Từ điển phật học
Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)

» Bo
03/02/2010 10:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Bỏn Xẻn: Avaricious—Stingy—Stinginess.

Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú: “Người tham lam bỏn xẻn không thể sanh lên cõi trời, người ngu si không ưa tán dương việc bố thí, nhưng người trí thấy bố thí lại tùy hỷ công đức và tương lai họ sẽ dự hưởng phần an lạc.”—The Buddha taught in the Dharmapada Sutra, verse 177: “Misers cannot go to the heaven, fools cannot indeed praise charity. A wise man rejoices in alsmgiving and thus becomes happy thereafter.”

Bố Đại Hòa Thượng,布袋和尚, Vị Đại Tăng còn có hiệu là Trường Đinh Tử, với chiếc túi vải trên lưng (vào thế kỷ thứ 10, vị hòa thượng có hình dáng đẩy đà chậm chạp, trán nhăn bụng phệ, đi đâu lũ trẻ cũng thường hay bu theo chọc ghẹo Ngài)—Great Reverend—Pu-Tai Ho-Shang—Cloth-bag monk, an erratic monk (in the tenth century, usually depicted, scantily clad and surrounded by children).

Bố Đát Na,布怛那, Putana (skt)—Bố Đơn Na—Phú Đa—Đà Na—Đơn Na—Một loại quỷ cái làm hại trẻ, một loại quỷ đói hôi hám, và thành công nhứt trong các loài quỷ—A female demon poisoning or the cause of wasting in a child; interpreted as a stinking hungry demon, and the most successful of demons

Bố Đạt Lạp,布達拉, Potala (skt)—Phổ Đà La—Tu viện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô La Sa—The monastery of the Dalai Lama in Lhasa
Potala

Bố Đơn Na: Putana (skt)—A female demon—See Bố Đát Na.

Bố Giáo,布教, Truyền bá giáo pháp ra ngoài—To publish—To spread abroad the doctrine

Bố Lợi Ca,布利迦, Purika (skt)—Một loại bánh—A kind of cake.

Bố Lỗ Ba: See Bố Lỗ Bà Bì Đề Ha.

Bố Lỗ Bà Bì Đề Ha,布嚕婆毗提訶, Purva-Videha or Videha (skt)—Một trong những đại châu ở về phía đông núi Tu Di—One of the great continents east of Sumeru

Bố Lỗ Na Bạt Đà La,布嚕那跋陀羅, Purnabhadra (skt)—Một trong tám tên tướng của Dạ Xoa—One of the eight yaksa generals

Bố Lộ Sa,布路沙, Purusa (skt)—Bố Lỗ Sa—Bổ Lô Sa—Người—Trượng phu—Sĩ phu—Man—Mankind—A Man—Man as Narayana the soul and origin of the universe—The soul—Supreme being

Phố Ma,怖魔, Làm cho ma quỷ sợ hãi, một từ dùng để gọi Tỳ Kheo—To terrorize the demons or Scare-demon, a term used to call Bhiksu

Bố Như Điểu Phạt Da,布如鳥伐耶, Punyopaya (skt)—Na Đề—Nadi (skt)—Một vị sư miền Trung Ấn, được kể lại như là vị đã mang sang Trung Hoa 1.500 kinh sách Đại và Tiểu Thừa vào khoảng năm 655 sau Tây Lịch. Đến năm 656 ông được gửi sang đảo Côn Lôn trong biển Nam Hải (có lẽ là Côn Sơn của Việt Nam) để tìm một loại thuốc lạ—A monk of central India, said to have brought over 1,500 texts of the Mahayana and Hinayana schools to China 655 AD. In 656 AD he was sent to Pulo Condore Island in the China Sea for some strange medicine.

Bố Sứ: Pausa (skt)—The tenth month in India.

Bố Tát,布薩, Upavasatha—posadha—Uposana (skt)—Uposatha (p)—Bố Sa Tha—Bố Sái Tha—Bao Sa Đà—Bố Tát Đà Bà—Ưu Bổ Đà Bà—Bát La Đế Đề Xá Da Mị (Pratidesaniya)—Tiếng Hán dịch là Tịnh Trụ, Thiên Trúc hay Trưởng Dưỡng. Theo phép của người xuất gia cứ nửa tháng một lần (vào ngày rằm, 29 hoặc 30), chúng Tăng Ni tập hợp thuyết giới kinh, khiến cho mọi người đều trụ trong tịnh giới và trưởng dưỡng thiện pháp. Trong khi đó người tại gia thì giữ tròn tám giới trong sáu ngày chay để đoạn trừ ác nghiệp và trưởng dưỡng thiện pháp—Fasting—A fast—The nurturing or renewal of vows by abiding in retreat for spiritual refreshment. The Buddhist monks and nuns should meet at the new, full moons, 29th and 30th to read the Pratimoksa Sutra for their moral edification. Also disciples at home should observe the fast days (1st, 15th, 29th, 30th ) and the eight commands.

Bố Tát Hộ,布薩護, Từ ngữ dùng gọi Bố tát Giới Trai cho người tu tại gia, vì ưu bà tắc và ưu bà di tại gia giữ tám giới mà thành Bố Tát (tại tâm thì gọi là hộ, tại thân khẩu thì gọi là giới)—A term for the lay observance of the first eight commandments on fast days, and it is used as a name for those commands

Bố Tát Nhựt: Những ngày Bố Tát là những ngày rằm, 29 và 30 trong tháng—The fast days are the 15th, 29th, and 30th of the moon.

Bố Thí,布施, Dana (skt), Charitable Giving


Video Lam Phuoc (Thich Chan Quang)

Bố Thí Ba La Mật: Charitable Giving-Paramita.

Bố Thí Pháp: To preach Buddha-dharma—Nhận biết sự hiểm nguy của sanh tử nên nhắc cho người khác biết những lời Phật dạy với hy vọng cuối cùng họ sẽ hiểu và vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử—Realizing mortal danger so to preach others about Buddha’s teachings with the hope that they will eventually understand and be able to escape the cycle of births and deaths.

Bố Thí Vô Sở Trụ: No Attachment in acts of charity—Theo Kinh Kim Cang, Đức Phật nhắc nhở Tu Bồ Đề về Bố Thí Vô Sở Trụ như sau—According to the Diamond Sutra, the Buddha reminded Sibhuti about “acts of charity without attachment” as follows:

· Ông Tu Bồ Đề! Bồ Tát thực hành phép bố thí phải nên “Vô sở trụ.” Nghĩa là không nên trụ vào sắc mà làm bố thí, không nên trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp mà làm bố thí. Ông Tu Bồ Đề! Tại sao mà Bồ Tát không nên trụ vào sắc tướng mà bố thí như thế? Vì nếu Bồ Tát không trụ vào hình sắc mà bố thí, thì phúc đức đó không thể suy lường được—Subhuti ! Bodhisattvas in truth have no attachment in cts of charity. One should not attach to sight while giving. One should not attach to sound, smell, taste, touch, or conciousness in giving. Subhuti ! Bodhisattvas should give without attachment. Why ? If they do, the merits and virtues are immeasurable.

· Lại nữa, ông Tu Bồ Đề! Bồ Tát không trụ vào hình tướng mà bố thí, thì phúc đức đó cũng nhiều như thế, không thể suy lường được—Also, Subhuti! Bodhisattvas who give without attachment have equal amounts of merit and virtue. It is incomprehensible and immeasurable.

· Ông Tu Bồ Đề! Nếu tâm của Bồ Tát còn trụ vào pháp sự tướng mà làm hạnh bố thí, thì cũng ví như người ở chỗ tối tăm, không thể trông thấy gì hết, còn nếu Bồ Tát làm hạnh bố thí mà tâm không trụ trược vào sự tướng, thì như người có con mắt sáng, lại được ánh sáng của mặt trời, trông thấy rõ cả hình sắc sự vật—Subhuti! If Bodhisattvas give with attchments, they are walking in darkness and see nothing. If Bodhisattvas give witohout attachments, they are walking under the sunand everything is clear.

Bố Tự Quán: Phép quán các mẫu tự Phạn của tông phái Chân Ngôn, bằng cách viết chữ “a” hoặc các chữ khác lên thân thể hành giả—A Shingon meditation on the Sanskrit letter “a” and others, wrtten on the devotee’s own body.

Bố Úy Thí: Bố thí bằng cách giúp người trút bỏ nỗi lo âu sợ hãi—Almsgiving to remove one’s fear.

Bồ Đề,菩提, Bodhi (skt)—Awakening—Enlightenment

LaBoDe

Video A Call for Collective Awakening (Thich Nhat Hanh)

(A) Nghĩa của Bồ Đề—The meanings of Bodhi:

1) Đạo (dịch theo cũ): Marga (skt)—The way.

2) Giác (dịch theo mới): Sambodhi (skt)—To be aware, or to perceive.

3) Toàn trí: Perfect wisdom.

4) Tâm giác ngộ: The state of bodhi, illuminated or enlightened mind.

5) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Bồ đề thuộc về chúng sanh; nếu không có chúng sanh thì chư Bồ tát sẽ không bao giờ đạt được chánh đẳng chánh giác: According to the Avatamsaka Sutra, Bodhi (enlightenment) belongs to living beings. Without living beings, no Bodhisattva could achieve Supreme, Perfect Enlightenment.

(B) Phân loại Bồ Đề—Categories of Bodhi:

1) Tam Bồ Đề: Three kinds of Bodhi—See Tam Chủng Bồ Đề.

2) Ngũ Chủng Bồ Đề: Five stages of enlightenment—See Ngũ Bồ Đề.

3) Tam Phật Bồ Đề: Three Bodhi or wisdom of each of the Trikaya—See Tam Phật Bồ Đề.

4) Tam Thần Bồ Đề: See Tam Phật Bồ Đề.

Bồ Đề Đa La: Bodhitara (skt)—See Bồ Đề Đạt Ma.

Bồ Đề Đạo,菩提道, See Xuất Thế Gian Đạo

Bồ Đề Đạo Tràng,菩提道場,Bodhimanda (skt),Bodh Gaya

Buddha Land Map

BoDeDaoTrang
Video Bodh Gaya

Bồ đề đạo tràng, gần bên bờ Ni Liên Thiền thuộc bang Bihar trung Ấn, còn gọi là Giác Thành vì đây là nơi Đức Phật đã đạt thành chánh quả. Bồ đề đạo tràng tọa lạc gần thành phố Gaya. Người ta nói nó là trung tâm địa cầu; chư Bồ Tát trước khi thành Phật đều phải ngồi tại chỗ nầy. Riêng đối với Phật tử thuần thành, thì không có nơi nào đáng chú ý và thiêng liêng hơn nơi Đức Phật thành đạo: Bồ Đề Đạo Tràng. Nhiều lăng tẩm và đền đài nguy nga đã được dựng lên khắp nơi quanh đây. Tập ký sự của nhà hành hương Phật Giáo trung Hoa là Huyền Trang đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về sự huy hoàng của thánh địa nầy trong thời quá khứ. Theo Giáo Sư P.V. Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, Huyền Trang cho rằng ngôi đền Bồ Đề (Bodhi) ban đầu là do vua A Dục dựng lên. Theo một trong những bia ký, sau khi lên ngôi được mười năm, vua A Dục đã đến chiêm bái nơi nầy mà tên gọi trong bia là Sambodhi, và rất có nhiều khả năng là nhà vua đã cho dựng lên ngôi đền trên thánh địa nầy. Tuy nhiên, ngày nay không thể tìm ra một dấu tích nào của ngôi đền nầy nữa. Ngôi đền nầy đã được hồi phục và tân tạo nhiều lần. Qua sự mô tả của Huyền Trang thì ngôi đền, chủ yếu là qua hình dạng và dáng vẻ bề ngoài hiện nay của nó, đã có từ thế kỷ thứ 17. Đền Đại Bồ Đề ở Miến Điện là một nguyên mẫu của ngôi đền lớn nầy. Theo như chúng ta thấy hiện nay thì đền Mahabodhi ở Bodh-Gaya cao gần 50 mét và gồm một thân thẳng hình kim tự tháp. Đền có nhiều tầng khác nhau. Đền có một tượng Phật mạ vàng, chạm vào mặt đất để tượng trưng cho sự thành đạo thiêng liêng. Xung quanh ngôi đền nầy hiện nay còn vô số di tích mà trong đó quan trọng nhất là những đoạn lan can bằng đá đại diện cho hai thời kỳ xây dựng khác nhau, thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ hai trước Tây lịch, và thời kỳ sau vào đầu triều đại Gupta. Trong vùng kế cận có bảy thánh địa khác mà theo truyền thuyết là những nơi Đức Thế Tôn đã trải qua bốn mươi chín ngày tĩnh tịch sau khi chứng đắc Phật quả—Bodhi Gaya—Buddha-Gaya—A place near the bank of Nairanjana River in Central India (Bihar), also called the Citadel of Enlightenment because it was where the Buddha attained enlightenment or supreme wisdom (bodhi). Bodhi-Gaya is located near the town of Gaya. It is said to be diamond-like, the navel or centre of the earth; every bodhisattva sits down on such a seat before becoming Buddha. To the devout Buddhists, there is no place of greater interest or sanctity than the holy spot of the Buddha’s enlightenment: Bodh-Gaya. Sacred shrines and stately monuments were raised all around and the account of the Chinese pilgrim, Hsuan-Tsang, gives us a glimpse of the past splendor of this sanctified place. According to Prof. P.V. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Hsuan-Tsang ascribes the erection of the original Bodhi shrine to Emperor Asoka. According to one of his rock edits, Asoka visited this place, which is called Sambodhi in the inscription, when he had been consecrated ten years, and it is more than probable that the great emperor constructed a shrine on this holy spot. However, no vestiges os such a shrine can be found at present. This shrine has been restored and renovated many times. From the description of Hsuan-Tsang, it appears that the shrine, essentially in its present shape and appearance, existed already in the seventh century A.D. The Mahabodhi temple in Burma is a prototype of this grand temple. As it now stands, the Mahabodhi shrine at Bodh-Gaya is approximately 160 feet high and consists of a straight pyramidal tower with many storeys. The shrine enshrines a great gilded figure of the Buddha touching the earth which symbolizes the supreme event of enlightenment. Around the shrine lie innumerable remains of which the most important are portions of the stone railing which represent two different periods of construction, the earlier going back to about the second century B.C., and the latter to the early Gupta period. In the immediate vicinity are situated seven sacred sites, which, according to tradition, were identical with those where the Buddha is said to have passed seven tranquil weeks in the enjoyment of his Buddhahood.

Bồ Đề Đạt Ma,菩提達磨, Bodhidharma (skt)—Bồ Đề Đa La—

Bodhidharma

Video Bodhidharma's Rebirth

Video Shaolin Kungfu Monks
Bồ Đề Đạt Ma vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura Nam Ấn. Ông là một Tăng sĩ học giả uyên thâm người Ấn, thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ngài vâng lời Thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara) đến triều đình Trung quốc vào khoảng năm 520 sau Tây lịch, với mục đích phổ biến hệ thống triết học của ông—Bodhidharma was the third son of the King of Kancipura, South India. He was a deeply learned Indian Buddhist monk at that time. He was a man of wonderful intelligence, bright and far reaching; he thoroughly understood everything that he ever learned. He obeyed the instruction of his teacher, Prajnatara, Bodhidharma started for the East in China in 520 A.D., with the special purpose of propagating his system of philosophy

· Vua Lương Võ Đế vời Tổ đến Nam Kinh để triều kiến. Vua hỏi: “Từ khi tức vị đến nay, trẫm đã cho tạo chùa, sao chép kinh điển và độ Tăng rất nhiều. Công đức như vậy lớn như thế nào?” “Không có công đức gì cả,” là câu trả lời. Tổ lại nói tiếp: “Tất cả những công việc ấy chỉ là những quả báo nhỏ của một cái thân hữu lậu, như bóng theo hình, tuy có mà không phải thật.” Võ Đế hỏi: “Vậy đúng nghĩa thế nào là công đức?” Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Đó là sự thanh tịnh, giác ngộ, sự hoàn mãn, và thâm thúy. Công đức như thế không xây dựng bằng phương tiện thế gian.” Võ Đế lại hỏi: “Thế nào là Thánh Đế đệ nhất nghĩa? “Tổ trả lời: “Rỗng tuếch, không có Thánh Đế gì hết.” Vua lại hỏi tiếp: “Vậy ai đang diện kiến trẫm đây?” Tổ nói: “Không biết.” Võ Đế không hiểu Tổ muốn nói gì. Sau cuộc nói chuyện nổi tiếng với vua Hán Vũ Đế, Tổ đã vượt dòng Dương Tử và đến Lạc Dương, kinh đô của Bắc Ngụy. Sau một thời gian ở đây, Tổ đến Ngũ Đài Sơn và trú tại Thiếu Lâm Tự, nơi đây ngài diện bích (ngồi xoay mặt vào tường) trong 9 năm trường—The Emperor Wu-Ti invited him to Nanking for an audience. The Emperor said: “Since my enthronement, I have built many monasteries, copied many holy writings and invested many priests and nuns. How great is the merit due to me?” “No merit at all,” was the answer. Bodhidharma added: “All these things are merely insignificant effects of an imperfect cause. It is the shadow following the substance and is without real entity.” The emperor asked: “Then , what is merit in the true sense of the word?” Bodhidharma replied: “It consists in purity and enlightenment, completeness and depth. Merit as such cannot be accumulated by worldly means.” The emperor asked again: “What is the Noble Truth in its highest sense?” Bodhidharma replied: “It is empty, no nobility whatever.” The emperor asked: “Who is it then that facing me?” Bodhidharma replied: “I do not know, Sire.” The Emperor could not understand him. Bodhidharma was famous for his interview with Emperor Han Wu Ti. But after that, Bodhidharma went away. He crossed the Yangtze River and reached the capital, Lo-Yang, of Northern Wei. After a sojourn there he went to Mount Wu-T’ai-Shan and resided in the Shao-Lin Temple where he meditated (facing the wall) for nine years in silence and departed.

· Qua cuộc đối thoại với Võ Đế, ta thấy rõ rằng cốt lõi chủ thuyết của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là triết lý “Không Tánh” (sunyata), mà cái không thì không thể nào chứng minh được. Do đó, Bồ Đề Đạt Ma cũng đã đối đáp dưới hình thức phủ định. Khi nói về ảnh hưởng của đạo Phật trên đời sống và nền văn hóa của người Trung Hoa, chúng ta không thể không nói đến khuynh hướng bí hiểm nầy của triết lý Bồ Đề Đạt Ma, vì rõ ràng là khuynh hướng nầy đã tác động nhiều trên sự hình thành tinh thần Phật giáo Trung Hoa, và từ đó xuất hiện Phật giáo Thiền tông—As is clear from the dialogue between the emperor and Bodhidharma, the essential core of Bodhidharma’s doctrine is the philosophy of emptiness (sunyata), and sunyata is beyond demonstration of any kind. Therefore, Bodhidharma also replied in the negative form. When we speak of the Buddhistinfluence on the life and literature of the Chinese people, we should keep this mystic trend of Bodhidharma’s philosophy in mind, for there is no doubt that it has had a great deal to do with the moulding of the spirit of Chinese Zen Buddhism.

· Theo các sử gia thì Bồ Đề Đạt Ma bác bỏ việc đọc tụng kinh điển. Do đó hệ thống triết học của ông khiến cho các tu viện ít chú trọng về kiến thức mà thiên về trầm tư thiền định nhiều hơn. Theo Bồ Đề Đạt Ma, Phật tử nên để ý đến thiền, vì chỉ cần hành thiền là có thể đạt đến giác ngộ. Do đó ông chỉ dịch có mỗi quyển Đại Bát Niết Bàn Kinh Luận (Mahaparinirvana-sutra-sastra). Ông là vị tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là sơ tổ của dòng Thiền Trung Quốc. Các học giả vẫn còn không đồng ý với nhau về việc Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa từ lúc nào, ở lại đó bao lâu, và mất vào lúc nào, nhưng nói chung giới Phật tử nhà Thiền chấp nhận rằng Bồ Đề Đạt Ma đến Nam Trung Hoa bằng thuyền vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch, sau một nổ lực không kết quả để thiết lập giáo thuyết của mình tại đây, ông đã đến Lạc Dương thuộc miền bắc Trung Hoa, và cuối cùng ông định cư tại chùa Thiếu Lâm. Ngài đã mang sang Trung Quốc một thông điệp thù thắng, được tóm gọn trong mười sáu chữ Hán sau đây, dù rằng người ta chỉ nhắc đến thông điệp nầy về sau thời Mã Tổ—According to historians, Bodhidharma denied canon reading, and his system therefore made the Buddhist monasteries much less intellectual and much more meditative than they were ever before. According to Bodhidharma, Buddhists should stress on meditation, because by which alone enlightenment can be attained. Bodhidharma was the 28th Indian (in line from the Buddha) and first Zen Patriarch in China. Scholars still disagree as to when Bodhidharma came to China from India, how long he stayed there, and when he died, but it is generally accepted by Zen Buddhists that he came by boat from India to southern China about the year 520 A.D., and after a short, fruitless attempt to establish his teaching there he went to Lo-Yang in northern China and finally settled in Shao-Lin Temple. Bodhidharma came to Chine with a special message which is summed in sixteen Chinese words, even though Zen masters only mentioned about this message after Ma-Tsu:

Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật.

“A special tranmission outside the scriptures;

No dependence upon words and letters

Direct pointing at the soul of man;

Seeing into one’s nature and the

attainment og Buddhahood.”

· Tổ Bồ Đề Đạt Ma và môn đệ của ông, Huệ Khả, người mà tổ đã truyền pháp, luôn là đề tài của công án Thiền Vô Môn cũng như bức tranh nổi tiếng của Sesshu, một họa sĩ lừng danh của Nhật Bản. Huệ Khả, một học giả nổi tiếng thời bấy giờ, tìm đến Bồ Đề Đạt Ma lúc ông đang tọa thiền, phàn nàn với ông rằng mình không an tâm và làm thế nào để tâm được an. Bồ Đề Đạt Ma đuổi Huệ Khả đi, bảo rằng muốn đạt được an tâm phải tu lâu và khó nhọc không tự phụ và nản lòng. Sau khi đứng hàng giờ dưới tuyết, Huệ Khả bèn chặt đứt bàn tay trái của mình để dâng lên Bồ Đề Đạt Ma. Bấy giờ tin chắc vào lòng chân thành và quyết tâm của Huệ Khả, Bồ Đề Đạt Ma nhận Huệ Khả làm môn đệ—Bodhidharma and Hui-K’e, his disciple to whom he had transmitted the Dharma, are always the subject of koan in the “No Gate Zen” as well as of a famous painting by Sesshu, Japan’s greatest painter. Hui-K’e, a scholar of some repute, complains to Bodhidharma, who is silently doing meditation, that he has no peace of mind and asks how he can acquire it. Bodhidhrma turns him away, saying that the attainment of inward peace involves long and hard disciple and is not for the conceited and fainthearted. Hui-K’e, who has been standing outside in the snow for hours, implores Bodhidharma to help him. Again he is rebuffed. In desperation he cuts off his left hand and offers it to Bodhidharma. Now convinced of his sincerity and determination, Bodhidharma accepts him as a disciple.

· Câu chuyện trên đây nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà các thiền sư buộc vào kẻ khao khát sự an tâm vào việc tọa thiền, vào lòng chân thành và khiêm tốn, sự kiên nhẫn và nghị lực như là những tiên đề trong sự đạt thành đạo vô thượng. Vì thương kẻ tinh thành nên Tổ bèn chỉ cho chân đạo: “Bích quán là phép an tâm (see Bích Quán) , tứ hạnh là phép phát hạnh (see Tứ Hạnh), phòng ngừa sự chê hiềm là phép thuận vật, và đừng chấp trước là phương tiện tu hành cũng như cứu độ chúng sanh.”—This story emphasizes the importance which Zen masters attach to the hunger for self-realization, to meditation, and to sincerity and humility, perserverance and fortitude as prerequisites to the attainment of the highest truth. He was moved by the spirit of sincerity of Hui-K’o, so he instructed him: “Meditating facing the wall is the way to obtain peace of mind, the four acts are the ways to behave in the world, the protection from slander and ill-disposition is the way to live harmoniously with the surroundings, and detachment is the upaya to cultivate and to save sentient beings.”

· Khi ở chùa Thiếu Lâm, Tổ thường dạy nhị tổ bằng bài kệ sau—When he lived at Shao-Lin temple, he always taught the second patriarch with this verse:

Ngoài dứt chư duyên

Trong không toan tính

Tâm như tường vách

Mới là nhập đạo

(Externally keep you away from all relationships, and, internaly, have no hankerings in your heart; when your mind is like unto a straight-standing wall you may enter into the Path).

· Sau chín năm ở Thiếu Lâm, Tổ muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi môn nhân đến bảo: “Ngày ta lên đường sắp đến, các ngươi thử trình xem chỗ sở đắc của mỗi người về Đạo Thiền.” Bấy giờ ông Đạo Phó bạch: “Theo chỗ thấy của tôi, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của đạo.” Tổ nói: “Ông được phần da của ta.” Ni Tổng Trì bạch: “Chỗ hiểu của tôi nay như Khánh Hỷ (A Nan) nhìn vào nước Phật A Súc (Bất Động Như Lai), thấy một lần không thấy lại được.” Tổ nói: “Bà được phần thịt của tôi.” Đạo Dục bạch: “Bố đại vốn không, năm ấm chẳng thật, chỗ thấy của tôi là không có gì sở đắc hết.” Tổ nói: “Ông được phần xương của tôi.” Sau cùng, Huệ Khả đến đảnh lễ Tổ, xong cứ thế mà đứng thẳng, chứ không nói gì. Tổ nói: “Ông được phần tủy của tôi.” Những ngày cuối cùng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Quốc không ai biết rõ, sư đi đâu và thị tịch hồi nào. Có người nói sư băng qua sa mạc trở về Ấn Độ, cũng có người nói sư qua Nhật—After nine years at Shao-Lin temple, the Patriarch wished to return to India. He called in all his disciples before him, and said: “The time is come for me to depart, and I want to see what your attainments are.” Tao-Fu said: “According to my view, the truth is above affirmation and negation, for this is the way it moved.” The Patriarch said: “You have got my skin.” Then Nun Tsung-Ch’ih said: “As I understand it, it is like Ananda’s viewing the Buddhaland of Akshobhya Buddha: it is seen once and never again.” The Patriarch said: “You have got my flesh.” Tao-Yu said: “Empty are the four elements and non-existent the five skandhas. According to my view, there is not a thing to be grasped as real.” The Patriarch said: “You have got my bone.” Finally, Hui-K’o reverently bowed to the master, then kept standing in his place and said nothing. The Patriarch said: “You have my marrow.” Nobody knows his whereabout and when he passed away. Some people say that he crossed the desert and went to India, and others say that he crossed the sea to go to Japan.

Bồ Đề Lưu Chi,菩提留支, Bodhiruci (skt)

(I) Bồ Đề Lưu Chi thứ nhất—The first Bodhiruci: Bồ Đề Cốt Lộ Chi—Đạo Hy—Một vị sư người Bắc Ấn Độ, đến Lạc Dương khoảng năm 508 sau Tây Lịch, dưới thời nhà Ngụy. Ông đã phiên dịch 30 bộ kinh. Theo lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, thì vị Bồ Đề Lưu Chi nầy đã lập ra Thập Địa Tông (Dasabhumika school)—A monk from northern India who arrived at Lo-Yang in 508 A.D., under the Wei dynasty. He translated 30 works.

(II) Bồ Đề Lưu Chi thứ hai—The second Bodhiruci: Giác Ái (571-727)—Một vị Tăng thuộc miền Nam Ấn vào thế kỷ thứ bảy. Vào thời gian đầu triều đại nhà Đường, nhiều tu sĩ Phật giáo nổi danh từ Tích Lan và Ấn Độ đến Trung Hoa. Bồ Đề Lưu Chi thuộc số tu sĩ Phật giáo ngoại quốc đến ở lâu dài tại Trung Hoa. Tên Ngài là Đạt Ma Lưu Chi (Dharmaruci), được Vũ Hậu cho đổi thành Bồ Đề Lưu Chí. Ông đã dịch 53 bộ kinh vào những năm 693-713 sau Tây Lịch—A monk from Southern India in the seventh century. During the days of the early T’ang dynasty, many renowned Buddhist monks came to China from Ceylon and India. Bodhiruci was among those foreign Buddhists who came to settle permanently in China. His original name was Dharmaruci. His name was changed to Bodhiruci by the order of the Empress Wu. He translated 53 works in 693-713 A.D. He passed away in 727, at the age of 156.

Bồ Đề Mạn Đà La: Bodhi Seat—Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật đã đạt được đại giác—Truth Plot, holy site, place of Enlightenment—The place where the Buddha attained Enlightenment.

Bồ Đề Môn,菩提門, Cửa giác ngộ; cửa đông trong bốn cửa của nghĩa địa—The gate of enlightenment; east gate of the four gates of a cemetery.

Bồ Đề Ngữ: Speaking bodhi—Words of the truth.

Bồ Đề Ni: Bhojaniya (skt)—Còn gọi là Bồ Thiện Ni, là những thức ăn chính của Tăng Ni—To be eaten, edible; what is suitable as the fare of monks and nuns, proper food.

Bồ Đề Phần,菩提分, Bodhyanga (skt)—The seven branches of bodhi-illumination—See Thất Giác Chi

Bồ Đề Phần Pháp: See Thất Giác Chi.

Bồ Đề Sở,菩提所, See Bồ Đề Tự

Bồ Đề Tát Đỏa,菩提薩埵, Bồ Tát,Bodhisatva

Bồ Đề Tâm,菩提心, Bodhicitta (skt)

Video Bodhi Mind (Robert Thurman)

(A) Nghĩa của Bồ Đề Tâm—The meanings of Bodhi-mind:

2) Tâm Bồ Đề là tâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quả và Phật tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật: Bodhi mind—The great mind—The mind for or of Bodhi—The Mind of Enlightenment—The awakened or enlightened mind—The mind that perceives the real behind the seeming, believes in moral consequences, and that all have the Buddha-nature, and aims at Buddhahood.

3) Bồ Đề Tâm liên hệ tới hai chiều hướng—The spirit of enlightenment, the aspiration to achieve it, the mind set on Enlightenment. It involves two parallel aspects:

· Thượng cầu Phật Đạo: The determination to achieve Buddhahood—Above is to seek Bodhi.

· Hạ hóa chúng sanh: The aspiration to rescue all sentient beings—Below is to save or transform all beings.

Bồ Đề Thụ: Bodhidruma, Bodhitaru, or Bodhivrksa (skt)—Đạo Thọ—Giác Thọ.

BodhiTree
1) Cây Bồ đề hay cây trí tuệ, dưới gốc cây nầy Phật đã đạt được đại giác và thành Phật tại Bồ Đề Đạo Tràng hơn 2.500 năm về trước: Bodhi-tree; the wisdom tree, i.e. the tree under which Sakyamuni attained his enlightenment and became Buddha at Bodha Gaya over 2,500 years ago.

2) Cây Pippala mà Trong Pháp Hiển Truyện gọi sai là cây Bối Đa: The Pippala or Asvattha, wrongly identified by Fa-Hsien as the palm-tree.

3) Trong Tây Vực Ký của Huyền Trang đời nhà Đường, gọi là cây Tất Bát La cao đến 400 bộ, luôn bị chặt phá, mà vào thời đó vẫn còn cao đến bốn năm chục bộ: In the Records of the Western Lands of Hsuan-Tsang, it is described as an evergreen, to have been 400 feet high, been cut down several times, but in the T’ang dynasty still to be 40 or 50 feet.

4) Một nhánh của nó được vua A dục đưa sang Tích Lan trồng và hiện vẫn còn tươi tốt đến bây giờ: A branch of it is said to have been sent by Asoka to Ceylon, from which sprang the celebrated Bo-tree still flourishing there.

Bồ Đề Tát Đỏa,菩提薩埵, Bồ Tát, một chúng sanh giác ngộ, và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh—Bodhisattva—A being of enlightenment—One who has Bodhi or perfect wisdom as his essence—One whose beings or essence is bodhi whose wisdom is resulting from direct perception of Truth with the compassion awakened thereby. Enlightened being who is on the path to awakening, who vows to forego complete enlightenment until he or she helps other beings attain enlightenment

Bồ Đề Thọ Thần: Vị Thần Nữ hộ trì cây Bồ Đề—The goddess-guardian of the Bo-tree.

Bồ Đề Tràng: bodhimanda (skt)—Bồ Đề Đạo Tràng—Nơi Đức Phật thành đạo là Kim Cang Tọa dưới cội Bồ Đề, bên bờ sông Ni Liên Thiền, nước Ma Kiệt Đà—A place, plot, or site of enlightenment in Magadha, especially Sakyamuni’s under the bodhi-tree.

Bồ Đề Tử,菩提子, Dùng làm chuỗi—Used for rosaries

Video Phat dang trong Ta (Thich Nhat Tu)

1) Hạt Bồ Đề cứng, lấy từ một loại cỏ ở Hy Mã Lạp Sơn: Bodhi seeds or beads, the hard seeds of a kind of Himalayan grass.

2) Hạt Bồ Đề lấy từ cây Bồ Đề trên núi Thiên Thai: Seeds of a tree at T’ien-T’ai.

Bồ Đề Tự,菩提寺, Bodhi-Vihara (skt)—Chùa Bồ Đề, một tên được đặt cho nhiều tự viện—Temple of or for Enlightenment, a name used for many monasteries

Bồ Đề Viên: Nghĩa trang của tự viện—The bodhi garden—The temple cemetery.

Bồ Đoàn,蒲團, Vật dụng ngồi thiền hay quỳ lạy. Bồ đoàn là cái gối được độn đầy bằng vỏ cỏ bồ, hay bông gòn, hình tròn (nên gọi là bồ đoàn)—A sitting mat, rush cushion, or hassock. A mat usually filled with kapok and covered with dark blue fabric, on which the practitioner sits when practicing meditation. It is usually round

Bồ Tát,菩薩, Bodhisattva (skt)

BoTat_QuangDuc

Video Bo Tat Thich Quang Duc

(A) Nghĩa của Bồ Tát—The meanings of Bodhisattva:

1) Theo Đại Trí Độ Luận, chữ Bodhi có nghĩa là con đường hành đạo của chư Phật, chữ sattva là bản chất của thiện pháp. Bồ Tát là vị có tâm cứu giúp tất cả chúng sanh vượt qua dòng sông sanh diệt—According to the Mahaprajnaparamita sastra, Bodhi means the way of all the Buddhas, and Sattva means the essence and character of the good dharma. Bodhisattvas are those who always have the mind to help every being to cross the stream of birth and death.

2) Đại Đạo Tâm Chúng Sanh (dịch theo cũ): All beings with mind for the truth.

3) Đại Giác Hữu Tình (dịch theo mới). Bồ Tát là bậc tầm cầu sự giác ngộ tối thượng, không phải chỉ cho chính mình mà cho tất cả chúng sanh: Conscious beings of or for the great intelligence, or enlightenment. The Bodhisattva seeks supreme enlightenment not for himself alone but for all sentient beings.

4) Người tu theo Đại Thừa, xuất gia hay tại gia, thượng cầu đại giác, hạ hóa chúng sanh (tự giác, giác tha): A Mahayanist, whether monk or layman, above is to seek Buddhahood, below is to save sentient beings (he seeks enlightenment to enlighten others).

Bồ Tát Câu Hội Tại Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên để Nghe Phật Thuyết Kinh Hoa Nghiêm: These bodhisattvas are among the five hundred Bodhisattvas gathered in the Garden of Anathapindaka in the Jeta Gorve to hear Sakyamuni Buddha to preach The Flower Oranment Scripture:

(A) Chư Bồ Tát—Bodhisattvas: Trong số năm trăm Bồ tát nầy thì Bồ Tát Phổ Hiền và Văn Thù làm Thượng thủ—Among these 500 Bodisattvas, Samantabhadra and Manjusri Bodhisattvas stand out prominently as the two leaders.

(B) Mười đặc tính của chư Bồ Tát nầy—Ten characteristics of these Bodhisattvas: Năm trăm vị Bồ tát nầy thảy đều sinh ra từ hạnh nguyện Phổ Hiền và có mười đặc tính như sau—All the Bodhisattvas are said to have issued from the life and vows of Samantabhadra Bodhisattva, and have the following ten qualifications:

1) Công hạnh của các ngài không còn bị vướng mắc, vì có thể hiện thân khắp trong tất cả cõi Phật: They are unattached in their conduct because they are able to expand themselves in all the Buddha-lands.

2) Họ hiển hiện vô số thân, vì có thể đi đến bất cứ nơi nào có Phật: They manifest innumerable bodies because they can go over wherever there are Buddhas.

3) Họ có nhãn quan thanh tịnh và vô ngại, vì họ có thể thấy được những thần biến của chư Phật: They are in possession of an unimpeded and unspoiled eyesight because they can perceive the miraculous transformations of all the Buddhas.

4) Họ có thể du hành bất cứ nơi đâu không bị giới hạn vào một xứ sở nào, vì họ hằng đến khắp tất cả những chỗ chư Phật thành Chánh Đẳng Chánh Giác: They are able to visit anywhere without being bound to any one locality because they never neglect appearing in all places where the Buddhas attain to their enlightenment.

5) Họ có ánh sáng không giới hạn, vì có thể soi tỏ biển Phật pháp bằng ánh sáng trí tuệ của mình: They are in possession of a limitless light because they can illumine the ocean of all the Buddha-truths with the light of their knowledge.

6) Họ có khả năng biện tài không bao giờ cùng tận, vì ngôn ngữ của họ không ô nhiễm: They have an inexhaustible power of eloquence through eternity because their speech has no taint.

7) Họ an trụ nơi trí tuệ vô đẳng, biết rõ không cùng tận như hư không vì công hạnh của họ thanh tịnh vô cấu: They abide in the highest wisdom which knows no limits like space because their conduct is pure and free from taints.

8) Họ không cố định tại một nơi nào vì họ tự hiện thân tùy theo tâm niệm và nguyện vọng của hết thảy chúng sanh: They have no fixed abode because they reveal themselves personally in accordance with the thoughts and desires of all beings.

9) Họ không bị mê muội vì họ biết rằng không có pháp và không có ngã trong thế giới của chúng sanh: They are free from obscurities because they know that there are rally no beings, no soul-substances in the world of being.

10) Họ có siêu việt trí bao la như hư không, vì soi tỏ hết thảy Pháp giới bằng màn lưới quang minh của chính họ: They are in possession of transcendental knowledge which is as vast as space because they illumine all the Dharmadhatus with their nets of light.

Bồ Tát Chuẩn Đề: Cunde (skt)

Cundi
Hóa thân của Quán Âm Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa. Vị Bồ tát có 18 tay tiêu biểu cho lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), lục đại (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), và lục thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý)—A transformation body of the Avalokitesvara Maha-Bodhisattva. This Maha Bodhisattva has 18 arms which symbolizes 6 faculties (sight,hear, smell, taste, touch, mind), 6 elements (form, sound, scent, flavor, bodily sensation, and all other elements in general) , and 6 consciousnesses (sight, hearing, smell, taste, touch, and mind).

Video Quan Am Thi Kinh (Thich Nhat Tu)

Bồ Tát Có Thể Vào Ra Sanh Tử Mà Không Bị Chướng Duyên Nhiễu Loạn: Bodhisattvas are free to enter and exit births and deaths unhindered and uniterrupted by obstructing conditions.

Bồ Tát Di Lặc: Đương Lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật—Nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát—Maitreya Bodhisattva—Buddha-to-be—One-life Bodhisattva.

Bồ Tát Diệu Kiến: Wonderful Sight Bodhisattva.

Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm: Kuan Shi Yin Bodhisattva of Great Compassion—See Bồ Tát Quán Thế Âm.

Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền: Bồ Tát thực hiện hạnh nguyện siêu việt của chư Phật, thường cỡi voi sáu ngà tượng trưng cho lục Ba La Mật. Ngài nổi tiếng với mười hạnh nguyện mà chúng ta hằng trì tụng trong Kinh Nhật Tụng—Universal Worthy, Bodhisattva of Great Conduct—Samantabhadra Bodhisattva foremost in practice. Bodhisattva who personifies the transcendental practices and vows of the Buddhas, usually depicted seated on a six-tusked elephant (six paramitas). He is best known for his ten great vows which we recite every day in Daily reciting Sutra.

Bồ Tát Đại Sĩ,菩薩大士, Những Bồ Tát lớn như Văn Thù, Quán Âm, Phổ Hiền, Thế Chí—Bodhisattva-Mahasattva (skt)—A Great Bodhisattva (Manjusri, Kuan Shi Yin, Samantabhadra,Mahasthama-prapta, etc)

Bồ Tát Đại Thế Chí: Mahasthama-prapta Bodhisattva—Vị Bồ Tát đã đạt được đại lực—Bodhisattva who has attained Great Strength.

Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi: Manjushri Bodhisattva of Great Wisdom (foremost in wisdom).

Bồ Tát Đạo,菩薩道, Bodhisattva path, or the way or discipline of the bodhisattva

1) Tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn: To benefit self and benefit others, leading to Buddhahood.

2) Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh: Above to seek bodhi, below to transform all beings.

Bồ Tát Địa Tạng: Ksitigarbha—Earth Store Bodhisattva, one with foremost in vows).

Video Quang Muc Cuu Me

Bồ Tát Giới,菩薩戒, Giới cho chư Bồ Tát, gồm mười giới trọng và 48 giới khinh—The commandments for Bodhisattvas—The commandments or prohibitions for bodhisattvas and monks, including ten primary and 48 secondary precepts

Bồ Tát Hạnh,菩薩行, Bodhisattva practice (cult)—Bồ Tát Hạnh theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa (một vị Bồ Tát muốn thực hành Bồ Tát Hạnh phải trước hết phát tâm Bồ Đề, đối với chúng hữu tình phải có đầy đủ tâm từ bi hỷ xả không ngằn mé. Ngoài ra, Bồ Tát phải luôn thực hành hành nguyện độ tha với lục Ba La Mật. Cuối cùng vị ấy phải lấy Tứ Nhiếp Pháp trong công việc hoằng hóa của mình)—Bodhisattva practice (Bodhisattva’s practising) according to the tradition of Northern Buddhism

1) Phát Bồ Đề Tâm: To to vow to devote the mind to bodhi (bodhicita)—See Bồ Đề Tâm.

2) Thực hành Tứ Vô Lượng Tâm: To practise the four immeasurables—See Tứ Vô Lượng Tâm.

Video Tu Vo Luong Tam (Thich Nhat Tu)

3) Thực hành Lục Độ Ba La Mật: To practise the six Paramitas—See Lục Độ Ba La Mật.

4) Thực hành Tứ Nhiếp Pháp: To practise the four all-embracing virtues—See Tứ Nhiếp Pháp.

5) Theo Kinh Duy Ma Cật—According to the Vimalakirti Sutra:

Bồ Tát Hộ Pháp: Dharma Protector Bodhisattva.

Bồ Tát Long Thọ: Bodhisattva Nagarjuna.

Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism

Đại Bồ Tát---Bodhisattva Mahasattva.

Bồ Tát Ma Ha Tát,菩薩摩訶薩Bodhisattva-Mahasattvas (skt)

Bodhisattva-Mahasattvas (skt)—Bồ Đề Tát Đỏa Ma Ha Tát Đỏa—Đại Chúng Sanh—Giác Hữu Tình (dịch mới) hay những Bồ Tát Địa Thượng, cao hơn tất cả chúng sanh, ngoại trừ Phật—Bodhisattva Mahasattva is the perfect Bodhisattva, greater than any other being except a Buddha

Bồ Tát Mã Minh: Asvaghosa (skt) Ashvaghosha (p) Bodhisattva.

Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu: Universal Moonlight Brilliance Bodhisattva.

Bồ Tát Nhựt Quang Biến Chiếu: Universal Sunlight Brilliance Bodhisattva

Bồ Tát Ở Trong Sự Sanh Tử Đáng Sợ, Phải Y Nơi Sức Công Đức Của Như Lai: Theo Kinh Duy Ma Cật, sự sanh tử đáng sợ, Bồ Tát nên luôn luôn y nơi sức công đức của Như Lai—According to the Vimalakirti Sutra, in his fear of birth and death, a Bodhisattva should always rely on the power of the Tathagata’s moral merits.

Bồ Tát Phổ Hiền: Bodhisattva Samantabhadra—See Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.

Bồ Tát Quán Thế Âm: Avalokitesvara (skt)—Bồ Tát của lòng Đại Bi và tầm thinh cứu khổ. Cũng còn được gọi là Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, một trong ba vị Đại Sĩ của Tịnh Độ. Hai vị khác là A Di Đà và Đại Thế Chí—Bodhisattva of compassion and deep listening (observer of the world’s sounds). Also called Kwan Yin,The bodhisattva of compassion—One of the three Pure Land Sages. The others being Buddha Amitabha and Bodhisattva Mahasthamaprapta (Đại Thế Chí).

Video Quan Am Thi Kinh (Thich Nhat Tu)

Bồ Tát Phật Quảng: Bodhisattva Universally Expansive.

Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả: Bodhisattvas fear (are afraid of) causes; living beings fear effects (results or consequences)—Bồ Tát vì sợ quả ác về sau, cho nên chẳng những tránh gieo ác nhân trong hiện tại, mà còn tinh tấn tu hành cho nghiệp chướng chóng tiêu trừ, đầy đủ công đức để cuối cùng đạt thành Phật quả. Còn chúng sanh vì vô minh che mờ tâm tánh nên tranh nhau gây tạo lấy ác nhân, vì thế mà phải bị nhận lấy ác quả. Trong khi chịu quả, lại không biết ăn năn sám hối, nên chẳng những sanh tâm oán trách trời người, mà lại còn gây tạo thêm nhiều điều ác độc khác nữa để chống đối. Vì thế cho nên oan oan tương báo mãi không thôi—Because the Bodhisattvas are afraid of bad consequences in the future, not only they avoid planting evil-causes or evil karma in the present, but they also diligently cultivate to gradually diminish their karmic obstructions; at the same time to accumulate their virtues and merits, and ultimately to attain Buddhahood. However, sentient beings complete constantly to gather evil-causes; therefore, they must suffer evil effect. When ending the effect of their actions, they are not remorseful or willing to repent. Not only do they blame Heaven and other people, but they continue to create more evil karma in opposition and retaliation. Therefore, enemies and vengeance will continue to exist forever in this vicious cycle.

Bồ Tát Tại Gia: Layperson Bodhisattva—Layperson-precept Bodhisattva.

Bồ Tát Tạng,菩薩藏, Tên chung của các kinh điển Đại Thừa, như Pháp Hoa hay Hoa Nghiêm, hàm chứa phép tu chứng quả Bồ Tát—The Mahayana scriptures or canon (the Lotus sutra, or the Hua-Yen sutra), i.e. those of the Bodhisattva schools

Bồ Tát Tăng,菩薩僧, Bodhisattva-sangha (skt)— Chư Tăng Đại Thừa, có tranh cải cho rằng chư Tăng Tiểu Thừa cũng là những Bồ Tát Tăng—Mahayana monks, though there has been dispute whether Hinayana monks may be included

Bồ Tát Thanh Tịnh Đại Hải chúng: Bodhisattva of Ocean-Wide Assembly.

Bồ Tát Thánh Chúng,菩薩聖衆, Bồ Tát Thánh là những vị Bồ Tát từ sơ địa trở lên, đã cắt đứt mê lầm phiền não, đối lại với Bồ Tát phàm là những vị chưa cắt đứt mê hoặc—The Bodhisattva saints who have overcome illusion, from the first stage upwards, as contrasted with ordinary Bodhisattvas

Bồ Tát Thập Địa,菩薩十地, The ten stages in a Bodhisattva’s progress—See Thập Địa

Bồ Tát Thập Trụ,菩薩十住, The ten grounds—See Thập Trụ

Bồ Tát Thế Thân: Vasubandhu.

Bồ Tát Thiện Tài: Sudhana (skt)—Good Wealth Bodhisattva.

Bồ Tát Thừa,菩薩乘, Bodhisattvayana (skt)—Một trong ngũ thừa dạy tu hành theo Lục độ Ba la mật để tự giác và giác tha (nhị lợi: tự lợi lợi tha). Mục đích chính là cứu độ chúng sanh và thành Phật quả. Vì mục đích của Bồ Tát thừa là đạt tới Phật tánh tối thượng, nên Bồ Tát Thừa cũng còn được gọi là Phật Thừa hay Như Lai Thừa—Bodhisattva way—One of the five vehicles which teaches the observance of the six paramitas the perfecting of the self and the benefits of others. The objective is the salvation of all beings and attaining of Buddhahood. The aim of Bodhisattvayana is the attainment of Supreme Buddhahood. Therefore, it is also called the Buddhayana or Tathagatayana.

Bồ Tát Tính: Bodhisattva-nature, or character.

Bồ Tát Và Nhị Thừa: Bodhisattva and the Two Vehicles—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc Mahamati về sự khác biệt giữa Bồ tát và hàng Nhị Thừa như sau: “Này Mahamati, sự khác biệt giữa Bồ Tát và hàng Nhị Thừa như sau: Nhị Thừa không thể tiến qua địa thứ sáu và tại đó chư vị nhập Niết Bàn. Trong khi vị Bồ Tát ở địa thứ bảy, đi qua một kinh nghiệm tâm linh hoàn toàn mới, được gọi là anabhogacarya và có thể được dịch là một đời sống vô mục đích hay vô công dụng. Nhưng được hộ trì bởi thần lực chư Phật là cái năng lực nhập vào các đại nguyện mà vị Bồ Tát thiết lập đầu tiên khi ngài mới khởi đầu sự nghiệp của ngài và giờ đây ngài thiết định nhiều phương pháp cứu độ khác hẳn nhau nhằm lợi lạc cho chúng sanh u mê lầm lạc của ngài. Từ quan điểm tuyệt đối về chân lý tối hậu mà vị Bồ Tát đạt được, thì không có sự tiến bộ của tâm linh như thế trong đời sống của ngài, vì ở đây quả thực không có tầng bậc, không có sự thăng tiến tương tục mà riêng chân lý là không có tướng trạng và tách ly hoàn toàn với sự phân biệt—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, the distinction between the Bodhisattva and the Two Vehicles is emphasized, as the latter are unable to go up further than the sixth stage where they enter into Nirvana. At the seventh stage, the Bodhisattva goes through an altogether new spiritual experience known as anabhogacarya, which may be rendered “a purposeless life.” But , supported by the majestic power of the Buddhas, which enters into the great vows first made by the Bodhisattva as he started in his career, the latter now devises various methods of salvation for the sake of his ignorant and confused fellow-beings. But from the absolute point of view of the ultimate truth in the Lankavatara Sutra,attained by the Bodhisattva, there is no such graded course of spirituality in his life; for here is really no gradation (krama), no continuous ascension (kramanusandhi), but the truth (dharma) alone which is imageless (nirabhasa), and detached altogether from discrimination.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Bodhisattva Manjusri—See Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi.

Bồ Tát Vô Tận Ý: Boundless Mind Bodhisattva.

Bồ Tát Vô Trước: See Asangha Asamgra Bodhisattva trong phần Phạn/Pali-Vietnamese.

Bồ Tát Xuất Gia: Bodhisattva Sangha.

Bồ Thiện Ni,蒲膳尼, See Bồ Đề Ni

Bổ Ca La: Pudgala (skt)—See Phú Già La.

Bổ Đà,補陀, Potala (skt)—Tên của một ngọn núi nổi tiếng ở Trung Quốc—Name of a famous mountain in China.

Bổ Đà Lạc Ca,補陀落迦, Potala, or Potalaka (skt)

1) Tên một hải cảng thời cổ thuộc cửa sông Ấn Hà, có người gọi là Thattha, người ta nói rằng đây là quê hương của tổ tiên Phật Thích Ca: An ancient sea-port on the Indus, identified by some with Thattha, said to be th ancient home of sakyamuni ancestors.

2) Quang Minh Sơn nằm về phía đông nam của Malakuta, ở đó có vị Bồ Tát tên là Quán Thế Âm: A mountain south-east of Malakuta, reputed as the home of Avalokitesvara Bodhisattva.

3) Hải Đảo Sơn, nằm về phía đông Ningpo, trung tâm của Ngài Quán Âm: The island of Pootoo, east of Ningpo, the Kuan-Yin centre.

4) La Sa Phổ Đà ở Tây Tạng, nơi trú ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tái sanh của Ngài Quán Âm Bồ Tát—The Lhasa Potala in Tibet, the seat of the Dalai Lama, an incarnation of Avalokitesvara Bodhisattva.

Bổ Đặc Già La,補特伽羅, Pudgala (skt)—See Phú Già La.

Bổ Già La,補伽羅, Pudgala (skt)—See Phú Già La

Bổ La Phược,補囉嚩, Purva (skt)—See Bổ La Phược Vĩ Nễ Hạ

Bổ La Phược Vĩ Nễ Hạ: Purva-videha (skt)—Đông Thắng Thần Châu—The eastern continent—See Tứ Châu (4).

Bổ Lặt Nã: Purna (skt)—See Phú Lâu Na.

Bổ Lư Sa: Purusa (skt)—Còn gọi là Bô Sa, Bố Lộ Sa, Bổ Lũ Sa, Phú Lâu Sa, Phú Lũ Sa, Phù Lưu Sa, nghĩa là trượng phu hay người—Man personified—Man collectively or individually—The soul of the universe.

Bổ Sa,補沙, Pusya (skt)—Sao quỷ, một trong 28 ngôi sao—One of the twenty-eight stars—The demonous asterism

Bổ Sắt Trí,補瑟置, Paustika (skt)—Còn gọi là Báo Sắt Trí Ca, hay Bổ Sắt Ca, có nghĩa là tăng ích pháp—Promoting advancement, invigorating, protective

Bổ Xứ,補處,

1) Người sửa chữa và chiếm cứ nơi trống trải: One who repairs, or occupies a vacated place.

2) Sau khi vị Phật trước đã nhập diệt, vị sau thành Phật mà bổ sung vào đó, thì gọi là bổ xứ, như Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật ra đời tiếp nối Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: A Buddha who succeeds a Buddha, as Maitreya is to succeed Sakyamuni.

Bổ Yết: Bukhara (skt)—Vị trí mà bây giờ gọi là Bokhara—The present Bokhara.

Bổ Yết Sa,補羯娑, Paulkasa, Pukkasa, or Pulkasa (skt)—Còn gọi là Bốc Yết Sa

1) Tên một giống người hạ tiện ở Ấn Độ ngày xưa, cha thuộc giai cấp thủ đà la, mẹ thuộc giai cấp sát đế lợi: An aboriginal, or the son of a “sudra” father and of a “kshatriya” mother, interpreted as low caste, scavenger.

2) Còn ám chỉ những người không tin luật nhân quả của nhà Phật: Also an unbeliever in the Buddhist doctrine of law of retribution.

Bộ Chấp,部執, Chấp kiến của tông phái—The tenet of a sect, or school

Bộ Chủ,部主, Vị tổ khai sáng ra tông phái—The founder of a sect, or school, or group

Bộ Cú La: Vakula (skt).

1) Tên của một đệ tử thông thái của Phật: Name of an intelligent disciple of sakyamuni.

2) Tên của một loài quỷ: Name of a demon.

Bộ Dẫn Đà,部引陀,

1) Thủy tinh hay sao Thủy—The planet Mercury.

2) Phật: A Buddha.

Bộ Đa,部多, Bhuta (skt)

1) Bộ đa có nghĩa là đã sinh ra: Been, become, produced, formed, being, existing, etc. interpreted as the consciously existing;

2) Bộ đa cũng có nghĩa là tứ đại đất, nước, lửa, gió, được nắm bắt bởi sự xúc chạm: The four great elements, earth, fire, wind, water, as apprehended by touch.

3) Bộ đa lại có nghĩa là loài quỷ tự sinh (loài quỷ do cha mẹ sinh ra gọi là dạ xoa): Bhuta also means a kind of demon produced by metamorphosis.

4) Chân như: The bhutatathata.

Bộ Giáo,部教, Bộ và giáo (lời dạy của Đức Phật thuận theo thứ tự thời gian, cũng như sự nông sâu của giáo thuyết)—The sutras, or canon, and their exposition

Bộ La Hán: A set of Arahants.

Bộ Tha,步他, Phật Đà—Buddha

Bộ tộc Sakya: Tên của một bộ tộc tại Bắc Ấn trong đó Cồ Đàm hay Phật Thích Ca Mâu Ni được sanh ra dưới tên Thái tử Sĩ Đạt Đa—Sakya tribe—Name of a tribe dwelling in Northern India in which Gotama, or Sakyamuni Buddha was born as Prince Siddhartha.

Bộc Lưu,瀑流, Ogha (skt)—Dòng thác hay dòng thác của dục vọng và phiền não—A torrent, the stream of passion, or illusion.

Bộc Na: Dấu tréo ngón tay, cách thứ tư trong mười hai cách đặt những bàn tay vào nhau—A digital sign; the fourth of the twelve ways of placing the hands together.

Bôi Độ,杯度, Pei-Tu—Một vị sư vào thế kỷ thứ năm. Tương truyền sư thường qua sông bằng một cái tách hay một cái chén, nhân đó người ta gọi ông là Bôi Độ—A fifth century Buddhist monk said to be able to cross a river in a cup or a bowl, hence his name

Bối: Sankha (skt).

1) Vỏ sò—A shell—A conch.

2) Có giá trị: Valuables—Riches.

3) Loa pháp: Cái loa bằng vỏ ốc dùng trong pháp sự, thổi báo hiệu thời gian tiến hành pháp sự hay tập họp đại chúng—A large trumpet sounded to call the assembly together.

4) Lưng: Back—Behind—To turn the back on—To go contrary to—To carry on the back.

Bối Chính: Quay lưng ngoảnh mặt với Phật Pháp—To turn the back on Buddha-truth.

Bối Chung,貝鐘, Loa vỏ ốc và chuông—Conch and bell

Bối Diệp: See Bối Đa.

Bối Đa,貝多, Pattra (skt)—Tên một loài cây kè mọc tại xứ Ma Kiệt Đà, dùng làm vật liệu viết sách (cao từ sáu đến bảy trượng, mùa đông không rụng lá, lá mỏng và mịn có thể dùng để viết chữ)—Palm leaves from the Borassus flabelli-formis, grown in Magadha, used for writing material.

Bối Đa La Diệp: See Bối Đa.

Bối Điệp,貝牒, Kinh văn được viết trên lá bối—Pattra tablets, sutras written on palm leaves

Bối Niệm,背念, Chán ghét sanh tử, muốn sống yên ổn nơi Niết Bàn—To turn one’s back on the transmigration life and abide quietly in the nirvana-mind

Bối Văn,貝文, Kinh văn được viết trên lá bối—The scriptures written on palm leaves—See Bối Đa

Bối Xả,背捨, Vứt bỏ ham muốn của thế tục—To turn the back on and leave the world

Bối Ân,背恩, Ungrateful—False-hearted—Unthankful—Thankless-Ingratitude

Bội La Phược: Bhairava (skt)—Tên của các vị Thần Siva, Visnu, hay các chư Thiên, hay của Kim Cang Thần—The terrible name of Siva, also of Visnu and other devas, and of the guardian spirits of the Buddhist order.

Bôn Đồ Lợi (Ca): Pundrika (skt).
White Lotus

1) Bạch liên hoa—The white lotus.

2) Địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục lạnh lớn: The last of the eight great cold hells.

Bôn Na Già,奔那伽, Puspanaga (skt)—Cây Long Hoa hay Long Thọ, mà dưới gốc nó Đức Phật Di Lặc đã giác ngộ thành Phật—The flowering dragon-tree under which Maitreya is said to have attained enlightenment

Bôn Na Phạt Đơn Na: Pundra-vardhana (skt)—Một vương quốc cổ trong xứ Bengal—An ancient kingdom and city in Bengal.

Bôn Nhưỡng Sá La: Punyasala (skt)—Nhà tế bần hay nơi trú ngụ cho người bệnh và người nghèo—Almshouse or asylum for sick and poor.

Bốn Cách Đối Trị Tham Sân Si: Nghiệp tham sân si biểu hiện dưới nhiều hình thức, không thể tả xiết! Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có bốn cách đối trị tham sân si. Tùy theo trường hợp, hành giả có thể dùng một trong bốn cách nầy để đối trị tham sân si—The karma of greed, anger and delusion manifest themselves in many forms, which are impossible to describe fully. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are four basic ways to subdue them. Depending on the circumstances, the practitioner can use either one of these four methods to counteract the karma of greed, anger and delusion.

1) Dùng Tâm Đối trị: Suppressing afflictions with the mind—

2) Dùng Lý Đối Trị: Suppressing afflictions with noumenon—

3) Dùng Sự Đối Trị: Supressing afflictions with phenomena—

4) Dùng Sám Tụng Đối Trị: Suppressing afflictions with repentance and recitation—

Bốn Cách Hàng Phục Phiền Não: Four ways for a Buddhist to subdue afflictions—See Hàng Phục Phiền Não.

Bốn Cách Nhìn Về Pháp Giới: Theo Thiền Sư Suzuki trong Thiền Luận Tập III, ý niệm về bốn cách nhìn về Pháp Giới khởi sáng từ những đại Thiền sư như Pháp Tạng, Trí Nghiễm, Đỗ Thuận, và Trừng Quán, nhưng do sự thiết định cuối cùng của Trừng Quán mà triết lý Hoa Nghiêm được đồng nhất với thuyết Tứ Pháp Giới—Theo Thiền Sư D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Book III, the idea of the fourfold Dharmadhatu originated from Fa-Tsang, Chi-Yen, Tu-Shun, and Têng-Kuan, but is was by final formulation of Têng-Kuan that the philosophy of the Gandavyuha came to be identified with the doctrine of the fourfold Dharmadhatu—See Tứ Pháp Giới.

Bốn Cách Trả Lời Câu Hỏi: Four ways of answering questions—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn cách trả lời câu hỏi—According to the Sangiti Sutta, there are four ways of answering questions:

1) Trả lời câu hỏi một cách dứt khoát: Ekamsa-vyakaraniyo-panho (p)—The question to be answered directly.

2) Trả lời câu hỏi bằng cách phân tích: Vibhajja-vyakaraniyo-panho (p)— Requiring an explanation.

3) Trả lời câu hỏi bằng cách chất vấn: Patipuccha-vyakaraniyo-panho (p)—Requiring a counter-question.

4) Trả lời câu hỏi bằng cách giả lơ hay bỏ qua: Thapaniyo-panha (p)—To be set aside.

Bốn Chân Lý Cao Thượng: The four Noble Truths:

1) Khổ đế: The Truth of suffering.

2) Tập đế: The Truth of the cause of suffering.

3) Diệt đế: The Truth of the end of suffering.

4) Đạo đế: The Truth of the Path that leads to the end of suffering.

** See Tứ Diệu Đế.

Bốn Cõi Duy Tâm: Chỉ một tâm nầy mà có đủ đầy bốn cõi—This single mind encompasses the four kinds of lands in their totality:

1) Cõi Phàm Thánh Đồng Cư: The land of common residence of beings and Saints.

a) Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ: Common Residence Pure Land.

b) Phàm Thánh Đồng Cư Uế Độ: Như là cõi Ta Bà trong quốc độ nầy có phàm có Thánh ở chung lẫn, mà phàm và Thánh đều có hai hạng—Common Residence Impure Land where all ordinary beings and saints reside together. There are two types of both ordinary people and saints:

· Ác Chúng Sanh (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la): Evil beings (hells, hungry ghosts, animals, and asuras).

· Thiện Chúng Sanh (trời và người): Good beings (devas and humans).

2) Cõi Phương Tiện Hữu Dư: The land of Expediency.

3) Cõi Thật Báo Vô Chướng Ngại: The land of True Reward.

4) Cõi Thường Tịch Quang: The land of Eternally tranquil light serenity and illumination.

Bốn Cõi Tịnh Độ: Four kinds of Pure Land—Theo các tông Tịnh Độ và Thiên Thai, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có bốn cõi—According to the Pure Land and T’ien-T’ai schools, there are four realms in the Pure Land:

1) Phàm Thánh Đồng Cư Độ: Nơi tất cả chúng sanh, từ Thánh đến phàm trong sáu đường, cùng cư ngụ (từ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhơn, Thiên, Bồ Tát, Phật)—The Land of Common Residence of Beings and Saints, or the land where all beings, saints and Ordinary Beings of the six lower worlds, dwell together (hells, hungry ghosts, animals, asuras, men, devas, Bodhisattvas, abd Buddhas).

a) Đồng Cư Tịnh Độ: Common Residence Pure Land.

b) Đồng Cư Uế Độ: Common Residence Impure Land.

2) Phương Tiện Tịnh Độ: Nơi cư ngụ của các bậc A La Hán và Bồ Tát cấp thấp—The Land of Expediency, inhabited by Arhats and lesser Bodhisattvas.

3) Thực Báo Tịnh Độ: Nơi cư ngụ của các bậc Bồ Tát ở cấp cao—The Land of Reward, inhabited by the highest Bodhisattvas.

4) Thường Tịch Quang Tịnh Độ: Nơi cư ngụ của chư Phật—The Land of Eternally Quiescent Light, in which the Buddhas dwell.

Bốn Dòng Thác Sanh Tử: Bốn dòng thác sanh tử của phàm nhân tục tử. Người trí muốn đến bến bờ giác ngộ phải vượt qua những dòng thác nầy—The four torrents which sweep off ordinary people in the cycle of births and deaths. In order to reach liberation and enlightenment, one (wise people) must cross over these torrents:

(A)

1) Dòng thác Tham Dục: The torrent of desires.

2) Dòng thác Sân Hận: The torrent of Anger (hatred).

3) Dòng thác Tà Kiến: The torrent of Wrong Views.

4) Dòng thác Si Mê: The torrent of Ignorance.

(B)

1) Dòng thác Kiêu Mạn: The torrent of Pride.

2) Dòng thác Nghi Hoặc: The torrent of Doubts.

3) Dòng thác Tà Kiến: The torrent of Wrong Views.

4) Dòng thác Si Mê: The torrent of Ignorance.

(C)

1) Dòng thác Sát Hại: The torrent of Harming or Killing other sentient beings.

2) Dòng thác Đạo Tặc: The torrent of Stealing.

3) Dòng thác Dâm Dục: The torrent of Lust.

4) Dòng thác Tà Vọng: The torrent of Wrong Views.

Bốn Đại Sự Trong Đời Tu: Four serious matters in any cultivator’s life:

1) Tâm: Citta (skt)—Mind—Phật dạy tâm yên cảnh lặng. Như vậy, sự quyết định trong tâm cũng là sự quyết định Phật quả trong tương lai—The Buddha taught: “When the mind is still, all realms are calm.” Therefore, the issue of certainty is a determination of our future Buddhahood.

2) Nghiệp: Karma (skt)—Có thể nghiệp đời trước hay đời nầy. Tuy nhiên, Hòa thượng Thích Thanh Từ, một thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cận đại đã khẳng định: “Tu là chuyển nghiệp.” Như vậy nhân tạo nghiệp của bất cứ đời nào, đều có thể chuyển được—Can be previous or present karma. However, Most Venerable Thích Thanh Từ, a famous Zen Master in recent Vietnamese Buddhist history confirmed that: “Cultivation means transformation of karma.” Therefore, no matter what kind of karma, from previous or present, can be transformed.

3) Nhân: Hetu (skt)—Cause—Dụng công tu hành sao cho không tạo thêm nhân mới. Cổ đức dạy: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Dù hãy còn là phàm phu, chúng ta nên biết sợ nhân để không hái quả—Try to zealously cultivate so that we establish no causes. Ancient sages always reminded that “Bodhisattvas fear causes, ordinary people fear results.” Even though we are still ordinary people, try to know to fear “causes” so that we don’t have to reap “results.”

4) Duyên: Pratyaya (skt)—Conditions—Duyên là những hoàn cảnh bên ngoài. Nếu đạo lực yếu thì chúng ta có thể bị hoàn cảnh bên ngoài lôi cuốn; tuy nhiên nếu đạo lực cao thì không có thứ gì có thể lôi cuốn mình được, như lời của Lục Tổ Huệ Năng: “không phải phướn động, cũng không phải gió động, mà chính tâm mình động.” Như vâng giữ đúng theo lời tổ dạy, thì không có duyên nào có thể làm phân bón cho kiếp luân hồi được—Conditions are external circumstances. If our cultivation power is weak, we can be attracted by external conditions; however, if our cultivation power is strong, no external environments can attract us. The sixth patriarch told the monks in Kuang Chou that: “It is not the wind moving, and it is not the flag moving, it is our mind moving.” So if we follow the teachings of the sixth patriarch, no external environments can be fertilizers to our cycle of births and deaths.

Bốn Đề Mục Thiền Vô Sắc: The four immaterial states—See Tứ Không Xứ.

Bốn Điều Cần Thiết Cho Cuộc Sống Xuất Gia: The four necessaries of a monk:

1) Ăn: Food—Một vị Tỳ Kheo chỉ nên khất thực—A Bhikhsu should get his food through alms-begging.

2) Mặc: Clothes—Một vị Tỳ Kheo chỉ nên mặc y bá nạp bằng những vải cũ rách—A Bhikhsu should wear old and cast-off garments.

3) Ở: Dwelling—Nhà của một vị Tỳ Kheo qua đêm là dưới gốc cây hay trên phiến đá—Home for a Bhikhsu is where night finds as under a tree or on a rock.

4) Bịnh: Medicine—Thuốc của một vị Tỳ Kheo làm bằng lá cây (có chỗ nói nước đái)—A Bhikhsu should use medicine made from leaves (in some sutras mentioned Urine).

Bốn Điều Không Thể Đạt Được: The four unattainables:

1) Perpetual youth—Trẻ mãi không già.

2) No sickness—Không ốm đau bịnh hoạn.

3) Perenial life—Sống trường cửu.

4) No death—Bất tử.

Bốn Điều Không Thể Xem Thường: Four things which may not be treated lightly:

1) Một vị thái tử trẻ, dù bây giờ trẻ, nhưng ngày nào đó ông ta có thể trở thành một vị vua cai trị cả vương quốc: A young prince—Even though he is young now, but someday he may become a king and rule the whole kingdom.

2) Một con rắn con, dù nhỏ nhưng nọc độc của nó thể giết chết con người: A small snake—Though small but its poison can kill people.

3) Một đám lửa nhỏ, dù nhỏ thế mấy trong lúc nầy, nhưng một hai giờ sau hoặc một hai ngày sau nó có thể tàn phá cả một khu rừng: A tiny fire—Even though it is small at this very moment, but the next hour or next day, it can destroy the whole immense forest.

4) Một chú tiểu, tuy bây giờ làm tiểu nhưng có thể trở thành một vị La Hán hay Bồ Tát về sau nầy: A novie (chú tiểu)—Even though a beginner at this time, but he may become an arhat or a bodhisattva later.

Bốn Đối Tượng Thích Hợp Cho Việc Tập Trung Tư Tưởng: Theo Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo của Hòa Thượng Dhammananda, trong Thiền Phật Giáo có bốn mươi đối tượng thích hợp mà bạn có thể phát triển tập trung; tuy nhiên, ngài đã đề nghị bốn đối tượng sau đây—According to The Gems of Buddhism Wisdom written by Most Venerable Dhammananda, in Buddhist meditation there are forty objects of meditation that you can use to develop concentration; however, he recommended the following four objects:

1) Đối tượng phải trung tính; nếu nó gợi lên bất cứ cảm nghĩ mạnh mẽ về tham, sân, vân vân, bạn không thể làm tâm bình tĩnh mà còn bị bồn chồn và khích động: The object must be neutral; if it evokes any strong feelings of lust, hate, etc., then you cannot calm your mind but will only make it restless and agitated.

2) Đối tượng có thể ở trong hay ở ngoài. Đối tượng ở trong là bên trong bạn. Thí dụ đối tượng ở trong như hơi thở, lòng từ ái, từ bi vân vân. Đối tượng bên ngoài có nghĩa là đối tượng ở bên ngoài bạn như hình Đức Phật, một đóa hoa, ngọn núi, vòng ánh sáng, một ngọn lửa của ngọn nến vân vân: The object can be either internal or external: An internal is inside you. Examples of internal objects are breathing, loving-kindness, compassion, etc. An external object means an object that is outside of you. Examples of external objects are an image of the Buddha, a flower, a mountain, a circle of light, a circle of light, a candle flame, etc.

3) Đối tượng phải vừa ý, tâm có thể chấp nhận được; nếu tâm luôn bác bỏ đối tượng, sự tập trung sẽ bị yếu đi: The object must be pleasing and acceptable to the mind; if the mind constantly rejects the object, the concentration will be weak.

4) Nhớ rằng đối tượng có lúc thích hợp với bạn nhưng rất có thể không được tâm chấp nhận vào lúc khác. Thí dụ, sau một cơn thịnh nộ, rất khó khăn cho bạn sử dụng lòng từ ái như một đối tượng để tập trung. Vào những lúc như thế, cảm xúc nóng giận tự nó có thể dùng là đối tượng tốt để tập trung: Remember that the object that suits you at one time may not be acceptable to the mind at another time. For example, after an outburst of anger, it is difficult to use loving-kindness as an object of your concentration. At such time, the emotion of anger itself might serve as a better object of concentration.

Bốn Động Lực Giác Ngộ: Four powers for attaining enlightenment:

1) Tự lực: Independent personal power.

2) Tha lực: Power derived from others.

3) Nghiệp lực tiền kiếp: Power of good past karma.

4) Ngoại lực: Power arising from environment.

Bốn Giai Cấp Ở Ấn Độ Trong Thời Đức Phật: Four classes in Indian society during the time of the Buddha—See Tứ Giai Cấp Ấn Độ.

Bốn Hạng Người: Đức Phật phân chia tất cả nhân loại thành bốn hạng—The Buddha has classified all mankind into four kinds.

1) Những người làm việc vì lợi ích của chính mình, chứ không vì lợi ích của người khác: Những người nầy chỉ phấn đấu loại bỏ tham sân si cho chính mình, chứ không khuyến khích người khác loại bỏ tham sân si và cũng không làm phúc lợi cho người khác—Those who work for their own good, but not for the good of others. They are those who strive for the abolition of greed, hatred and delusion in themselves, but they do not encourage others to abolish greed, hatred and delusion and also do not do anything for the welfare of others.

2) Những người làm việc vì lợi ích của người, chứ không vì lợi ích của mình: Hạng người nầy khuyến khích người khác loại bỏ nhược điểm con người và phục vụ cho họ nhưng không tự mình tranh đấu loại bỏ nhược điểm của chính mình (năng thuyết bất năng hành)—Those who work for the good of others, but not for their own good. They are those who encourage others to abolish human weaknesses and do some service to them, but do not strive for the abolition of their own weaknesses.

3) Những người làm việc không vì lợi ích của mình mà cũng chẳng vì lợi ích của người: Hạng người nầy không tranh đấu để loại bỏ nhược điểm của chính mình và cũng chẳng khuyến khích người khác loại bỏ các nhược điểm và cũng không phục vụ tha nhân—Those who work neither for their own good nor for the good of others. They are those who neither strive for the abolition of their own weaknesses, nor do they encourage others to abolish their weaknesses, nor do they do some service to others.

4) Những người làm việc vì lợi ích của mình và cũng làm việc vì lợi ích của người: Hạng người nầy tranh đấu để loại bỏ tư tưởng tội lỗi trong tâm của mình, đồng thời giúp người khác loại bỏ tư tưởng tội lỗi trong tâm của họ—Those who work for their own good as well as for the good of others. They are those who strive for the abolition of evil thoughts from their minds and at the same time help others abolish evil thoughts in their minds.

Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Không Nên Xem Là Bạn: Four types of people who can be seen as foes in disguise—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có bốn hạng người mà Phật tử không nên xem là bạn—According to the Sigalaka Sutra, there are four types of people who can be seen as foes in disguise:

1) Người mà vật gì cũng lấy phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình: The man who takes everything.

2) Người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình: The great talker.

3) Người khéo nịnh hót phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình: The flatterer.

4) Người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải là bạn, dầu họ tự xem là bạn mình: The fellow-spendthrift.

Bốn Hạng Người Mà Phật Tử Nên Xem Là Bạn Trung Kiên: Four types of people who can be seen to be loyal friends—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có bốn hạng người mà Phật tử nên xem là bạn trung kiên—According to the Sigalaka Sutra, there are four types of people who can be seen to be loyal friends:

1) Người bạn giúp đở phải được xem là bạn chân thật: The friend who is a helper.

2) Người bạn chung thủy trong khổ cũng như vui phải được xem là bạn chân thật: The friend who is the same in happy and unhappy times.

3) Người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân thật: The friend who pints out what is good for you.

4) Người bạn có lòng thương tưởng phải được xem là bạn chân thật: The friend who is sympathetic.

Bốn Hạng Người Mộ Đạo: Four kinds of devotees to Buddhism:

1) Tăng: Bhiksus—Monks.

2) Ni: Bhiksunis—Nuns.

3) Ưu bà tắc: Upasakas—Laymen.

4) Ưu bà di: Upasikas—Laywomen.

Bốn Hạng Vũ Trụ: Four states of universe—See Tứ Chủng Vũ Trụ, and Tứ Pháp Giới.

Bốn Hoàn Cảnh Dẫn Đến Thiền Công Án: Four circumstances that lead to the koan exercise—Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, sự canh tân của lối tu tập công án chắc chắn do bởi bốn hoàn cảnh sau đây—According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, the innovation of the koan exercise was inevitable owing to the following four circumstances.

1) Nếu Thiền học cứ trôi đều theo đà của nó, nó đã đi đến chỗ tự tiêu diệt do bản chất thượng lư về học vấn và kinh nghiệm của nó: If the study of Zen had run its natural course it would soon have come to its own extinction owing to the aristocratic nature of its discipline and experience.

2) Bởi vì dần dần Thiền đã cạn nguồn sáng tạo trong vòng hai hay ba trăm năm phát triển sau thời Lục Tổ Huệ Năng, nên đã cần phải có một sinh khí mới mẻ bừng tỉnh dậy để có thể sống còn, bằng cách ứng dụng một phương pháp triệt để nào đó khả dĩ khuấy mạnh tâm thức Thiền: As Zen gradually exhausted its creative originality in two or three hundred years of the development after the time of the Sixth Patriarch Hui-Neng, it found that a new life must be awakened in it, if it were to survive, by using some radical method which would vigorously stir up the Zen consciousness.

3) Trải qua một thời gian hoạt động sáng tạo, các chất liệu đã đuợc tập đại thành gọi là ‘thoại đầu,’ ‘cơ duyên,’ hay ‘vấn đáp,’ chúng tạo thành cốt cách của lịch sử Thiền; nhưng những cái nầy lại mở ngỏ cho giải thích của trí thức, có hại cho sự chín mùi của kinh nghiệm Thiền: With the passing of the age of creative activity there was an accumulation of materials known as ‘stories,’ or ‘conditions,’ or ‘questions and answers,’ which made up the bulk of Zen history; and this tended to invite intellectual interpretation, ruinous to the maturing of the Zen experience.

4) Sự sinh trưởng như tằm ăn dâu của thứ mặc chiếu Thiền kể từ khởi thủy của sử Thiền là mối đe dọa hiểm nghèo nhất cho kinh nghiệm sống động của Thiền. Cả hai xu hướng, chủ trương tịch mặc hay phái ‘mặc chiếu,’ và chủ trương trực giác hay kinh nghiệm trí năng, ngay từ đầu đã tranh chấp nhau, nếu không công khai thì cũng âm thầm: The rampant growth of Zen quietism since the beginning of Zen history most dangerously threatened the living experience of Zen. The two tendencies, quietism or the school of ‘silent illumination,’ and intuitionalism or the school of noetic experience, had been from the beginning , covertly if not openly, at war with each other.

Bốn Loại Chúng Sanh: See Bốn Loại Sanh Tử.

Bốn Loại Giới Luật Cao Thượng: Theo Hòa Thượng Narada trong Đức Phật và Phật Pháp, một vị Tỳ Kheo phải giữ bốn giới luật cao thượng. Vị nào phạm một trong bốn trọng giới kể trên phải chịu tội “bất cộng trụ” và đương nhiên không còn là Tỳ Kheo nữa. Nếu muốn trở lại đời sống tu hành, vị ấy phải xin xuất gia và trở lại làm Sa Di—According to Most Venerable Narada in The Buddha and His Teachings, a monk is expected to observe the four kinds of higher morality. If a monk violates any one of the above precepts, he becomes defeated or parajika, and automatically ceases to a a Bhikkhu. If he wishes, he can re-enter the order and remain as a Sramanera or a novice:

1) Ba La Đề Mộc Xoa: Patimokkha Sila (p)—Giới luật căn bản mà một vị Tỳ Kheo phải trì giữ—The fundamental moral code, various rules which a monk is expected to observe.

2) Giới Thu Thúc Lục Căn: Indriyasamvara sila (p)—Morality pertaining to sense-restraint.

3) Giới Thanh Tịnh: Ajivaparisuddhi sila (p)—Morality pertaining to purity of livelihood.

4) Giới về cách xử dụng vật dụng hằng ngày: Paccayasannissita sila (p)—Morality pertaining to the use of the necessaries of life.

Bốn Loại Hạnh Phúc Của Người Cư Sĩ: Four kinds of bliss for lay-people—See Tứ Chủng Hạnh Phúc.

Tứ Chủng Nghiệp,四種業, Kammacatukkam (p)—Four types of kamma (karma)—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có bốn loại nghiệp—According to the Abhidharma, there are four types of kamma (karma)

(A) Theo phương thức Tác Dụng—By Way of Function:

1) Nghiệp Tái Tạo: Janaka (skt)—Productive Kamma (karma)—See Nghiệp Tái Tạo.

2) Nghiệp Trợ Duyên: Upatthambaka (p)—Suportive kamma (karma)—See Nghiệp Trợ Duyên.

3) Nghiệp Bổ Đồng: Upapilaka (p)—Còn gọi là nghiệp ngăn trở—Obstructive kamma (karma)—See Nghiệp Ngăn Trở.

4) Nghiệp Tiêu Diệt: Upaghstaka (p)—Destructive kamma (karma)—See Nghiệp Tiêu Diệt.

(B) Theo thứ tự trổ quả—By order of ripening:

1) Trọng Nghiệp: Garuka (p)—Weighty kamma (karma)—See Trọng Nghiệp.

2) Cận Tử Nghiệp: Asanna (p)—Death-proximate kamma (karma)—See Nghiệp Cận Tử.

3) Thường Nghiệp: Acinna (p)—Habitual kamma (karma)—See Thường Nghiệp.

4) Tích Trử Nghiệp: Katatta (p)—Còn gọi là nghiệp tích tụ—Reserve kamma (karma)—See Nghiệp Tích Tụ.

(C) Nghiệp theo thời gian trổ quả—By time of ripening:

1) Hiện Nghiệp: Ditthadhammavedaniya (p)—Immediately effective kamma (karma)—See Hiện Nghiệp.

2) Hậu Nghiệp: Upapajjavedaniya (p)—Subsequently effective kamma (karma)—See Hậu Nghiệp.

3) Nghiệp Vô Hạn Định: Aparapariyavedaniya (p)—Indefinitely effective kamma (karma)—See Nghiệp Vô Hạn Định.

4) Nghiệp Vô Hiệu Lực: Ahosi (p)—Defunct kamma (karma)—See Nghiệp Vô Hiệu Lực.

(D) Nghiệp Theo nơi chốn mà trổ quả—By place of ripening:

1) Nghiệp Bất Thiện: Unwholesome kamma (karma)—See Bất Thiện Nghiệp.

2) Nghiệp Thiện Dục Giới: Wholesome kamma (karma) pertaining to the sense sphere.

3) Nghiệp Thiện Sắc Giới: Wholesome kamma (karma) pertaining to the fine-material sphere.

4) Nghiệp Thiện Vô Sắc Giới: Wholesome kamma (karma) pertaining to the immaterial sphere.

Bốn Loại Sanh Tử: Tứ Chủng Sanh Tử—Four kinds of rebirth dependent on present deeds:

1) Từ chỗ nghèo hèn tối ám sanh vào chỗ nghèo hèn tối ám: From obscurity and poverty to be reborn in the same condition.

2) Từ chỗ nghèo hèn tối ám sanh vào chỗ giàu sang vinh hiển: From obscurity and poverty to be reborn in light and honor.

3) Từ chỗ giàu sang vinh hiển sanh vào chỗ nghèo hèn tối ám: From light and honor to be reborn in obscurity and poverty.

4) Từ chỗ giàu sang vinh hiển sanh vào cõi trời: From light and honor to be reborn in heavens.

Bốn Loại Tâm Vương: Catubbidha-citta (p)—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), có bốn loại tâm vương—According to the Abhidharma, there are four classes of consciousness:

I. Tâm thuộc Dục Giới—Kamavacaram (p)—Sense-sphere consciousness—See Tâm Dục Giới.

II. Tâm thuộc Sắc Giới: Rupavacaram (p)—Fine-material-sphere consciousness—See Tâm Sắc Giới.

III. Tâm thuộc Vô Sắc Giới: Arupavacaram (p)—Immaterial-sphere consciousness—See Tâm Vô Sắc Giới.

IV. Tâm Siêu Thế: Lokutaran (p)—Supermundane consciousness—See Tâm Siêu Thế.

Bốn Loại Vũ Trụ: See Tứ Chủng Vũ Trụ, and Tứ Pháp Giới.

Bốn Mươi Đề Mục Hành Thiền: Theo Vi Diệu Pháp, có bốn mươi đề mục hành thiền—According to The Abhidharma, there are forty meditation subjects.

1-10) Thập Đại: Kasina (p)—Ten kasinas 
11-20) Mười Đề Mục về Bất Tịnh: Ten Asubha (p)

21-30) Mười Đề Mục Suy Niệm: Anussati (p)—Ten recollections

31-34)Tứ Vô Lượng Tâm: Four illimitables—

35) Một Đề Mục Quán Tưởng: Sanna (p)—Một đề mục về tri giác—One perception—See Nhất Quán (2).

36) Một Đề Mục Phân Tách: One Analysis—See Một Đề Mục Phân Tách. 
37-40)Bốn Đề Mục về Thiền Vô Sắc: Four subjects on the immaterial states

Bốn Mươi Sáu Mùa An Cư Kiết Hạ Của Đức Phật: Forty-six rainy season retreats of the Buddha.

1) Rsi-patana.

2-4) Vương Xá: Rajagrha (skt).

5) Tỳ Xá Ly: Vaisali.

6) Mankula-parvata.

7) Đao Lợi Thiên: Trayastrimsa Heaven.

8) Bhesakalavana (gần Summanra-giri).

9) Kiều Thường Di: Kausambi.

10) Parikeyyaka.

11) Nala.

12) Veranja.

13) Caliya-parvata.

14) Tịnh Xá Kỳ Hoàn trong thành Xá Vệ: Jetavana in Sravasti.

15) Thành Ca Tỳ La Vệ: Kapilavastu.

16) Alavi.

17) Thành Vương Xá: Rajagrha.

18-19) Caliya-parvata.

20) Thành Vương Xá: Rajagrha.

21-46) Tịnh Xá Kỳ Hoàn trong thành Xá Vệ: Jetavana in Sravasti.

Bốn Mươi Tám Giới Khinh: Forty Eight Secondary or Lighter Precepts which the Buddha taught all Bodhisattvas in the Brahma-Net Sutra:

Bốn Mươi Tám Lời Nguyện Của Đức Phật A Di Đà: See Tứ Thập Bát Nguyện.

Bốn Nguyên Nhân Của Sự Chết: Theo Phật giáo, có bốn nguyên nhân đưa đến cái chết—According to Buddhism, death can occur in one of the four ways:

1) Mạng Triệt: Ayukkhaya (p)—Mạng căn hay thọ mạng của mỗi loài đã hết. Điều nầy giống như đèn tắt vì hết tim—Death can be due to the exhaustion of the life span assigned to beings of that particular species. This is likened to th wick in the lamp burns up.

2) Nghiệp Dĩ: Kammakkhya (p)—Năng lượng nghiệp gây nên sự sanh của người chết đã kiệt. Điều nầy giống như đèn tắt vì dầu trong đèn đã cạn—Death can be due to the exhaustion of the Kammic energy that caused the birth of the deceased. This is likened to the consumption of the oil in the lamp.

3) Mạng Triệt Nghiệp Dĩ Đồng Thời: Ubbayakkhaya (p)—Sự chấm dứt cùng lúc của mạng triệt và nghiệp dĩ. Điều nầy giống như đèn tắt vì cạn dầu tim lụn—Death can be due to the exhaustion of both the life span and kamma energy. This is likened the consumption of the oil in the lamp and the burning off of the wick at the same time.

4) Bất Đắc Kỳ Tử (vì tai nạn bất ngờ hay

những biến cố bên ngoài). Điều nầy giống như đèn tắt vì gió hay người nào đó thổi tắt: Upachedake (p)—Death can be due to external circumstances, such as accidents, untimely happenings. This is likened to the effect of external factors such as the wind or someone blows out the light.

Bốn Nguyên Nhân Gây Nên Ác Nghiệp: Four causes of evil actions—Theo Kinh Thi Ca La Việt, có bốn nguyên nhân gây nên ác nghiệp—According to the Sigalaka Sutra, there are four causes of evil actions:

1) Ác nghiệp làm do tham dục: Evil action springs from attachment.

2) Ác nghiệp làm do sân hận: Evil action springs from ill-will.

3) Ác nghiệp làm do ngu si: Evil action springs from ignorance.

4) Ác nghiệp làm do sợ hãi: Evil action springs from fear.

Vì thế Đức Phật dạy tiếp: “Này gia chủ tử, vì vị Thánh đệ tử không tham dục, không sân hận, không ngu si, không sợ hãi, nên vị ấy không làm ác nghiệp theo bốn lý do.” Thus the Buddha further taught: “If the Ariyan disciple does not act out of attachment, ill-will, folly or fear, he will not do evil from any one of the the four causes.”

Bốn Nguyên Nhân Khơi Dậy Nhãn Căn: Four causes which cause the eye-sense to be awakened—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật đã nhắc Mahamati về bốn nguyên nhân khơi dậy nhãn căn—In the Lankavatara Sutra, the Buddha reminded Mahamati about the four causes that cause the eye-sense to be awakened.

1) Chấp vào thế giới sở kiến, không biết rằng đấy là do tâm tạo nên: Being attached to the visible world, not knowing it is mind-made.

2) Bám chặt vào các hình sắc do bởi tập khí của những suy luận không vững chắc và những kiến giải sai lầm từ vô thỉ: The tenaciously clinging to forms due to the habit-energy of unwarranted speculations and erroneous views from beginningless time.

3) Tự tính của chính cái thức: The self-nature of the Vijnana itself.

4) Quá ham muốn cái phức tính của các hình sắc và tướng trạng: An eager desire for the multitudinousness of forms and appearances.

Bốn Nhân Sanh Tử Của Con Cái: Children are born from four causes:

 

1) Báo ân làm con đã mang với cha mẹ từ đời trước. Để trả ân đứa nhỏ phải sanh ra làm con và trọn đời phục dịch lao khổ: Repaying past kindness which the child incurred a debt of gratitude to the parents in previous lifetime. To repay it, the child has come to be born in the parent’s household and will attend painstakingly to their needs throughout their life.

2) Báo oán hay đòi quả báo đối với những sai lầm đời trước của cha mẹ. Để đòi quả báo cho những việc sai lầm của cha mẹ đời trước, trẻ con sanh vào gia đình cha mẹ để làm con. Khi còn nhỏ chúng đã ngỗ nghịch, lúc lớn thì gây họa và làm lụy đến mẹ cha. Khi cha mẹ còn sống thì không nuôi dưỡng, mà còn làm nhục lây đến tổ tiên khi cha mẹ đã chết rồi—Repaying the past wrongs which the parents committed in their previous life. To seek retribution, the children have come to be born in their household. Thus when they are still young, they are so unruly and when grown they will create misfortunes and calamities implicating their parents. In old age the parents will be left in want, and their treatment after the parents’ death will not only dishonor them, but the shame will extend to the ancestors as well.

3) Vì trả nợ đã thiếu cha mẹ từ đời trước nên sanh làm con, nếu nợ nhiều thì trả đến mãn đời song thân, nếu nợ ít thì trả xong rồi đi—For repaying past debts, the children have come to be reborn in their parents’ household. If it is a great debt, repayment can be for the parents’ entire lifetime. If the debt is small, repayment can cover part of the parents’ lifetime before the children die.

4) Đòi nợ đời trước mà cha mẹ đã thiếu mình bằng cách sanh vào làm con. Nếu nợ ít thì cha mẹ chỉ lo nuôi nấng, ăn mặc, thuốc men, học hành, cưới gả. Nếu nợ to thì lắm khi đứa con ăn xài phung phí phá tan sự nghiệp: To claim past debts, the children have come to be reborn in the family. If the debt is small, the parents will merely have to spend money to feed, clothe, education, health and helping them getting married. If the debt is big, the children may sometimes deplete all the parents’ assets.

Bốn Pháp Cần Phải Chứng Ngộ: Four things to be realised—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn pháp cần phải chứng ngộ—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four things to be realised:

1) Túc mạng cần phải chứng ngộ bởi niệm: Former lives to be realised by recollection.

2) Sanh tử cần phải chứng ngộ bởi thiên nhãn: Passing-away and re-arising to be realised by divine eye.

3) Tám giác ngộ cần phải chứng ngộ bởi thân: Eight deliverances, to be realised with the mental body.

4) Lậu tận cần phải chứng ngộ bởi tuệ: The destruction of the corruptions, to be realised by wisdom.

Bốn Phần Của Thức: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Pháp Tướng Tông chủ trương mỗi thức có bốn phần với bản chất liên đới—According to Prof. Junjiro Takakusu in “The Essentials of Buddhist Philosophy,” the Dharmalaksana School believes that each of the consciousness has four functional divisions of interdependent nature.

1) Tướng Phần: Laksana-bhaga (skt)—Đối tượng bị thấy hay là hình bóng của đối tượng ngoại tại phản ảnh trên mặt tâm thức—The objective or the seen portion. The objective is a shadow image of an outer object reflected on the mind-face.

2) Kiến Phần: Darsana-bhaga (skt)—Chủ thể soi chiếu hay nhìn thấy và kinh nghiệm nó—The subjective or the seeing portion illumines, sees and experiences the outer object.

3) Tự Chứng Phần: Saksatkari-bhaga (skt)—Tự chứng phần nhận thức hay biết được chủ thể hay kiến phần đã thấy đối tượng (tướng phần) hay chỉ là hình ảnh của đối tượng—The self-witness or the self-assuring portion. The self-assuring portion see and acknowledge the subjective function. That is to say, the self-assuring portion will know the subject has seen the object or the shadow-image.

4) Chứng Tự Chứng Phần: The rewitnessing of self-witness or the reassuring portion—Chứng tự chứng phần hoàn thành tác dụng của tâm thức—The rewitnessing of the self-witness completes the mental faculty.

Bốn Phương Cách Được Tự Thể Mới: Attabhava-patilabha (p)—Four ways of getting a new personality—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có bốn phương cách được tự thể mới—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are four ways of getting new personality:

1) Tự thể có được do ý chí của mình, không do ý chí của người khác: There is an acquisition of personality that is brought about by one’s own volition, not another’s.

2) Tự thể có được do ý chí của người khác, chứ không do ý chí của mình: There is an acquisition of personality that is brought about by another’s volition, not one’s own.

3) Tự thể có được do cả ý chí của mình lẫn ý chí của người khác: There is an acquisition of personality that is brought about by both one’s own volition and another’s.

4) Tự thể có được không do ý chí của mình, cũng không do ý chí của người: There is an acquisition of personality that is brought about by neither one’s own volition, nor another’s.

Bốn Quốc Độ: Four realms:

1) Phàm Thánh đồng cư quốc độ: Realms where all classes dwell (men, devas, Buddhas, disciples, nondisciples, the impure and the pure).

2) Phương tiện hữu dư quốc độ: Temporary realms where the occupants have got rid of evils, but still have to be reborn.

3) Thực báo vô chướng ngại quốc độ: Realms of permanent rewards and freedom for those who have attained bodhisattva rank.

4) Thường tịch quang quốc độ: Realms of eternal rest and light of eternal spirit—The abode of Buddhas.

Bốn Sắc Thái Tín Ngưỡng Di Đà: Theo Tịnh Độ tông, Phật Di Đà thù thắng hơn cả trong số Ngũ Trí Như Lai mặc dù quốc độ của Ngài ở Tây Phương chứ không ở Trung Ương, Ngài là một trong những vị Phật chính trong Phật giáo. Do vậy chúng ta thấy được các quan niệm của các tông phái Di Đà về vấn đề Phật Đà Luận của Đại Thừa. Theo thuyết “Tánh Cụ” của tông Thiên Thai và “Lưỡng Bộ Bất Nhị” của tông Chân Ngôn, nguyên lý “một trong tất cả và tất cả trong một” đã được sẳn sàng chấp nhận. Trong số Ngũ Trí Như Lai, Đức Phật Di Đà ở phương Tây có thể đồng nhất với Trung Ương Đại Nhật Như Lai, là Đức Phật của pháp giới thể tánh. Các bản nguyện của Ngài, sự chứng quả Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, và sự thiết lập Cực Lạc Quốc Độ được mô tả đầy đủ trong Kinh A Di Đà. Lẽ đương nhiên khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong Kinh Pháp Hoa, ẩn dụ cho các đệ tử rằng không nên xem Ngài như vị Phật 80 tuổi già với vóc người nhỏ thó, bởi vì Ngài thực sự là một vị Phật lâu đời lâu kiếp, và hiện thân đầy khắp vũ trụ; phải coi Ngài như là một với Đức Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ. Phật Thích Ca đã nhấn mạnh vào đức tin tuyệt đối nơi Phật A Di Đà. Tín tâm là phương tiện duy nhất để giải thoát. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, tín ngưỡng Di Đà gồm có bốn sắc thái—According to the Pure Land Sects, Amitabha Buddha is more than one of the five Buddhas, although his land is laid in the Western Quarter; instead, he is one of the principal Buddha in Buddhism. Thus we see the ideas of the Amitabha schools concerning the Buddhological principle of Mahayana. According to the theory of “original immanence” of T’ien-T’ai and the “two essences in one” theory of the Shingon, the principle of “one-is-all and all-are-one” will be readily admitted. Of the five Wisdom Buddhas, Amitabha of the West may be identical with the cenral Mahavairocana, the Buddha of homo-cosmic identity. Amitabha’s original vows, his attainment of Buddhahood of Inifite Light and Life, and his establishment of the Land of Bliss are al fully described in the Sukhavati text. It is but natural that Sakyamuni Buddha, who hinted to his disciples in the Lotus Sutra not to regard Amitabha Buddha as a Buddha of eighty years of age with a small stature, for he is in reality a Buddha of remote ages and of world-wide pervasions, should be identified with the Budha of Infinite Light and Life. A complete reliance on such a Buddha’s power will be a reasonable outcome of this teaching. Sakyamuni Buddha insisted on an absolute faith in Amitabha Buddha because faith alone being the cause of salvation. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Amitabha-pietism is of four aspects:

1) Sắc Thái Thiên Thai và Chân Ngôn, theo đó Phật Di Đà là một trong Ngũ Trí Như Lai, ngự ở Tây phương, có Đức Đại Nhật Như Lai ở giữa: The aspect of T’ien-T’ai and Shingon, in which Amitabha Buddha is one of the five Wisdom Buddhas (Dhyani-Buddhas) governing the Western Quarter, having Mahavairocana (the Great Sun Buddha) at the center.

2) Sắc thái dung thông niệm Phật theo đó, giá trị của một người tin tưởng nơi Phật A Di Đà có thể truyền đến người khác và ngược lại. Nghĩa là một tôn giáo hỗ tương hỗ trợ bằng đức tin: The aspect of combining reciting Amitabha Buddha’s name and cultivating (Yuzunembutsu), in which the value of one’s faith in Amitabha is transferable to another or vice versa, i.e., religion of mutual help with faith.

3) Sắc thái của Tịnh Độ tông, theo đó tín ngưỡng Di Đà độc nhất chỉ được giảng theo nơi tam kinh Tịnh Độ, đặc biệt căn cứ trên những lời nguyện của Đức Phật A Di Đà: The aspect of the Pure Land Sect, in which Amitabha Buddha’s faith is taught exclusively in accordance with the three Sukhavati texts of the school, especially based on the Buddha’s vows.

4) Sắc thái của tông Chân Ngôn, theo đó tín ngưỡng nầy được giảng dạy một cách chặt chẽ theo nguyện thứ 18 của Phật A Di Đà, mô tả trong kinh Trường Di Đà: The aspect of the Shingon Sect, in which the faith is taught strictly in accordance with the eighteeth vow of Amitabha Buddha described in the larger Sukhavati text—See Tứ Thập Bát Nguyện (18).

Bốn Sứ Mệnh Của Thiền Tông Khi Chấp Nhận Lối Tu Tập Công Án: Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, các Thiền sư ở thế kỷ thứ 10 và 11 đã chấp nhận lối tu tập công án cốt để thực hiện những sứ mệnh sau đây—According to Zen Master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, the koan exercise adopted by the Zen masters of the tenth and eleventh centuries was designed to perform the following functions.

1) Đại chúng hóa Thiền tông để chận đứng bản chất thượng lưu nó đưa Thiền đến chỗ tự hủy: To popularize Zen in order to counteract native aristocracy which tended to its own extinction.

2) Mang lại một kích thích mới mẻ cho dòng phát triển tâm thức Thiền, có thế mới thúc đẩy được sự thuần thục của kinh nghiệm Thiền: To give a new stimulus to the development of Zen consciousness, and thus to accelerate the maturing of the Zen experience.

3) Bẻ gãy sự gia tăng của chủ trương duy trí trong Thiền: To check the growth of intellectualism in Zen.

4) Cứu Thiền khỏi bị chôn sống trong bóng tối của chủ trương tịch mặc: To save Zen from being buried alive in the darkness of quietism.

Bốn Sự Thanh Tịnh Của Các Loại Cúng Dường: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có bốn sự thanh tịnh của các loại cúng dường—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are four kinds of purification of offering.

1) Cúng dường được thanh tịnh bởi người cho, nhưng người nhận không thanh tịnh—The offering that is purified by the giver, not by the receiver: Ở đây người cho giữ gìn giới luật, theo thiện pháp, còn người nhận theo ác giới, ác pháp. Như vậy, đây là loại cúng dường thanh tịnh bởi người cho, nhưng không thanh tịnh bởi người nhận—Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified by the giver, not by the receiver.

2) Cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không thanh tịnh bởi người cho—The offering that is purified by the receiver, not by the giver: Ở đây người cho theo ác giới, ác pháp, còn ngươiø nhận giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường thanh tịnh bởi người nhận, nhưng không bởi người cho—Here the giver is immoral, or evil character, and the receiver is virtuous, of good character. Thus the offering is purified by the receiver, not by the giver.

3) Loại cúng dường không thanh tịnh bởi người cho, cũng không thanh tịnh bởi người nhận—The offering that is purified neither by the giver nor by the receiver: Ở đây người cho theo ác giới, theo ác pháp; và người nhận cũng theo ác giới và ác pháp. Như vậy, đây là sự cúng dường không được thanh bởi người cho và cũng bởi người nhận—Here the giver is immoral, of evil character, and the receiver is immoral, of evil character. Thus the offering is purified neither by the giver nor by the receiver.

4) Cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận—The offering that is purified both by the giver and by the receiver: Ở đây người cho giữ giới, theo thiện pháp; và người nhận cũng giữ giới, theo thiện pháp. Như vậy dây là sự cúng dường được thanh tịnh bởi người cho và cũng bởi người nhận—Here the giver is virtuous, of good character, and the receiver is virtuous, of good character. Thus the offering is purified both by the giver and by the receiver.

Bốn Thánh Tích: The four sacred places—See Tứ Động Tâm.

Buddha Land Map

BoDeDaoTrang
Video Bodh Gaya


Bốn Tiến Trình Tiến Đến Phật Quả: Four courses of attainment or the four Caryas—Theo Kinh Đại Sự, có bốn tiến trình tiến đến Phật Quả—According to the Mahavastu, there are four courses of attainment:

1) Sơ Hành: Prakrticarya (skt)—Trong đó người tu hành phải biết vâng lời cha mẹ, vâng lời các sa môn cùng các Bà La Môn, và tôn kính người già, phải làm việc thiện, phải khuyên người khác cúng dường và phải thờ cúng Đức Phật. Khi còn ở ‘sơ hành’ thì người đó chỉ là một người thường chứ chưa phải là Bồ Tát. Đức Phật Thích Ca đã trải qua sơ hành từ thời Đức Phật Aparajitadhvaja—In this carya, an individual is expected to be obedient to his parents, to the Sramanas and Brahmins, and to the elders, to perform good deeds, to instruct others to offer gifts, and to worship the Buddhas. While a being is in this carya, he is just a common being and not a Bodhisattva. Sakyamuni Buddha practised this Carya from the time of Aparajitadhvaja Buddha.

2) Quyết Tâm Đạt Quả Bồ Đề: Pranidhi (skt)—Ở đây bao gồm sự quyết tâm của một người để đạt đến quả Bồ Đề theo đúng trình tự. Đức Thích Ca Mâu Ni đã năm lần có quyết tâm nầy trong quá nhiều kiếp sống của ngài: This consists in a being’s resolving to attain Bodhi in due course. Sakyamuni took this resolution five times in the course of his many existences as the ancient Sakyamuni Buddha, whose life extended over aeons.

3) Sở Đắc Phẩm Hạnh Phật: Anuloma (skt)—Đây là sự nối tiếp của sự quyết tâm đạt quả Bồ Đề; gia đoạn nầy bao gồm sở đắc những phẩm hạnh cần thiết để trở thành Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bắt đầu sở đắc những phẩm hạnh Phật vào thời Đức Phật Samitavi. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba, một vị Bồ Tát sở đắc các phẩm hạnh nói đến trong Jatakas và tiến từ địa thứ nhất lên địa thứ tám. Đức Thích Ca Mâu Ni đã lên địa thứ bảy khi ngài sinh ra làm Hoàng Tử Kusa: It is a continuation of the previous Carya, and consists in acquiring the virtues necessary to become a Buddha. Sakyamuni began this Carya at the time of Samitavi Buddha. During the second and third Caryas, a Bodhisattva acquires the virtues mentioned in the Jatakas and advances from the first to the eight bhumi. Sakyamuni reached the seventh bhumi, when he was born as prince Kusa.

4) Bất Hoàn: Avivarta or Anivartana (skt)—Đây gọi là bất hoàn. Bắt đầu khi Bồ Tát đến địa thứ tám, khi ấy sẽ không có sự thối chuyển đối với bậc nầy. Khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh làm Meghamanava, ngài đã đạt đến tiến trình thứ tư nầy vào thời Phật Nhiên Đăng, vị nầy đã khẳng định sự thành đạt cuối cùng của Phật Thích Ca trên đường chứng quả Bồ Đề. Điều nầy được Phật Sarvabhibhu tái xác nhận khi Đức Thích Ca Mâu Ni sanh ra làm Tỳ Kheo Abhiya. Sau đó, Bồ Tát được sinh ra vô số lần mới vượt qua các bhumis thứ tám và thứ chín. Cuối cùng vị nầy tới địa thứ mười để được sinh ra làm Jyotipalamanava và được Phật Ca Diếp (Kasyapa) ban cấp cho Yauvarajyabhiseka, sau cùng trở thành vị thần trong cung trời Đâu Suất. Vị nầy phải hoàn tất địa thứ mười khi làm Đức Phật Cồ Đàm dưới cội cây Bồ Đề: This is called a non-returning Carya. It commences with the Bodhisattva reaching the eighth Bhumi when retrogression becomes impossible for him. When Sakyamuni was reborn as Meghamanava, he reached this Carya the time of Dipankara Buddha, who confirmed his ultimate success in attaining Bodhi. It was reconfirmed by Sarvabhibhu Budha when Sakyamuni was born as Abhiya or Abhiji Bhikshu. Subsequently, the Bodhisattva was born innumerable times in order to cross the eighth and ninth bhumis. He ultimately reached the tenth bhumi to be born as Jyotipalamanava and given Yauvarajyabhiseka by Kasyapa Buddha, at last becoming the god of gods in the Tusita Heaven. He was to complete the tenth bhumi as Gautama Buddha under the Bodhi tree at Gaya.

Bốn Tội Căn Bản: The four deadly sins:

1) Sát sanh: Killing.

2) Trộm cắp: Stealing.

3) Nhục dục: Carnality.

4) Nói dối: Lying.

Bồn Hội,盆會, The All-Souls anniversary—See Vu Lan Bồn in Vietnamese-English Section, and Ullambana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Bổn:

1) Gốc: Chánh yếu—Radical—Fundamental—Original—Principal—One’s own.

2) Bổn sách: A volume of a book.

3) Chính Đức Phật, chứ không phải là những dấu tích của Ngài—The Buddha himself, contrasted with “traces” left by him among men to educate them.

Bổn Bất Sinh Tế: Trạng thái vô sinh nguyên thủy, mỗi con người đều có một cái tâm thanh tịnh tự nhiên, bất sinh bất diệt, không tùy thuộc vào những hệ lụy của luân hồi sanh tử—The original status of no rebirth, every man has a naturally pure heart, which is independent of the bonds of mortality.

Bổn Cao Tích Hạ: Phật vì bổn nguyện độ sanh mà thị hiện trong hình tướng thấp hơn như làm Bồ Tát chẳng hạn—The higher Buddha manifesting himself in lower form, i.e. as a Bodhisattva.

Bổn Chất: Bản chất sự vật, như nhãn thức duyên vào sắc cảnh, ảnh tượng bên ngoài hiện ra nơi nhãn thức, còn sự thật sắc pháp do chủng tử của A Lại Da thức sanh ra, là sở thác của ảnh tượng, gọi là bản chất—Original substance—The substance itself or any real object of the senses.

Bổn Cứ: Mulagrantha (skt)—The original text, or a quotation from it.

Bổn Duyên: Duyên nguyên thủy của mọi hiện tượng—The original cause of any phenomenon.

Bổn Địa: Native place—Natural position.

Bổn Địa Môn: Tự tánh pháp thân của Đức Đại Nhựt Như Lai, là pháp thân thường trụ trong ba đời, lý trí pháp tính đầy đủ hết thảy nhân quả và tròn đầy muôn đức—The uncreated dharmakaya of Vairocana is eternal and the source of all things and all virtue.

Bổn Địa Thân: See Bổn Pháp Thân.

Bổn Địa Thùy Tích: See Bổn Tích

Bổn Giác,本覺, Prakriti-buddhi (skt)—Bổn Minh—Tâm thể của chúng sanh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tướng, sáng tỏ vằng vặc, chẳng phải do tu mà thành; đối lại với “thủy giác” là bản tâm từ vô thủy đến nay bị vô minh che mờ. Thủy giác chính là thể của bản giác (ngoài bản giác không có thủy giác)—Original Bodhi (Bản giác hay sự giác ngộ có sẳn—Original awareness or inherent enlightenment in the form of primal intelligence), awareness, wisdom or knowledge, or the immanent mind in all things; as contrasted with initial knowledge (thủy giác). There are two kinds of knowledge

1) Lý bổn giác—Fundamental Truth.

2) Tướng bổn giác: Primal Intelligence—The immanent mind in all things—Enlightenment.

Bổn Giác Chân Như: Căn cứ vào tướng mà nói thì gọi là bổn giác, căn cứ vào thể mà nói thì gọi là chân như. Bản giác là trí năng chứng, còn chân như là lý sở chứng. Hai thứ lý trí nầy là toàn thể pháp thân Như Lai—The bhutatathata is the corpus, or embodiment which is the fundamental truth (lý); the original bodhi is the form of primal intelligence which is the knowledge or wisdom (trí) of the bhutatathata. Together they form the whole wmbodiment of the Buddha-dharmakaya.

Bổn Giáo: The fundamental doctrine (of One Vehicle as declared in the Lotus Sutra).

Bổn Hành: Original practice—Practice done in original situation or in the past or in past lives.

Bổn Hạnh: Căn bản hành động của Phật và Bồ Tát—The root of action—The method or motive of attainment (Deeds or doings of a Buddha or bodhisattva).

Bổn Hạnh Bồ Tát Đạo: The original practice of Bodhisattvas.

Bổn Hạnh tập Kinh: A sutra of method or motive of attainment.

Bổn Hình: Hình tướng nguyên thủy—Original form or figure—The substantive form.

Bổn Hoặc: Căn Bổn Hoặc—Căn Bổn Phiền Não—Căn bản phiền não chiêu cảm lấy mê quả—The root or origin of delusion.

Bổn Hữu:

1) The original or fundamental existing—Primal existence—Original dharma which is complete in each individual—The present body and mind-The source or substance of all phenomena.

2) Đời Hiện Tại: The present life.

3) Thức Thứ Tám: Alaya-vijnana (skt)—The eighth consciousness.

Bổn Hữu Gia: Phái Bổn Hữu, một hệ phái của Pháp Tướng Tông—A division of Dharmalaksana school.

Bổn Hữu Tu Sanh:

1) Bổn Hữu: Phàm phu Thánh giả vốn dĩ đều như thế, đầy đủ không thiếu đức chân như pháp tính: The original dharma which is complete in each individual.

a) Chân Như Pháp Tính Đức: The virtue of the bhutatathata dharma-nature.

b) Cụ Túc Vô Khuyết: Being complete without lack.

2) Tu Sanh: Do lực quán hạnh mà khai phát đức “Bản Hữu” nầy, dần dần tu tập cho Phật tính hiển hiện: The development of this original mind in the individual , whether saint or common man, to the realization of Buddha-virtue.

Bổn Lai: Prakriti (skt)—Original or natural form of something—Original or primary substance.

· Bản thể đầu tiên: Original nature.

· Bản thể gốc: Original essence.

· Hình thái cơ bản: Fundamental form.

· Nguồn cội: Original sources.

· Bản lai là điều kiện hay hình thái gốc, hay bản thể đầu tiên của bất cứ thứ gì: Original or primary substance is an original or natural form or condition of anything

· Phật tánh xưa nay là bản tánh thật của chư pháp—Coming from the root—Originally—Fundamentally—The original or Buddha-nature, which is the real nature of all things.

Bổn Lai Không: Chư pháp tùng bổn lai không hay chân như—All things come from the Void or Absolute (Chân như).

Bổn Lai Pháp Nhĩ: Tự Thủy Tự Nhiên—Vốn dĩ như thế, xưa nay vẫn thế, tự nhiên từ đầu—So from the beginning.

Bổn Lai Thành Phật: Lúc đứng ở “Kiến Địa” vạn vật nhất như thì chúng sanh và Như Lai đồng nhất không khác (nếu giác ngộ thì phiền não là Bồ Đề, chúng sanh là Như Lai) All things being of Buddha become Buddha.

Bổn Lai Vô Nhứt Vật: Xưa nay không một vật, không lại thêm không hay đệ nhứt nghĩa không. Đây là một đề mục thiền quán—Originally not a thing existing, or before any thing existed. This is a subject for meditation.

Bổn Mạt:

1) Gốc và ngọn: Root and twigs—Root and branch.

2) Khởi thủy và Kết Thúc: First and last—Beginning and end.

Bổn Mẫu: Upadesa or Matrka (skt)—Ưu Ba Đề Xá—Ma Đát Lý Ca—Tập hợp các kinh nghĩa nghị luận lại mà thuyết minh, từ đó sinh ra các nghĩa riêng biệt của các kinh—The original mother or matrix—The original sutra or work.

Bổn Mệnh Đạo Tràng: Đền thờ sao bổn mệnh của nhà vua, với ý tưởng bảo vệ hoàng gia và đất nước—Temple for worship of the emperor’s birth-star, for the protection of the imperial family and the state.

Bổn Mệnh Nguyên Thần: The year of birth (the year of one’s birth-star).

Bổn Mệnh Tinh: Sao bổn mệnh, đặc biệt là một trong bảy vì sao (Thất Hùng Tinh) chế ngự năm sanh—The life-star of an individual, the particular star of the seven stars of Ursa Major which is dominant in the year of birth.

Bổn Mệnh Tú: Chòm sao mà mình sanh ra—The constellation or star-group, under which an individual is born—See Bổn Mệnh Tinh.

Bổn Minh: The original light—The potential enlightenment in all beings.

Bổn Môn: Giáo pháp căn bản của Phật trong mười bốn chương sau của Kinh Pháp Hoa—The original or fundamental Buddha’s teachings, the last fourteen chapters of the Lotus Sutra.

Bổn Môn Bổn Tôn: The especial honoured one of the Nichiren Sect, Svadi-devata, the Supreme Being, whose mandala is considered as the symbol of the Buddha as infinite, eternal, universal.

Bổn Môn Sự Quán: Pháp Hoa Tông ở Nhật có pháp thiền Bổn Môn Sự Quán, quán phổ tánh Phật đồng với mọi hiện tượng trong thế giới lập dị, tất cả chân lý nằm trong năm chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh—The Nichren Sect has a meditation on the universality of the Buddha and the unity in the diversity of all his phenomena, the whole truth being embodied in the Lotus Sutra, and in its title of five words Wonderful-Law Lotus-Flower Sutra (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh), which are considered to be the embodiment of the eternal, universal Buddha.

Bổn Môn Thập Diệu: Ten wonders of the Buddha’s teachings:

1) Bổn nhân: The initial impulse or causative stage of Buddhahood.

2) Bổn quả: Its fruit or result in eternity, joy, and purity.

3) Quốc độ: Buddha’s realm.

4) Cảm ứng: His response to human needs.

5) Thần thông: His supernatural powers.

6) Thuyết pháp: His preaching.

7) Quyến thuộc: His supernatural retinue.

8) Phúc đức: His blessings.

9) Thọ mệnh: His ternal life.

10) Niết bàn: Nirvana.

Bổn Nguyện,本願, Purvapranidhana (skt)

· Lời nguyện từ nguyên bổn của một vị Bồ Tát khi Ngài khởi đầu sự nghiệp theo Bồ Tát Đạo của Phật Giáo Đại Thừa: An original vow made by a Bodhisattva when he begins his career to follow Bodhisattvayana in the Mahayana Buddhism.

· Lời nguyện của Bồ Tát nguyện thành Phật độ chúng sanh: Original Vow—Vow of the Buddha or Bodhisattva—The vow which Bodhisattvas make when they resolve to become Buddha and save all sentient beings.

· Bốn Mươi Tám Lời Nguyện của Phật A Di Đà khi Ngài còn là Bồ Tát Pháp Tạng. Một trong những lời nguyện nầy có nguyện nếu bất cứ chúng sanh nào chịu niệm hồng danh của Ngài từ mười đến một trăm lần vào lúc sắp lâm chung, thì Ngài sẽ tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Trong tất cả các lời nguyện của Ngài có nói “Nếu không như thế, tôi nguyện sẽ không thành Chánh Đẳng Chánh Giác.” Đó là trong quá khứ, còn bây giờ Ngài Pháp Tạng Bồ Tát đã thành Phật; như vậy, tất cả các lời nguyện của Ngài đã thành hiện thực. Bất cứ ai có đủ đầy Tín, Nguyện, và Hạnh đủ đầy đề sẽ được bảo đảm vãng sanh Cực Lạc: The forty-eight vows of Amitabha Buddha. The Buddha’s Original Vows refer to the Amitabha Buddha’s Forty-eight Great Vows, which He made while He was still a Maha-Bodhisattva named Dharma Store (Dharmakara) cultivating for Buddhahood. One of His vows was if any sentient being recites His name from ten to one hundred times upon death, He will come and deliver that being to the Ultimate Bliss World. In all of His vows, He always ended with the same line: “If this does not happen, I vow not to attain the Ultimate Enlightenment.” That was in the past, the Dharma Store Maha-Bodhisattva is now a Buddha (Amitabha Buddha); thus, this means his vows have all came true. Anyone who has Faith, Vow, and Practice is guaranteed to gain rebirth to His Pureland—See Tứ Thập Bát Nguyện.

· Mười Hai Lời Nguyện của Phật Dược Sư: The twelve vows of Medicine Master (Bhaishajya-Guru-Buddha)—See Mười Hai Lời nguyện Của Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Bổn Nguyện Dược Sư: The twelve vows of Bhaishajya-Guru-Buddha (Medicine Master Buddha)—See Mười Hai Lời Nguyện Của Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Bổn Nguyện Dược Sư Kinh: Kinh nói về mười hai lời bổn nguyện của Phật Dược Sư—The sutra that mentioned about the twelve vows of Bhaishajya-Guru-Buddha.

** For more information, please see Mười Hai Lời Nguyện Của Dược Sư Lưu Ly Quang Phật.

Bổn Nguyện Nhất Thực Đại Đạo: Pháp Môn Tha Lực Niệm Phật—Đại bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn những ai tin và niệm hồng danh của Ngài—The great way of the one reality of Amitabha’s vows, i.e. that of calling on his name and trusting to his strength and not one’s own.

Bổn Nhị: Vợ của vị tỳ kheo trước khi xuất gia—Wife of a monk before his retire from the world.

Bổn Pháp Thân: Bổn Thân—Bổn Địa Thân—Bản Pháp Thân tức là thực tướng pháp thân, để phân biệt với hiện thân tạm thời—Fundamental person or embodiment of a Buddha or bodhisattva, as distinct from his temporal manifestation.

Bổn Phận: Duty—To do one’s duty

Bổn Phật: Phật tánh nơi mỗi người—The Buddha-nature within oneself—The original Buddha.

Bổn Sanh Kinh: Jataka (skt)—Xà Đà Dà—

Video Jataka

Bổn Sanh Kinh, một phần của Khuddaka-Nikaya. Chỉ riêng phần nầy, có 547 truyện, là một phần quan trọng nhất của Kinh Tạng. Đây là một trong 12 bộ Kinh Đại Thừa, còn gọi là Chuyện tiền thân Đức Phật hay kinh văn mà Đức Như Lai nói về hành nghiệp tu hành của Ngài khi còn là Bồ Tát. Kinh ghi lại những bài thuyết pháp của Đức Phật nhắc về các đời trước của Ngài, hồi Ngài còn trong kiếp Bồ Tát. Kinh cũng nói về những bài tiên đoán về sự thành Phật của Ngài tại Ấn Độ. Kinh được chia làm ba phần. Phần đầu nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ. Phần thứ nhì nói về tiền thân của Ngài. Phần thứ ba nói về mối tương giao cũng như những nhân vật liên hệ giữa tiền thân và hiện kiếp của Ngài—Jataka Sutra, Birth Stories or Past Lives Sutra, a part of the Khuddaka-Nikaya. The 547 Jatakas are by themselves the biggest section of the Sutra Pitaka. These are stories of the Sakyamuni Buddha’s previous incarnations, one of the twelve classes of sutras, one of the twelve Mahayana sutras. Legendary stories of the Buddha’s past lives as a Bodhisattva. These stories depict the series of good acts by which Sakyamuni was able to be reborn as the Buddha in India. A Jataka story is traditionally divided into three parts. The first introduces an incident in the life of Sakyamuni Buddha in India. The second relates an incident in one of his past existences. The third demonstrates the casual relationship between the incident in the past and the one in the present, and identifies the persons involved in the past incident with those living in the present.

Bổn Sanh Thuyết: The stories thus told—See Bổn Sanh Kinh and Bổn Sự Kinh.

Bổn Sơ: Thoạt kỳ thủy—In the beginning—Originally.

Bổn Sơn: Native hill—A monk’s original or proper monastery.

Bổn Sư,本師

1) Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni.

2) Thầy Bổn Sư: The original teacher or master.

Bổn Sư Hòa Thượng,本師和尚, Upadhyaya

1) Thầy Bổn Sư hay vị sáng lập ra tông phái: An original teacher or founder.

2) Danh Hiệu Phật A Di Đà: A title of Amitabha.

Bổn Sự Kinh,本事經, Itivrttaka or Ityukta (skt)— Một trong mười hai bộ kinh, trong đó Đức Phật kể về những chuyện tiền thân của các đệ tử cũng như các địch thủ đương thời của Ngài. Bản kinh nầy cho thấy những ứng xử trong các cuộc đời trước đây ảnh hưởng như thế nào đến những hoàn cảnh của cuộc đời hiện tại, theo luật của “Nghiệp.” Nhiều câu chuyện nầy bắt nguồn từ những cổ tích dân gian Ấn Độ, có trước khi Phật giáo xuất hiện, nhưng được Đức Phật lấy đó làm truyện tiền thân của những đệ tử của Ngài. Hiện nay ngoài văn bản tiếng Ba Li ra còn có những dịch bản tiếng Trung Hoa và tiếng Anh. Tuy nhiên, dịch bản tiếng Hoa là căn cứ từ nguyên bản Bắc Phạn, chứ không phải từ văn bản Ba Li—One of the twelve classes of sutras in which the Buddha tells of the deeds of his disciples and other followers as well as his foes in previous lives. They show how acts of previous lives influence the circumstances of the present life according to the law of “Karma.” Many of those stories are Indian folk tales from pre-Buddhist times; however, the Buddha based on these stories to mention about previous lives of his disciples. Nowadays, in addition to the text written in Pali, there are translations in Chinese and English. However, the Chinese translation is based on a lost sanskrit version, not the Pali one—See Bổn Sanh Kinh.

Bổn Tam Muội Da Ấn: Ấn Tam Muội đầu tiên cho người tu khi đang tu tập, dùng hai bàn tay làm thành hình hoa sen—The first samaya-sign to be made in worship—The forming of the hands after the manner of a lotus.

Bổn Tâm: Bản tánh của tâm từ nguyên thủy—The original heart or mind—The inner self—One’s own heart—The inner self.

Bổn Tập Kinh: Kinh nói về phương cách và động lực để đạt thành hay hành động của một vị Phật hay Bồ Tát—A sutra of method or motive of attainment or deeds of a Buddha or bodhisattva.

Bổn Thân: Oneself—See Bổn Tâm.

Bổn Thệ: Thệ nguyện căn bản của mỗi vị Phật hay Bồ tát (thệ nguyện mà chư Bồ Tát lập ra khi trụ nơi “Nhân Địa”)—Original Covenant or Vow made by every Buddha or Bodhisattva

Bổn Thời: Thời kỳ Đức Phật đạt được đại giác—The original time, the period when Sakyamuni obtained enlightenment.

Bổn Thư: Giáo Thư Bổn Môn—The foundation books of any school.

Bổn Thức,本識, Một trong 18 tên của A Lại Da thức, là căn bản của hết thảy các pháp hữu vi và vô vi (gốc của tất cả các pháp)—The fundamental vijnana, one of the 18 names of the Alaya-vijnana, the root of all things—See A Lại Da Thức

Bổn Tích: Bồ Tát và Phật do có pháp thân từ sơ địa trở lên do thực thân của mình biến thành nhiều thân ứng hóa để hóa độ chúng sanh, như Phật Quán Âm với ba mươi ba hình tướng khác nhau—The original Buddha or Bodhisattva and his varied manifestations for saving all beings, i.e. Kuan-Yin with thirty-three forms.

Bổn Tích Nhị Môn: Hai môn bổn tích trong Kinh Pháp Hoa—A division of the Lotus Sutra into two parts:

1) Pháp Hoa Tích Môn: Mười bốn chương đầu trong Kinh Pháp Hoa liên hệ đến giai đoạn đầu cuộc đời Đức Phật và những giáo thuyết trước đó—The first fourteen chapters which related to the Buddha’s early life and previous teaching.

2) Pháp Hoa Bổn Môn: Mười bốn chương sau liên hệ đến giai đoạn sau khi Phật Thích Ca thành đạo cho đến chúng hội Pháp Hoa, cũng như những giáo thuyết cho Bồ Tát—The following fourteen chapters which related to the final revelation of the Buddha as eternal and Bodhisattva doctrines.

Bổn Tính:

1) Bản Tánh Tự Nhiên: The spirit one possesses by nature—One’s own nature.

2) Tự Tánh Bản Lai: The Buddha-nature within.

Bổn Tịnh: Primal pure.

Bổn Tịnh Vô Lậu: Primal pure.

Bổn Tôn: Satyadevata (skt)—Sa Dã Địa Đề Phạ Đa.

1) Vị tối tôn tối thắng trong cõi xuất thế gian—The Original Honoured One—The Most Honoured of all Buddhas.

2) Trong chư tôn lấy Bổn Tôn làm căn bản để tôn sùng—Chief object of worship in a group, the specific Buddha being served.

Bổn Trụ Pháp: Purvadharmasthitita or Pauranasthitidharmata (skt)—Cái chân lý vốn vẫn thường trụ—Originally-abiding truth or reality.

Bồng Lai: Fairyland—Bồng lai Tiên đảo, chỗ ở của các bậc tu tiên theo Lão giáo đắc đạo. Người phàm phu thế gian không thể thấy và đến được. Cõi nầy ở nơi bảy lớp núi vàng hay “Thất Kim Sơn” bao bọc ở vòng ngoài núi Tu Di, hoặc là các hải đảo trong biển Hương Thủy quanh núi Tu Di—Fairyland is the dwelling area of those who cultivate and attain the path of Taoism. Human beings of this world cannot physically see nor get there. These domains are situated on the seven layers of “Golden Mountains” surrounding the Mount Sumeru or the various islands in the Fragrance Ocean (an ocean surrounding Mount Sumeru).

Bột Đà,勃陀, Buddha (skt)—See Phật Đà

Bột Già Di,孛伽夷, Bhagai (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Bột Già Di là một thành phố nằm về phía nam Khotan, nơi có tượng Phật với đủ đầy 32 tướng tốt, được mang đến đây từ Kashmir—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Term, Bhagai is a city south of Khotan with a Buddha-statue which exhibits all the thirty-two signs (laksanani), brought there from Kashmir

Bột Sa,勃沙, See Phất Sa

Bờ Đại Giác: The shore of Enlightenment—Shore of liberation.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch