Từ điển phật học
Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)

» Co
03/02/2010 10:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Cõi: Abode.

Cõi A-Tu-La: A-tu-la là những sinh vật ngỗ nghịch ưa thích chiến đấu. Tên của chúng có nghĩa là “Xấu tệ.” A-tu-la còn có nghĩa là “không Thánh Thiện” vì mặc dù có vài loại A-tu-la cũng hưởng phước trời, nhưng không có quyền lực nhà trời. Kỳ thật, A-tu-la là những người hâm mộ Phật pháp và ưa cúng dường, nhưng tánh khí nóng nãy, hay ngạo báng nên sanh ra trong đường nầy. Trong Tam Giới có bốn loại A-tu-la—Asuras Realm—Titanic Demons—Asuras are unruly beings that love to fight. Their name means “ugly.” It also means “ungodly” because, although some Asuras enjoy heavenly blessings, nonetheless, they lack authority in the heavens. In fact, Asuras are those who like to Dharmas and prefer performing offerings; however, they are hot-tempered, perfer to ridicule other people; thus born in this realm. There are four categories of Asuras in the Three realms of Existence:

1) A-Tu-La Quỷ Đạo: Loại quỷ A-tu-la, sanh bằng trứng trong loài quỷ, dùng sức mạnh của mình để hộ trì Chánh Pháp và nhờ thần lực chúng có thể du hành vô ngại trong không gian—Asuras in the path of ghosts, born from eggs and belong to the destiny of ghosts, who use their strength to protect Dharma and can with spiritual penetrations travel through space.

2) A-Tu-La Súc Sanh Đạo: Loại quỷ A-tu-la sanh trong đường súc sanh—Asuras in the realm of Animals. They are Asuras who belong to the destiny of animal.

3) A-Tu-La nhân Đạo: Loại quỷ A-tu-la sanh trong nhân đạo—Asuras in the realm of humans. They are Asuras born from wombs and belong to the destiny of humans.

4) Thần A-Tu-La Vương: Loại nầy do hóa sanh mà thành trong đường Thiên đạo, chúng hổ trợ Phật pháp bằng sức thần thông và vô úy. Chúng đấu tranh để đạt đến địa vị Phạm Chủ—Asuras in the realm of gods. They are Asura Kings who come into being by transformation and belong to the destiny of gods. They support Dharma with a penetrating power and fearlessness. They struggle for position with the Brahma Lord.

Cõi Ác: Evil world

Cõi Ác Trược: Evil or defiled world.

Cõi Cực Lạc Bảy Báu Trang Nghiêm: The Western Pure Land is adorned with seven treasures.

Cõi Dục Giới: The realm of desire—The Human realm.

Cõi Địa Ngục: Hells—Hell dwellers.

Cõi Đồng Cư Tịnh độ: The common residence Pure Land.

Cõi Đồng Cư Uế Độ: The common residence impure land.

Cõi Hoa Tạng Thế Giới: Hoa Tạng thế giới là toàn thể vũ trụ, được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm. Đây là cõi ngự trị của Phật Tỳ Lô Giá Na, một hình ảnh siêu việt của Phật Thích Ca và chư Phật. Thế giới Ta Bà, Tây phương Tịnh độ và tất cả các cõi nước khác đều ở trong cõi Hoa Tạng nầy—The Flower-store world, the entire cosmos as described in the Avatamsaka Sutra. It is the land of Vairocana Buddha, the transcendental aspect of Buddha Sakyamuni and of all Buddhas. The saha world, the Western Pure Land, and all other lands are realms within the Flower-store world.

Cõi Nầy: See Cõi Trần.

Cõi Ngạ Quỷ: Trong cõi nầy chúng sanh thân thể hôi hám, xấu xa, bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, miệng luôn phực ra lửa, không ăn uống gì được nên phải chịu đói khát trong muôn ngàn kiếp—In the realm of hungry ghosts, beings have ugly and smelly bodies with bellies as big as drums, while their throats are as small as needles and flames always shoot out of their mouth, therefore, they cannot eat or drink and are subject to hunger and thirst for incalculable eons.

Cõi Người: The human realm—See Dục Giới.

Cõi Nước Vô Ưu: The Land of No-Concerns.

Cõi Phàm Thánh Đồng Cư: The land of common residence of ordinary beings and saints.

Phật Quốc Độ,佛國土, Buddha-land—See Phật Độ

Cõi Phương Tiện Hữu Dư: The land of expediency.

Cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại: The land of true reward.

Cõi Thường Tịch Quang: The land of eternally tranquil light.

Cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ: The realm of the “Ever-Silent Illuminating Pure Land.”

Cõi Tiên: Fairyland.

Tịnh Thổ,淨土, Pure Abode—Pure Land

Cõi Tịnh Lưu Ly Của Đức Phật Dược Sư: The Pure Lapis Lazuli.

Cõi Trần: This world.

Thiên Thượng,天上, Heavenly world—Celestial realms—Realms of heaven

Cõi Trời Còn Ngũ Tướng Suy Nghĩ Và Những Điều Bất Như Ý: The heavenly realms are still marked by the five types of decay and the things that go agaisnt our wishes.

Cõi Trời Đâu Suất: Tushita Heaven.

Cõi Trời Quảng Quả: Abundant Fruit Heaven.

Cõi Trời Sắc Giới: Tất cả chư thiên trong cõi trời sắc giới không có khứu giác và vị giác; họ không ăn uống, ngủ nghỉ hay dục vọng. Tuy nhiên, những ham muốn vẫn còn âm ỉ sâu kín bên trong, nên khi thọ mệnh nơi cõi trời vừa dứt là họ phải trở về cảnh giới thấp tùy theo nghiệp lực (chư thiên trong cảnh trời vô sắc cũng còn những dục vọng sâu kín nầy)—The realms of form. All the gods in the form realm heavens are without the senses of smell and taste; they do not eat food, sleep or have sexual desire. However, the desires for these things are still latent, and once their heavenly life comes to an end, they can return to any lower realms of existence, in accordance with their karma (these desires are also latent in the gods in the formless heavens).

Cõi Trời Tha Hóa: Cõi trời lục dục—The sixth heaven in the realm of desire.

Cõi Trời Vô Sắc: Tất cả chư thiên trong cõi trời nầy không có thân thể, chỉ còn “Thức” mà thôi—The realm of formlessness. All the gods in this realm have no bodies, they only have consciousness.

Con Đường Trung Đạo: The Middle Path.

Cô Độc Địa Ngục,孤獨地獄, Solitary hells—See Địa Ngục (C)

Video Coi Am Coi Duong (Thich Nhat Tu)

Cô Độc Viên,孤獨園, Jetavana (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư Soothill, đây là tịnh xá bảy từng cùng với công viên mà ngài Cấp Cô Độc đã mua từ Thái Tử Kỳ Đà để hiến cho Phật. Đây là nơi an cư mà Đức Phật rất thích, cũng là nơi mà nhiều bộ kinh đã được Phật thuyết giảng—According to Eitel from The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, this is the seven-storey abode and park presented to Sakyamuni by Anathapindaka, who bought it from the prince Jeta. It was a favourite resort of the Buddha, and most of the sutras date from this spot.


Cô Sơn,孤山,

1) Ngọn núi nằm cheo leo một mình: An isolated hill.

2) Cô Sơn Tự và tên của một trong những vị Tăng trụ trì tại đây (Sư Thích Trì Viên 975-1021, đệ tử của Phụng Tiên Nguyên Thanh, tự là Vô Ngại Trung Dung Tử. Còn gọi là Thế Phu hay Bệnh Phu. Sư theo học yếu chỉ của tông Thiên Thai Tam Quán với ngài Phụng Tiên Nguyên Thanh, tu hành tại núi Cô Sơn ở Tây Hồ, soạn viết nhiều trước tác. Sư thị tịch năm 1021. Sư đã từng soạn bộ sớ chú Kinh Lăng Nghiêm)—A monastery in Kiang-Su and name of one of its monks.

Cô Tạng: Tên một quận phủ, nay thuộc Lương Châu, tỉnh Cam Túc, là trung tâm lưu thông quan trọng sang Tây Tạng—Ku-Tsang—Formerly a city in Liang-Chou, Kan-Su, and an important center for communication with Tibet.

Cô Thi Thảo,姑尸草, Kusa (skt)—Cự Xá—Một loại cỏ kiết tường—Grass of good omen for divination

Cô Tửu Giới,酤酒戒, Giới cấm bán rượu—The commandment which is against the selling of alcoholic liquor.

Cố Nhị,故二, Purva-dvitiya (skt)—Người vợ của một vị Tăng hồi chưa xuất gia—The former mate or wife of a monk.

Cố Tác Nghiệp,故作業, See Cố Tư Nghiệp

Cố Tư Nghiệp,故思業, Còn gọi là Cố Tác Nghiệp, Cố Tư Tạo Nghiệp, hay Cố Tác Nghiệp, là cái nghiệp thân và miệng do cố ý tạo ra (nếu không cố ý tạo ra thì gọi là Bất Cố Tư Nghiệp. Quả báo cảm thọ khổ lạc chỉ giới hạn ở Cố Tư Nghiệp mà thôi)—The karma produced by former intention

Cố Ý Phương Hành Lập: Từ địa thứ ba đến địa thứ bảy trong Thập Địa Bồ Tát—The third to the seventh of the ten Bodhisattva stages of development—See Thập Địa Phật Thừa.

Cồ Đàm,瞿曇, Gotama

Cổ Thiên,鼓天, Trống trời hay tiếng sét—The drum-deva, thunder

Côn Lôn,崑崙, Đảo Côn Lôn trong biển Nam Hải—Condre island in the South China Sea

Côn Lôn Quốc: Được diễn tả như là tên nước của một nhóm người da đen trên đảo Gia Va và Su Ma Tra (bây giờ thuộc Nam Dương)—A native of those islands of black colour, and is described as Java, Sumatra, etc.

Côn Lôn Sơn,崑崙山, Núi Côn Luân hay Hương Sơn, nằm về phía bắc núi Tuyết Sơn của Tây Tạng—The K’un-Lun mountain range north of Tibet, the Gandhamadana

Côn Trùng Tác Phật,蜫蟲作佛, Theo Đại Trí Độ Luận, ngay cả côn trùng cũng có thể làm Phật được—According to the Maha-Prajna-Paramita Sastra, even insects may attain Buddhahood

Công Án,公案,koan

(I) Một đề tài cho các đệ tử suy nghĩ và quán chiếu trong thiền quán trong các thiền đường phái Lâm Tế. Lúc đầu, công án là một “yết thị công khai,” có nghĩa là “có trước về mặt công lý.” Về sau nầy công án được nhà Thiền xử dụng một cách có hệ thống như những phương tiện đào tạo từ khoảng giữa thế kỷ thứ mười bằng cách tránh tất cả những lời giải thích duy lý. Công án cho phép đệ tử thấy rõ những giới hạn của trí tuệ và buộc phải vượt lên những giới hạn ấy bằng trực giác chứ không bằng duy lý, là thứ đưa anh ta vào một vũ trụ nằm bên ngoài mọi mâu thuẫn và mọi tư tưởng nhị nguyên. Sự phát khởi nầy cho phép người đệ tử trình bày với thầy một cách tự phát và không cần tới sự giúp đở từ bên ngoài—Something to be pondered on during meditation by novices in Zen monasteries of the Lin-Chi school—Problems set by Zen masters, upon which thought is concentrated as a means to attain inner unity and illumination. Originally, koan means “public notice,” means a legal case constituting a precedent. Later, koans have been used in Zen as a systematic means of training since around the middle of the tenth century. Since the koan eludes solutions by means of discursive understanding, it makes clear to the student the limitations of thought and eventually forces him to transcend it in an intuitive leap (not by speaking or discussion), which takes him into a world beyond logical contradictions and dualistic modes of thought. On the basis of this experience, the student can demonstrate his own solution of the koan to the master in a spontaneous and without recourse to preconceived notions.

(II) Công án được hình thành từ các cuộc vấn đáp giữa thầy trò ngày xưa, từ những đoạn văn trong các bài thuyết pháp hay các bài giảng của các vị thầy, hoặc từ những câu kinh và các lời dạy khác—Koans are constructed from the questions of disciples together with responses from their masters, from portions of the masters’ sermons or discourses, from lines of the sutras, and from other teachings. What are they?

1) Một trường hợp thiết lập một tiền lệ hợp pháp: A case which established a legal precedent.

2) Sự thể hiện của Pháp, đó là hiện thực của vũ trụ: The concrete manifestation of Dharma, that is reality or the Universe itself.

3) Một câu chuyện thể hiện những nguyên tắc căn bản của Phật Pháp: A story which manifests the universal principles of the Buddha-Dharma.

4) Trong nhà Thiền công án là một định thức, bằng ngôn ngữ đánh lừa, chỉ thẳng chân lý tối hậu. Công án không thể được giải đáp bằng cách sử dụng lý luận hợp lý, mà chỉ bằng cách làm tâm giác ngộ đến một mức sâu hơn, cũng như vượt qua lý trí biện biệt—In Zen a koan is a formulation, in baffling language, pointing to the ultimate truth. Koans cannot be solved by recourse to logical reasoning, but only by awakening a deeper level of the mind beyond the discursive intellect.

(III) Số lượng công án—Numbers of koans: Người ta nói toàn bộ có khoảng chừng 1.700 công án. Trong số nầy có 500 công án chính yếu, vì có nhiều công án trùng lập nhau, cũng như có những công án có giá trị thấp cho việc thực hành. Các vị sư đều có những sở thích riêng về công án, nhưng thường thường họ dùng Vô Môn Quan và Bích Nham Lục là hai biên tập công án chính—It is said that altogether there are about 1,700 koans. Of these, about 500 are usually used, since many are repetitive and others are less valuable for practice. Masters have their own for references, but they prefer to use the Wu-Mên-Kuan and Pi-Yen-Lu.

Công Án Niệm Phật: Koan of Buddha recitation—Công án niệm Phật được dùng khi chúng ta coi niệm Phật A Di Đà như là một công án. Ngay trong phút giây hồng danh Phật được niệm ra, nó là điểm tập trung then chốt mà mọi nghi hoặc ảo tưởng phải được để qua một bên. Đồng thời tự hỏi coi ai là người đang niệm Phật? Khi dựa vào công án, mọi mê mờ vọng tưởng đều bị bức vỡ giống như những gút chỉ bị cắt đứt. Khi mà không còn gì nữa để cho những thứ nầy tái xuất hiện, cũng là lúc ánh nhật quang phổ chiếu khắp trời. Khi ảo tưởng không khởi và mê mờ biến mất, lúc đó tâm ta tĩnh lặng và trong suốt—The koan of Buddha Recitation uses the invocation of Amitabha Buddha as a koan. At the very moment the name is uttered, it must be the focal point in respect to which all doubts and delusions are laid aside. At the same time you ask “Who is this person reciting the Amitabha’s name?” When you rely steadily on the koan, all illusions and confused thoughts will be broken down the way knotted threads are cut. When there is no longer any place for them to reappear, it is like the shinning sun in the sky. When illusion does not arise and delusions disappear, the mind is all calm and transparent.

Công Án Thoại Đầu: Từ ngữ trong đó công án tự hóa giải, thí dụ như khi đệ tử hỏi Ngài Triệu Châu, “Con chó có Phật tánh không?” Triệu Châu đáp: “Không!” Nguyên câu hỏi là một công án và chữ “Không” chính là thoại đầu—The word or phrase into which the koan resolves itself, i.e. when a disciple asked: “Has a dog the Buddha-nature?” Together with Chao-Chou’s answer, “No!” constitutes the koan and the phrase.

Công Đức,功德,merit and virtue
Bodhidharma

(I) Nghĩa của “Công Đức”—The meanings of “Merit and Virtue: Sức mạnh làm những việc công đức, giúp vượt qua bờ sanh tử và đạt đến quả vị Phật. Phước đức được thành lập bằng cách giúp đở người khác, trong khi công đức nhờ vào tu tập để tự cải thiện mình và làm giảm thiểu những ham muốn, giận hờn, si mê. Cả phước đức và công đức phải được tu tập song hành. Hai từ nầy thỉnh thoảng được dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, sự khác biệt chính yếu là phước đức mang lại hạnh phúc, giàu sang, thông thái, vân vân của bậc trời người, vì thế chúng có tính cách tạm thời và vẫn còn bị luân hồi sanh tử. Công đức, ngược lại giúp vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử và dẫn đến quả vị Phật. Cùng một hành động bố thí với tâm niệm đạt được quả báo trần tục thì mình sẽ được phước đức; tuy nhiên, nếu mình bố thí với quyết tâm giảm thiểu tham lam bỏn xẻn, mình sẽ được công đức—Virtue achieved—Power to do meritorious works—Meritorious virtue—Virtue (which will help transcend birth and death and lead to Buddhahood)—Merit and virtue—Merit is what one established by benefitting others, while virtue is what one practices to improve oneself such as decreasing greed, anger, and ignorance. Both merit and virtue should be cultivated side by side—These two terms are sometimes used interchangeably. However, there is a crucial difference. Merits are the blessings (wealth, intelligence, etc) of the human and celestial realms; therefore, they are temporary and subject to birth and death. Virtue, on the other hand, transcend birth and death and lead to Buddhahood. The same action of giving charity with the mind to obtain mundane rewards, you will get merit; however, if you give charity with the mind to decrease greed and stingy, you will obtain virtue.

(II) Công Đức theo quan niệm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—“Merit and Virtue” according to Bodhidharma Patriarch’s point of view: Vua Lương Võ Đế, Võ Đế hỏi Bồ Đề Đạt Ma rằng: “Trẩm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?” Tổ Đạt Ma bảo: “Thật không có công đức.” Đệ tử chưa thấu được lẽ nầy, cúi mong Hòa Thượng từ bi giảng giải—King Liang-Wu-Ti asked Bodhidharma: “All my life I have built temples, given sanction to the Sangha, practiced giving, and arranged vegetarian feasts. What merit and virtue have I gained?” Bodhidharma said, “There was actually no merit and virtue.”

(III) Công Đức theo sự giải thích của Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn—The Sixth Patriarch Hui-Neng interpreted about “Merit and Virtue” in the Dharma Jewel Platform Sutra: Tổ nhấn mạnh những việc làm của vua Lương Võ Đế thật không có công đức chi cả. Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai, đó gọi là cầu phước, chớ không thể đem phước đổi làm công đức được. Công đức là ở trong pháp thân, không phải do tu phước mà được.” Tổ lại nói: “Thấy tánh ấy là công, bình đẳng ấy là đức. Mỗi niệm không ngưng trệ, thường thấy bản tánh, chân thật diệu dụng, gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ ấy là công, bên ngoài hành lễ phép ấy là đức. Tự tánh dựng lập muôn pháp là công, tâm thể lìa niệm ấy là đức. Không lìa tự tánh ấy là công, ứng dụng không nhiễm là đức. Nếu tìm công đức pháp thân, chỉ y nơi đây mà tạo, ấy là chơn công đức. Nếu người tu công đức, tâm tức không có khinh, mà thường hành khắp kỉnh. Tâm thường khinh người, ngô ngã không dứt tức là không công, tự tánh hư vọng không thật tức tự không có đức, vì ngô ngã tự đại thường khinh tất cả. Này thiện tri thức, mỗi niệm không có gián đoạn ấy là công, tâm hành ngay thẳng ấy là đức; tự tu tánh, ấy là công, tự tu thân ấy là đức. Này thiện tri thức, công đức phải là nơi tự tánh mà thấy, không phải do bố thí cúng dường mà cầu được. Ấy là phước đức cùng với công đức khác nhau. Võ Đế không biết chân lý, không phải Tổ Sư ta có lỗi—The Patriarch emphasized that all acts from king Liang-Wu-Ti actually had no merit and virtue. Emperor Wu of Liang’s mind was wrong; he did not know the right Dharma. Building temples and giving sanction to the Sangha, practicing giving and arranging vegetarian feasts is called ‘seeking blessings.’ Do not mistake blessings for merit and virtue. Merit and virtue are in the Dharma body, not in the cultivation of blessings.” The Master further said, “Seeing your own nature is merit, and equanimity is virtue. To be unobstructed in every thought, constantly seeing the true, real, wonderful function of your original nature is called merit and virtue. Inner humility is merit and the outer practice of reverence is virtue. Your self-nature establishing the ten thousand dharmas is merit and the mind-substance separate from thought is virtue. Not being separate from the self-nature is merit, and the correct use of the undefiled self-nature is virtue. If you seek the merit and virtue of the Dharma body, simply act according to these principles, for this is true merit and virtue. Those who cultivate merit in their thoughts, do not slight others but always respect them. Those who slight others and do not cut off the ‘me and mine’ are without merit. The vain and unreal self-nature is without virtue, because of the ‘me and mine,’ because of the greatness of the ‘self,’ and because of the constant slighting of others. Good Knowing Advisors, continuity of thought is merit; the mind practicing equality and directness is virtue. Self-cultivation of one’s nature is merit and self-cultivation of the body is virtue. Good Knowing Advisors, merit and virtue should be seen within one’s own nature, not sought through giving and making offerings. That is the difference between blessings and merit and virtue. Emperor Wu did not know the true principle. Our Patriarch was not in error.”

Công Đức Bát Nhã Ba La Mật: Virtue of the prajna paramita—Những vị “Nhập lưu,” “Nhất lai,” “Bất lai,” “Ứng cúng,” vân vân, thường đạt được Công đức Bát nhã Ba la mật bằng tu tập Thập thiện, Tứ thiền, Tứ vô sắc định, và ngũ thần thông—Those who are “Stream-winner,” “Once-return,” “Never-return,” and “Arhat,” and so on, always attain realization of the virtue of the prajna paramita by practicing the ten cirtuous paths of actions, the four states of meditation, the four immaterial states, and the five mystical powers.

Công Đức Du,功德遊, Công đức mà người tu đạt được trong lúc vừa đi vừa niệm, sau khi làm xong nhiệm vụ—Meritorious exercise, i.e. walking about intoning after duty.

Công Đức Điền,功德田, Ruộng phước công đức, như Tam Bảo, một trong ba ruộng phước—The field of merit and virtue, i.e. the Triratna, to be cultivated by the faithful; it is one of the three fields for cultivating welfare.

Công Đức Sứ Giả:

1) Đặc sứ giám sát công đức: Envoy to the virtuous or officer supervising virtue.

2) Vị Giám Tăng được triều đình nhà Đường bổ nhiệm để kiểm soát Tăng Ni: Controller of monks and nuns appointed by the T’ang Court.

Công Đức Thiên,功德天, See Đại Cát Tường Thiên

Công Đức Thiên Nữ,功德天女, Cát Tường thiên nữ—Laksmi—Goddess of fortune

Công Đức Thủy,功德水, Công đức trì hay tám hồ công đức nơi cõi Cực Lạc—The water or eight lakes of meritorious deeds, or virtue in Paradise

Công Đức Trang Nghiêm,功德莊嚴, Meritoriously adorned

Công Đức Trang Nghiêm Kinh: Tên tắt của kinh Nhất Thiết Pháp Công Đức Trang Nghiêm Vương—Meritorious Adornment Sutra.

Công Đức Tu Hành: Virtues achieved as a result of cultivation.

Công Đức Tụ,功德聚,

1) Hội tụ công đức của Phật: The assembly of all merit and virtue, i.e. the Buddha.

2) Tháp Phật cũng là một biểu hiệu Công Đức Tụ của Ngài: A stupa is also considered as a symbol of the Buddha’s assembly of all merit and virtue.

Công Đức Tùng Lâm,功德叢林, Thiền viện hay tự viện hay thiền pháp—The grove of merit and virtue—Buddhist hall or monastery, or the scriptures

Công Đức Xuất Thế: Virtue of liberation—Chỉ những người đã đạt tới Thánh quả A-la-hán hay cao hơn mới có được công đức nầy—Công đức xuất thế gian vừa giúp tự thân vừa giúp tha nhân cùng tiến tu—Possessed only by those already attained Arhats or higher—Such virtue enables cultivators to help themselves and help others.

Công Đức Y,功德衣, Kathina (skt)—Ca Hi Na—Công đức y hay áo cà sa của chư Tăng sau 90 ngày an cư kiết hạ; biểu tượng cho công đức mà chư Tăng đã đạt được trong mùa an cư—The garment of merits, given to monks after their summer retreat of ninety days; it symbolized five merits to which they had attained

Công Gia Cát Lạt Tư: Tên chữ Hán là Phổ Hỷ Danh Văn, còn gọi là Đảm Ba (Vi Diệu), một Tăng sĩ Tây Tạng nổi tiếng vào thế kỷ 13, là người có nhiều ảnh hưởng với triều đình Mông Cổ dưới triều Kublai-Khan—Kundgahgrags, also named Danupa, a famous Tibetan monk of the thirteenth century, who had influence at the Mongol court under Kublai Khan.

Công Minh Luận: Silpasthana-Vidya-sastra—Luận về nghệ thuật và khoa học, một trong năm tác phẩm về kiến thức (nghệ thuật, cơ khí, nhị nguyên lý luận, và tính toán tháng năm)—The sastra of arts and sciences—One of the five works on knowledge (Arts, Mechanics, Dual philosophy, Calendaric calculation).

Công Môn: See Công Đường.

Công Xảo Luận,功巧論, See Công Xảo Minh and Ngũ Minh

Công Xảo Minh,工巧明, Silpasthana-vidya (skt)—Một trong Ngũ Minh, còn gọi là Công Nghiệp Minh, liên quan đến nghệ thuật và toán pháp. Theo Giáo Sư Triệu Chân Giác trong Ngũ Minh, thời trước chữ “Công Xảo Minh” được dùng để chỉ các môn nghệ thuật và toán học, nhưng ngày nay nó bao gồm tất cả các ngành kỹ thuật học và các khoa học cơ khí. Kiến thức về nông nghiệp và thủy lợi để trồng mễ cốc làm thực phẩm, trồng bông gòn để dệt vải, thiết lập các thành phố và nhà cửa để cư ngụ, chế tạo xe cộ để chuyên chở; tất cả những thứ nầy đều cần thiết trong đời sống của chúng ta, và chúng đều được xếp vào công xảo minh. Chữ nầy cũng còn bao gồm cả những kiến thức về thiên văn và địa lý để con người có thể tiên đoán những thay đổi của thời tiết, là thứ có thể ảnh hưởng tới sự sản xuất thực phẩm. Nó cũng bao gồm môn toán học để tính toán số lượng của những vật liệu dùng vào việc thiết lập các thành phố và nhà cửa. Những công việc xây cất và những cấu trúc nầy là những nhu cầu căn bản quan trọng đối với đời sống của nhân loại—One of the five departments of knowledge dealing with the arts anf mathematics. According to Prof. T.C. Tsao in The Five Kinds of Learning, formerly, the term “Learning of Technology” referred to “arts and mathematics;” however, nowadays it includes all technologies and engineering sciences. Knowledge of agriculture and irrigation to grow crops of rice and vegetables for food, and cotton for clothing, cities and housing for habitation, automobiles and tires for transportation, all of which are necessities of our life, come under the heading of “Learning of Technology.” The term even includes some knowledge of astronomy and geography so that man can predict weather changes which might affect food production. It also includes the learning of mathematics for calculating quantities of material to be used for constructing city walls and buildings. These constructions and structures are important as basic necessities to the livelihood of the masses

Cộng Báo,共報, Loại quả báo mà tự tha chung trong một quốc độ hay cộng đồng đều có thể thọ dụng. Đây là sự cảm ứng của cộng nghiệp—Collective retribution—Reward or punishment of the community or in common, for the deeds of the community or even of the individual in their effects on the community

Cộng Bát Nhã,共般若,

1) Những pháp chung cho Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát—The things for Sravakas, pratyeka-buddhas and Bodhisattvas.

2) Sự giải thích Bát Nhã chung cho người sơ cơ cũng như các bậc thượng thừa, đối lại với thâm nghĩa chỉ dành cho các bậc Bồ Tát Đại Thừa—The interpretation of the Prajnaparamita (Thông Giáo) that advanced and ordinary students have in common, as contrasted with its deeper meaning (Biệt Giáo), only understood by the Mahayana Bodhisattvas.

Cộng Bất Định,共不定, Sadharana (skt)—Một trong sáu điều bất định trong Lý Luận (Lục Bất Định), tức là sai lầm về pháp có quan hệ toàn phần. Nói rằng “thanh” là không trường cửu, vì thanh là một sản phẩm; rằng “thanh” là thường hằng vì thanh đồng phẩm với hư không. Thanh vừa thường lại vừa vô thường tạo nên “bất định.”—Both indetermined, i.e. one of the six indeterminates in Logic, when a thesis and its contradiction are both supported by equally valid reasons, “that sound is not eternal, because it is a product, that it is eternal, because it is audible.

Cộng Công Đức: Cộng Pháp—Đối lại với Bất Cộng Pháp. Các công đức sẳn có của Đức Phật, có những công đức mà các bậc Thánh giả và các loại chúng sanh khác cũng có—The totality of truth or virtue, common to all sages, is found in the Buddha.

Cộng Mệnh Điểu: Jivajiva or Jivanjiva (skt)—Mệnh Mệnh Điểu—Sinh Sinh Điểu—Loài chim một thân hai đầu, ví như tâm thức khác nhau nhưng nghiệp báo lại giống nhau—A bird said to have two heads on one body, i.e. mind and perception differing, but the karma for both is just one.

Cộng Thập Địa,共十地, Mười “địa” chung cho cả ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát—The ten stages which sravakas, pratyeka-buddhas, and bodhisattvas have in common—See Thập Địa Bồ Tát (Tam Thừa)

Cộng Thêm: To add.

Cộng Tông,共宗, Điều mà mọi tông phái Phật Giáo đều giống nhau hay đều có—That which all Buddhist schools have in common

Cộng Tướng,共相, Samanyalakshana (skt)

· Tính phổ quát hay những tướng trạng chung cho tất cả các sự vật hữu vi, như vô thường, khổ, không, và vô ngã, vân vân: Marks that are common to all things conditioned, such as impermanence, suffering, emptiness, and egolessness, etc.

· Tướng chung hay tổng thể, đối lại với tự tướng—Totality—Generality—The whole—In common, as contrasted with individuality, or component parts.

Cộng Tướng Hoặc,共相惑, Cộng Hoặc—Đối lại với Tự Tướng Hoặc. Phiền não khởi lên từ cách nhìn sự vật như một tổng thể mà không xét đến quan hệ từng phần (cái nầy có mới có có cái kia)—Delusion arising from observing things as a whole, or apart from their relationships

Cốt Lõi Kinh Kim Cang: Bất ưng trụ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm—Do not attach to forms, sounds, scents, tastes, textures, and mental objects or dharma to develop your thoughts; It is said that the emptiness is the wonderful place that mind will be arisen.

Cốt Lõi Của Phật Pháp: Giáo pháp cốt tủy của Đạo Phật—The core (essence) of the Teaching of Buddhas:

1) Chư ác mạc tác: Không làm các việc ác—Not to do any evil.

2) Chúng thiện phụng hành: Siêng làm các hạnh lành—To cultivate good.

3) Tự tịnh kỳ ý: Giữ cho tâm ý thanh sạch—To purify one’s mind.

4) Thị chư Phật Giáo: Ấy lời chư Phật dạy—This is the Teaching of the Buddhas.

Cốt Mục,骨目, Xương và mắt, ý nói những điều cốt yếu quan trọng nhứt—The bones and eyes (the essentials)

Cốt Nhân,骨人, Bộ xương (tọa thiền quán sát về bộ xương khô để trừ bỏ tham dục)—A skeleton—To contemplate a skeleton to eliminate passions

Cốt Phật,骨佛,

1) Phật bằng xương: A bone-Buddha.

2) Có Phật tính: To have the Buddha-nature.

Cốt Tháp,骨塔, Tháp chứa cốt—A pagoda for the ashes of the dead

Cốt Thân,骨身, Xá lợi hay những gì còn lại sau khi hỏa thiêu—The bones of the body, the sarira or remain after cremation

Cốt Tỏa Thiên,骨鏁天, Sankara (skt)—Thương Yết La—Cốt Tỏa Thiên là hóa thân của Tự Tại Thiên—The bone-chain deva

Cơ Cảm: Chúng sanh có cơ căn thiện mà cảm ứng với Phật hay vì chúng sanh có những hành động thiện lành nên được Phật cảm ứng—Potentiality and response—The potentiality of all to respond to the Buddha—The response of the Buddha to the good in all the living.

Ky Căn,機根,

1) Bản tính hay căn tính của chúng sanh—Natural or fundamental quality—Original endowment and nature.

2) Khả Năng Thích Ứng: Suitability—Capacity.

Cơ Cẩn Tai: Nạn đói (theo thuyết nhà Phật đây là một trong ba tai nạn nhỏ hay tiểu tam tai, xãy ra dưới thời trung kiếp, hai nạn kia là nạn binh đao và nạn bệnh dịch)—The calamity of famine.

Ky Duyên,機緣,

1) Căn Cơ và Nhân Duyên: Potentiality and conditions.

2) Do hành động thiện lành hay cơ vi thiện mà có nhân duyên thụ nhận được Phật pháp: Favourable circumstances or opportunities.

Cơ Đốc: Christianity.

Cơ Giáo:

1) Căn cơ của chúng sanh và giáo lý của Đức Phật: Potentiality and the Buddha’s teaching.

2) Tùy căn cơ của chúng sanh mà dạy bảo khác nhau: Opportune teaching suited to the occasion.

Cơ Hội Nguyên Nhân: Occasional cause.

Cơ Hội Quý Báu: Precious opportunity—Chúng sanh con người có cơ hội quý báu thực hành Phật pháp, hầu chấm dứt những ý tưởng tiêu cực từ đó khởi lên quả khổ—Human beings have the precious opportunity to practice Dharma to stop negative thoughts from arising and to prevent resultant suffering.

Ky Kiến,機見,

1) Cái thấy theo căn cơ của từng chúng sanh: Vision according to natural capacity.

2) Tùy theo căn tánh mà thấy Phật: Seeing the Buddha according to natural endowment.

Cơ Ngạ Địa Ngục,饑餓地獄, Địa ngục đói, một trong 16 địa ngục—The hell of hunger, one of the sixteen hells—See Địa Ngục

Ky Nghi,機宜, Opportune and suitable—Natural qualification for receiving the truth

Ky Ngữ,機語, Tùy theo cơ duyên mà thuyết pháp—Opportune words—Fundamental words

Ky Quan,機關, Sức khuyến tấn—Motive force—Cause—Opportunity

Ky Tánh,機性, See Cơ Căn

Cơ Ứng: Potentiality and response—See Cơ Cảm.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch