cũng vẫn bị chất đầy. Bất kể là chúng ta có được bao nhiêu chỗ
chứa, chúng ta dường như luôn biết cách để làm đầy chúng. Và dĩ nhiên
điều này sẽ không gây rắc rối gì nếu như chúng ta chẳng bao giờ mua hay
nhận được thêm một món đồ nào mới cần đến chỗ chứa. Nhưng than ôi, sự
thật chắc chắn không phải là như vậy. Hầu hết chúng ta liên tục mang về
những món đồ mới và cả những món đã có người dùng qua.
Vấn đề là, nơi đâu chúng ta có thể cất giữ hết mọi thứ? Giải pháp mà
phần lớn chúng ta đều áp dụng là sắp xếp lại cái «đống bề bộn» cũ để có
chỗ cho các món đồ mới. Thay vì thải bỏ, chúng ta cố sắp xếp, chèn ép,
chồng chất mọi thứ lên nhau. Chúng ta chất đầy những căn gác, nhà để
xe, những giá đỡ... và những chỗ chứa khác. Một số ít người còn thuê cả
nhà kho ở bên ngoài nhà để tạo thêm chỗ chứa. Chúng ta thu thập mọi thứ
là vì rất nhiều lý do – vì sợ rằng một ngày nào đó sẽ cần đến, hoặc là
theo thói quen, hoặc chỉ vì nuối tiếc quá khứ...
Cách giải quyết vấn đề tuy đòi hỏi một kỷ luật nghiêm ngặt, nhưng lại
khá đơn giản, và gần như có hiệu quả tuyệt đối. Một khi bạn nhận ra
rằng mọi chỗ chứa trong nhà đã vừa đầy, điều bạn cần làm là hãy đưa ra
một lời tuyên thệ: nếu một món đồ mới được mang về nhà, một món đồ cũ
nào đó bắt buộc sẽ phải ra đi. Lấy ví dụ, giả sử bé gái 5 tuổi của bạn
nhận được 2 con gấu nhồi bông vào dịp sinh nhật. Áp dụng sách lược này,
bạn và con gái sẽ phải quyết định xem những món đồ chơi tương ứng nào
của nó cần phải được cho đi nhằm lấy chỗ cho hai chú gấu mới.
Thực hiện sách lược này mang lại rất nhiều điều. Trước hết, nó giữ cho
khối lượng đồ đạc trong nhà luôn luôn ở mức kiểm soát được. Bạn sẽ phải
liên tục tạo ra khoảng trống cho các món đồ mới bằng cách thải bỏ đi
những thứ mà bạn không còn sử dụng hoặc không cần đến nữa. Điều lợi ích
ẩn sau cách làm này là nó có thể giúp giảm đi rất nhiều chi phí sinh
hoạt thường ngày. Cách làm này khuyến khích bạn phải suy nghĩ thật chín
chắn trước khi mua những món đồ mới, vì bạn biết rằng bạn sẽ phải thải
bỏ những món khác. Thêm vào đó, bạn sẽ nêu gương tốt cho con cái rằng,
việc chia sẻ những thứ mình có với người khác là quan trọng, có lẽ là
với những người kém may mắn hơn bản thân chúng ta. Có thể giải thích
cho chúng hiểu rằng rất nhiều trẻ con khác không có đồ chơi, và chúng
ta có thể cho đi một vài món hiện có để giúp cho cuộc sống của chúng
được tươi sáng hơn. Áp dụng cùng nguyên tắc như trên cho dù là chúng ta
mang về những con gấu bông, đồ dùng trong nhà, đồ chứa trong bếp, hay
quần áo...
Điều rõ ràng là có rất nhiều ngoại lệ cho nguyên tắc này. Nếu
như bạn chưa có đủ đồ dùng trong nhà, thật là ngớ ngẩn nếu như thải bỏ
đi một món nào đó mà bạn đang thật sự cần đến, chỉ bằng vào những nhận
xét này hay một kế hoạch tương tự nào khác. Hoặc là, nếu bạn thật sự
cần hay muốn có thêm một cái quần Jean mới, hay nếu như con bạn chỉ có
một đôi món đồ chơi, bạn không cần phải áp dụng nguyên tắc này một cách
cứng nhắc. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, tôi nghĩ là bạn sẽ
đồng ý rằng chúng ta đã có đủ tất cả những gì chúng ta cần. Trong những
trường hợp này, tôi nghĩ rằng phương thức này là một trong những phương
thức sẽ làm bạn thích. Bạn sẽ thích thú với thực tế là căn nhà của bạn
chẳng bao giờ quá tải, bất kể là bạn mua về bao nhiêu món đồ mới – và
bạn cũng sẽ sung sướng khi biết rằng có những người khác, thật sự cần
đến và đang sử dụng những món đồ của bạn cho đi, những món mà chỉ có
thể choán chỗ vô ích trong nhà bạn. Đây là một giải pháp đơn giản với
hiệu quả rất cao, giải quyết được một vấn đề gần như phổ biến ở mọi nơi.
Nếu bạn sống một mình, giải pháp này thật đơn giản. Nếu bạn
có vợ (hoặc chồng), hoặc một người sống chung nào đó, mọi việc sẽ khó
khăn hơn đáng kể. Nếu bạn có một gia đình lớn, điều này càng khó khăn
hơn. Tuy nhiên, bất kể là điều kiện sống của bạn như thế nào, hay có
bao nhiêu người sống chung trong gia đình bạn, thì giải pháp nêu ra ở
đây vẫn rất đáng để nỗ lực thực hiện và sẽ đưa lại ích lợi to lớn –
nhìn từ góc độ một cuộc sống có tổ chức và dễ quản lý hơn.
Ý niệm này bắt nguồn từ một khuynh hướng rất phổ biến là hầu như ai
cũng cố chất đầy căn nhà của mình đến tận mọi ngóc ngách. Đây dường như
là vấn đề của tất cả mọi người, bất chấp sự khác biệt về mức thu nhập,
độ rộng của căn nhà... hay nơi chốn, chủng tộc, tôn giáo... Vấn đề ở
đây là, sự chật chội quá đáng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng và bực
dọc khi ta không biết nơi nào để cất giữ hoặc tìm thấy một món đồ. Cảm
giác «bị đóng khung» còn có thể tạo ảnh hưởng xấu lên tâm lý của bạn,
làm cho dễ bị căng thẳng và dễ cáu gắt.
Sự thật là hầu hết mọi người đều chất đầy chỗ ở của mình đến mức tận
cùng có thể được. Nếu bạn có vài căn buồng nhỏ trong căn hộ, chắc chắn
là mỗi căn buồng ấy đều được chất đầy. Nếu bạn có ba căn như vậy, chắc
chắn cũng vẫn bị chất đầy. Bất kể là chúng ta có được bao nhiêu chỗ
chứa, chúng ta dường như luôn biết cách để làm đầy chúng. Và dĩ nhiên
điều này sẽ không gây rắc rối gì nếu như chúng ta chẳng bao giờ mua hay
nhận được thêm một món đồ nào mới cần đến chỗ chứa. Nhưng than ôi, sự
thật chắc chắn không phải là như vậy. Hầu hết chúng ta liên tục mang về
những món đồ mới và cả những món đã có người dùng qua.
Vấn đề là, nơi đâu chúng ta có thể cất giữ hết mọi thứ? Giải pháp mà
phần lớn chúng ta đều áp dụng là sắp xếp lại cái «đống bề bộn» cũ để có
chỗ cho các món đồ mới. Thay vì thải bỏ, chúng ta cố sắp xếp, chèn ép,
chồng chất mọi thứ lên nhau. Chúng ta chất đầy những căn gác, nhà để
xe, những giá đỡ... và những chỗ chứa khác. Một số ít người còn thuê cả
nhà kho ở bên ngoài nhà để tạo thêm chỗ chứa. Chúng ta thu thập mọi thứ
là vì rất nhiều lý do – vì sợ rằng một ngày nào đó sẽ cần đến, hoặc là
theo thói quen, hoặc chỉ vì nuối tiếc quá khứ...
Cách giải quyết vấn đề tuy đòi hỏi một kỷ luật nghiêm ngặt, nhưng lại
khá đơn giản, và gần như có hiệu quả tuyệt đối. Một khi bạn nhận ra
rằng mọi chỗ chứa trong nhà đã vừa đầy, điều bạn cần làm là hãy đưa ra
một lời tuyên thệ: nếu một món đồ mới được mang về nhà, một món đồ cũ
nào đó bắt buộc sẽ phải ra đi. Lấy ví dụ, giả sử bé gái 5 tuổi của bạn
nhận được 2 con gấu nhồi bông vào dịp sinh nhật. Áp dụng sách lược này,
bạn và con gái sẽ phải quyết định xem những món đồ chơi tương ứng nào
của nó cần phải được cho đi nhằm lấy chỗ cho hai chú gấu mới.
Thực hiện sách lược này mang lại rất nhiều điều. Trước hết, nó giữ cho
khối lượng đồ đạc trong nhà luôn luôn ở mức kiểm soát được. Bạn sẽ phải
liên tục tạo ra khoảng trống cho các món đồ mới bằng cách thải bỏ đi
những thứ mà bạn không còn sử dụng hoặc không cần đến nữa. Điều lợi ích
ẩn sau cách làm này là nó có thể giúp giảm đi rất nhiều chi phí sinh
hoạt thường ngày. Cách làm này khuyến khích bạn phải suy nghĩ thật chín
chắn trước khi mua những món đồ mới, vì bạn biết rằng bạn sẽ phải thải
bỏ những món khác. Thêm vào đó, bạn sẽ nêu gương tốt cho con cái rằng,
việc chia sẻ những thứ mình có với người khác là quan trọng, có lẽ là
với những người kém may mắn hơn bản thân chúng ta. Có thể giải thích
cho chúng hiểu rằng rất nhiều trẻ con khác không có đồ chơi, và chúng
ta có thể cho đi một vài món hiện có để giúp cho cuộc sống của chúng
được tươi sáng hơn. Áp dụng cùng nguyên tắc như trên cho dù là chúng ta
mang về những con gấu bông, đồ dùng trong nhà, đồ chứa trong bếp, hay
quần áo...
Điều rõ ràng là có rất nhiều ngoại lệ cho nguyên tắc này. Nếu
như bạn chưa có đủ đồ dùng trong nhà, thật là ngớ ngẩn nếu như thải bỏ
đi một món nào đó mà bạn đang thật sự cần đến, chỉ bằng vào những nhận
xét này hay một kế hoạch tương tự nào khác. Hoặc là, nếu bạn thật sự
cần hay muốn có thêm một cái quần Jean mới, hay nếu như con bạn chỉ có
một đôi món đồ chơi, bạn không cần phải áp dụng nguyên tắc này một cách
cứng nhắc. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, tôi nghĩ là bạn sẽ
đồng ý rằng chúng ta đã có đủ tất cả những gì chúng ta cần. Trong những
trường hợp này, tôi nghĩ rằng phương thức này là một trong những phương
thức sẽ làm bạn thích. Bạn sẽ thích thú với thực tế là căn nhà của bạn
chẳng bao giờ quá tải, bất kể là bạn mua về bao nhiêu món đồ mới – và
bạn cũng sẽ sung sướng khi biết rằng có những người khác, thật sự cần
đến và đang sử dụng những món đồ của bạn cho đi, những món mà chỉ có
thể choán chỗ vô ích trong nhà bạn. Đây là một giải pháp đơn giản với
hiệu quả rất cao, giải quyết được một vấn đề gần như phổ biến ở mọi nơi.