Tỏ:
1) Bright—brilliant—Luminous.
2) To display—To express—To declare.
Phát Lộ,發露, To make known—To
state—To express—To set forth
Tỏ Ra: To show—To exhibit.
Tỏ Rõ: Clearly—Plainly.
Tỏ Tường: See Tỏ Rõ.
Tỏ ý: To express one’s intention.
Tỏ Ý Tán Đồng: To express one’s agreement.
Toa:
1) Toa xe: Waggon—Sleepng-car.
2) Toa thuốc: Prescription.
Tòa:
1) Chỗ ngồi: Vastu (skt)—Place—Seat.
2) Tòa án: Court—Judge.
Tòa Như Lai: The throne (palace chamber) of the Buddha—The palace
chamber in which the Buddha was situated.
Tòa Sen: Buddha’s throne.
Tỏa:
1) Phong tỏa: To blockade.
2) Ống khóa: Lock—Chain.
3) Tỏa ra: To spread—To scatter—To diffuse.
Tỏa Ra: To emit—To exhale—To give off.
Tỏa Thược: Ống khóa và chìa khóa—Lock and key.
Tọa: Nisad or nisanna (skt).
1) Chủ tọa: To preside—To take the chair.
2) Nghỉ ngơi: To rest.
3) Ngồi: To sit—A seat.
4) Tòa: Throne.
5) Tọa lạc: To situate.
Tọa Chủ,座主, Còn gọi là Thủ Tọa,
Thượng Tọa, hay Tọa Nguyên, là vị chủ một nhóm cử tọa đại chúng hay vị
Thượng Tọa trụ trì tự viện—Master of a temple, a chairman, president,
the head of the monks, an abbot
Tọa Chủ Nô: Vị trụ trì chỉ hiểu biết giáo điển mà không có thực
hành nên không được sự kính trọng của Tăng chúng—Archpriest—A master of
a temple who understands Buddhism only intellectually, without
practicing; thus lacks of respect from the Sangha.
Tọa Chứng,坐證, Một từ khác cho
thiền quán—Another term for dhyana contemplation
Tọa Cụ,坐具, Nisidana (skt)—Dụng
cụ (bằng vải hay bằng chiếu cối) để ngồi thiền—An article for sitting
on (made of cloth or mat) when practicing meditation
Video How to Meditate
Tọa Cửu Thành Lao,坐久成勞, Ngồi lâu mà
thành tựu như Ngài Bồ Đề Đạt Ma—To accomplish one’s labour by prolonged
sitting, as did Bodhidharma
Tọa Đường,坐堂,
Video Japanese
Temples 2
1) Phòng thiền hay Thiền đường: A sitting room.
2) Phòng họp của chư Tăng Ni: The assembly room of the monks.
Tọa Hạ,坐夏, Tọa Lạp—Varsa
(skt)—Tên gọi khác của “An Cư Kiết Hạ.” Tăng đoàn vâng theo lời chỉ dạy
của Phật mà tọa vũ an cư hay an cư kiết hạ về mùa mưa (để giảm thiểu sự
tổn hại các loài côn trùng, đồng thời nhập thất tịnh tu)—The retreat or
rest during the summer rains (based on the instruction of the Buddha)
Tọa Hạ Do,坐夏由, Giấy chứng nhận
“An Cư Kiết Hạ” cấp cho một vị du tăng—A certificate of “retreat” given
to a wandering monk.
Tọa Hưởng: To enjoy.
Tọa Lạp,座臘, Cuối mùa an cư kiết
hạ, hay cuối năm của tự viện Phật giáo—The end of the summer retreat;
the monastic end of the year—See Tọa Hạ
Tọa Lạc: To be located (situated).
Tọa Pháp: To transgress law.
Tọa Quang,座光, See Quang Tọa
Tọa Tham,坐參, Cuộc tham vấn trước
buổi thiền tọa đầu hôm—The evening meditation at a monastery (preceding
instruction by the abbot)
Tọa Thiền,坐禪, Ngồi tu thiền
Video Zazen-A Guide
to Sitting
Video Samatha &
Vispassana Meditation
Video How to Meditate
Thiền
là chữ tắt của “Thiền Na” có nghĩa là tư duy tĩnh lự. Đây là một trong
những nghệ thuật dập tắt dòng suy tưởng của tâm, để làm sáng tỏ tâm
tính. Thiền được chính thức giới thiệu vào Trung Quốc bởi Tổ Bồ Đề Đạt
Ma, dầu trước đó người Trung Hoa đã biết đến, và kéo dài cho tới thời
kỳ của các tông phái Thiên Thai. Theo Kinh Duy Ma Cật, cư sĩ Duy Ma Cật
đã nói với ông Xá Lợi Phất khi ông nầy ở trong rừng tọa thiền yên lặng
dưới gốc cây như sau: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới
là ngồi thiền. Vả chăng ngồi thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân
ý, mới là ngồi thiền; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi,
mới là ngồi thiền; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là
ngồi thiền; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi thiền;
đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là
ngồi thiền; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi thiền. Nếu
ngồi thiền như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy—To sit in dhyana
(abstract meditation, fixed abstraction, contemplation). Its
introduction to China is attributed to Bodhidharma, though it came
earlier, and its extension to T’ien-T’ai. According to the Vimalakirti
Sutra, Vimalakirti reminded Sariputra about meditation, saying:
“Sariputra, meditation is not necessarily sitting. For meditation means
the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire,
form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana
while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not
straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind
abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views
during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to
enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the
state of nirvana. If you can thus sit in meditation, you will win the
Buddha’s seal.
Tọa Thiền Hội: Một cuộc hội họp tu tập của các thiền sinh, với mục
đích nghe thuyết giảng về thiền và thực tập thiền quán. Thường thì họ
tập hợp mỗi tuần một lần—A gathering of Zen practitioners with the
purpose of listening to the Zen lectures and practicing meditation.
Usually they gather for one day a week.
Toái:
1) Nghiền nát: Broken—Fragments.
2) Phiền toái—Troubled.
Toái Thân Xá Lợi,碎身舍利, Xá lợi còn lại
sau lễ trà tỳ—Relics of a cremated body
Video Buddha Tooth
Toàn Già Phu Tọa,全跏趺坐, Thế ngồi kiết
già, bàn chân nầy đặt lên đùi kia và ngược lại—The legs completely
crossed as in a completely seated image
Toàn Giác: Full enlightenment—Buddhahood.
Toàn Giác Phật: Perfect Buddha
Toàn Phần Giới: Giới thọ trì toàn phần từ ngũ giới cho đến cụ túc
giới—Fully ordained by receiving all the commandments (from five to
full commandments).
Toản Thủy Cầu Tô,鑽水求酥, Khoan nước tìm
bánh sữa—To churn water to get curd
Tô Ba Ha,蘇波訶, Svaha (skt)—Một
câu tán thán hay một mật tự chỉ sự hoàn tất, chúc lành, chúc tiêu tai
cát tường (sự dữ tan biến và sự lành xuất hiện)—A kind of amen; a
mystic word indicating completion, good luck, nirvana, may evil
disappear and good be increased
Tô Bạt Đà La,蘇跋陀羅, Subhadra
(skt)—Một thức giả Bà La Môn 120 tuổi, vị đệ tử cuối cùng được Đức Phật
cho đổi sang đạo Phật—A learned Brahmin, 120 years old, the last
convert made by Sakyamuni
Tô Bộ Để,蘇部底, Subhuti (skt)—See
Tu Bồ Đề
Tô Dầu: Ghrta (skt).
1) Một loại bơ trong—Ghee, or clarified butter.
2) Một loại dầu thơm lấy từ cây tô ma: Scented oil extracted from
the sumana plant.
Tô Đà: Sudha (skt)—See Cam Lộ.
Tô Đát La,蘇怛羅,
1) Sợi chỉ: Thread.
2) Kinh điển: A classical work—Sutra, especially the sermons or
sayings of the Buddha.
Tô Đạt Đa,蘇達多, Sudana (skt)—See
Tu Đạt
Tô Đạt Lê Xá Na,蘇達梨舍那, Sudarsana
(skt)—Thiện Kiến (khi nhìn thấy dáng núi người ta dễ phát tâm
lành)—Vòng núi thứ tư trong bảy vòng Kim Sơn—The fourth of the seven
concentric circles around Sumeru
Tô Đạt Nã,蘇達拏, Sudana (skt)—See
Tu Đạt
Tô Đăng,蘇燈, Một loại đèn dùng bơ
và dầu hương làm dầu đốt—A lamp using butter and fragrant oil, or a
lamp burning butter-oil
Tô Đông Pha: Su-Tung-Po—Một trong những ngôi sao văn học lớn làm
sáng ngời thế giới văn hóa của nhà Tống—One of the greatest literary
stars illuminating the cultural world of Sung.
Tô La Đa,蘇囉多, Surata
(skt)—Enjoyment—Amorous pleasures
Tô Lầu Ba: Surupa (skt)—Of beautiful form—Handsome.
Tô Lô Đa Ba Na: Tu Đà Hườn—Nhập Lưu—Dự Lưu—See Srota-apanna in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tô Ma,蘇摩, Soma (skt)—See Cam
Lộ
Tô Ma Đề Bà,蘇摩提婆, Soma-deva or
Candra-deva (skt)—Nguyệt Thiên—The moon-deva
Tô Ma Xà,蘇摩蛇, Tiền thân Đức
Phật, khi Ngài bố thí thân rắn lớn để cứu những người đang
đói—Soma-sarpa, a former incarnation of sakyamuni when he gave his body
as a great snake to feed the starving people
Tô Mạt Na,蘇末那, Sumana (skt)—Một
loại cây có bông vàng thơm, thường mọc thành bụi, cao khoảng 3 hay 4
bộ, có thể là hoa “lài”—A yellow sweet-smelling flower growing on a
bush 3 or 4 feet high, perhaps the “great flowered jasmine.
Tô Mê,蘇迷, Sumeru (skt)—Núi Tu
Di là trung tâm của mọi thế giới—The central mountain of every world
Tô Phược La: Suvarnagotra (skt)—Vương quốc mẫu hệ, nằm trong vùng
Hi Mã Lạp Sơn, còn được mô tả là bộ tộc Hoàng Kim—A matriarchal
kingdom, somewhere in the Himalayas, described as the Golden Clan.
Tô Tất Địa,蘇悉地, Susiddhi (skt)—Một
chữ bí mật trong Mật Tông, có nghĩa là “mong sự việc thành công mỹ
mãn.”—A mystic word of the Tantra School, meaning, “may it be
excellently accomplished.
Tô Tất Địa Kinh,蘇悉地經, Susiddhi
sutra—See Tô Tất Địa
Tô Tất Địa
Yết La Kinh,蘇悉地羯羅經,
Susidhikara-sutra—See Tô Tất Địa.
Tô Yết Đa,蘇揭多, Sugata or Svagata
(skt)—Như Lai Như Khứ, danh hiệu của một vị Phật—Well come or well
departed, title of a Buddha
Tố:
1) Lụa trắng—White silk.
2) Màu trắng: White.
3) Nắn nót: To model in clay.
Tố Cụ,素具, Đã chuẩn bị—Already
prepared
Tố Đát Lãm,素怛纜, Sutra (skt)—Còn
gọi là Tô Đát Lãm hay Tu Đa La—Canon (giáo pháp)
Tố Hào,素豪, Tức tướng bạch hào,
hay lông trắng ở giữa hai lông mày—The urna, or white curl between the
Buddha’s eyebrows
Tố Nữ:
1) Beautiful girl.
