Chết & Tái Sinh
Tác giả: Thích Nguyên Tạng soạn dịch
15/09/2010 22:30 (GMT+7) Kích cỡ chữ:
Chết là một sự thật hiển nhiên mà cuối
cùng ai cũng phải đối mặt dù mình có muốn hay là không. Ðó là một chân
lý mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ và chấp nhận, để khi nó đến, ta không
còn phải ngạc nhiên, lo âu và sợ hãi. Đoàn Như Khuê (1) từng nói:
" Biển khổ mênh mông sóng ngập trời Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió Rốt cuộc rồi trong bể thảm thôi"
Thật
vậy trong cái biển khổ mênh mông ấy, chúng ta chỉ là những "khách trần"
lai vãng, đến rồi đi, và nếu chết vẫn chưa hết, ta sẽ phải tiếp tục
trôi lăn trong "biển khổ" sinh tử luân hồi này. Thiền Sư Quy Sơn Linh
Hựu từng nhắc nhở rằng: "Vô thường già, bệnh, chết không hẹn trước với
ta", tức là cái chết sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Một điều quan
trọng mà tất cả chúng ta cần phải khắc trong lòng là sau khi chết, thần
thức của ta sẽ không mất, mà nó được lưu chuyển sang một đời s?ng khác.
Theo giáo lý nhà Phật, sau khi chết nếu ta chưa đạt Ðạo, giác ngộ và
giải thoát, ta sẽ có thể tái sinh, đầu thai vào một trong sáu cõi giới:
Cõi trời, Cõi người, A-tu-la, Ðịa ngục, Ngạ quỹ và Súc Sanh. Kết quả
được thác sanh vào cõi nào đã được ta thiết lập ngay trong đời sống vừa
qua, có nghĩa là trong đời sống hiện tại hôm nay, chính ta đang tạo
dựng một đời sống ngày mai của ta vậy. Do đó chúng ta phải chuẩn bị mọi
thứ cần thiết để có thể mang theo làm hành trang cho riêng mình trong
cuộc hành trình vô tận đang chờ đợi ta ở phía trước. Ta phải chuẩn bị điều gì?
Ðó
là một câu hỏi lớn, không dễ trả lời. Tuy nhiên, như ở đầu tập sách
này, các bậc Thầy người Tây Tạng đã khuyên dạy chúng ta rằng: phương
pháp tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết là mỗi người nên làm điều lành
và tránh làm điều ác trong suốt cuộc đời mình. Lời dạy này đã cho chúng
ta hiểu rằng, tất cả những nghiệp thiện và nghiệp ác mà mình tạo ra
trong suốt cuộc đời, từ lúc mới sinh đến khi nhắm mắt lìa đời, sẽ là
hành trang mà ta sẽ phải mang theo sau khi ta trút hơi thở cuối cùng ở
kiếp này và chính nó sẽ dẫn dắt chúng ta đi tiếp trong các đời sống vị
lai. Do thấy rõ được cảnh khổ của chúng sinh trong sáu cõi
giới luân hồi này, mà Bồ tát Ðịa Tạng đã hơn một lần nhắc nhở chúng ta
về những quả báo khổ đau mà chúng ta sẽ phải gánh chịu ở tương lai, nếu
ta phạm phải ở kiếp này: Ngài dạy rõ "Nếu gặp kẻ sát hại loài
sinh vật, quả báo sẽ bị chết yểu; nếu người trộm cướp, sẽ bị quả báo
nghèo cùng khốn khổ; nếu người tà dâm (không chung thủy với vợ hoặc
chồng), sẽ bị quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương; kẻ nói lời thô
ác, sẽ bị quả báo quyến thuộc hay kình chống nhau; nếu kẻ hay khinh
chê, sẽ bị quả báo không lưỡi hay miệng lở; nếu người thường nóng giận,
sẽ bị quả báo thân hình xấu xí; nếu người có tánh bỏn xẻn, sẽ bị quả
báo cầu muốn không được toại nguyện; nếu người thường tổ chức săn bắn,
sẽ bị quả báo kinh hãi điên cuồng, mất mạng; nếu kẻ trái nghịch với cha
mẹ, sẽ bị quả báo trời đất tru lục; nếu người đốt núi rừng cây cỏ, sẽ
bị quả báo cuồng mê đến chết; nếu cha ghẻ, mẹ ghẻ ăn ở ác độc, sẽ bị
quả báo thác sinh trở lại hiện đời sẽ bị roi vọt; nếu người dùng lưới
