Từ điển phật học
Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)

» Mu
03/02/2010 10:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Mục Chi Lân Đà,目脂鄰陀, Mucilinda or Mahamucilinda (skt)—Mục Lân—Mâu Chân Lân Đà—Mẫu Chân Lân Na—Văn Chân Lân Đà—Ma Ha Mục Chi Lân Đà—Tên của long vương hay vua của loài rồng (nhờ nghe pháp mà giải thoát khỏi kiếp rồng) trụ trong hang của ao Mục Chi Lân Đà, bên cạnh tòa kim cương ở Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật ngồi tĩnh tọa bảy ngày đêm ngay sau khi Ngài thành đạo, chính vị long vương này đã bảo vệ Đức Phật trong khoảng thời gian đó—A naga or dragon king who dwelt in a lake near a hill and cave of this name, near Gaya, where Sakyamuni sat absorbed for seven days after his enlightenment, protected by this nage king.

Mục Chi Lân Đà Long Trì: A lake where a nage or dragon king dwelt—See Mục Chi Lân Đà.

Mục Cơ Thù Lạng (Lượng): Khả năng phân biệt nhanh nhẹn, chỉ người nhạy bén—The power of the eye to discern triffling differences—Quick discernment.

Mục Đa,目多, Mukta (skt)

1) Giải Thoát: Release—Free.

2) Châu Bảo: A pearl.

Mục Đế La,目帝羅, Mukti (skt)—Mục Đắc La—Giải Thoát—Release—Emancipation—The knowledge of experience of liberation—See Giải Thoát

Mục Đề: See Mộc đề.

Mục Đồng,牧童, Herd-man

Mục Khư,目佉, Mukha (skt)

1) Miệng: Mouth.

2) Cửa Ngõ: Opening—Door.

Mục Kích: To witness.

Mục Kiền Liên,目犍連, See Ma-ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section

Mục Kiền Liên Tư Đế Tu: Maggaliputta Tissa.

· Theo Mahavamsa, Mục Kiền Liên Tư Đế Tu sinh ra trong một gia đình Bà La Môn, chưa đến 16 tuổi ngài đã tinh thông hết ba kinh Vệ Đà. Tuy nhiên, sau đó ngài được trưởng lão Siggava hóa độ. Ngài đã đi theo Phật giáo và nhanh chóng đạt đến quả vị A La Hán với đầy đủ mọi phép thần thông. Chính do ảnh hưởng của ngài mà vua A Dục đã cho con trai của mình là Ma Thẩn Đà và con gái là Tăng Già Mật Đa xuất gia tu theo đạo Phật. Sau đó, hai vị nầy đã vượt biển đến Tích Lan để hóa độ cho cả hòn đảo nầy tin theo Phật—Moggaliputta-Tissa was born in a Brahmin family and learned the three Vedas before he was sixteen. He was, however, won over to the new faith by Thera Siggava and very soon attained to Arhatship with all its attendant supernatural powers. It was under his influence that the Emperor made over to the Buddhist Order his son Mahinda and daughter Sanghamitta. Later, these two crossed to Ceylon and converted the whole island to the Buddhist faith.

Mục Liên,目連, See Ma Ha Mục Kiền Liên in Vietnamese-English Section

Mục Luật Tăng: A wooden pettifogging monk (a rigid formalist).

Mục Lục,目錄, Table of content

Mục Nát: Decayed—Rotten.

Mục Ngưu,牧牛, Mục đồng hay kẻ chăn trâu—Cowherd

Mục Túc,目足, Ví trí với mắt và hành với chân—Eye and foot—Knowledge and practice—Eyes in the feet

Mục Túc Tiên,目足仙, Aksapada (skt)—Vị sáng lập ra phái Nhân Minh Luận—Founder of the Nyaya, or logical school of philosophers.

Mười Ân Phật: Ten kinds of Buddha’s grace—See Thập Phật Ân.

Mười Ba Tổ Tịnh Độ Trung Hoa: Thirteen Chinese Pure Land patriarchs:

1) Lỗ Sơn Huệ Viễn: Hui-Yuan (334-416 AD).

2) Quang Minh Thiện Đạo: Shan Tao (613-681 AD).

3) Bát Châu Thừa Viễn: Tzu-Min (680-748 AD).

4) Ngũ Hộ Pháp Chiếu: Fa Chao.

5) Đại Nham Thiếu Khang: Tsiao-Kang.

6) Vĩnh Minh Diên Thọ: Yung-Ming Yenshou.

7) Chiêu Khánh Tĩnh Thường: Tseng-Shang.

8) Vân Thê Châu Hoằng Liên Trì: Chu Hung Liench’ih (1535-1616 AD).

9) Trí Húc Ngẫu Ích: Ou-I (1599-1655 AD).

10) Phổ Nhãn Hành Sách Triệu Lưu: Tsao Liu.

11) Tiên Lâm Thúc Hiền Tĩnh Am: Tseng-an.

12) Từ Phúc Tế Tĩnh Triệt Ngộ: Tz’ie-Wu.

13) Linh Nhan Ấn Quang: Yin Kuang (1861-1940 AD).

Mười Bất Thiện Nghiệp Đạo: Akusala-kammapathi (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Bất Thiện Nghiệp Đạo—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten unwholesome courses of action.

1) Sát Sanh: Taking life.

2) Trộm Cắp: Taking what is not given.

3) Tà Dâm: Sexual misconduct.

4) Vọng Ngôn: Lying speech.

5) Lưỡng Thiệt: Slandering.

6) Ác Khẩu: Rude speech.

7) Ỷ Ngữ: Idle chatter.

8) Tham: Greed.

9) Sân: Hatred or Malevolence.

10) Si Mê hay Tà Kiến: Ignorance or Wrong views.

Mười Biến Xứ: Kasinayata-nani (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Biến Xứ. According to the Sangiti-Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten objects for the attainment of absorption.

1) Địa Biến Xứ: Earth-Kasina.

2) Thủy Biến Xứ: Water-Kasina.

3) Hỏa Biến Xứ: Fire-Kasina.

4) Phong Biến Xứ: Wind-Kasina.

5) Thanh Sắc Biến Xứ: Blue Kasina.

6) Hoàng sắc Biến Xứ: Yellow Kasina.

7) Xích Sắc Biến Xứ: Red Kasina.

8) Bạch Sắc Biến Xứ: White Kasina.

9) Hư Không Biến Xứ: Space Kasina.

10) Thức Biến Xứ (trên, dưới, ngang, bất nhị, vô lượng): Consciousness Kasina (above, below, on all sides, individed, unbounded).

Mười Bồ Tát Địa: Ten stages of a Mahayana Bodhisattva—See Thập Địa Bồ Tát Đại Thừa.

Mười Bốn Điều Không Thể Thuyết Minh Được: Fourteen inexpressible things—See Im Lặng Cao Quí.

Mười Bốn Loại Cúng Dường: Theo Trung Bộ, Kinh Phân Biệt Cúng Dường, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người—According to The Middle Length Discourses of the Buddha, Dakkhinavibhanga Sutra, there are fourteen kinds of personal offering.

Video Quyet Nghi ve Cung Duong (Thich Nhat Tu)

1) Cúng dường cho các Đức Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Chánh Giác: One gives offering to the Tathagata, accomplished and fully enlightened.

2) Cúng dường cho các vị Độc Giác Phật: One gives offering to a pratyeka-buddha.

3) Cúng dường cho các bậc đệ tử A La Hán của Phật: One gives offering to an arahant disciple of the Tathagata.

4) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả A La Hán: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Arahanship.

5) Cúng dường cho các vị chứng quả Bất Lai: One gives offering to to a Non-Returner.

6) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Bất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of Non-Returner.

7) Cúng dường cho các vị chứng quả Nhất Lai: One gives offering to a Once-Returner.

8) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Nhất Lai: One gives offering to one who has entered upon the way to realization of the fruit of Once-Returner.

9) Cúng dường cho các vị chứng quả Dự Lưu: One gives offering to a Stream-Enterer.

10) Cúng dường cho các vị đang trên đường chứng quả Dự Lưu: One gives offering to one who has entered upon the way to the realisation of the fruit of stream-entry.

11) Cúng dường cho các vị ngoại học đã ly tham trong các dục vọng: One gives offering to one outside who is free from lust for sensual pleasures.

12) Cúng dường cho những phàm phu gìn giữ giới luật: One gives offering to a virtuous ordinary person.

13) Cúng dường cho nhũng vị phàm phu theo ác giới: One gives offering to an immoral ordinary person.

14) Cúng dường cho các loại bàng sanh: One gives offering to an animal.

Mười Bốn Loại Sắc: Thập Tứ Sắc—Fourteen kinds of rupa—See Sắc (D).

Muời Bốn Phép Vô Úy: Fourteen Fearlessnesses—See Thập Tứ Vô Úy.

Mười Bốn Tâm Sở Bất Thiện: Theo Vi Diệu Pháp, có mười bốn tâm sở bất thiện—According to The Abhidharma, there are fourteen unwholesome factors.

1) Si: Moho (p)—Delusion—Ignorance—

2) Vô Tàm: Ahirikam (p)—Shamelessness—

3) Vô Quý: Anottappam (p)—

4) Phóng Dật: Uddhaccam (p)—Restlessness—Unrestrained—Loose—Distracted—Agitation. 