2) Name of a goddess.
Tố Pháp Thân,素法身, Dù lăn trôi trong
ba đường thấp nhất vẫn có “Pháp Thân”—Possessing the fundamental
dharmakaya nature though still in sin, i.e. the beings in the three
lowest orders of transmigration.
Tố Phược Lý Nã,素嚩哩拏, See Suvarna in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Tố Quyến: Lụa mỏng—Thin silk—Plain silk lustring.
Tố Tâm: Pure heart.
Tố Tâm Vân Khai: Shou-Tsinh-Yun-Kai—See Vân Khai Tố Tâm.
Tố Thực,素食, Những thức ăn trong
sạch, không pha tạp mùi vị của thịt cá—Vegetarian food
Tố Tụng: Lawsuit.
Tố Ý,素意, Những ý nghĩ bình thường—Ordinary
thoughts, or hopes; the common purpose of the mind
Tổ:
1) Thủy tổ: Original founder.
2) Tổ phụ: Grandfather.
3) Tổ sư: Patriarch—Founder—People of the present as well as people
of the past.
4) Tổ tiên: Ancestors—Forefathers.
Tổ Đường,祖堂, Patriarchs’ Hall
Tổ Mẫu: Grandmother.
Tổ Phụ: Grandfather.
Tổ Sư,祖師, Tổ hay tổ sư là
những bậc thầy vĩ đại đã nhận và đã chính thức truyền bá Phật pháp. Vị
Tổ đầu tiên là ngài Đại Ca Diếp, được Phật tâm chứng. Tâm chứng nầy gọi
là ‘Tâm truyền tâm’ và tiếp tục lưu truyền mãi về sau. Có 28 vị tổ ở Ấn
Độ và 6 vị ở Trung Quốc. Từ vị Tổ thứ nhất đến Lục Tổ Huệ Năng gồm 32
vị. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, người ta đặc biệt nói đến Tổ Sư Bồ Đề Đạt
Ma—Patron saint—Founder—Patriarch—The first teacher, or leader, or
founder of a school (sect) or the great masters who have received and
formally transmitted the Buddha’s Dharma. The First Indian Patriarch
who received “mind approval” from the Buddha was Maha-Kasyapa. The act
was called “Mind to mind” transmission, and had been passed on down the
line. There are twenty-eight patriarchs in India and six in China. From
the First Patriarch to Hui-Neng, there were thirty-two. However, in
China, it has particular reference to Bodhidharma
** For more information, please see Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ, and Lục
Tổ Trung Hoa.
Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma: Patriarch
Bodhidharma.
Tổ Sư Thiền: Patriarchal Meditation—The Zen of the Patriarchs—Zen
Patriarchate.
1) Lịch sử của Thiền Tông vẫn còn là một huyền thoại. Truyền thuyết
cho rằng một ngày nọ, thần Phạm Thiên hiện đến với Đức Phật tại núi
Linh Thứu, cúng dường Ngài một cánh hoa Kumbhala và yêu cầu Ngài giảng
pháp. Đức Phật liền bước lên tòa sư tử, và cầm lấy cành hoa trong tay,
không nói một lời. Trong đại chúng không ai hiểu được ý nghĩa. Chỉ có
Ma Ha Ca Diếp là mỉm cười hoan hỷ. Đức Phật nói: “Chánh Pháp Nhãn Tạng
nầy, ta phó chúc cho ngươi, này Ma Ha Ca Diếp. Hãy nhận lấy và truyền
bá.” Một lần khi A Nan hỏi Ca Diếp Đức Phật đã truyền dạy những gì, thì
Đại Ca Diếp bảo: “Hãy đi hạ cột cờ xuống!” A nan liền ngộ ngay. Cứ thế
mà tâm ấn được truyền hừa. Giáo pháp nầy được gọi là “Phật Tâm
Tông.”—The history of Zen is mythical. It is said that one day Brahma
came to the Buddha who was residing at the Vulture Peak, offered a
Kumbhala flower, and requested him to preach the Law. The Buddha
ascended the Lion seat and taking that flower touched it with his
fingers without saing a word. No one in the assembly could understand
the meaning. The venerable Mahakasyapa alone smiled with joy. The
world-Honoured One said: “The doctrine of the Eye of the True Law is
hereby entrusted to you, Oh Mahakasyapa! Accept and hand it down to
posterity.” Once when Ananda asked Mahakasyapa what the Buddha’s
transmission was, Mahakasyapa said: “Go and take the banner-stick
down!” Ananda understood him at once. Thus the mind-sign was handed
down successively. The teaching was called the ‘school of the
Buddha-mind.’
Tiên Tổ,先祖,
Forefathers---Ancestors
Tổ Tông,祖宗, See Tổ tiên in
Vietnamese-English Section
Tốc: Nhanh—Haste—Quick—Speedily—Urgent.
Tốc Đắc,速得, Đạt được một cách
nhanh chóng—Speedily obtain, or ensure
Tốc Hành: Fast—Express.
Tốc Hương,速香, Loại nhang rẻ tiền
cháy nhanh—Quickly burnt inferior incense
Tốc Tật Quỷ,速疾鬼, Một loài quỷ La
Sát lật đật—A kind of hurrying demon, raksasa
Tốc Thành,速成, Hoàn thành một cách
nhanh chóng—Speedily completed.
Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai: The Tathagata who, in the
highest reveals the far-reaching treasure of his eye—The Sun—See
Vairocana, Đại Nhựt Giác Vương, and Đại Nhựt Kinh.
Tối Chánh Giác,最正覺, Sự giác ngộ chân
chính cao nhất hay diệu trí năng giác của chư Phật—Supreme perfect
enlightenment, i.e. Buddhahood
Tối Hậu,最後, Cuối cùng—The last
of all—Ultimate—Final—Finally—At death
Tối Hậu Niệm,最後念, See Tối Hậu Tâm
Tối Hậu Sanh,最後生, See Tối Hậu Thân
Tối Hậu Tâm,最後心, Tối hậu niệm hay
cái tâm ở sát na cuối cùng hủy thân diệt trí, sắp nhập vào vô dư niết
bàn—The final mind, or ultimate thought, on entering final nirvana
Tối Hậu Thân,最後身, Cái thân hay kiếp
tái sinh cuối cùng trong cõi sinh tử của các vị A La Hán hay Bồ Tát—The
final body, or rebirth, that of an arhat, or a bodhisattva in the last
stage
Tối Hậu Thập Niệm,最後十念, Niệm Phật A Di
Đà mười lần trước khi chết—To call on Amitabha ten times when dying
Tối Khẩn: Most immediate.
Tối Mật: Top secret.
Tối Tăm: Obscure—Dark.
Tối Tân: Advanced—Most up-to-date—Modern.
Tối Thắng,最勝, Jina or Vijaya
(skt)—Chế ngự tất cả, không còn ai bì kịp—Conquering—All
conquering—Pre-eminent—Peerless—Supreme
Tối Thắng Thừa,最勝乘, Đại Thừa—The
supreme vehicle—Mahayana
Tối Thắng Tôn,最勝尊, Bậc đáng tôn quý
nhất hay Đức Phật—The most honourable one—Buddha
Tối Thắng Trưởng Giả: The Elder Most Supreme.
Tối Thiểu: Minimum.
Tối Thượng,最上, To be
ultimate—Supreme—To be paramount
Tối Thượng
Đại Tất Địa,最上大悉地,
Phật quả—The stage of supreme siddhi, or wisdom—Buddhahood
Tối Thượng Thừa,最上乘, Giáo pháp cao nhất
hay giáo pháp rốt ráo nhất (các tông phái đều cho tông nghĩa của phái
mình là tối thượng thừa)—The Supreme Vehicle
Tội:
1) Những gì đáng trách và đem lại nghiệp xấu: That which is
blameworthy and brings about bad karma; entangled in the net of
wrong-doing.
2) Tội—Theo Phật giáo, chúng sanh sanh ra không có mặc cảm sợ hãi
về tội lỗi, và không sợ Thượng đế trừng phạt cho việc làm sai trái. Tuy
nhiên, sợ nghiệp báo theo luật nhân quả. Khi chúng ta làm sai là chúng
ta lãnh quả cho việc làm sai trái ấy, và bằng cách nầy chúng ta phải
chịu đau khổ cho chính tội lỗi của chúng ta---Offence—According to
Buddhism, sentient beings born have without any feeling of guilt in the
sense of fear of a God who will punish him for his wrong-doing.
However, they feel guilty by the law of karma. When you do some
wrong-doing, you will receive the effects of your wrong-doing and in
this way suffer the effect of your own sin.
Tội Ác,罪惡, Atrocity—Evil and
sin
Tội Báo,罪報, Báo đáp lại những
tội lỗi đã gây tạo (tùy theo tội trạng mà phải nhận sự khổ sở tương
ứng. Theo Kinh Niết Bàn, hễ có tội, tức là có tội báo, không ác nghiệp,
ắt không tội báo)—The retribution of sin, its punishment in suffering
Tội Căn,罪根, Căn bản của tội ác
là sự không giác ngộ và vô minh—The root of sin, i.e. unenlightenment
or ignorance.
Tội Cấu,罪垢, The filth of sin,
moral defilement
Tội Chướng,罪障,
1) Tội ác là chướng ngại cho thiện nghiệp: The veil, or barrier of
sin, which hinders the obtaining of good karma.
2) Tội ác cũng là chướng ngại cho việc nghe và hành trì chánh pháp:
The veil, or barrier of sin, which also hinders the obedient hearing of
the truth.
Tội Chướng Khó Tiêu Trừ: Karmic obstructions are difficult to
eradicate.
Tội Hành: Hành động đầy tội lỗi—Sinful acts, or conduct.
Tội Nghiệp,罪業,
1) Thương hại tội nghiệp ai: To have pity (mercy) on someone.
2) Nghiệp tội đưa đến quả khổ đau phiền não: That which sin does,
its karma, producing subsequent suffering.
Tội Nghiệt,罪孽, Sins—Crimes
Khinh Tội,輕罪, Minor (petty—small)
offence
Tội Phạm: Criminal.
Tội Phúc: Tội và phúc (ngũ nghịch, thập ác là tội; ngũ giới, thập
thiện là phúc)—Sinfulness and blessedness.
Tội Phúc Vô Chủ: Tội và phúc không do ai làm chủ, chỉ tự mình xui
khiến lấy—Sinfulness and blessedness have no lord, or governor, i.e. we
induce them ourselves.
Tội Tánh,罪性, Bản tính của tội
nghiệp (bản tánh ấy vốn không và bất khả đắc, không thật, nghĩa là theo
đúng lẽ chân như, tội không có thực, mà phúc cũng chẳng có thực)—A
sinful nature; the nature of sin
Tội Vi Cảnh: Petty offense.
Tôn:
1) Bậc đáng tôn kính: Arya (skt)—Honourable—The honoured one—To
honour.
2) Đích tôn: Grandchild—The eldest grandson (eldest son of the
eldest son).
3) See Tông.
Tôn Chi: Tông chi—Branch of a family, sect or school.
Tôn Chỉ: Leading lines or guiding instructions of a sect or school.
Tôn Đà La Nan Đà,孫陀羅難陀, Sundarananda
or Sunanda (skt)—Em trai của Đức Phật, có vợ tên là Tôn Đà Lợi, nên
nguời ta gọi ông là Tôn Đà La Nan Đà để phân biệt với ông A Nan Đà—Said
to be younger brother of Sakyamuni, his wife’s name being Sundari; thus
called to distinguish him from Ananda
Tôn Đà Lợi,孫陀利, Sundari (skt)
1) Tên của một bà quý phái đã hủy báng Đức Phật trước đám đông:
Name of a courtesan who defamed the Buddha in front of a crowd.
2) Tên một đức trẻ do vua Ba Tư Nặc dẫn đến để được gặp Phật, đứa
bé đã ngộ đạo sau khi nghe Phật thuyết pháp: Name of a young child who
realized the truth after hearing the Buddha’s preaching.
3) Tên của một vị A La Hán: Name of an arhat.
4) Vợ của tôn giả Tôn Đà La Nan Đà: Wife of Sundarananda.
Tôn Giả,尊者, Arya (skt)—A Lê
Da—Thánh giả hay những bậc trí đức cao, tiếng tôn xưng để gọi các vị A
La Hán—An Honored One—An Honourable One—A sage—A saint—An Arhat
Tôn Giả A Nan: Ananda—Đệ nhứt đa văn—Who was famed for his
excellent memory and wide erudition—See A Nan Đà và Thập Đại đệ tử.
Tôn Giả Ca Diếp: Mahakashyapa—Đệ nhứt Thiền định—Foremost in
Samadhi—See Ma Ha Ca Diếp và Thập Đại Đệ Tử.
Tôn Giả Duy Ma Cật: See Vimalakirti.
Tôn Giả Đề Bà Đạt Đa: Devadatta—Nghịch hữu tri
thức—Adverse-practice good spiritual advisor—See Đề Bà Đạt Đa.
Tôn Giả Giác Ngộ: Enlightened Venerable.
Tôn Giả Kiều Trần Như: Kaundinya.
Tôn Giả La Hầu La: Nổi tiếng về mật hạnh—Foremost in inconspicuous
practice—See Rahula.
Tôn Giả Mục Kiền Liên: Đệ nhứt thần thông—Foremost in spiritual
powers—See Maudgalyayana.
Tôn Giả Tu Bồ Đề: See Subhuti.
Tôn Giả Xá Lợi Phất: Đệ nhất trí huệ—Foremost in wisdom—See
Sariputra.
Tôn Giáo,尊教, Religion
Phat Giao-Ki To
Giao Doi Chieu
Tôn Kính:
Homage—Reverence—To have respect for –To reverence and
respect—To show/pay respect for—To revere—To respect—To honour.
Tôn Kí,尊記, Sự thọ ký của Đức
Phật về sự thành Phật của các đệ tử của Ngài—The prediction of
Buddhahood to his disciples by the Honoured One—The honorable
prediction
Tôn Nghiêm: Solemn—Grave.
Tôn Phái: Tông phái—See Tôn Chi.
Tôn Phục: To respect—To reverence—To honour—To venerate.
Tôn Quí: See Tôn Trọng.
Tôn Sắc,尊敕, Những lời chỉ dạy
đáng tôn quý hay những lời dạy của Đức Phật—The honourable commands,
Buddha’s teaching
Tôn Thắng,尊勝,
1) Vị tôn giả luôn chiến thắng (ma quân phiền não) đáng tôn kính:
Honoured and victorious, the honoured victorious one.
2) Một trong năm vị Phật Đảnh Tôn bên cánh tả của Phật Thích Ca Mâu
Ni, tượng trưng cho trí huệ: One of the five bodhisattvas on the left
side of Sakyamuni (symbolized wisdom)—See Ngũ Phật Đảnh Tôn.
3) Trừ Chướng Phật Đảnh: One of the divinities of the Yoga
school—See Ngũ Phật Đảnh Tôn (5).
Tôn Thắng Phật: Trừ chướng Phật Đảnh—The Honoured Victorious One
(Buddha).
Tôn Trọng,尊重,
1) Tôn quý và kính trọng: Respect and honoured—To
honour—Honourable—To have regard and consideration for.
2) Cách tốt nhứt để tôn trọng Phật là làm theo lời Phật dạy: “Không
làm các điều ác, làm các điều lành, và giữ cho tâm ý thanh sạch.”—The
best way to respect the Buddha is to follow his advice: “Not to do
evil, to do good, and to purify one’s mind.”
Tôn Túc: Từ được dùng để gọi vị Tăng tuổi cao đức trọng—A term used
to call a monk honoured and advanced in years.
Tồn Kiến,存見, Ôm giữ tà kiến—To
keep to wrong views
Tồn Mệnh: Bảo tồn sinh mệnh—To preserve one’s life—To preserve
alive.
Tồn Tâm: To tame the mind—Còn gọi là Tu Tâm, nghĩa là gìn giữ tâm,
không cho nó phóng túng kiêu ngạo—Also called to cultivate the mind, or
to maintain and watch over the mind, not letting it get out of control,
become egotistical, self-centered, etc.
Tổn Phục Đoạn,損伏斷, Tạm thời ép chặt
hay dùng đạo hữu lậu mà đoạn diệt phiền não (khi gặp duyên nó lại hiện
hành trởi lại)—To spoil, subject and destroy the passions
Tông:
1) Tổ Tông: Ancestors.
2) Bộ Tộc: Clan.
3) Loại: Class—Kind—Category.
4) Dòng: School—Sects, which are of two kinds:
a) Thành lập một dòng riêng, sư đệ truyền nối, như Phật Giáo Tiểu
Thừa Ấn Độ có 20 bộ, Phật giáo trung Hoa có 13 bộ, Phật giáo Nhật Bản
có 14 bộ: Those founded on the principles having historic continuity,
as the twenty sects of Hinayana, the thirteen sects of China, and
fourteen sects of Japan.
b) Một người theo kiến giải của mình mà bình luận, phê phán tông
chỉ của các tông khác—Those arising from an individual interpretation
of the general teaching of Buddhism,
· Theo lý thuyết của các giáo phán định, như những tông của Ngài
Vĩnh Minh: The sub-sects founded by Yung-Ming.
· Căn cứ theo giáo thuyết đặc biệt của mình hay của các tông phái
đã được thừa nhận mà phán định, như Ngài Hoằng Pháp ở Nhật Bản: Those
based on a peculiar interpretation of one of the recognized sects, as
the Jodo-Shinshu founded by Shiran-shonin.
Tông Chỉ,宗旨, Motto—The main
thesis or ideas
Tông Cốt,宗骨, Những yếu chỉ cốt
lõi của một tông phái—The bones or essential tenets of a sect
Tông Cửa: To batter the door down.
Tông Cực,宗極, Giáo pháp căn
bản—Ultimate or fundamental principles
Tông Dụng,宗用, Nguyên tắc và thực
hành—Principles and their practices, or application.
Tông Gia,宗家, See Thiện Đạo (2)
Tông Học,宗學, Học thuyết hay giáo
lý của một tông phái—The study or teaching of a sect
Tông Khách Ba,宗客巴, Sumatikirti
(skt)—Người cải cách hệ thống Chùa bên Tây Tạng, vị sáng lập ra tông
phái áo vàng (Hoàng Giáo). Theo Tây Vực Tân Ký thì Tông Khách Ba sanh
năm 1417 tại Tân Ninh, tỉnh Cam Túc, tông phái của ông được thành lập
dựa trên sự tinh chuyên giữ giới, để đối lại với sự biếng nhác của Hồng
Giáo (phái áo đỏ). Người ta cho rằng Tông Khách Ba là hậu thân của Văn
Thù; người khác lại cho rằng ông là hậu thân của Đức Phật A Di Đà—The
reformer of the Tbetan church, founder of the Yellow Sect. According to
the New Record of the Western Lands, Sumatikirti was born in 1417 in
Hsin-Ning, Kan-Su. His sect was founded on strict discipline, as
opposed to the lax practices of the Red Sect. He is considered to be an
incarnation of Manjusri; others say of Amitabha
Tông Lâm Tế: Lin-Chi School—See Lâm Tế Tông.
Tông Mật,宗密, Một trong năm vị tổ
của tông Hoa Nghiêm—Tsung-Mi, one of the five patriarchs of the Hua-Yen
(Avatamsaka) sect.
Tông Môn,宗門,
1) Tên của một tông phái: Name of a sect or school.
2) Tiếng dùng để gọi Thiền tông hay tông phái tu tập bằng trực
giác, trong khi các tông phái khác được gọi là Giáo Môn hay những tông
phái tu bằng giáo điển được ghi lại—It refers to the Ch’an (Zen) or
Intuitional schools, other schools are called “Teaching Sects,” or
those who rely on the written word rather than on the “inner light.”
Tông Nguyên,宗元, Giáo thuyết hay giáo
điển căn bản của một tông phái—The basic principles of a sect, or its
original cause of existence
Tông Nghi,宗儀, Nghi thức hay luật
lệ của một tông phái—The rules or ritual of a sect
Tông Nghĩa,宗義, Giáo nghĩa của một
tông phái—The tenets of a sect
Tông Nhân Dụ,宗因喩, Ba chi chính trong
lập lượng. Đây là một từ ngữ thuộc luận lý, thí dụ ngọn đồi có lửa là
tôn hay mệnh đề; vì nó có khói, là nhân hay lý do. Tất cả những gì có
lửa là có khói, như một nhà bếp, và hễ cái gì không có lửa thì không có
khói như một cái hồ nước, đây là dụ—Three main branches in stating a
syllogism. This is a logical term, i.e., the hill is fiery
(proposition); because it has smoke (reason). All that has smoke is
fiery like a kitchen, and whatever is not fiery has no smoke like a
lake (example)
1) Tông: Pratijna (skt)—Tôn—Mệnh đề—Proposition.
2) Nhân: Hetu (skt)—Cause—Reason.
3) Dụ: Udaharana or Drishtanta (skt)—Sự minh họa hay thí
dụ—Illustration or example.
Tông Phái,宗派, Sects (school or
dharma-door) of Buddhism. There are several sects in Buddhism
1) Câu Xá Tông: Giáo điển Vi Diệu hay Câu Xá Tông dựa trên Vi Diệu
Câu Xá Luận—Abhidharma or Kosa sect based on the Abhidharma-kosa-sastra
Câu Xá Luận)—See Câu Xá Tông.
2) Thành Thật Tông: Giáo điển dựa trên Thành Thật Luận—Satyasiddhi
sect, based on the Satyasiddhi-sastra (Thành Thật Luận).
3) Luật Tông: Giáo điển dựa trên Luật Tạng—Vinaya or Discipline
sect, based on the Vinaya-pitaka—See Luật Tông.
4) Tam Luận Tông: Giáo điển dựa trên Trung Quán Luận và Thập Nhị
Môn Luận của Ngài Long Thọ, cũng như Bách Luận của Ngài Aryadeva—The
Three-Sastra Sect, based on the Madhyamika-sastra (Trung Quán Luận) and
Dvadasa-nikaya-sastra of Nagarjuna, and Sata-sastra of Aryadeva.
5) Niết Bàn Tông: Thiên Thai—Giáo điển dựa vào Kinh Đại Bát Niết
Bàn, được Dharmaraksa dịch sang Hoa ngữ năm 423 sau Tây Lịch, sau nầy
sáp nhập với Tông Thiên Thai vì hai tông phái nầy có nhiều chỗ tương
đồng—Nirvana sect, based on the Mahaparinirvana-sastra (Đại Bát Niết
Bàn), which was translated into Chinese by Dharmaraksa in 423 A.D.;
later incorporated in T’ien-T’ai, with which it had in common.
6) Địa Luận Tông: Giáo điển dựa vào Thập Địa Luận của Ngài Thế Thân
Bồ Tát, được Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch sang Hoa ngữ năm 508 sau Tây Lịch,
được Tông Hoa Nghiêm hấp thụ và biến thành giáo điển của
mình—Dasabhumika sect, based on Vasubandhu’s work (ten stages of the
bodhisattva’s path to Buddhahood), which was translated into Chinese by
Bodhiruci in 508 A.D., absorbed by the Avatamsaka School.
7) Tịnh Độ Tông: Giáo thuyết dựa trên niềm tin Đức Phật A Di Đà
trong cõi Tây Phương Cực Lạc—Pure Land or Sukhavati sect (salvation
through faith in Amitabha into Western Paradise)—See Tịnh Độ Tông.
8) Thiền Tông: Sơ Tổ Trung Hoa là Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nhưng Thiền
Tông Trung Quốc đã có từ trước khi Ngài đến Trung Quốc—Dhyana,
Meditative or Intuitive sect. Its first patriarch in China was
Bodhidharma, but it existed before he came to China.
9) Nhiếp Luận Tông: Giáo điển dựa vào bộ Nhiếp Đại Thừa Luận của
Ngài Vô Trước Bồ Tát, được Paramartha dịch sang Hoa ngữ năm 563 sau Tây
Lịch, sau được hấp bởi Tông Hoa Nghiêm—Mahayan-samparigraha sect, later
absorbed by Avatamsaka sect (Hoa Nghiêm), based on the
Mahayana-samparigraha sastra by Asanga, translated by Paramartha in 563
A.D., subsequently absorbed by the Avatamsaka sect.
10) Thiên Thai Tông: Giáo điển dựa trên bộ Kinh Pháp Hoa. Đây là sự
hoàn thành của trường phái Trung Quán—Saddharma-pundarika sect, based
on the Saddharma-pundarika sastra or the Lotus of the Good Law. It is a
consummation of the Madhyamika tradition (Trung Quán Luận).
11) Hoa Nghiêm Tông: Giáo điển dựa vào Kinh Hoa Nghiêm, được dịch
sang Hoa ngữ năm 418—Avatamsaka sect, based on the Buddha-Avatamsaka
sutra, or Gandha-vyuha, translated into Chinese in 418.
12) Pháp Tướng Tông: Giáo điển Du Già Sư Địa Luận, sau khi Ngài
Huyền Trang trở về từ Ấn Độ với bản dịch bộ luận nầy—Dharmalaksana
sect, established after the return of Hsuan-tsang from India and his
translation of the important Yogacarya works.
13) Mật Tông: Mantrayana (skt)—Esoteric school—Secret teachings—See
Chân Ngôn Tông, and Mật Tông.
14) Chân Ngôn Tông: Các giáo lý và phương pháp tu tập của tông phái
Phật giáo nầy dựa trên ba phương thức quán tưởng: mạn đà la, mật chú,
và thủ ấn—The doctrine and practices of this sect of Buddhism based on
three meditational devices: the mandala, the mantra, and the mudra—See
Mật Tông.
Tông Phái Mật Tông: Mantrayana—See Tông phái (13).
Tông Pháp,宗法, Tông Thể—The body of
doctrine of a sect with five different names
1)
a) Tự Tính: Subject.
b) Sai Biệt: Differentiation.
2)
a) Hữu Pháp: Thesis that acts.
b) Pháp: The action.
3)
a) Sở Biệt: Thesis which is differentiated.
b) Năng Biệt: That which differentiates.
4)
a) Tiền Trần: First statement.
b) Hậu Trần: The following statement.
5)
1) Tông Y: That on which the syllogism depends.
2) Diệc Y: Both for subject and predicate.
Tông Phong,宗風, Phong cách của một
tông phái. Môn đồ Thiền tông đặc biệt tán dương vị tôn sư của tông phái
mình gọi là tông phong (phong cách truyền nối của các tổ sư thì gọi là
Thiền Phong)—The customs or traditions of a sect. In the Ch’an sect it
means the regulations of the founder
Tông Thắng: Một vị đệ tử của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, ỷ mình thông minh,
cải lời Tổ dạy, đi đấu lý và biện luận với con vua trong nước thời đó
là Thái Tử Dị Kiến, rốt cuộc bị thảm bại nhục nhã, buồn muốn nhảy xuống
núi tự tận, may nhờ có Thiên Long Hộ Pháp xuất hiện cứu
vớt—Tsung-Sheng, a disciple of Patriarch Bodhidharma. Tsung Sheng
thought highly of his intelligence. He disobeyed the Patriarch and went
to compete and debate with Prince Di-Ch’ien of that country. As a
result, he lost the debate and felt so ashamed that he wanted to commit
suicide by jumping off a cliff. Luckily, he was comforted and saved by
a Dharma-Guardian.
Tông Thể,宗體, Tông Pháp—Thực thể
nghĩa lý của một tông phái—The body of doctrine of a sect—See Tông Pháp
and Nhân Minh
Tông Thiên Thai: Saddharma-pundarika sect—See Tông phái 10.
Tông Thiền: Dhyana or Zen school—See Tông phái 8.
Tông Thuyết
Câu Thông,宗說倶通,
Thông suốt cả tông chỉ và thuyết pháp của bậc đại sư (tông thông: thông
hiểu tông chỉ hay tu tập thiền định giác ngộ triệt để; thuyết tông:
thuyết pháp an nhiên tự tại)—In doctrine and expression both thorough,
a term applied to a great teacher
Tông Thừa,宗乘, Giáo nghĩa và giáo
điển của các tông phái—The vehicle of a sect
Tông Tịnh Độ: The Pure Land sect—See Tông phái 7.
Tông Tổ,宗祖, Vị sáng lập ra tông
phái—The founder of a sect or school
Tông Trí,宗致, Giáo điển tối thượng
của tông phái—The ultimate or fundamental tenets of a sect, important
elements, or main principle
Tông Tượng,宗匠, Tông sư của một tông
phái người đã sáng lập ra giáo thuyết của tông phái (người đã khéo
thuyết pháp giúp thành tựu cho đệ tử, như người thợ đúc tượng dạy học
trò)—The master workman of a sect who founded its doctrines
Tông Y,宗依, Lý thuyết mà tông
phái dựa vào (Nhân Minh Học có ba chi, chi thứ nhất là Tông Pháp gồm
Tông thể và Tông Y)—The method of proposition on which a sect depends
** For more information, please see Nhân Minh.
Tông Yếu,宗要, See Tông Trí
Tống:
1) Biếu: To send—To give as a present.
2) Hộ tống: To escort—To give as a present.
3) Nhà Tống bên Tàu từ năm 960 đến 1280: The Sung dynasty, 960-1280
A.D.
4) Tống biệt: To see someone off.
5) Tống khứ: To drive out, or away.
Tống Đế Vương,宋帝王, Vị chúa ngục thứ
ba trong thập điện ngục vương, cai quản “Hắc Thằng” địa ngục—The third
of the ten rules of Hades, who presides over the Kalasutra, the hell of
black ropes
Tống Nguyên Nhập Tạng Chư Đại Tiểu Thừa Kinh,宋元入藏諸大小乘經, Bộ
Kinh Tạng được nhận vào Kho Kinh Điển Trung Quốc từ Ấn Độ, kể cả Tiểu
lẫn Đại Thừa, vào thời Bắc Tống Nam Tống (960-1127 và 1127-1280 sau Tây
Lịch) và thời nhà Nguyên (1280-1368 sau Tây Lịch)—Sutras of the
Hinayana and Mahayana admitted into the canon during the Northern and
Southern Sung 960-1127 and 1127-1280 A.D., and Yuan 1280-1368 A.D.
dunasties
Tống Ra: To eject—To drive out (away).
Tống Táng,送葬, Tiển đưa linh cửu
người chết đến mộ huyệt—To escort for burial; to escort the deceased,
or the departed to the grave
Tống Vong,送亡, To escort or take
the departed to the grave
Tổng: Sadharana (skt)—Cùng nhau—Toàn
thể—Altogether—Whole—General—All.
Tổng Báo Nghiệp,總報業, Quả báo chung
quyết định chủng loại và xứ sở mà người ta sanh vào (chúng sanh lục căn
đẹp xấu, mệnh thọ dài ngắn, giàu, nghèo, bệnh, khỏe, v.v. là biệt
báo)—The principal or integral direction of karma—General karma
determining the species, race, and country into which one is born (The
particular relating to one’s condition in that species, i.e. rich,
poor, well, ill, etc.)
Tổng Biệt,總別, Chung và
riêng—General and particular
Tổng Cúng: Cúng dường hay thờ hết thảy các vị Thần, đối lại với
việc thờ phượng một vị Thần đặc biệt nào đó—A general offer to all
spirits, in contrast with specific worship.
Tổng Hợp (a): Integrated—(n): Collection.
Tổng Kết,總結, Summarize—To
recapitulate
Tổng Minh Luận,總明論, Tên khác của Câu
Xá Luận—Another name for Abhidharma Kosa
Tổng Nguyện,總願, Thệ nguyện chung của
chư Phật và chư Bồ Tát như Tứ Hoằng Thệ Nguyện và Thập Nguyện Phổ Hiền
Bồ Tát, đối lại với thệ nguyện riêng như 48 nguyện của Đức Phật A Di
Đà—Universal vows common to all Buddhas and Bodhisattvas, e.g. the four
magnanimous vows, and the ten great vows of Samantabhadra Bodhisattva;
in contrast with specific vows, e.g. forty-eight of Amitabha
** For more information, please see Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Mười Đại
Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền and Tứ Thập Bát Nguyện in Vietnamese-English
Section.
Tổng Số: Grand total.
Tổng Trì,總持, Dharani (skt)—Niệm
lực có thể tổng nhiếp và trì giữ hết thảy các pháp (thiện ác) mà không
thể mất—Entire control or absolute control over good and evil passions
and influences
Video Heart Dharani
Video Tung Chu Dai Bi
Video Bao Khiep An
Da La Ni (Casket Seal Dharani)
Tổng Trì Môn,總持門, Pháp môn tổng trì,
tức là dùng niệm lực để thâu nhiếp và chấp trì chư pháp không để cho
mất—The esoteric or Tantric sects and methods.
** For more information, please see Tứ Chủng Tổng Trì.
Tổng Tướng: Tướng chung của hết thảy các pháp hữu vi là vô thường
vô ngã, đối lại với biệt tướng như cứng, mềm, v.v.—Universal
characteristics of all phenomena (impermanence, non-ego), in contrast
with specific characteristics (hard, soft, etc.).
Tổng Tướng Giới: Giới chung cho hết thảy mọi đệ tử Phật như Thập
Giới, đối lại với giới riêng như 250 cho Tỳ Kheo và 348 cho Tỳ Kheo
Ni—The general commandments for all disciples, i.e. the ten
commandments, in contrast with the specific or complete 250
commandments for monks, or 348 for nuns (monastic rules)
Xu Hảo,姝好, Fine
Tốt Lộ Đa A Bán Na,窣路多阿半那, Srota-apanna
(skt)—See Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section, and Srota-apanna
in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Tốt Lộ Đà A Bát Nang: Srota-apanna (skt)—See Tứ Thánh Quả in
Vietnamese-English Section, and Srota-apanna in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.