Thượng tọa Pende Hawter, sáng lập Viện
Dưỡng Ðường Tiếp Dẫn Karuna (Từ Bi) để chăm sóc người sắp lâm chung ở
thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, Úc Ðại Lợi, đã thực hiện cuộc
phỏng vấn các bậc Ðại sư Tây Tạng như Dalai Lama, Dilgo Khyentse
Rinpoche, Kirti Tsen-shab Rinpoche, Garje Khamtul Rinpoche, và Geshe
Lamrimpa, về tiến trình hấp hối, chết và tái sinh của con người. Cuộc
phỏng vấn được thực hiện vào tháng 5 năm 1995 tại tỉnh Dharamsala, miền
Bắc nước Ấn Ðộ.
GIÚP ÐỠ CHO NGƯỜI HẤP HỐI
Hỏi: Xin cho biết cách nào tốt nhất để chúng ta có thể giúp đỡ cho người đang hấp hối và người vừa qua đời?
Ðức
Dalai Lama: Khi gặp người đang hấp hối tuyệt đối tránh quấy rầy họ. Ð?c
biệt là không làm cho họ nổi giận hoặc khóc lóc để họ sanh tâm quyến
luyến. Ngược lại, phải nhắc nhở để họ hành trì, tu tập vào giờ phút
cuối, ví dụ như quán tưởng hình ảnh của chư Phật, các vị thầy đức hạnh,
Chúa Jésus, hoặc một lời dạy nào đó tùy theo tín ngưỡng của họ. Nếu
người ấy không theo một tôn giáo nào, nên giúp đỡ cho họ chết trong
thanh thản và yên bình.
Khi người ấy trở nên hôn mê, nếu là
hành giả, thì nhắc nhở pháp môn mà họ công phu thường ngày, đặc biệt là
lúc họ sắp ra đi. Kế đó tụng một số bài cầu nguyện. Nếu thân nhân muốn
tốt cho người đang hấp hối thì tự tụng niệm hoặc cung thỉnh chư tăng về
nhà để cầu nguyện cho họ. Trường hợp không có chư Tăng tiếp dẫn, người
thân trong gia đình có thể tụng thần chú Om mani padme hum, hoặc những
thần chú khác mà họ biết, để tiếp dẫn cho người chết. Sau tang lễ, gia
đình tiếp tục thọ trì, tụng niệm đến ngày thứ 49 cho hương linh dễ dàng
tìm lối tái sinh vào cõi lành.
Công việc mai táng thi hài còn
tùy nghi theo mỗi nền văn hóa hay tập tục của người chết, điều này
không mấy quan trọng, bởi vì một khi thần thức (consciousness) đã thoát
thân thì xác chết ấy cũng giống như một đống đất. Tại một làng không
theo Phật giáo thuộc miền Nam Ấn Ðộ, tập quán của họ là chôn cất thi
hài rồi trồng cây lên mộ. Ðây là một cách để chấm dứt việc ô nhiễm
không khí (air pollution) từ hỏa táng bằng củi đuốc, một tập tục thường
thấy ở Ấn Ðộ, điều này còn tránh đi việc hủy diệt cây rừng, một tài
nguyên quý giá của quốc gia. Ðây là một phương pháp tốt mặc dù nó không
bằng như ở phương Tây nơi dùng điện để hỏa táng.
Ðại sư Garje
Khamtul Rinpoche: Ðối với người hấp hối và người vừa chết, cách tốt
nhất mà bạn muốn giúp đỡ là phát khởi lòng bi mẫn của chính bạn hướng
đến với người sắp lâm chung. Lòng thương yêu và bi mẫn của bạn rất có
ích cho người hấp hối, vì nó phát khởi từ lòng bạn nên bạn dễ dàng tỏ
bày cho người ấy lòng bi mẫn vô điều kiện mà người sắp chết rất cần.