5) Tham: Lobho (p), Greed—

6) Tà Kiến: Ditthi (p)—Wrong view—

7) Ngã Mạn: Mano (p)—Conceit—Pride. 

8) Sân: Doso (p)—Hatred—Ill-will—

9) Tật Đố hay Ganh Tỵ: Issa (p)—Envy—

10) Xan Tham: Macchariyam (p)—Avarice—

11) Lo Âu: Kukkuccam (p)—Lo âu khi làm điều sai phạm —Worry or remorse after having done wrong. Its characteristic is subsequent regret. Its function is to sorrow over what has or what has not been done. It is manifested as remorse.

12) Hôn Trầm: Thinam (p)—Tánh của hôn trầm là làm cho tâm trí mờ mịt không sáng suốt—Sloth is sluggishness or dullness of mind. Its characteristic is lack of driving power. Its function is to dispel energy. It is manifested as the sinking of the mind. Its proximate cause is unwise attention to boredom, drowsiness, etc. Sloth is identified as sickness of consciousness or cittagelanna.

13) Thụy Miên: Middham (p)—Tánh của thụy miên là buồn ngủ hay gục gật làm cho tâm trí mờ mịt không thể quán tưởng được—Torpor is the morbid state of the mental factors. Its characteristic is unwieldiness. Its function is to smother. It is manifested as drooping, or as nodding and sleepiness. Sloth and torpor always occur in conjunction, and are opposed to energy. Torpor is identified as sickness of the mental factors or kayagelanna.

14) Hoài Nghi: Vicikiccha (p)—Doubt—Hoài nghi có nghĩa là hoài nghi về mặt tinh thần. Theo quan điểm Phật giáo thì hoài nghi là thiếu khả năng tin tưởng nơi Phật, Pháp, Tăng—Doubt signifies spiritual doubt, from a Buddhist perspective the inability to place confidence in the Buddha, the Dharma, the Sangha, and the training.

Mười Cảnh Giới Chưa Giác Ngộ: Ten realms of unenlightened:

1) Bồ Tát: Chỉ đạt được phần giác chứ chưa toàn giác—Bodhisattva who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

2) A La Hán chỉ được phần giác, chứ không phải là toàn giác của Phật: Arhat who only attains partial enlightenment, not ultimate enlightenment of Buddhahood.

3) Thanh Văn: Chỉ đạt được phần giác chứ không toàn giác như chư Phật—Hearer who only attained partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of Buddhahood.

4) Duyên giác chỉ được phần giác, chứ không phải toàn giác của Phật: Pratyeka-buddha who only attains partial enlightenment, not the ultimate enlightenment of the Buddha.

5) Thiên: Heaven.

6) Nhân: Human.

7) A-tu-la: Asura.

8) Súc sanh: Animal.

9) Ngạ quỷ: Hungry ghost.

10) Địa ngục: Hell.

Mười Cảnh Thiền Định: See Ten stages or objects in meditation.

Mười Cảnh Vực: Theo tông Thiên Thai, toàn thể vũ trụ được coi như là sự tập thành của “tam thiên,” nhưng lý thuyết nầy khác hẳn những hệ thống đa nguyên khác. Nó không phải là một lối liệt kê tất cả các pháp, cũng không phải là thế giới hệ của ba đại thiên thế giới vũ trụ. Ba nghìn không phải chỉ cho một tính chất bao la của danh số hay bản thể, mà để nói lên sự tương dung của tất cả các pháp và nhất thể cứu cánh của toàn thể vũ trụ. Với căn bản “ba nghìn” nầy, tông Thiên Thai đề ra một thế giới hệ gồm mười cảnh vực, tức là thế giới của hữu tình được chia thành mười cõi hay Lục Phàm Tứ Thánh—According to the T’ien-T’ai Sect, the whole universe is said to have the constituency of “three thousand,” but the theory is quite different from other pluralistic systems. It is not an inumeration of all dharmas; nor is it the world system of the three chiliocosms. The expression of “three thousand” does not indicate a numerical or substantial immensity, but is intended to show the inter-permeation of all dharmas and the ultimate unity of the whole universe. As the basis of “three thousand” the school sets forth a world-system of ten realms. That is to say, the world of living beings is divided into ten realms or the six stages of rebirth for ordinary people and the four saints—See Lục Phàm Tứ Thánh.

Mười Đặc Điểm Của Bồ Đề Tâm: Ten characters of Bodhicitta—

1) Bồ Đề tâm khởi lên từ tâm đại bi—The Bodhicitta rises from a great compassionate heart:

2) Phát Bồ Đề tâm không phải là biến cố trong một ngày—The raising of the Bodhicitta is not an event of one day: 

3) Bồ Đề tâm phát sinh từ thiện căn—Bodhicitta comes out of a stock of good merit: 

4) Phát Bồ Đề tâm diễn ra từ chỗ uyên ảo của tự tánh, đó là một biến cố tôn giáo vĩ đại—The awakening of the Bodhicitta which takes place in the depths of one’s being, is a great religious event: 

5) Bồ Đề tâm vượt ngoài vòng chinh phục của Ma vương—Bodhicitta is beyond the assault of Mara the Evil One:

6) Khi Bồ Đề tâm được phát khởi, Bồ Tát được quyết định an trụ nơi nhất thiết trí—When the Bodhicitta is aroused, the Bodhisattva’s hold on all-knowledge is definite and firm:

7) Phát Bồ Đề tâm đánh dấu đoạn mở đầu cho sự nghiệp của Bồ Tát—The rise of Bodhicitta marks the beginning of the career of a Bodhisattva: 

8) Bồ Đề tâm là giai đoạn thứ nhất trong hạnh nguyện của Bồ Tát—The Bodhicitta is the first stage of the Bodhisattva’s life of devotion and vow: 

9) Đặc chất của Bồ Tát sinh ra từ Bồ Đề tâm là không bao giờ biết đến mệt mỏi—The characteristic of Bodhisattvahood born of the Bodhicitta is that He never know what exhaustion means: 

10) Khái niệm Bồ Đề tâm là một trong những tiêu chỉ quan trọng phân biệt Đại Thừa và Tiểu Thừa—The notion of Bodhicitta is one of the most important makrs which label the Mahayana as distinct from the Hinayana: Mười Đặc Tính Của Bồ Tát Trong Chúng Hội Hoa Nghiêm: Ten characteristics of Bodhisattvas in the Gandavyuha Assembly—See Bồ Tát (C).

Mười Đặc Tính Của Thanh Văn Chúng Trong Chúng Hội Hoa Nghiêm: Ten Characteristics of Sravakas in the Gandavyuha Assembly:

1) Họ đã tự ngộ về tự tính của sự thật và lý tánh: They are enlightened in the self-nature of truth and reason.

2) Họ đã soi tỏ giới hạn của thực tại: They have an insight into the limit of reality.

3) Họ đã thâm nhập yếu tánh của chư pháp: They have entered into the essence of things.

4) Họ đã vượt ngoài biển sanh tử: They are out of the ocean of becoming.

5) Họ đã an trụ trong kho tàng phước đức của Phật: They abide where the Buddha-merit is stored.

6) Họ đã giải thoát khỏi sự trói buộc của những kiết sử và phiền não: They are released from the bondage of the knots and passions.

7) Họ đã cư ngụ trong ngôi nhà vô ngại: They dwell in the house of non-attachment.

8) Tâm họ tịch tĩnh như hư không: They stay in serenity of space.

9) Họ đã hoàn toàn dứt sạch những nghi hoặc đối với Phật: They have their desires, errors, and doubts wiped off by the Buddha.

10) Họ đã hiến mình một cách chân chính và trung thành cho biển Phật trí: They are rightly and faithfully devoted to the Buddha-ocean.

Mười Đề Mục Bất Tịnh: Theo Vi Diệu Pháp, có mười loại tử thi, bất tịnh, hay mười giai đoạn tan hoại của tử thi. Đây là những đề mục hành thiền được đề nghị cho những người ham mê sắc dục—According to The Abhidharma, there are ten kinds of foulness, impurities, or corpses in different stages of decay. This set of meditation subjects is especially recommended for removing sensual lust.

1) Tử thi sình: Uddhumataka (p)—A bloated corpse.

2) Tử thi đã đổi màu: Vinilaka (p)—A livid or discoloured corpse.

3) Tử thi đã tan rã chảy nước: Vipubhaka (p)—A festering corpse.

4) Tử thi bị đứt lìa: Vicchiddaka (p)—A dismembered or dissected corpse.

5) Tử thi bị đục khoét: Vikkhayitaka (p)—An eaten corpse.

6) Tử thi bị văng vụn ra thành từng mảnh: Vikkhittaka (p)—A scattered-in-pieces corpse.

7) Tử thi rã rời vung vảy tản mác: Hata-vikkhittaka (p)—A mutilated and scattered-in-pieces corpse.

8) Tử thi đẩm đầy máu: Lohitaka (p)—A bloody corpse.

9) Tử thi bị dòi tửa đục tan: Pulavaka (p)—A worm-infested corpse.

10) Bộ xương: Atthika (p)—A skeleton.

Mười Đề Mục Suy Niệm: Anussati (p)—The ten recollections.

1) Niệm Phật: Buddhanussati (p)—Suy niệm về Đức Phật—The recollection of the Buddha.

2) Niệm Pháp: Dhammanussati (p)—Suy niệm về giáo pháp—The recollection of the Dharma.

3) Niệm Tăng: Sanghanussati (p)—Suy niệm về Tăng—The recollection of the Sangha.

4) Niệm Giới: Silanussati (p)—Suy niệm về Giới Luật. Tỉnh thức về việc tu hành trì giữ giới luật—The recollection of Morality. The practice of mindfully recollecting the special qualities of virtuous conduct.

5) Niệm Thí: Caganussati (p)—Suy niệm về Tâm Bố Thí. Tỉnh thức về việc tu hành hạnh bố thí—The recollection of generosity which involves mindful reflection on the special qualities of generosity.

6) Niệm Thiên: Devatanussati (p)—Suy niệm về chư Thiên—Thực tập bằng cách suy niệm như vầy: “Chư Thiên được sanh ra trong những trạng thái siêu việt vì họ có những phẩm hạnh tín, giới, bố thí, và trí huệ. Ta cũng có những phẩm hạnh ấy.” Đề mục hành thiền nầy là đề mục tu thiền tỉnh thức về những phẩm hạnh đặc biệt với sự chứng kiến của chư Thiên—The recollection of the devas, practised by mindfully considering: “The deities are born in such exalted states on account of their faith, morality, learning, generosity, and wisdom. I too possess these same qualities.” This meditation subject is a term for mindfulness with the special qualities of one’s own faith, etc., as its objects and with the devas standing as witnesses.

7) Niệm Lạc: Upasamanussati (p)—Suy niệm về trạng thái thanh bình an lạc. Quán chiếu về sự an lạc của Niết Bàn: The recollection of peace. The contemplation on the peaceful attributes of Nibbana.

8) Niệm Tử: Marananussati (p)—Suy niệm về sự chết. Quán tưởng về cái chết là chắc chắn, cái chết đến bất ngờ, và khi chết người ta phải bỏ hết mọi thứ—The recollection of death. The contemplation on the fact that one’s own death is absolutely certain, that the arrival of death is utterly uncertain, and that when death comes one must relinquish everything.

9) Niệm Thân: Kayagatasati (p)—Suy niệm hay tỉnh thức về thân. Quán tưởng về 32 phần của thân thể như tóc, lông, móng, răng, da, xương, tủy, vân vân—Mindfulness occupied with the body. The contemplation of the thirty-two repulsive parts of the body, hair of the head, hairs of the body, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bones, marrow, etc.

10) Niệm Tức: Anapanasati (p)—Suy niệm về hơi thở. Tỉnh thức về cảm giác xúc chạm của những vùng phụ cận hai lổ mũi hay môi trên khi không khí ập đến lúc ta thở vào thở ra—Mindfulness of breathing. The attentiveness to the touch sensation of in-breath and out-breath in the vicinity of the nostrils or upper lip, whether the air is felt striking as one breathes in and out.

Mười Đệ Tử Lớn Của Đức Phật: See Ten chief disciples of Sakyamuni.

Mười Điều Lành Mà Chư Bồ Tát Làm Lợi Ích Cho Chúng Sanh Ở Cõi Ta Bà: Ten Bodhisattvas’ excellent deeds in the Saha world—

1) Một là dùng bố thí để nhiếp độ kẻ nghèo nàn: Charity (dana) to succour the poor.

2) Hai là dùng tịnh giới để nhiếp độ người phá giới: Precept-keeping (sila) to help those who have broken the commandments.

3) Ba là dùng nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ: Patient endurance (ksanti) to subdue their anger.

4) Bốn là dùng tinh tấn để nhiếp độ kẻ giải đãi: Zeal and devotion (virya) to cure their remissness.

5) Năm là dùng thiền định để nhiếp độ kẻ loạn ý: Serenity (dhyana) to stop their confused thoughts.

6) Sáu là dùng trí tuệ để nhiếp độ kẻ ngu si: Wisdom (prajna) to wipe out ignorance.

7) Bảy là nói pháp trừ nạn để độ kẻ bị tám nạn: Putting an end to the eight distressful conditions for those suffering from them.

8) Tám là dùng pháp đại thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa: Teaching Mahayana to those who cling to Hinayana.

9) Chín là dùng các pháp lành để cứu tế người không đức: Cultivation of good roots for those in want of merits.

10) Mười là thường dùng tứ nhiếp để thành tựu chúng sanh.”: The four Bodhisattva winning devices for the purpose of leading all living beings to their goals (in Bodhisattva development).

Mười Điều Ràng Buộc: Ten bonds.

1) Vô tàm (có lỗi mà không biết tự hổ thẹn): Shamelessness.

2) Vô quý (có lỗi mà không biết mắc cở với người)—Unblushingness.

3) Tật đố (ghen ghét): Envy.

4) Xan (bỏn xẻn hèn hạ): Meanness.

5) Bất Hối ( không biết ăn năn những tội lỗi đã làm): Regretlessness.

6) Thùy miên (hôn mê hay thân tâm không thức tỉnh): Torpidity.

7) Trạo cử (tâm niệm xao động): Unstableness—Excitability.

8) Hôn trầm (thần thức hôn mê, không biết chi cả): Gloominess.

9) Sân hận: Anger.

10) Phú (che dấu tội ác): Covering sins.

Mười Điều Tâm Niệm: Ten Non-Seeking Practices:

1) Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh: We should not wish (yearn) that our bodies be always free of diseases, because a disease-free body is prone to desire and lust (because with a disease-free body, one tends to be tempted with desire and lust). This will lead to precept-breaking and retrogression:.

2) Ở đời thì đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Nếu như chúng ta cứ sống mãi trong cảnh thanh nhàn, như ý, không bị đời dằn vặt, lại chẳng bị vướng ít nhiều sự khổ não, ưu phiền, tất tâm sẽ sanh ra các niệm khinh mạn, kiêu sa; từ đó mà kết thành vô số tội lỗi. Phật tử chơn thuần phải nhân nơi hoạn nạn mà thức tỉnh cơn trường mộng và chiêm nghiệm được lời Phật dạy là đúng. Do đó mà phát tâm tinh chuyên tu hành cầu giải thoát: We should not wish that our lives be free of all misfortune, adversity, or accident because without them, we will be easily prone to pride and arrogance. This will lead us to be disdainful and overbearing towards everyone else. If people’s lives are perfect, everything is just as they always dreamed, without encountering heartaches, worries, afflictions, or any pains and sufferings, then this can easily give way to conceit, arogance, etc.; thus, becoming the breeding ground for countless transgressions and offenses. Sincere Buddhists should always use misfortunes as the opportunity to awaken from being mesmerized by success, fame, fortune, wealth, etc. and realize the Buddha’s teachings are true and accurate, and then use this realization to develop a cultivated mind seeking enlightenment.

3) Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo: We should not wish that our mind cultivation be free of all obstacles because without obstacles, we would not have opportunities to excell our mind. This will lead to the transgression of thinking that we have awakened, when in fact we have not.

4) Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường: We should not wish that our cultivation be free of demonic obstacles, because our vows would not be then firm and enduring. This leads to the transgression of thinking that we have attained, when in fact we have not.

5) Việc làm thì đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng hay khinh thường kiêu ngạo: We should not wish that our plans and activities meet with easy success, for we will then be inclined to thoughts of contempt and disrespect. This leads to the transgression of pride and conceit, thinking ourselves to be filled with virtues and talent.

6) Giao tiếp thì đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đi đạo nghĩa: We should not wish for gain in our social relations. This will lead us to violate moral principles and see only mistakes of others.

7) Với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng: We should not wish that everyone, at all times, be on good terms and in harmony with us. This leads to pride and conceit and seeing only our own side of every issue.

8) Thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu đồ: We should not wish to be repaid for our good deeds, lest we develop a calculating mind. This leads to greed for fame and fortune.

9) Thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động: We should not wish to share in opportunities for profit, lest the mind of illusion arise. This leads us to lose our good name and reputation for the sake of unwholesome gain.

10) Oan ức không cần biện bạch, vì còn biện bạch là nhân ngã chưa xả: When subject to injustice and wrong, we should not necessarily seek the ability to refute and rebut, as doing so indicates that the mind of self-and-others has not been severed. This will certainly lead to more resentment and hatred.

Luận Bảo Vương Tam Muội của Đức Phật—Thus, the Buddha advised all of us to consider:

1) Lấy bịnh khổ làm thuốc thần—Turn suffering and disease into good medicine (consider diseases and sufferings as miraculous medicine).

2) Lấy hoạn nạn làm giải thoát—Turn misfortune and calamity into liberation (take misfortune and adversity as means of liberation).

3) Lấy khúc mắc làm thú vị—Turn obstacles or high stakes into freedom and ease (take obstacles as enjoyable ways to cultivate ourselves).

4) Lấy ma quân làm bạn đạo—Turn demons or haunting spirits into Dharma friends (take demonic obstacles as our good spiritual advisors).

5) Lấy khó khăn làm thích thú—Turn trying events into peace and joy (consider difficulties as our joy of gaining experiences or life enjoyments).

6) Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đở—Turn bad friends into helpful associates (treat ungrateful people as our helpful aids).

7) Lấy người chống đối làm nơi giao du—Turn apponents into “fields of flowers” (consider opponents as our good relationships).

8) Coi thi ân như đôi dép bỏ—Treat ingratitude as worn-out shoes to be discarded (consider merits or services to others as ragged slippers).

9) Lấy sự xả lợi làm vinh hoa—Turn frugality into power and wealth (take frugality as our honour).

10) Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh—Turn injustice and wrong into conditions for progress along the Way (consider injustice or false accusations as our virtuous gate to enlightenment).

Thập Giới,十戒, Ten realms—See Thập Giới

Mười Giới Bất Hối: Mười giới không đưa đến sự hối hận—Ten rules which produce no regrets.

1) Không sát sanh: Not killing.

2) Không trộm cắp: Not stealing.

3) Không tà dâm: Not committing sexual misconduct.

4) Không nói dối: Not lying.

5) Không nói lỗi của người: Not telling a fellow-Buddhist’s sins.

6) Không uống rượu: Not drinking wine.

7) Không tự cho mình hay và chê người dở: Not praising oneself and discrediting others.

8) Không hèn hạ: Not being mean to other beings.

9) Không sân hận: Not being angry.

10) Không hủy báng Tam Bảo: Not defaming the Triratna.

Mười Giới Sa Di: Bước đầu tiên trên đường tu tập—Ten commandments of Sramanera Precepts, the first step in cultivation the Way—Mười Giới Sa Di: Ten virtues—Ten basic prohibitions binding on novice monks and nuns:

1) Không sát sanh hại vật: Not Killing living beings.

2) Không lấy của nếu không được cho: Not taking what has not been giving.

3) Không tà hạnh: Not committing Misconduct in sexual matters.

4) Không nói dối: Not telling lies.

5) Không uống rượu: Not drinking liquor.

6) Không đeo trang sức và sức các loại nước hoa: Not wearing adornments and perfume.

7) Không ca hát nhảy múa: Not enjoying singing and dancing.

8) Không nằm giường cao rộng: Not sleeping in large raised beds.

9) Không ăn sái giờ: Not eating out of regulated hours.

10) Không cất giữ hay sở hữu quí kim bảo thạch: Not possessing gold, silver, and other precious metals and stones.

Mười Giới Trọng: The ten major precepts—See Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng.

Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng: Phật đã dạy chúng đệ tử rằng: “có Mười giới trọng cho Bồ Tát. Nếu ai thọ giới mà không giữ, người đó không phải là Bồ tát, người đó cũng không có chủng tử Phật. Ngay cả Phật mà còn Phải trì tụng những giới nầy. Tất cả chúng Bồ tát đã học giới trong quá khứ, sẽ học trong tương lai, hay đang học trong lúc nầy. Ta đã giải thích những điểm chánh của Bồ Tát giới. Mấy ông phải học và hành Bồ tát giới trong chính tâm mình.”—The Ten Major Precepts or the ten weighty prohibitions—In the Brahma-Net Sutra, the Buddha said to his disciples, “There are ten major Bodhisattva precepts. If one receives the precepts but fails to keep (observe/practice) them, he is not a bodhisattva, nor he is a seed of Buddhahood. I, too, recite these precepts. All Bodhisattvas have studied them in the past, will study in the future, and are studying them now. I have explained the main characteristics of the Bodhisattva precepts. You should study and observe them with all your heart.”

1) Giới Sát Sanh: First Major Precept on Killing—

2) Giới Trộm Cướp: Second Major Precept on Stealing—

3) Giới Dâm: Third Major Precept on Sexual Misconduct (not to lust)—

4) Giới Vọng: Fourth Major Precept on Lying and False Speech—

5) Giới Uống Rượu và Bán Rượu: Fifth Major Precept on Drinking or Selling Alcohol Beverages—

6) Giới Rao Lỗi của Tứ Chúng: Sixth Major Precept on Broadcasting the Faults of the Assembly (not to discuss the faults of other Buddhists)—

7) Giới Tự Khen Mình và Chê Người: Seventh Major Precept on Prasing Oneself and Disparaging Others (not to praise onself and disparage others)—

8) Giới Bỏn Xẻn và Lợi Dụng Người Khác: Eighth Major Precept on Stinginess and Abuse of others—

9) Giới Giận Hờn không nguôi: Ninth Major Precept on Anger and Resentment (not to get angry)—

10) Giới Hủy Báng Tam Bảo: Tenth Major Precept on Slandering the Triple Jewel (not to insult the Three Treasures)—

Mười Hai Bộ Kinh: Twelve Sutras which are classifications of the Buddha’s teachings—See Thập Nhị Bộ Kinh.

Muời Hai Con Giáp: The twelve animals which represent the twelve months of a year, which also represent the 24 hours of a day—See Thập Nhị Thú.

Mười Hai Loại Chúng Sanh: Twelve categories of living beings—See Thập Nhị Loại Chúng Sanh.

Mười Hạnh Của Chư Đại Bồ Tát:

(A) Thập Hạnh Bồ Tát—Ten Bodhisattva practices:

1) Hoan hỷ hạnh: The practice of giving joy—Làm cho chúng sanh hoan hỷ.

2) Nhiêu ích hạnh: Beneficial practice—Thường làm lợi lạc cho chúng sanh.

3) Vô sân hận hạnh: The practice of non-opposition—Hạnh không sân hận với chúng sanh mọi loài.

4) Vô tận hạnh: The practice of indomitability—Nết hạnh lợi tha không bao giờ dứt.

5) Ly si loạn hạnh: The practice of non confusion—Hạnh tu hành xa lìa si loạn.

6) Thiện hiện hạnh: The practice of good manifestation—Hạnh thị hiện là người tốt giáo hóa chúng sanh.

7) Vô trước hạnh: The practice of nonattachment—Hạnh không bao giờ chấp trước.

8) Nan đắc hạnh: The practice of that which is difficult to attain—Thực hành những hạnh khó đạt được.

9) Thiện pháp hạnh: The practice of good teaching—Hạnh tu hành thiện pháp.

10) Chân thật hạnh: The practice of truth—Hạnh tu hành theo chân lý của Đức Phật.

Mười Hạng Người Khi Lâm Chung Không Niệm Phật Được: See Ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at the time of death in English-Vietnamese Section.

Mười Hộ Trì Nhân Pháp: Natha-karana-dhanna (p)—

Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười hộ trì nhân pháp—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourse of the Buddha, there are ten things that give protection:

1) Giới Bổn Tỳ Kheo: Patimokkha (p)—Moral—Ở đây, vị Tỳ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp—Here a monk is moral, he lives restrained according to the restraint of the discipline, persisting in right behavior, seeing dnager in the slightest fault, he keeps to the rules of training.

2) Đa Văn Tỳ Kheo: Ở đây vị Tỳ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe. Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên lý quan sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến—Here a monk who has learned much, and bears in mind, and retained what he has learnt. In these teachings, beautiful in the beginning, the middle and the ending, which in spirit and in letter proclaim the absolutely perfected and purify holy life, he is deeply learned, he remembers them, recites them, reflects on them and penetrates them with vision.

3) Thiện Hữu Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, thiện bạn đảng—A monk is a friend, associate and intimate of good people.

4) Thiện Ngôn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo là thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính—A monk is affable, endowed with gentleness and patience, quick to grasp instruction.

5) Phục Vụ Tỳ Kheo: Khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh mà niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ để làm, vừa đủ để tổ chức—Whatever various jobs there are to be done for his fellow monks, he is skilful, not lax, using foresight in carrying them out, and is good at doing and planning.

6) Ái Thuyết Pháp Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng Pháp, Thắng Luật—Here a monk who loves the Dhamma and delights in hearing it, he is especially fond of the advanced doctrine (abhidhamme) and dicipline (abhivinaye).

7) Tri Túc Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược—Here a monk who is content with any kind of requisites: robes, alms-food, lodging, medicine in case of illness.

8) Tinh Tấn Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp—Her a monk who ever strives to arouse energy, to get rid of unwholesome states, to establish wholesome states, untiringly and energetically striving to keep such good states and never shaking off the burden.

9) Chánh Niệm Tỳ Kheo: Vị Tỳ Kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu—Here a monk who is mindful, with a great capacity for clear recalling things done and said long ago.

10) Huệ Trí Tỳ Kheo: Vị Tỳ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ—Here a monk who is wise, with wise perception of arising and passing away, that Ariyan perception that leads to the complete destruction of suffering.

Mười Lầm Lạc Thiền Giả Có Thể Bị Rơi Vào: Ten wrong ways into which the Yogin may fall—Theo Bác Sơn Tham Thiền Cảnh Lục, được Vô Dị Nguyên Lai viết vào đầu thế kỷ thứ 17, phái Thiền Bác Sơn đã đưa mười phương pháp thuần thục nghi tình và 10 lầm lạc mà Thiền giả có thể bị rơi vào—In Po-Shan’s Admonition Regarding the Study of Zen, written by Wu-I-Yuan-Lai in the beginning of the seventeenth century, in which Po-Shan Zen Sect recommended ten methods of maturing doubts and ten wrong ways into which the Yogin may fall.

1) Duy Trí, ở đây nó ép buộc công án khoác những nội dung luận lý: Intellectualism, wherein the koan is forced to yield up its logical contents.

2) Mô dạng bi quan của tâm trí; nó khiến hành giả né tránh những hoàn cảnh không thích ý, trốn vào sự mặc nhiên tọa thị: A pessimistic frame of mind whereby the Yogin shuns such environments as are unfavorable to quiet contemplation.

3) Chủ trương tịnh mặc, nó khiến hành giả trấn áp các ý tưởng và cảm giác hầu chứng trạng thái tịch tĩnh hay ngoan không: Quietism, by which he tries to suppess ideas and feelings in order to realize a state of tranquilization or perfect blankness.

4) Cố phân loại hay phê phán, tùy theo giải thích duy trí riêng biệt của mình, tất cả những công án do cổ nhân để lại: The attempt to classify or criticize according to his own intellectualistic interpretation all the koans left by the ancient masters.

5) Cái hiểu biết cho rằng chẳng có gì hết trong sắc thân giả hợp nầy, mà trí thức của nó rọi xuyên qua các quan năng: The understanding that there is something inside this body of the various combinations, whose intelligence shines out through the several sense-organs.

6) Và trí thức nầy nương vào sắc thân mà tạo tác những hành vi thiện hay ác: And which by means of the body functions to perform deeds good or bad.

7) Chủ trương khổ hạnh, nó luống công bắt sắc thân chịu mọi hình thức ép xác: Asceticism, in which the body is uselessly subjected to all forms of mortification.

8) Cái ý tưởng tích chứa phúc báo, nhờ đó hành giả mong đạt tới Phật quả hay giải thoát rốt ráo: The ida of merit by the accumulation of which the Yogin desires to attain Buddhahood or final deliverance.

9) Chủ trương phóng dật, không chịu ghép mình vào đạo hạnh, luân lý: Libertinism, in which there is no regulation of conduct, moral or otherwise.

10) Khoa trương và kiêu mạn: Grandiosity and self-conceit.

Mười Loại Người Không Niệm Phật Được Lúc Lâm Chung: Ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at near-death time—

Sở dĩ hàng phàm phu nghịch ác khi lâm chung biết niệm Phật là do từ trước họ đã có căn lành, phước đức, nhân duyên, nên đời nầy mới gặp thiện hữu tri thức và khởi lòng tin tưởng phụng hành, chứ những kẻ một đời tạo ác, khi lâm chung mong gì có được được một câu niệm Phật để được vãng sanh? Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, câu hỏi số 20, có mười hạng người không thể niệm Phật lúc cận tử. Những sự kiện nầy có thể xãy đến với bất cứ ai, bất kể là xuất gia hay tại gia. Chúng xãy ra do bởi nghiệp đời trước hay đời nầy (túc nghiệp hay hiện nghiệp) và xãy ra bất thần không tránh được. Chúng ta không phải là bậc Thánh nhân chứng túc mạng thông, lại cũng chẳng phải là bậc đủ tha tâm, thiên nhãn, biết mình khi mạng chung chết tốt hay xấu, mà bình thời không niệm Phật, đến khi lâm chung nếu rủi mắc phải một trong mười ác duyên, chừng đó dù có Phật sống hay bao nhiêu thiện hữu tri thức cũng không thể nào cứu được. Lúc đó thần thức sẽ tùy theo nghiệp mà đi vào chốn tam đồ bát nạn, nhiều kiếp chịu khổ:The reason perverse and evil beings manage to recite the Buddha’s name at the time of death is that they have ‘good roots, causes, conditions, merits, and virtues’ from the past. That is why they are able to encounter good spiritual advisors, believe in them and act accordingly. How can those who commit evil deeds throughout their lives be reborn in the Pure Land with just a single recitation of the Buddha’s name? According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Treatise on The Ten Doubts, question number 20, there are ten types of people who cannot recite the Buddha’s name at the time of death. These are common occurrences which can befall anyone, clergy or laypeople. They are due to previous or current karma and occur suddenly and unavoidably. We are not sages who have attained the ‘knowledge of previous lives,’ and who can thus know in advance whether or not we will encouter karmic retribution at the moment of death. Neither do we have the faculty of reading other people’s Minds nor supernatural vision, to know whether we will die peacefully or not. Thus, if we do not recite the Buddha’s name in daily life, how will we react if, at the time of death, we inadvertently meet with one of these calamities? At such time, even if a living Buddha or a multitude of good spiritual advisors surround us, they will have no way to save us. Our consciousness will then follow our karma and descend upon the Three Evil Paths, subject to eight adversities and enduring many eons of suffering.

1) Những kẻ không gặp bạn lành hay thiện hữu tri thức nên chẳng ai khuyên họ niệm Phật: Those who fail to meet spiritual friends or good advisors and thus have no one to urge them to recite.

2) Những kẻ bị bức thiết bởi khổ nghiệp, nên không yên ổn rổi rảnh để niệm Phật: Those who are oppressed by karmic suffering and lack both peace of Mind and free time to practice Buddha Recitation.

3) Những kẻ bị trúng phong thình lình trở nên á khẩu hay khuyết tật ăn nói nên không thể niệm Phật được: Those stricken by sudden illness and become dumb or speech impaired, which prevents them from actually reciting the Buddha’s name aloud.

4) Những kẻ mất trí nên không thể chú tâm niệm Phật được: Those who are insane and cannot focus the Mind on invoking the Buddha’s name.

5) Những kẻ bất đắc kỳ tử bởi lửa nước nên không có đủ bình tỉnh chí thành niệm Phật: Those who meet with sudden death by fire or drowning and lose their calmness and utter sincerity.

6) Những kẻ thình lình bị hại bởi dã thú: Those who are suddenly injured by ferocious beasts.

7) Những kẻ lúc cận tử gặp thầy tà bạn ác phá hoại lòng tin: Those who encounter wicked teacher and evil friends at the time of near death, as such friends destroy their faith.

8) Những kẻ gặp bạo bịnh, hôn mê bất tỉnh rồi qua đời: Those stricken by fatal illness and become unconscious when passing away.

9) Những kẻ thình lình trúng thương chết trận: Those who are wounded and die suddenly on the battlefield.

10) Những kẻ té từ trên cao mà vong mạng: Those who lose their lives falling from high places.

Mười Loại Thiện Hữu Tri Thức: Mười loại thiện hữu tri thức— Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm 38 (Ly Thế Gian), chư Đại Bồ Tát có mười loại thiện hữu tri thức giúp họ trên đường đi đến đại giác—According to the Buddha in The Flower Adornment Sutra (Chapter 38 Detachment From The World), Great Enlightening Beings have ten kinds of spiritual friends who help them along the path to enlightenment.

1) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát an trụ Bồ đề tâm: Spiritual friends who cause them to persist in the determination for enlightenment.

2) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát sanh trưởng thiện căn: Spiritual friends who cause them to generate roots of goodness.

3) Thiện tri thức giúp chư Bồ Tát thực hành hạnh của các môn Ba La Mật: Spiritual friends who cause them to practice the way of transcendence.

4) Thiện tri thức khiến giải thoát tất cả pháp: Spiritual friends who enable them to to analyze and explain all truths.

5) Thiện tri thức khiến thành thục được tất cả chúng sanh: Spiritual friends who enable them to develop all sentient beings.

6) Thiện tri thức khiến được quyết định biện tài: Spiritual friends who enable them to attain definitve analytic and expository powers.

7) Thiện tri thức khiến chẳng nhiễm trước tất cả thế gian: Spiritual friends who cause them not to be attracted to any world.

8) Thiện tri thức khiến trong tất cả kiếp tu hành không nhàm mỏi: Spiritual friends who cause them to practice tirelessly in all ages.

9) Thiện tri thức khiến an trụ trong Hạnh Phổ Hiền: Spiritual friends who establish them in the practice of Universal Good.

10) Thiện tri thức khiến nhập nơi trí của chư Phật đã nhập: Spiritual friends who introduce them to the reaches of knowledge of all Buddhas.

Mười Lợi Ích Cho Những Ai Tô Vẽ Hay Tạc Tượng Thờ Ngài Địa Tạng Bồ Tát: Ten kinds of benefits for those who sculpt or paint an image of Earth Store Bodhisattva, either in gold, silver, copper, or iron—

Video Quang Muc Cuu Me

Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm thứ Mười Một, ngài Kiên Lao Địa Thần bạch cùng Đức Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Con xem xét chúng sanh ở hiện tại nay và về vị lai sau nầy, nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất. Trong đó có thể họa vẽ, cho đến dùng vàng , bạc, đồng, sắt đúc nắn hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích. Những gì là mười điều?”—According to the Sutra of the Past Vows of Earth Store Bodhisattva, Chapter eleven, the Dharma Protection of an Earth Spirit, the Earth Spirit Firm and Stable spoke to the Buddha and said: “World Honored One! As I regard the living beings of the present and future, I see those who make shrines of clay, stone, bamboo, or wood and set them on pure ground in the southern part of their dwellings. They place within the shrines an image of Earth Store Bodhisattva, either sculpted, painted, or made of gold, silver, copper, or iron. They then burn incense, make offerings, behold, worship, and praise him. Such people will receive ten kinds of benefits. What are these ten?”

1) Một là đất cát tốt mầu—First, their lands will be fertile.

2) Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi—Second, their families and homes will always be peaceful.

3) Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời—Third, their deceased ancestors will be born in the heavens.

4) Bốn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích—Fourth, those still alive will have benefit and will have their lifespan increased.

5) Năm là cầu chi cũng toại ý cả—Fifth, they will obtain what they want.

6) Sáu là không có tai họa về nước và lửa—Sixth, they will not encounter the disasters of water and fire.

7) Bảy là trừ sạch việc hư hao—Seventh, they will avoid unforeseen calamities.

8) Tám là dứt hẳn ác mộng—Eighth, their nightmares will cease.

9) Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ—Ninth, they will be protected by spirits during their comings and goings.

10) Mười là thường gặp bậc Thánh Nhơn—Tenth, they will encounter many causes of Sagehood.

Mười Lực Của Chư Đại Bồ Tát: Ten kinds of power possessed by Great Enlightening Beings.

1) Sức dũng kiện, vì điều phục thế gian: The power of courageous strength, because they tame worldlings.

2) Sức tinh tấn, vì hằng chẳng thối chuyển: The power of energy because they never backslide.

3) Sức vô trước, vì lìa các cấu nhiễm: The power of nonattachment, because they get rid of defiling obsessions.

4) Sức tịch tịnh, vì không tranh luận nơi tất cả pháp: The power of silent calm, because they have no disputes about anything.

5) Sức nghịch thuận, vì nơi tất cả pháp tâm tự tại: The power to oppose or conform, because they are free in the midst of all things.

6) Sức pháp tánh, vì trong các nghĩa được tự tại: The power of the nature of things, because they attain mastery of all truths.

7) Sức vô ngại, vì trí huệ quảng đại: The power of nonobstruction, because their knowledge and wisdom is immensely vast.

8) Sức vô úy, vì khéo thuyết pháp: The power of fearlessness, because they can explain all truths.

9) Sức biện tài, vì khéo thọ trì các pháp: The power of intellect, because they can hold all truths.

10) Sức khai thị, vì trí huệ vô biên: The power of revelation, because their knowledge and wisdom is boundless.

Mười Lực Của Chư Phật: Mười thứ lực của chư Phật (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 33)—Ten kinds of might with enormous power of all Buddhas (The Flower Adornment Sutra—Chapter 33).

1) Tối thượng lực: Supreme power.

2) Vô lượng lực: Measureless power.

3) Quảng đại lực: Grandiose power.

4) Đại oai đức lực: Awesome power.

5) Nan hoạch lực: Power difficult to acquire.

6) Bất thoái lực: Undiminishing power.

7) Kiên cố lực: Stable power.

8) Bất hoại lực: Indestructible power.

9) Tất cả thế gian bất tư nghì lực: Power inconceivable to any worldlings.

10) Tất cả chúng sanh vô năng động lực: Power that all living beings cannot shake.

Mười Lý Do Vạn Hữu Hòa Điệu Trong Pháp Giới Duyên Khởi: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có mười lý do khiến vạn hữu hòa điệu trong pháp giới duyên khởi—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, there are ten reasons that all things in the real world ought to have harmony among themselves.

1) Vì vạn vật đồng thời hiện khởi: Because of the simultaneous rise of all things.

2) Vì vạn vật hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau: Because of the mutual permeation of the influence of all things.

3) Vì vạn vật thiết yếu hỗ tương đồng nhất (tương hủy và tương thành) để thể hiện sự hòa điệu: Because of the necessity of reciprocal identification between all beings (mutual self-negation to agree with each other) for the realization of harmony.

4) Vì chủ và bạn thiết yếu là nhất thể, hay hòa điệu, để thành tựu mục đích: Because of the necessity of unity, or harmony, between the leaders and the followers for the attainment of a purpose.

5) Vì vạn vật khởi nguyên từ ý thể, do đó một ý niệm tương đồng phải được phản ảnh trong tất cả: Because all things have their origin in ideation, therefore a similar ideal ought to be expected of all.

6) Vì vạn vật là kết quả của nhân duyên, do đó chúng hỗ tương phụ thuộc nhau: Because all things are the result of causation and therefore are mutually dependent.

7) Vì vạn vật không định tính nhưng cùng hỗ tương phụ trợ, do đó chúng tự do hiện hữu trong sự hòa điệu với tất cả: Because all things are indeterminate or indefinite in character but mutually complementary, therefore they are free to exist in harmony with all things.

8) Vì vạn vật đều có Phật tánh tiềm ẩn bên trong: Because of the fact that all beings have the nature of Buddha dormant in them.

9) Vì vạn hữu, từ tối cao đến tối thấp, đều cùng chung trong một vòng tròn trọn vẹn (mandala): Because of the fact that all beings, from the highest to the lowest, are parts of one and the same Mandala (circle).

10) Vì có sự hỗ tương phản chiếu tất cả mọi tác dụng, như trong một căn phòng dựng các mặt kính chung quanh, sự vận động của một ảnh tượng tạo ra sự vận động của hằng nghìn phản chiếu: Because of mutual reflection of all activities, as in a room surrounded by mirrors, the movement of one image causes the movement of the thousand reflections.

Mười Món Cúng Dường: Ten Offerings—


Video Quyet Nghi ve Cung Duong (Thich Nhat Tu)

Cúng dường đến chư Phật và chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Điều nầy cũng giống như con cái tỏ lòng cung kính cha mẹ, hay như học trò tôn kính thầy vậy—Offerings to the Buddha and Bodhisattvas mean to express respect and gratitude to them. It is similar to children paying respect to their parents, as well as students showing gratitude toward their teachers:

1) Hương—Incense: Cúng dường hương nhang với nghĩa đạt được an bình nội tại và làm cho phong phú sự nhận biết về chư pháp—To offer incense means to achieve our inner peace and enrich our Dharma perception.

2) Hoa—Flowers: Cúng dường hoa có nghĩa là mong loại trừ những thứ không vui nơi thân và cũng mong hương hoa làm cho những người quanh ta được an vui—To offer flowers means to clean and rid our body of what is unpleasant and to give pleasure to the people around us.

3) Anh lạc--Chuỗi tràng hạt: Cúng dường chuỗi anh lạc có nghĩa là làm vừa lòng và làm tăng oai nghi tướng hảo—To offer beads means to satisfy and dignify our appearance.

4) Đèn—Lamps: Cúng dường đèn có nghĩa là muốn làm tăng tuệ giác và đưa chúng ta đến trí tuệ tuyệt đối—To offer lamps means to brighten our vision and lead us to absolute wisdom.

5) Quả—Fruits: Cúng dường quả trái có nghĩa là mong muốn toại nguyện và tiến nhanh đến quả vị Phật—To offer fruits means to fulfill our wishes and hasten our path toward Buddhahood.

6) Trà—Tea: Cúng dường trà có nghĩa là làm tươi mát hơi thở và xa lìa những lo âu—To offer tea means to freshen our breath and distance us from worries.

7) Thực phẩm—Food: Cúng dường thực phẩm có nghĩa là mong trường thọ và làm dễ dàng những kinh nghiệm tu hành—To offer food means to extent the longevity of our lives and facilitate our articulation skills.

8) Âm nhạc Phật—Buddhist music: Cúng dường âm nhạc Phật mong làm vui thế đầy phiền não—Buddhist music to rejoyce the whole afflicted world.

9) Chấp tay--Folding palms: Cúng dường cái chấp tay có nghĩa là bày tỏ lòng khiêm nhường tôn kính chư Phật và chư Bồ Tát—To offer folding palms means to humble our selves in front of the Buddhas and Bodhisattvas.

10) Quần áo—Clothes: Cúng dường quần áo là mong được trang nghiêm ngoại tướng cũng như làm cho chúng ta cảm thấy an ổn hơn—To offer clothes means to make us look magnificent and remorse and to provide us with security.

Mười Một Sắc Pháp: Thập Nhất Sắc—The Eleven Form Dharmas:

A. Năm căn—Five Faculties:

1) Mắt: Cakshus (skt)—Eyes.

2) Tai: Shrotra (skt)—Ears.

3) Mũi: Ghrana (skt)—Nose.

4) Lưỡi: Jihva (skt)—Tongue.

5) Thân: Kaya (skt)—Body.

B. Sáu trần—Six external sense objects or dusts:

1) Sắc trần: Rupa (skt)—Forms.

2) Thanh trần: Shabda (skt)—Sounds.

3) Hương trần: Gandha (skt)—Smells.

4) Vị trần: Rasa (skt)—Tastes or flavors.

5) Xúc trần: Sprashtavya (skt)—Objects of touch.

6) Pháp trần: Dharmayatanikani rupani (skt)—Dharmas pertaining to form.

Mười Một Tâm Dẫn Đến Giác ngộ: Theo Kinh Hoa Nghiêm, có 11 tâm dẫn đến giác ngộ—According to The Avatamsaka Sutra, there are elven minds that lead to enlightenment (desire for enlightenment is really arouse from these minds).

1) Tâm Đại Bi: Maha-karuna-citta (skt)—Mong bảo bọc hết thảy chúng sanh—A great loving heart which is desirous of protecting all beings.

2) Tâm Đại Từ: Maha-maitri-citta (skt)—Luôn luôn muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh—A great compassionate heart which ever wishes for the welfare of all beings.

3) Tâm An Lạc: Sukha-citta (skt)—Mong làm cho kẻ khác hạnh phúc, vì thấy họ chịu đựng đủ mọi hình thức khổ não—The desire to make others happy, which comes from seeing them suffer all forms of pain.

4) Tâm Lợi Ích: Hita-citta (skt)—Mong làm lợi ích cho kẻ khác, cứu rỗi họ thoát khỏi những hành vi sai quấy và tội lỗi—The desire to benefit others, and to deliver them from evils and wrong deeds.

5) Tâm Ai Mẫn: Daya-citta (skt)—Mong bảo bọc hết thảy chúng sanh thoát khỏi những tâm tưởng khốn quẫn—A sympathetic heart which desires to protect all beings from tormenting thoughts.

6) Tâm Vô Ngại: Asamga-citta (skt)—Muốn dẹp bỏ tất cả chướng ngại cho kẻ khác—An unimpeded heart which wishes to see all the impediments removed for others.

7) Tâm Quảng Đại: Vaipula-citta (skt)—Tâm đầy khắp cả vũ trụ—A large heart which fills the whole universe.

8) Tâm Vô Biên: Ananta-citta (skt)—Tâm vô biên như hư không—An endless heart which is like space.

9) Tâm Vô Cấu Nhiễm: Vimala-citta (skt)—Tâm thấy hết thảy chư Phật—A spotless heart which sees all the Buddhas.

10) Tâm Thanh Tịnh: Visuddha-citta (skt)—Tâm ứng hợp với trí tuệ của quá khứ, hiện tại, và vị lai—A pure heart which is in conformity with the wisdom of the past, present, and future.

11) Tâm Trí Tuệ: Jnana-citta (skt)—Tâm nhờ đó có thể bước vào biển lớn nhất thiết trí—A wisdom-heart by which one can enter the great ocean of all-knowledge.

Mười Nghiệp Lành Tạo Quả Trổ Sanh Trong Dục Giới: Ten kinds of good kamma or meritorious actions which may ripen in the sense-sphere—See Thập Thiện Nghiệp (B).

Mười Niệm Vãng Sanh: Khi lâm chung mà còn tự tại niệm được mười niệm thành tựu, tức là được vãng sanh—At the time of death, one will achieve rebirth in the Pure Land with only ten perfect utterances.

Mười Pháp (Thập Pháp) Vô Học: Asekha (p)—Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Pháp Vô Học—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten qualities of the non-learner:

1) Vô Học Chánh Tri Kiến: The non-learner’s right view.

2) Vô Học Chánh Tư Duy: The non-learner’s right thought.

3) Vô Học Chánh Ngữ: The non-learner’s right speech.

4) Vô Học Chánh Nghiệp: The non-learner’s right action.

5) Vô Học Chánh Mạng: The non-learner’s right livelihood.

6) Vô Học Chánh Tinh Tấn: The on-learner’s right effort.

7) Vô Học Chánh Niệm: The non-learner’s right mindfulness.

8) Vô Học Chánh Định: The non-learner’s right concentration.

9) Vô Học Chánh Trí: Samma-nanam (p)—The non-learner’s right knowledge.

10) Vô Học Chánh Giải Thoát: Samavimutti (p)—The non-learner’s right liberation.

Thập Phương,十方, Ten directions—Trong Phật giáo mười phương chỉ vũ trụ vô cùng trong mọi hướng—In Buddhism, ten directions denote the endless universe in all directions

Mười Phương Chư Phật: Buddhas of the ten directions.

Mười Phương Tam Thế Phật: Buddhas of the ten directions in the three Generations.

Mười Sáu Cách Quán Tưởng Hay Hình Dung Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Mà Phật Đã Dạy Bà Hoàng Hậu Vi Đề Hi Được Vãng Sanh Cửu Phẩm: In Amitayurdhyana-Sutra, the Buddha taught Queen Vaidehi the sixteen visualizations which help to attain one of the nine stages of rebirth in the Pure Land:

1) Quán mặt trời lặn: Contemplation of the setting sun.

2) Quán nước: Contemplation of water.

3) Ngắm đất: Contemplation of the ground.

4) Quán những cây đẹp tuyệt vời: Contemplation of wondrous trees.

5) Quán nước cứu khổ vĩnh hằng: Contemplation of healing water.

6) Quán thế giới Cực Lạc của những cây đẹp tuyệt vời: Contemplation of the blissful world of wondrous trees.

7) Quán đất và nước: Contemplation on the ground and water.

8) Quán những đài sen: Contemplation on the lotus thrones.

9) Quán những hình thức nhìn thấy được của ba vị Thánh Di Đà, Quán Âm, Thế Chí: Contemplation of the forms of the three sacred ones (Amitabha, Avalokitesvara, and Mahasthamaprapta).

10) Quán những sự luân hồi nhìn thấy được của Phật A Di Đà: Contemplation of the corporeal form of the Buddha Amitabha.

11) Quán Bồ Tát Đại Thế Chí: Contemplation of the Bodhisattva Mahasthamprapta.

12) Quán Bồ Tát Quán Thế Âm: Contemplation of the Bodhisattva Avalokitesvara.

13) Quán Phật Di Đà trong cảnh giới Cực Lạc: Contemplation of Amitabha in the blissful realm.

14) Quán những chúng sanh thượng căn vãng sanh Cực Lạc: Contemplation of the High class beings rebirth in the Pure Land.

15) Quán chúng sanh trung căn vãng sanh Cực Lạc: Contemplation of middle class beings rebirth in the Pure Land.

16) Quán chúng sanh hạ căn vãng sanh Cực Lạc: Contemplation of low class beings rebirth in the Pure Land.

Mười Sáu Căn Đế: Sixteen roots—Trong Thanh Tịnh Đạo, sự bất động của tâm cần được hiểu theo 16 kiểu gọi là 16 căn đế—According to the Path of Purification, the mind’s unpertubedness should be understood in sixteen modes which are called the sixteen roots.

1) Tâm không chán chường thì không bị lay động bởi giải đãi biếng nhác nên nó bất động: Undejected consciousness is not perturbed by indolence, thus it is unperturbed.

2) Tâm không mừng rỡ thì không lay động bởi trạo cử, vậy nó bất động: Unelated consciousness is not perturbed by agitation, thus it is unperturbed.

3) Tâm không bị lôi cuốn thì không lay động bởi tham dục, do vậy nó bất động: Unattracted consciousness is not perturbed by greed, thus it is unperturbed.

4) Tâm không chán ghét thì không bị lay động bởi ác ý, do vậy nó bất động: Unrepelled consciousness is not perturbed by ill-will, thus it is unperturbed.

5) Tâm độc lập thì không bị lay động bởi tà kiến, do vậy nó bất động: Independent consciousness is not perturbed by false views, thus it is unperturbed.

6) Tâm không vướng mắc thì không bị lay động bởi tham dục, do vậy nó bất động: Untrammelled consciousness is not perturbed by greed accompanied by zeal, thus it is unperturbed.

7) Tâm giải thoát thì không lay động vì ngũ dục, do vậy nó bất động: Liberated consciousness is not perturbed by greed for five sense desires, thus it is unperturbed.

8) Tâm không liên hệ đến cấu uế thì không lay động vì cấu uế, do vậy nó bất động: Unassociated consciousness is not perturbed by defilement, thus it is unperturbed.

9) Tâm không còn rào ngăn thì không bị lay động bởi rào ngăn cấu uế, do vậy nó bất động: Consciousness rid of barriers is not perturbed by the barrier of defilement, thus it is unperturbed.

10) Tâm chuyên nhất thì không bị lay động bởi cấu uế của sai biệt, do vậy nó bất động: Unified consciousness is not perturbed by the defilement of variety, thus it is unperturbed.

11) Tâm tăng cường với tín thì không bị lay động bởi bất tín, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by faith is not perturbed by faithlessness.

12) Tâm tăng cường bởi tấn thì không bị lay động vì giải đãi, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by energy is not perturbed by indolence, thus it is unperturbed.

13) Tâm tăng cường bởi niệm thì không bị lay động bởi thất niệm hay lơ đễnh, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by mindfulness is not perturbed by negligence, thus it is unperturbed.

14) Tâm tăng cường với định thì không bị lay động bởi trạo cử, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by concentration is not perturbed by agitation, thus it is unperturbed.

15) Tâm tăng cường bởi tuệ thì không bị lay động bởi ngu si, do vậy nó bất động: Consciousness reinforced by understanding is not perturbed by ignorance, thus it is unperturbed.

16) Tâm được chiếu sáng thì không bị lay động bởi bóng tối vô minh, do vậy nó bất động: Illuminated consciousness is not perturbed by the darkness of ignorance, thus it is unperturbed.

Mười Tà Kiến hay mười loại tà kiến (Đức Phật và Phật Pháp)—Ten kinds of wrong views (The Buddha and His Teachings).

1) Không tin nơi công đức bố thí: There is no such virtue as generosity (There is no good effect in giving alms).

2) Không tin nơi công đức cúng dường: There is no such virtue as offering.

3) Không tin nơi công đức của hành động bố thí cúng dường: There is no effect or virtue in charitable actions or offering gifts to guests.

4) Không tin nhân quả: There is neither fruit nor result of good or evil deeds.

5) Không tin có thế gian nầy: There is no such belief as this world.

6) Không tin nơi “thế gian tới.”—There is no such world beyond.

7) Tin rằng những hành động bất hiếu với mẹ đều không bị ảnh hưởng gì: There is no effect to anything done to mother.

8) Tin rằng những hành động bất hiếu với cha đều không có ảnh hưởng gì: There is no effect to anything done to father.

9) Không tin nơi sự tái sanh: There are no beings that die and are reborn.

10) Tin rằng không có những bậc tu sĩ xa lánh chốn phồn hoa, tìm nơi vắng vẻ để hành thiền, và những bậc thiện trí đức độ cao cả và đạo hạnh trang nghiêm, đã chứng đạt đạo quả: There are no righteous and well disciplined recluses and brahmins who having realized by their own super-intellect.

Muời Tám Hình Thức Của Không: Eighteen forms of emptiness—Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận Tập III, trong bản dịch Kinh Bát Nhã của Ngài Huyền Trang, có 18 hình thức của “Không”—According to Zen Master D.T. Suzuki in Essays in Zen Buddhism, Book III, in Hsuan-Chuang’s version of the Mahaprajnaparamita, eighteen forms of emptiness are enumerated:

1) Nội Không: Adhyatma-sunyata (skt)—Không của các pháp nội tại—Emptiness of the inner things—

2) Ngoại Không: Bahirdha-sunyata (skt)—Không của các pháp ngoại tại—Emptiness of the outer things—

3) Nội Ngoại Không: Adhyatma-bahirdha-sunyata (skt)—Không của các pháp nội ngoại tại—Emptiness of the inner-and-outer things—

4) Không Không: Sunyata-sunyata (skt)—Không của Không—Emptiness of emptiness—

5) Đại Không: Maha-sunyata (skt)—Cái không lớn—Great emptiness—

6) Đệ Nhất Nghĩa Không: Paramartha-sunyata (skt)—Không của chân lý cứu cánh—Emptiness of the ultimate truth—

7) Hữu Vi Không: Samskrita-sunyata (skt)—Không của các pháp hữu vi—Emptiness of things created—Hữu vi (Samskrita) chỉ cho những pháp xuất hiện do các điều kiện của tác thành. Nói hữu vi Không là một cách nói khác chỉ cho thế giới ngoại tại cũng như thế giới nội tại đều không—Samskrita means things that have come to existence owing to conditions of causation. In this sense they are created. To say that the Samskrita are empty is another way of saying that the world external as well as internal is empty—See Vô Vi Không.

8) Vô Vi Không: Asamskrita-sunyata (skt)—Không của các pháp vô vi—Emptiness of things uncreated—Vô vi (Asamskrita) là những pháp không lệ thuộc tác thành, như không gian chẳng hạn. Hiện hữu đôi khi được chia thành hữu vi và vô vi, đôi khi được chia thành nội và ngoại, đôi khi được chia thành năm uẩn, vân vân, theo các quan điểm cần thiết cho quá trình suy luận. Tuy nhiên, tất cả những phân biệt nầy chỉ là tương đối và không có khách thể tính tương đương, và do đó là Không. Vô vi hiện hữu đối lại với hữu vi. Nếu hữu vi không thực có thì vô vi cũng không luôn. Cả hai đều là giả danh, là Không—Asamskrita are things not subject to causation, such as space. Existence is sometimes divided into Samskrita and Asamskrita, sometimes into inner and outer, sometimes into the five skandhas, etc., according to points of view necessitated by course of reasoning. All these disctinctions are, however, only relative and have no corresponding objectivity, and are, therefore, all empty. The Asamskrita exist because of their being contrasted to the Samskrita. When the latter have no reality, the former are also no more. They both are mere names, and empty.

9) Tất Cánh Không: Atyanta-sunyata (skt)—Không tối hậu—Ultimate emptiness—Tất cánh không nhấn mạnh tất cả các pháp đều không một cách tuyệt đối.

10) Vô Tế Không: Anavaragra-sunyata (skt)—Không không biên tế—Emptiness of limitlessness—

11) Tán Không: Anavakara-sunyata (skt)—Không của sự phân tán—Emptiness of dispersion—

12) Bản Tánh Không: Prakriti-sunyata (skt)—Không của bản tánh—Emptiness of primary nature—

13) Tự Tướng Không: Svalakshana-sunyata (skt)—Không của tự tướng—Emptiness of selfhood—

14) Nhứt Thiết Pháp Không: Sarvadharma-sunyata (skt)—Không của vạn hữu—Emptiness of things—

15) Bất Khả Đắc Không: Anupalambha-sunyata (skt)—Không của cái bất khả đắc—Emptiness of unattainability—

16) Vô Tánh Không: Abhava-sunyata (skt)—Không của vô thể—Emptiness of non-being—Vô Tánh là phủ định của hữu, cùng một nghĩa với Không—Abhava is the negation of being, which is one sense of emptiness.

17) Tự Tánh Không: Svabhava-sunyata (skt)—Không của tự tánh—Emptiness of self-nature—Tự Tánh có nghĩa là ‘nó là nó,’ nhưng không có cái nó nào như thề. Cho nên Không. Vậy thì đối nghịch của hữu và vô là thực ? Không, nó cũng không luôn, vì mỗi phần tử trong đối lập vốn là Không—Svabhava means ‘to be by itself,’ but there is no such being it is also empty. Is then opposition of being and non-being real? No, it is also empty, because each term of the opposition is empty.

18) Vô Tánh Tự Tánh Không: Abhava-svabhava-sunyata (skt)—Không của vô thể của tự tánh—Emptiness of the non-being of self-nature—See Vô Tánh Không, and Tự Tánh Không.

Mười Tâm Thương Xót: Mười tâm xót thương—Ten kinds of mind of sympathy and compassion (pity). Bodhisattvas bring forth a mind of sympathy and pity because He

1) Thấy chúng sanh cô độc không chỗ nương tựa mà sanh lòng thương xót: Sees that all living beings are alone and forlorn with nothing to rely on.

2) Thấy chúng sanh nghèo cùng túng thiếu mà sanh lòng thương xót: Sees that all living beings are poor and destitude.

3) Thấy chúng sanh bị lửa tam độc đốt cháy mà sanh lòng thương xót: Sees all living beings scorched by the fire of the three poisons.

4) Thấy chúng sanh bị tù trong lục đạo mà sanh lòng thương xót: Sees all living beings are imprisoned (shut up) in the prison of the existence.

5) Thấy chúng sanh bị rừng rậm phiền não luôn che chướng mà sanh lòng thương xót: Sees all living beings are constantly covered and hemmed in by the dense forest of afflictions.

6) Thấy chúng sanh không khéo quán chiếu mà đem lòng thương xót: Sees all living beings are not good at contemplating.

7) Thấy chúng sanh không thích muốn pháp lành mà đem lòng thương xót: Sees all living beings do not desire wholesome Dharmas.

8) Thấy chúng sanh bỏ mất Phật pháp mà đem lòng thương xót: Sees all living beings lose all Buddhadharmas.

9) Thấy chúng sanh lăn trôi trong vòng sanh tử mà đem lòng thương xót: Sees all living beings follow along with the cycle of birth and death.

10) Thấy chúng sanh đánh mất phương tiện giải thoát mà sanh lòng thương xót: Sees all living beings lose expedients for liberation.

Mười Tâm Vô Biên Của Chư Đại Bồ Tát: Ten kinds of boundless will of Great Enlightening Beings—See Thập Vô Biên Tâm.

Mười Thanh Tịnh: Mười loại thanh tịnh của chư Đại Bồ Tát—Ten kinds of pure wisdom of Great Enlightening Beings.

I. Chư Bồ Tát an trụ trong bất phóng dật thời đạt được mười điều thanh tịnh (Kinh Hoa Nghiêm—Phẩm 18)—Ten kinds of purity Enlightening Beings attain when they persist in nonindulgence (the Flower Adornment Sutra—Chapter 18):

1) Thực hành đúng như lời nói: Acting in accord with what they say.

2) Niệm trí được thành tựu: Consummation of attention and discernment.

3) Trụ nơi thâm định, chẳng trầm chẳng điệu: Abiding in deep concentration without torpor or agitation.

4) Thích cầu Phật pháp không lười bỏ: Gladly seeking Buddha-teachings without flagging.

5) Quán sát đúng lý những pháp được nghe, sanh diệu trí huệ: Contemplating the teaching heard according to reason, fully developing skillfully flexible knowledge.

6) Nhập thâm thiền định và được thần thông của chư Phật: Entering deep meditation and attaining psychic powers of Buddhas.

7) Tâm bình đẳng, không cao hạ: Their minds are equanimous, without sense of high or low status.

8) Không tâm chướng ngại đối với chúng sanh loại thượng trung hạ, bình đẳng lợi ích như đại địa: In regard to superior, middling, and inferior types of beings, their minds are unobstructed and like the earth, they benefit all equally.

9) Nếu thấy chúng sanh dầu chỉ một phen phát tâm Bồ Đề, thời tôn trọng kính thờ xem như những bậc thầy: If they see any beings who have even once made the determination for enlightenment, they honor and serve them as teachers.

10) Đối với Hòa Thượng và A Xà Lê thọ giới, chư Bồ Tát, các thiện tri thức, các Pháp Sư luôn tôn trọng kính thờ: They always respect, serve, and support their preceptors and tutors, and all Enlightening Beings, wise friends and teachers.

Thập Thiện Nghiệp Đạo,十善業道, Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có mười Thiện Nghiệp Đạo—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, there are ten wholesome courses of action—See Thập Thiện and Thập Thiện Nghiệp

Mỹ Âm,美音,

1) Diệu Âm: Tiếng nói tốt—Beautiful, sweet, or admirable sound.

2) Mỹ Âm Càn Thát Bà: Vua của loài Càn Thát Bà—A king of Gandharvas, or Indra’s musicians.

3) Tên của con trai của Sudhira và Sumitra, người quy-y đầu Phật theo A Nan Đà: Name of the son of Sudhira and Sumitra, converted by Ananda.

Mỹ Âm Thiên Nữ,美音天女, Sarasvati (skt)—Vợ của Biện Tài Thiên, còn là vị nữ thần của sông Tát La Tát Phạ Để—The female energy or wife of Brahma, and also goddess of the river Sarasvati

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch