Việc hiến tặng các cơ quan nội tạng đối
với nhiều Phật tử là một vấn đề đầy mâu thuẫn. Một mặt, chúng ta luôn
muốn thực hành Bồ tát hạnh ở mọi nơi có thể, vì ở Hoa Kỳ hằng ngày có
chín người hấp hối trong sự chờ đợi tuyệt vọng những người hiến tặng.
Mặt khác, theo giáo lý đạo Phật, chỉ khi thần thức rời khỏi thể xác mới
gọi là chết, chứ không phải sau khi trút hơi thở cuối cùng, và người ta
thường tin rằng chính hoàn cảnh tử vong lâm sàng và thời gian sau đó,
trước khi thần thức thoát đi, là thời điểm then chốt quyết định sự tái
sinh hoặc đầu thai của người đó. Theo quan niệm này, tốt nhất là không
được cắt xẻ thi hài trong vòng ba ngày sau cái chết lâm sàng, nếu không
nó sẽ gây ra sự rối loạn cho tiến trình tái sinh.
Tuy nhiên,
theo y học, để cấy ghép cơ thể có hiệu quả, những bộ phận đó trong cơ
thể người chết phải được cắt càng nhanh càng tốt sau khi trút hơi thở
sau cùng, như vậy nó có thể làm rối loạn nghiêm trọng đến quá trình tự
nhiên của ý thức quan về dạng vô hình. Nhiều Phật tử đã phát nguyện
hiến xác theo yêu cầu không được cắt cơ thể họ sau ba ngày, nhưng làm
như vậy không đảm bảo chất lượng cấy ghép các cơ quan nội tạng, các mô
đã hiến tặng.
Thiền sư Sheng Yen và Tangen Harada cho rằng dù
việc hiến tặng có thể làm rối loạn đến tiến trình chuyển hóa ý thức của
người hiến tặng, nhưng nếu người ấy có tu tập và có ước nguyện mạnh mẽ
giúp đỡ người khác thì sự chi phối đến thể xác của họ ít làm ảnh hưởng
đến sự tán loạn ở giai đoạn chuyển di thần thức.
Quan điểm
khác thì cho rằng vì ta không biết mình sẽ phản ứng như thế nào đối với
quá trình hiến tặng trong giai đoạn trung chuyển này, vì vậy tốt nhất
là nên tránh. Những người theo quan niệm này thường nhấn mạnh đến khía
cạnh thương mại phiền toái của việc hiến tặng, như chi phí cao và sự ưu
tiên mang tính độc đoán trong việc phân phối. Họ cũng cho rằng sự hấp
tấp quá mức có thể dẫn đến việc cắt đi các cơ quan trong khi bệnh nhân
đó vẫn còn có khả năng hồi sinh.
Cái chết của não (Brain
death) cũng đưa ra nhiều vấn đề khác. Phần lớn các cơ quan hiến tặng là
bệnh nhân bại não, khi cơ thể vẫn được tiếp tục nuôi sống, gia đình và
người thân đã sắp xếp việc hiến tặng. Tuy nhiên, từ chết não cũng không
chính xác vì não cho thấy có một số còn hoạt động ngay cả sau nhiều giờ
ngừng thở. Ðến nay, chúng ta vẫn chưa hiểu hết về mối quan hệ giữa thần
thức và chết não. Tuy nhiên, ta dễ đoán ra rằng hoạt động của não sau
khi trút hơi thở cuối cùng có liên quan đến hoạt động của thần thức.
Ðối
với một số người, một phương pháp khác có thể tránh được sự rối loạn
trong quá trình chuyển tiếp của thần thức do việc hiến tặng các bộ phận
cơ thể mà vẫn có ích cho người khác. Sau hăm bốn giờ khi tim ngừng đập,
ngoại trừ việc cắt đi các cơ quan nội tạng người ta có thể hiến xương
và các mô sống. Mặt khác, có ba cách nữa để trở thành người hiến tặng
khi ta còn sống và khỏe mạnh là hiến tặng máu, tủy hay thận.