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho
người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập
của họ trong tương lai. Một điều quan trọng khác là bạn đừng xa lánh và
bỏ người đang hấp hối một mình. Chết là sự thật và là một nỗi sợ hãi
ghê gớm nhất đối với con người. Do đó, bạn nên ở bên cạnh họ, hoặc cầm
tay họ nói lời an ủi, hoặc nhìn vào mắt họ với niềm cảm thông. Thân thể
cũng có ngôn ngữ yêu thương của nó, hãy sử dụng nó đừng sợ hãi vì e
rằng họ hôi hám, dơ bẩn hoặc sợ họ bắt mình theo, nếu bạn thể hiện được
những cử chỉ trìu mến như thế, thì bạn sẽ đem lại cho người sắp lâm
chung niềm an lạc lớn nhất ở cuối cuộc đời họ.
Khi bạn chắc
chắn người ấy đã chết, bạn vẫn duy trì lòng bi mẫn vô bờ của bạn và
cùng với mọi người ở bên cạnh tử sàng mà tụng lớn danh hiệu chư Phật
như Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Ðà hoặc danh hiệu 35 vị Phật
v.v... Nếu bạn niệm Phật với lòng bi mẫn vô biên của bạn sẽ giúp cho
người lâm chung một bước đường tái sinh.
Ðại sư Kirti Tsenshab
Rinpoche: Có hai hạng người cần xem xét ở đây. Thứ nhất là người có tín
ngưỡng. Thứ hai là người không theo một tôn giáo đặc biệt nào. Nếu
người hấp hối là một Phật tử thì chúng ta tụng kinh và niệm Phật tiếp
dẫn siêu độ cho họ. Nếu người ấy không theo tín ngưỡng nào thì điều tốt
nhất để giúp đỡ họ là khuyên họ nghĩ đến những người tốt và những điều
tốt đẹp nhất trên đời. Khi một người đang hấp hối và trong giờ phút bối
rối ấy, không gì tốt hơn là đem lại cho họ cái cảm giác bình an và ấm
áp của lòng người, cảm giác này rất có ích cho tâm thức của họ.
Tôi
sẽ giải thích chi tiết về những gì để giúp đỡ hai hạng người này. Ðối
với người theo đạo Phật, chúng ta có thể gợi cho họ hồi hướng về những
gì mà họ từng quy y và tu tập. Chúng ta có thể nhắc cho họ nhớ về Bồ đề
tâm, tỉnh thức tâm, thanh tịnh tâm và sự tập trung thiền định... Ðiều
này rất có lợi cho một Phật tử. Ðối với người không có đạo, chúng ta có
thể khuyên họ suy nghĩ rằng: "Cầu mong cho mọi người được hạnh phúc,
cầu mong cho mọi sinh linh được an vui, cầu nguyện cho mọi chúng sanh
thoát khỏi những khổ sầu của họ". Những ý tưởng muốn sự tốt đẹp đến với
người khác, rất có ích cho người hấp hối.
Ðối với Phật tử lúc
sắp chết, nên nhắc cho họ nhớ về công hạnh của chư Phật, nhớ về hình
ảnh của một vị Phật nào đó, có thể đặt một ảnh Phật trong phòng của
họ... Ðiều này rất có ích và là điều kiện giúp cho vong linh tái sinh
vào đất tịnh.
Ngay sau khi người ấy chết, điều rất quan trọng
cần lưu ý là không được đụng chạm đến thi hài của họ để cho tiến trình
chết không bị gián đoạn, tiến trình này chỉ chấm dứt khi thân trung ấm
(Bardo/Intermediate state) hoàn toàn thoát ra khỏi thân xác. Ở Tây
Tạng, người thân phải đợi 48 tiếng đồng hồ sau mới tiến hành tang lễ.
Ðại
sư Geshe Lamrimpa: Nói chung, khi đã xác định người ấy sẽ chết, điều
quan trọng là phải hoàn thành mọi ước nguyện của họ. Nếu họ tỏ ra luôn
luôn giận dữ thì chúng ta nên làm cách nào để ngăn chặn cơn giận của
họ, giữ cho họ luôn ở trạng thái thanh thản và yên bình. Nên tránh gây
ồn ào và di chuyển đi lại thường xuyên bên người ấy. Nếu người hấp hối
quá quyến luyến người thân, vợ (hoặc chồng), cha mẹ con cái, thì tốt
nhất không cho những người thân này đến gần tử sàng. Hãy cố gắng làm
điều này để chấm dứt lòng luyến ái của người hấp hối. Nếu xác định chắc
chắn rằng họ sẽ chết, thì chúng ta nên cho họ những đồ ăn thức uống và
các thứ mà họ đòi hỏi để họ vui lòng và thỏa mãn, ngay cả thức ăn kiêng
cữ trong thời gian điều trị. Tuy nhiên, không được cung cấp độc dược và
thức ăn có thể đe dọa đ?n mạng sống.
Nếu chúng ta cố gắng nói
Pháp cho người hấp hối nhưng họ không thích nghe, thì tốt nhất là đừng
nói, vì điều này tạo cho họ có ác cảm đối với Chánh pháp. Với ý nghĩ
như vậy thì đời sau họ sẽ không thích gần gũi với Phật pháp.
Tương
tự, nếu họ thích ăn uống mà mình không làm thỏa mãn ước muốn của họ, sẽ
làm họ giận dữ và là nguyên nhân khiến họ đọa vào loài ngạ quỷ (hungry
ghost).
Nếu một người tin tưởng vào sự giúp đỡ của người khác
và cũng là người từng giúp đỡ kẻ khác trong đời này, chúng ta nên nhắc
cho họ nhớ về công hạnh tốt của họ và khen tụng về việc tốt mà họ đã
làm. Việc này làm tâm họ vui và họ sẽ tái sinh ở một nơi đầy hạnh phúc.
Nếu chúng ta giúp cho ước nguyện của người hấp hối hoàn thành, thì họ
sẽ rất mãn nguyện. Ðiều này ngăn ngừa sự trỗi dậy lòng tham ái, giận
dữ, quyến luyến và những tâm tà kiến khác của người hấp hối, nhờ đó
giúp họ tái sinh vào cõi lành mà không đọa vào cõi xấu.
Ðối
với Phật tử và người từng thọ trì một pháp môn nào đó thì thật là thuận
lợi nếu họ được chúng ta nhắc lại mười điều Phật dạy trước khi chết như
sau:
1. Không nên khởi niệm tham đắm chấp thủ mọi dục vọng ở
đời này. Nên cố gắng và tránh hướng tâm ái luyến đến người thân của
mình, vì dẫu đời sau có gặp lại thì cũng phải chia lìa. Trong thời điểm
hấp hối, ta phải bỏ tất cả mọi thứ lại phía sau. Ta cũng không nên chấp
đắm tấm thân của mình, vì lúc chết ta phải rời bỏ nó. Ta không luyến
tiếc các thứ như thức ăn, áo quần, nhà cửa, vì những thứ ấy cuối cùng
cũng từ bỏ ta.
2. Ta nên phát khởi lòng bi mẫn và thương yêu đối với mọi chúng sanh.
3. Ta nên đoạn tận mọi phẫn uất và thù hằn, nếu không thì nó sẽ làm hại ta trong kiếp sau.
4. Tất cả các giới pháp mà mình thọ trì nếu đã vi phạm thì phải cố gắng sám hối cho thanh tịnh trước khi chết.
5. Ta phải phát tâm dõng mãnh trong đời vị lai sẽ thọ trì và giữ giới pháp thanh tịnh.
6.
Ta phải cảm thấy đau xót về những ác nghiệp mà mình đã gây tạo cho
người khác trong đời này và phải sám hối để dễ dàng tái sanh.
7.
Ta phải nhớ đến những công đức mà mình đã làm trong đời này, những công
đức của người khác đã làm và phát tâm sẽ tiếp tục làm trong vị lai.
8. Ta nên nghĩ đã đến lúc mình phải ra đi để đến đời sau, không có gì sợ hãi cả, vì đó là quy luật tự nhiên có sinh ắt có tử.
9. Phải quán thấy mọi sự vật hiện tượng đều do nhân duyên sinh và cũng do nhân duyên mà hoại diệt.
10. Ta phải quán thấy rằng mọi sự vật hiện tượng đều vô ngã để ta vượt thoát khỏi sầu và đạt được sự an lạc.
Ðại
sư Dilgo Khyentse Rinpoche: Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là
lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có
thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến để làm pháp chuyển di tâm
thức (transference of consciousness) cho người hấp hối. Pháp này Tạng
ngữ gọi là Powa, được xem là một pháp tu đặc biệt có giá trị và hiệu
quả nhất để giúp cho người hấp hối. Bạn quán tưởng hình ảnh đức Phật ở
trên đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người
sắp lâm chung làm sạch bản thể của họ, và quán thấy họ tan thành ánh
sáng, hòa nhập vào ánh sáng của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có
thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức thiền định của người đang
thực hiện pháp tu này. Pháp tu đặc biệt này không những dành cho người
sắp chết mà còn có thể giúp tịnh hóa và chữa lành bệnh cho người còn
sống. Các vị Lama vẫn thường dùng pháp này để cầu an thọ mạng cho người
già yếu. Một số vị thầy cho rằng nên thực hiện pháp chuyển di tâm thức
vào khoảng ngừng lại giữa hơi thở vào và hơi thở ra. Nhiều người khác
thì nói rằng nên thọ trì pháp này càng nhiều càng tốt sau khi người đó
chết để hộ trì cho thân trung ấm của họ dễ dàng tái sinh.
Theo
giáo nghĩa của Luật Tông thì nên hỏa táng thi thể càng sớm càng tốt sau
khi chết. Nhưng theo Mật Tông thì tốt nhất là đừng di dời thân thể sau
khi chết trong vòng ba ngàỵ
Hỏi:
Người sắp lâm chung rất đau đớn về thể xác và hãi hùng với nỗi sợ chết.
Phương pháp nào tốt nhất để giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi đó?
Ðại
sư Garje Khamtul Rinpoche: ? phương Tây người ta thường dùng thuốc
phiện hoặc thuốc an thần để giảm cơn đau thể xác của người hấp hối và
giúp cho họ chết trong bình an. Tuy nhiên theo Phật giáo thì con người
cần phải chết một cách đầy đủ ý thức, có sự tự chủ và tỉnh táo càng
nhiều càng tốt. Vì thế cần phải kiểm soát sự đau đớn để nó không thể
che mờ ý thức của người sắp lâm chung, đó là điều kiện cốt yếu của việc
làm giảm sự đau đớn về thể xác.
Thứ hai, làm gì để giúp người
sắp chết vượt qua nỗi sợ chết? Trước hết, bạn phải thật bình tĩnh và
chính bạn cũng phải vượt qua nỗi sợ hãi ấy. Khi giúp đỡ người hấp hối,
bạn cần phải lưu ý từng phản ứng của chính bạn, vì phản ứng của bạn sẽ
phản chiếu trên phản ứng của người sắp chết và nó sẽ góp phần rất lớn
vào sự an ủi của họ hay tàn phá họ. Khi niệm Phật tiếp dẫn, bạn cần chú
ý trấn an người hấp hối rằng trong giờ phút cuối cùng này họ sẽ đối mặt
với vô số những cảnh tượng hãi hùng khác nhau mà lâu nay họ chưa từng
biết, và điều đó khiến cho họ vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, bạn phải trấn
an họ rằng đó chỉ là ảo ảnh hoàn toàn không có thật mà chỉ là sản phẩm
từ ảo giác của người hấp hối. Nếu có thể hãy trao cho họ chuỗi ngọc
Mani, hoặc một xâu chuỗi hạt của các thầy đức hạnh sẽ giúp đỡ cho họ
vượt qua nỗi sợ hãi. (Chuỗi hạt ở đây là biểu tượng năng lực của bậc
đạo sư).
Hỏi: Ðối với người không phải là Phật tử, họ không theo một tín ngưỡng nào, thì làm gì để giúp họ?
Ðại
sư Garje Khamtul Rinpoche: Ðối với một người không tin hoặc không biết
gì về đạo Phật, chỉ cho họ viên ngọc Mani cũng như an ủi và giải thích
cho họ biết những cảnh tượng rùng rợn mà họ sắp thấy trong chốc lát chỉ
là những ảo ảnh trong giấc mộng chứ không có thật. Nhờ sự dặn dò trước
này, họ sẽ vượt qua nỗi sợ hãi khi hấp hối.