bắt chim non, sẽ bị quả báo thân quyến chia lìa; nếu người hủy báng Tam
Bảo, sẽ bị quả báo đui, điếc, câm, ngọng; nếu người hay khinh chê giáo
pháp, sẽ bị quả báo ở mãi trong ác đạo; nếu kẻ lạm phá của Thường trụ,
chùa chiền, sẽ bị quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục; nếu kẻ làm ô
nhục người hạnh thanh tịnh và vu báng Tăng già, sẽ bị quả báo ở mãi
trong loài súc sanh; nếu kẻ dùng nước sôi, hay lửa, chém chặt, giết hại
sinh vật, sẽ bị quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau; nếu kẻ phá
giới phạm trai, sẽ bị quả báo làm cầm thú đói khát; nếu người phung
phí, phá tổn của cải một cách phi lý, sẽ bị quả báo tiêu dùng thiếu
hụt; nếu kẻ thường tự cao kiêu mạn, sẽ bị quả báo hèn hạ, bị người sai
khiến; nếu kẻ đâm chọc gây gổ, sẽ bị quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi;
nếu kẻ tà kiến hay mê tín dị đoan, sẽ bị quả báo thọ sanh vào chốn hẻo
lánh..." (lược theo Phẩm thứ hai, Kinh Ðịa Tạng, bản dịch của HT Trí
Tịnh). Nếu ta biết rõ những nguyên nhân và kết quả trên, ta
phải cố gắng tránh tạo những ác nghiệp(tham lam, sân hận, si mê, giết
hại sinh vật, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu...), và nỗ lực làm
những điều thiện (không tham lam, không nóng giận, bố thí, trì giới,
nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, cúng dường, phóng sinh...) để đem an
lạc, hạnh phúc cho mình và cho người. Bài học công bằng mà tất cả chúng
ta đều thuộc lòng, đó là, nếu mình đem hạnh phúc cho người, thì mình sẽ
được an vui, ngược lại, đem khổ đau cho người, thì chính mình sẽ chịu
sự bất hạnh. Niềm hạnh phúc và an lạc hoặc sự bất hạnh và khổ đau , đã,
đang và sẽ được chính ta tạo ra và chính ta thừa hưởng ngay trong đời
sống này cũng như sau khi chết.
- Những điềm báo trước khi chết:
Những
người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ
sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn. Còn chúng
sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là
sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh
giới thích ứng với nghiệp mà mình đã gây tạo. Nói vậy không có nghĩa là
Phật tử tin vào thuyết định mệnh, tức là cái đã sắp đặt sẵn mọi chuyện,
mình phải đi theo cái có sẵn ấy. Ở đây, không phải vậy, người Phật tử
tin rằng mình là chủ nhân của chính mình, tuy nhiên, một khi mình không
làm chủ được mình để cho ác nghiệp đã được xảy ra, thì chính cái nghiệp
ấy sẽ trở lại điều khiển mình. Do đó người Phật tử hãy thận trọng trong
mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, từ nơi đó sẽ đưa chúng ta tới
an lạc, và cũng từ nơi đó sẽ đưa chúng ta đến khổ đau. Theo
kinh điển nhà Phật, một người trước khi chết có những điềm báo trước,
có thể tùy theo mỗi người mà có cảm thọ khác nhau về cảnh giới thiện
hay cảnh giới ác, và những điềm này sẽ giúp cho ta dự đoán được nơi thọ
sanh của người quá cố.
- Những điềm lành báo trước sẽ có thể sinh về Tịnh độ:
Tâm hồn không bị bối rối Biết trước ngày giờ chết Tâm niệm chân chánh không mất Biết trước giờ chết mà tắm rửa và thay quần áo. Tự mình niệm Phật, niệm có tiếng hoặc niệm thầm Ngồi ngay thẳng, chắp tay niệm Phật mà chết Mùi thơm lạ lan tỏa khắp nhà Có hào quang sáng soi vào thân thể Nhạc trời vang dội giữa hư không Tự nói ra bài kệ để khuyên dạy người ở lại.
- Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh lên cõi trời:
Móng lòng thương mến Phát khởi thiện tâm Lòng thường vui vẻ Chánh niệm được rõ ràng Thân thể không bị hôi hám Sống mũi không xiên xẹo Tâm không giận dữ Tâm không luyến ái tài sản, vợ, chồng, con, dòng họ Mắt luôn trong sáng Ngửa mặt lên trời và mỉm cười
- Những điềm báo trước sẽ có thể tái sinh trở lại cõi người:
Ðến khi chết vẫn nhớ nghĩ đến điều lành Thân không đau khổ Ít nói lời phô trương, thường nghĩ nhớ đến cha mẹ Tai thường muốn nghe tên họ của anh chị em và bầu bạn Ðối với việc lành dữ nhận rõ không lầm loạn Tâm tánh ngay thẳng không ưa sự dua nịnh Biết rõ bà con bạn bè giúp đỡ cho mình Thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng Dặn dò mọi việc trong nhà trước khi chết Sanh lòng chánh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến đối diện quy y.
- Những điềm xấu báo trước sẽ có thể đọa vào địa ngục:
Gặp phải tình trạng con cái và bà con đều nhìn kẻ sắp chết bằng đôi mắt ghét bỏ Người sắp chết thường đưa hai tay lên mà rờ mó hư không Dù bạn lành có khuyên bảo điều hay cũng không tùy thuận Người sắp chết kêu gào than khóc Ði ra đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết Nhắm nghiền đôi mắt Thường hay che úp mặt mày Nằm nghiêng mà ăn uống Mình mẩy miệng mồm đều hôi hám Gót chân, đầu gối luôn run rẩy Sống mũi xiên xẹo Mắt bên trái hay động đậy Hai mắt đỏ ngầu Úp mặt mà nằm Thân hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất
- Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào cõi giới ngạ quỹ:
Ưa liếm môi miệng Thân nóng như lửa Thường lo đói khát và hay nói đến việc ăn uống Mắt thường hay trương lên mà không nhắm Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ. Ðầu gối bên phải lạnh trước Tay bên phải thường nắm lại
- Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào loài súc sanh:
Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ Ngón tay và ngón chân đều co quắp Khắp trong thân mình đều toát ra mồ hôi Tiếng nói ra khò khè Miệng thường ngậm đồ ăn
- Hộ niệm cho người hấp hối:
Nếu
người hấp hối đang ở trong bệnh viện, người thân nên đến chùa (hoặc
điện thoại) thỉnh quý Chư Tăng Ni và Ban Hộ Niệm đến giường bệnh để
tiếp dẫn cho người mất. Nếu gia đình không quen biết chùa nào, có thể
tìm đến khoa Chăm sóc về tinh thần (Pastoral Care - các tu sĩ, giáo sĩ
các Tôn giáo chính, được mời vào làm việc toàn thời hoặc bán thời tại
nơi đây. Phân khoa này cũng có một Trung Tâm Cầu Nguyện (Worship
Center) nằm ngay trong khuôn viên bệnh viện để cung ứng cho niềm tín
ngưỡng của bệnh nhân) ngay trong bệnh viện đó để nhờ văn phòng này mời
quý Thầy đến hộ niệm. Nếu không cung thỉnh được quý Thầy, Cô
đến hộ niệm, hoặc nhà ở xa chùa, thì có thể mở băng cassette niệm danh
hiệu Phật cho người hấp hối và con cháu trong nhà đứng xung quanh
giường bệnh để niệm lớn câu: Nam Mô Tiếp Dẫn Ðạo Sư A Di Ðà Phật, niệm
liên tục cho đến lúc người ấy trút hơi thở cuối cùng, chứ không được
khóc kể, sầu thảm. Nếu cứ khóc than như thế sẽ khiến cho thần thức của
người sắp ra đi quyến luyến mãi không rời khỏi thân xác, hoặc nếu có
rời khỏi thi thể thần thức người ấy vẫn quanh quẩn trong nhà chứ không
thể siêu thoát được. Một người thân hoặc người lớn tuổi trong gia đình
nên đến bên cạnh người hấp hối nhắc nhở họ về nguyên lý vô thường: "
Cõi đời là huyễn ảo, vô thường, mọi sự vật hiện tượng sinh rồi diệt,
hội họp rồi chia ly, xin người đừng quyến luyến nữa, hãy xả bỏ tất cả
và ra đi trong thanh thản". Sau khi người bệnh vừa tắt thở:
người thân nhất nên điều chỉnh thi thể trở lại cho ngay ngắn, mọi động
tác đều phải thật nhẹ nhàng, tránh đụng chạm mạnh đến thi thể, vì lúc
ấy thần hồn của người chết chưa ra khỏi thi thể, dễ có cảm giác đau đớn
và khó chịu, chính sự khó chịu ấy sẽ khiến cho thần thức của người thác
sinh vào cõi ác xấu. Cho nên phải cố gắng càng hạn chế chạm đến thi thể
người vừa tắt thở càng tốt. Ba hoặc năm tiếng đồng hồ sau khi tắt thở,
gia đình có thể dùng nước ấm, nước hoa hoặc rượu cồn (alcohol) để tắm
cho người chết và thay quần áo mới. Tất cả nữ trang phải được tháo ra,
để ngăn ngừa kẻ tham lam có thể xâm phạm đến tử thi. Nếu là tín đồ Phật
giáo nên mặc lót bên trong một bộ đồ màu trắng, mới và sạch, bên ngoài
mặc áo tràng màu nâu hoặc màu lam và đắp một cái mền Quang Minh bên
trên.
Lễ
tang được bắt đầu sau khi người thân của mình qua đời, có nhiều việc
cần thiết phải làm. Những người có trách nhiệm phải thật bình tĩnh mới
có thể giải quyết được công việc. Nếu người mất theo tín ngưỡng nào thì
nên tôn trọng niềm tin của họ mà tổ chức tang lễ theo nghi thức của tôn
giáo ấy. Riêng Phật tử, nên tổ chức theo nghi lễ của Phật giáo. Nghi lễ
này được diễn ra gọn gàng, đơn giản, trang nghiêm, ít tốn kém, và không
theo tập tục mê tín của thế gian, như đốt vàng mã, lầu đài, nhà kho... Công
việc đầu tiên là một hay hai người trong gia đình phụ trách liên lạc
với quý Thầy để chọn ngày giờ thích hợp cho việc tẩm liệm, phát tang,
di quan và an táng, một mặt liên lạc với Sở Mai táng, để lo mua quan
tài, đặt xe tang, nơi an táng... Những người còn lại trong gia đình
chia nhau mỗi người mỗi việc, thông báo cho thân nhân ở xa, viết cáo
phó gởi báo, đài, quét dọn nhà cửa, bàn thờ Phật, Tổ Tiên, sắm sửa đèn
nến, hương hoa, trang hoàng bàn vong để thờ phụng người quá cố. Bàn
thờ Phật cần được trần thiết trang nghiêm với một hình hoặc tượng Phật
đặt ngay ngắn ở giữa, hai chân đèn, lư hương, đĩa trái cây, bình hoa,
hai ly nước trong... Bàn thờ Vong, cũng phải trang hoàng cho
đẹp đẽ với cặp chân đèn, đĩa trái cây, bình hoa, ba ly nước, một bài vị
(gồm có tên tuổi, ngày sinh, ngày mất) do Thầy viết. Và đặc biệt là di
ảnh của người chết, phải chọn một tấm hình đẹp, rõ ràng của người quá
cố để thờ.
- Tẩm liệm, phát tang, cúng cơm và an táng:
Ðến
thời điểm thích hợp đã định trước, quý Thầy Cô, ban Hộ Niệm cùng tang
quyến và bạn bè thân hữu vân tập trước bàn thờ Phật để tụng Kinh và cầu
nguyện cho vong linh người quá cố. Sau khi nắp quan tài đậy lại là lễ
Phát tang (còn gọi là lễ Thành phục). Tất cả con cháu đều quỳ ngay
thẳng trước linh đài của người mất. Quý Thầy tụng Kinh và sái tịnh vào
khăn tang, rồi phát tang cho tang quyến. Mỗi người đều lạy hai lạy và
nhận chiếc khăn màu trắng, rồi chít khăn lên đầu và mặc quần áo tang. Theo
tục lệ truyền thống, người con gái chỉ đeo khăn tang, quần tang mà
không có áo. Người con rể, chỉ quấn khăn tang là đủ. Riêng hàng cháu,
chắt, trên khăn tang có đính thêm một miếng vải nhỏ hình tròn màu xanh
hay màu đỏ tùy theo bên nội và bên ngoại. Vợ chồng để tang cho nhau,
chỉ cần bịt một khăn tang là đủ. Sau khi lễ phát tang là lễ
cúng cơm (tiến linh). Tất cả nên cúng thức ăn chay, cúng nước trà thay
vì cúng rượu. Tiếp đó là lễ tụng kinh cầu siêu cho hương linh. Trong
tang lễ, phần quan trọng nhất là tụng kinh cầu nguyện cho thần hồn
người chết siêu thoát, chứ không phải chú trọng về hình thức cúng kiến,
đờn trống, nhạc Tàu, nhạc Tây.... Những hình thức bề ngoài chỉ cốt để
làm nở mặt nở mày của tang quyến đối với người ngoài, chứ không ảnh
hưởng gì đến thần thức người quá cố. Ðến ngày an táng linh
cữu, tang quyến cùng bè bạn thân hữu cùng quý Thầy Cô và ban Hộ niệm
tiễn đưa linh cữu đến nơi an táng (địa táng hay hỏa táng tùy theo sự
chọn lựa của người quá cố), tất cả nên thành tâm niệm Phật để tiếp dẫn
vong linh đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sau lễ an táng, chủ nhà
rước vong linh về nhà hoặc chùa để làm lễ An Sàng, tức là lễ an vị vong
linh và di ảnh của người quá cố. Có nhiều người hiểu lầm lễ này gọi là
lễ ăn sàng, nên bắt buộc tang quyến phải tổ chức tiệc tùng để được ăn
uống. Ðây là một sự thật đáng buồn. Sau lễ An sàng, là cúng
tuần thất (7 ngày sau khi qua đời), cúng Bách nhật (100 ngày), cúng
Tiểu tường (giáp năm, 365 ngày) và cúng Ðại tường (ba năm xả tang, còn
gọi là mãn tang hay mãn khó, tức là đúng 1095 ngày), rồi từ đó mỗi năm
cúng lễ giỗ tưởng niệm (cúng đúng vào ngày mất gọi là Chánh kỵ, trước
ngày mất gọi là Tiên Thường). Và nếu gia đình tang quyến có điều kiện
nên tổ chức lễ Trai Tăng cúng dường, bố thí, phóng sanh các loài vật,
đi lễ Phật và cúng dường 10 chùa, để hồi hướng công đức ấy cho vong
linh người quá cố, giúp họ tái sinh vào cõi giới an lành. Tóm
lại, theo giáo lý nhà Phật, chết chưa phải là hết mà còn nhiều vấn đề
khác nữa, nếu người quá cố chưa giác ngộ giải thoát, chưa giải quyết
được vấn đề sinh tử ngay trong kiếp sống hiện tại này, thì còn vô số
đời sống khác đang đợi chờ họ ở phía sau. (1) ĐOÀN NHƯ KHUÊ:
(hiệu: Hải Nam; 1883 - 1957), nhà báo, nhà thơ Việt Nam. Quê: tỉnh Hải
Dương. Học chữ Hán, có đi thi hương, sau ra Hà Nội làm báo, viết sách,
dịch sách. Sở trường về thơ Nôm. Năm 1917, xuất bản tập thơ "Một tấm
lòng", trong đó nổi tiếng nhất là bài "Bể thảm", góp phần với Đông Hồ,
Tương Phố làm cho thơ thời kì 1910 - 30 đầy tính chất bi luỵ: người
khóc vợ, kẻ khóc chồng, riêng Đoàn Như Khuê thì khóc đời. Lời thơ của
Đoàn Như Khuê yếu đuối, thấy mình bất lực trước thời cuộc. Đoàn Như
Khuê còn soạn "Luận ngữ cách ngôn" (1927), trích dịch sách "Luận Ngữ"
ra văn vần dùng làm sách giáo khoa. Trong Kháng chiến chống Pháp, tham
gia Ban Cổ học của Hội Văn hoá Kháng chiến Liên khu III (1947 - 49).
Xem nguyên văn bài Bể Thảm của Đoàn Như Khuê.
|