Qua:
1) Cái Giáo: (mác—thương)—A spear.
2) Dưa: Gourd—Melon.
Quá:
1) Lỗi: Error—Transgression.
2) Quá khứ: Past—Passed.
3) Vượt qua: To pass.
Quá Ác,過惡, Dausthulya
(skt)—Cùng hung cực ác, khuynh hướng xấu, hay sự sai lầm—Surpassing
evil; extremely evil, evil tendency, or error.
Quá Chừng: Exceeding—Beyond measure.
Quá Cố: Deceased.
Quá Dư: Exuberant.
Quá Đáng: Unduly—Excessive—Exaggerated.
Quá Độ,過度,
1) Không điều độ: Immoderate.
2) Vượt ra khỏi cảnh sanh tử: To pass from mortal life.
Quá Hạ,過夏, Cách gọi khác của an
cư kiết hạ—To pass the summer, or the summer retreat—See An Cư Kiết Hạ
Quá Hạn: To exceed the limit.
Quá Hiện Vị: Quá khứ, hiện tại và vị lai—Past, present, future.
Quá Khích: Extremist.
Quá Khứ,過去, See Quá (2)
Quá Khứ Thánh Linh,過去聖靈, Thần thức của
người quá vãng—The spirit of the departed
Quá Khứ Thất Phật,過去七佛, The seven past
Buddhas—See Thất Phật
Quá Khứ Thế,過去世,
1) Kiếp quá khứ: The past age, or world.
2) Thời quá khứ—The past—The past time
Quá Kỳ,過期, Vượt quá thời hạn
quy định—Beyond the time
Quá Lố: Excessive.
Quá Mạn,過慢, Một trong thất
mạn—One of the seven arrogances—See Thất Mạn (2)
Quá Mộc Kiều,過木橋, Vượt qua độc mộc
kiều (thần thức của người quá vãng phải vượt qua để tái sanh)—To cross
over the single log bridge, i.e. only one string to the bow
Quá Mức: See Quá lố.
Quá Sức: Beyond one’s strength.
Quá Tệ: Worse.
Quá Tin: To be over confident on oneself.
Quá Tinh Tế: Exceedingly subtle.
Quá Trớn: To overstep a limit.
Quá Vãng,過往, To pass away—To die
Quả: Phala (skt).
1) Trái cây: Fruit.
2) Hậu quả: Effect—Consequence.
3) Quả báo: reward—Retribution—See Quả Báo.
4) Từ “Quả” đối lại với “Nhân”: The term “consequence” or “effect”
contrasts with “cause,” or “Fruit” contrasts with “seed.”
5) Hết thảy các pháp hữu vi là trước sau nối tiếp, cho nên đối với
nguyên nhân trước mà nói thì các pháp sinh ra về sau là quả: The effect
by causing a further effect becomes also a cause—See Ngũ Quả.
Quả Báo,果報, Retribution—
Những hệ
quả của tiền kiếp. Những vui sướng hay đau khổ trong kiếp nầy là ảnh
hưởng hay quả báo của tiền kiếp. Thế cho nên cổ đức có nói: “Dục tri
tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác
giả thị.” Có nghĩa là muốn biết nhân kiếp trước của ta như thế nào, thì
hãy nhìn xem quả báo mà chúng ta đang thọ lãnh trong kiếp nầy. Muốn
biết quả báo kế tiếp của ta ra sao, thì hãy nhìn vào những nhân mà
chúng ta đã và đang gây tạo ra trong kiếp hiện tại. Một khi hiểu rõ
được nguyên lý nầy rồi, thì trong cuộc sống hằng ngày của người con
Phật chơn thuần, chúng ta sẽ luôn có khả năng tránh các điều dữ, làm
các điều lành—Consequences (requitals) of one’s previous life—The pain
or pleasure resulting in this life from the practices or causes and
retributions of a previous life. Therefore, ancient virtues said: “If
we wish to know what our lives were like in the past, just look at the
retributions we are experiencing currently in this life. If we wish to
know what retributions will happen to us in the future, just look and
examine the actions we have created or are creating in this life.” If
we understand clearly this theory, then in our daily activities,
sincere Buddhists are able to avoid unwholesome deeds and practice
wholesome deeds.
1) Quả báo của ăn cắp vặt là nghèo nàn khốn khó: The retributions
of robber and petty thieves are poverty and accute suffering.
2) Quả báo của bỏn xẻn là cầu bất đắc: The retributions of being
stingy are frustrated desires.
3) Quả báo của của việc phỉ báng là không lưỡi hay thối miệng: The
retributions of being slandering and harsh speech are tongueless and
cankerous mouth.
4) Quả báo của bần tiện tham lam là nghèo nàn: The retribution of
mean and greedy is poverty.
5) Quả báo của việc gây thù chuốc oán là bản thân bị hại: The
retribution of being creating hatred with others is to live an
endangered life.
6) Quả báo của việc mắng chưỡi kẻ ăn xin là chết đói giữa đường:
The retribution of being laughing at or scolding the beggar is to
starve to death at the road side.
7) Quả báo của vị kỷ hại người là suốt đời canh cô (không ai muốn
gần gủi mình): The retribution of being benefitting oneself by bringing
harmness to others is to be life-long friendless.
8) Quả báo của việc loan tin thất thiệt hại nguời là không còn ai
tin mình về sau nầy nữa: The retribution of bringing harm to others by
spreading rumours is to become distrust (mistrustful) forever.
9) Quả báo của việc phỉ báng Tam Bảo là vĩnh viễn đi vào địa ngục
vô gián: The retribution of being slandering the Triratna (Buddha,
Dharma and Sangha) is to enter Avici forever.
Quả Báo Ba Đời: See Tam Quả Tứ Nhân.
Quả Báo Thổ,果報土, Tên khác của Thực
Báo Vô Chướng Ngại Độ, một trong Tứ Độ trong tông Thiên Thai—The realm
of reward, where bodhisattvas attain the full reward of their deeds,
one of the four realms according to the T’ien-T’ai Sect
** For more information, please see Tứ Độ.
Quả Báo Tứ Tướng: Quả báo tiền kiếp trong tứ tướng sanh trụ dị diệt
(sanh, già, bịnh, chết)—Consequences of one’s previous life in four
forms of the present life:
1) Sanh: Birth.
2) Già: Old age.
3) Bịnh: Disease.
4) Chết: Death.
** For more information, please see Tứ Tướng
Quả Cảm: Courageous—Daring.
Quả Cực,果極, Quả mãn cực
thành—Fruition perfect, the perfect virtue or merit of
Buddha-enlightenment
Quả Cực Pháp Thân,果極法身, Pháp thân quả
mãn cực thành—The dharmakaya of complete enlightenment
Quả Danh,果名, Quả Hiệu—Danh hiệu
của mỗi vị Phật chỉ sự giác ngộ của vị Phật ấy—Attainment-name, or
reward-name or title, i.e. of every Buddha, indicating his
enlightenment
Quả Duy Thức,果唯識, Trí tuệ đạt được
do tư duy và quán sát cái lý của duy thức (tầm và tứ), bao gồm bốn thức
đầu trong bát thức—The wisdom attained from investigating and thinking
about philosophy, or Buddha-truth, i.e. of the sutras and Abhidharmas;
this includes the first four kinds of “only-consciousness.
Quả Đầu,果頭, Quả Thượng—Tu nhân
được quả, đặc biệt là quả vị Giác Ngộ Bồ Đề—The condition of
retribution, especially the reward of bodhi or enlightenment
** For more information, please see Quả
Thượng.
Quả Đầu Phật: Bậc đã đạt được quả vị Phật, một thuật ngữ của tông
Thiên Thai—He who has attained the Buddha-condition, a T’ien-T’ai term.
Quả Địa,果地, Quả vị Phật, đối lại
với nhân địa hay nhân tu hành—Resulting Buddhahood, in contrast with
the causal ground or fundamental cause, the state of practicing the
Buddha-religion—The stage of attainment of the goal of any disciplinary
course
Quả Đoán: Decided—Determined.
Quả Đoạn,果斷,
1) Dứt bỏ hoặc nghiệp: To cut off the fruit or results of former
karma.
2) Bậc A La Hán ở Hữu Dư Niết Bàn, tuy đã dứt bỏ được nhân đau khổ
(tử phược), nhưng chưa dứt bỏ được quả phược: The Arhat who has a
“remnant of karma,” though he has cut off the seed of misery, has not
yet cut off its fruits.
Quả Đức,果德, Quả đức của Niết bàn
hay công đức của bậc quả thượng là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh—The merits of
nirvana (Thường: Eternal, Lạc: Blissful, Ngã: Personal or Autonomous,
Tịnh: Pure)
** For more information, please see Tứ Đức
(A).
Quả Giới Viên Hiện,果界圓現, Trong Phật Giới,
hay giới của các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, mọi việc đều hiện lên một
cách viên dung—In the Buddha-realm, i.e. of complete
bodhi-enlightenment, all things are perfectly manifest
Quả Hải,果海, Biển Bồ Đề hay giác
ngộ—The ocean of bodhi or enlightenment
Quả Mãn,果滿, Công đức tròn đầy
của bậc quả thượng hay nhân tròn đầy thành bậc chánh giác—The full or
complete fruition of merit—Perfect reward
Quả Mạn Đà La: Kim Cang Mạn Đà La, đối lại với Thai Tạng Giới Mạn
Đà La—Vajradhatu mandala, in contrast with Garbhadhatu mandala (nhân
mạn đà la).
Quả Nhân,果人, Những bậc tu hành đã
chứng đắc quả thượng, thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, gồm có ba
bậc—Those who have obtained the fruit, i.e. escaped the chain of
transmigration
1) Phật: Buddha.
2) Bích Chi Phật: Pratyeka-buddha.
3) A La Hán: Arhat.
Quả Phận: The reward, e.g. of ineffable nirvana, or dharmakaya.
Quả Phật Tánh,果佛性, Quả Phật Toàn
Giác, một trong năm Phật tánh—The fruition of the Buddha-enlightenment,
its perfection, one of the five forms of the Buddha-nature—See Ngũ Phật
Tánh (B) (4)
Quả Phược,果縛, Khổ quả sinh tử trói
buộc không cho chúng ta giải thoát. Nghiệp nhân dẫn đến khổ quả đã trói
buộc ta, là tử phược—Retribution bond—The bitter fruit of
transmigration binds the individual so that he cannot attain release.
This fruit produces further seeds of bondage
Quả Phược Đoạn,果縛斷, Cắt bỏ mọi trói
buộc tức là nhập vào Niết Bàn—Cutting off the ties of retribution,
entering nirvana, entering salvation
Quả Quả,果果, The fruit of fruit
1) Niết Bàn: Nirvana.
2) Bồ Đề là quả, mà cũng là kết quả của việc tu hành nên gọi là quả
quả: the fruition of bodhi. Bodhi itself is a fruit; however, it is
also the fruit of a life-long cultivation.
Quả Quả Phật Tánh,果果佛性, The fruition of
that fruition, or the revelation of parinirvana—See Ngũ Phật Tánh (B)
(5)
Quả Quyết: Determined—Decided—Resolute.
Quả Tang: Flagrant—To be caught in the act or fact (red-handed).
Quả Thần,果脣, Môi của Phật đỏ như
trái của cây Bimba—Fruit lips, Buddha’s were “red like the fruit of the
Bimba tree.
Quả Thật: Indeed—Truly—As a matter of fact.
Quả Thục Thức,果熟識, The Alaya-vijnana
(skt)—A Lại Da Thức hay Tàng Thức—The storehouse or source of
consciousness, from which both subject and object are derived
Quả Thượng,果上, Nhờ công đức tu hành
mà chứng đắc được quả địa (quả địa nầy ở trên nhân vị trong lúc đang
tu) gọi là quả thượng—In the stage when the individual receives the
consequences of deeds done
Quả Tiểu Thừa: Hai quả vị Thanh văn và Duyên giác—Fruit of the two
vehicles of Sravakayana and Pratyeka-buddha.
Quả Tình: See Quả Thật.
Quả Trục: Quả đi theo (quả đi theo nhân như hình với bóng)—The
fruit follows (the fruit follows the cause as the image and its
shadow).
Quả Trục Nguyện: Sự chắc chắn của việc phổ cứu, nguyện thứ hai mươi
trong Tứ Thập Bát Nguyện của Phật A Di Đà—The assurance of universal
salvation, the twentieth of Amitabha’s forty-eight vows.
** For more information, please see Tứ Thập
Bát Nguyện (20).
Quả Tử:
1) Quả và Nhân—Fruit and Seed.
2) Quả sanh Nhân: Fruit produced seeds.
Quả Tướng: Quả thể tổng báo của giới hữu tình, là một trong ba hình
thức của A Lại Da Thức—Reward—Retribution—Effect—One of the three forms
of the alaya-vijnana.
** For more information, please see A Lại Da
Thức and Alaya-vijnana.
Quả Vị,果位, Vị của quả Phật, đối
lại với nhân vị—The stage of attainment, or reward as contrasted with
the cause-stage, i.e. deed
** For more information, please see Nhân Vị.
Quả Viên,果圓, Quả vị viên mãn, một
trong tám quả viên mãn của tông Thiên Thai—Fruit complete, i.e. perfect
enlightenment, one of the eight T’ien-T’ai perfection
Quả Vô Sanh: The stage of non-birth.
Quái:
1) Khiếm khuyết: Impediment.
2) Nguyên nhân của lo âu: Cause of anxiety.
3) Treo: To hang—To suspend.
Quái Chân: Treo chân dung của một vị tôn quý như Đức Phật—To hang
up a picture of a Buddha.
Quái Dị: Strange—Peculiar.
Quái Đáp: Chỉ việc các vị sư dừng lại một nơi nào đó để nghỉ
ngơi—To dwell in a place.
Quái Đơn: Vị du Tăng ghé lại chùa nghỉ qua đêm—One who hangs up all
his possessions, i.e. a wandering monk who stays for the night in a
monastery.
Quái Kiệt: Man of exceptional talent.
Quái Lạ: How strange.
Quái Lạc: Còn gọi là Quái La, tên một loại áo cà sa ngắn (do các
thiền Tăng Trung Quốc chế ra)—A short garment, or cover; a waistcoat.
Quái Ngại,罣礙, A hindrance—An
impediment
Quái Niệm,罣念, Lo lắng—To be
anxious about
Quái Tích: Treo tích trượng (khi các vị sư dừng lại nơi nào nghỉ
chân)—To hang up one’s staff.
Quái Tử: Tên một loại áo cà sa—A peg for a garment.
Quan:
1) Áo quan: A coffin.
2) Đóng lại: To shut—To include.
3) Nơi bị đóng kín: A closed place.
4) Quan ải: Frontier—Barrier.
5) Quan hệ: To involve.
6) Quan chức: Official—Public.
7) Quan ngại: To concern.
Quan Âm: Avalokitesvara
Bodhisattva—Bodhisattva of mercy—Goddess of
mercy.
Quan Âm Đường: Pavilion of Bodhisattva Avalokitesvara—Bodhisattva
Avalokitesvara’s Hall—Pavilion of Regarder of the Sounds.
Quan Đế,關帝,
1) Quan Đế hay Quan Vân Trường: Kuan-Ti, the god of War, adeified
hero of the Three Kingdoms.
2) Vị Hộ Pháp: A protector of Buddhism.
Y Xử,依處, Concepts—Opinions—Outlook—Point of
view—Viewpoint
Quan Điểm Chính: Central concept.
Quan Điểm Thuần Lý: A rational outlook.
Quan Nan: Bị rắc rối với pháp luật—In danger from the law—Official
oppression.
Quan Ngại: To obstruct—To hinder.
Quan Niệm: Concept.
Quan Niệm Không Hữu Lý: Irrational views .
Quan Sát,觀察, Observation
Quan Sát Khách Quan: Objective observation.
Quan Tâm: To pay attention to.
Quan Thế Âm: Avalokitesvara
(skt)—See Quán Thế Âm.
Video Quan Am Thi
Kinh (Thich Nhat Tu)
Quan Trọng Nhứt: Most importantly.
Quán: Vipasyana or Vidarsana (skt).
I.
1) Đi xuyên qua: To pass through.
2) Rửa: To wash—To sprinkle.
3) Xỏ xâu: To thread—To string.
4) Ngẫm nghĩ cẩn thận (tế tư): Contemplation—Examination—To look
into—To study—To contemplate—To contemplate and mentally enter into
truth—Contemplation can be used to dispel distractions and defilements.
To consider illusion and discern illusion or discerning the seeming
from the real:
a) Quán tình thương triệt tiêu lòng sân hận: Contemplation on love
to dispel anger.
b) Quán sự biết ơn và tâm hỷ triệt tiêu lòng ganh ghét:
Contemplation on appreciation and rejoicing in the good qualities of
others can dispel the problem of jealousy.
c) Quán vô thường và niệm chết giúp giảm bớt sự tham ái:
Contemplation on impermanence and death awareness can reduce
covetousness.
d) Quán bất tịnh giúp giảm thiểu chấp thủ: Contemplation on the
impurity can help reduce attachment.
e) Quán vô ngã và tánh không giúp triệt tiêu những tư tưởng xấu xa:
Contemplation on non-ego (non-self) and emptiness can help eliminate
(eradicate) completely all negative thoughts.
II. Two kinds of contemplation:
1) Quán sự: Contemplation or meditation on the external forms of
the phenomenal.
2) Quán lý: Contemplation or meditation on the real or underlying
nature.
Quán Âm,觀音,Avalokitesvara, Quán
Thế Âm
Video Quan Am Thi
Kinh (Thich Nhat Tu)
Quán Chiếu: Lấy trí tuệ mà soi sáng hay chiếu kiến sự lý—To
reflect—To be enlightened or to enlighten as a result of insight
(intelligent) contemplation.
** For more information, please see Bát Bát
Nhã and Tam Bát Nhã.
Quán Chiếu Bát Nhã: Một trong ba loại Bát Nhã, lấy trí tuệ quán
chiếu cái lý thực tướng hay nhờ thiền quán mà giác ngộ được chân lý—One
of the three kinds of Prajna, the prajna or wisdom of meditative
enlightenment on reality.
** For more information, please see Bát Nhã
and Tam Bát Nhã.
Quán Chiếu “Khổ”:
1) To reflect on suffering.
2) Quán chiếu “khổ” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào
đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta mới có khả năng chấm dứt mọi chấp
trước, ham muốn và dục vọng—Reflection on suffering is one of the most
important entrances to the great enlightenment; for with it, we are
able to end all attachments, aspirations and desires.
Quán Chiếu “Tỉnh Lặng”:
1) Reflection on calmness or tranquility.
2) Quán chiếu “Tỉnh Lặng” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi
vào đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta không khuấy rối tâm mình—Reflection
on calmness is one of the most important entrances to the great
enlightenment; for with it, we do not disturb our mind.
Quán Chiếu “Vô Ngã”:
1) Reflection on No-Self.
2) Quán chiếu “Vô Ngã” là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào
đại giác, vì nhờ đó mà chúng ta không lầm chấp vào cái ngã ảo
huyền—Reflection on “No-self” is one of the most important entrances to
the great enlightenment; for with it, we do not mistakenly attach to an
illusive self.
Quán Chiếu “Vô Thường”:
1) To reflect on impermanence.
2) Quán chiếu vô thường là một trong những cửa ngõ đi vào đại giác,
vì nhờ đó mà chúng ta mới có khả năng thấy được bộ mặt thật của những
dục vọng trong nhà lửa tam giới—Reflection on impermanence is one of
the most important entrances to the great enlightenment; for with it,
we are able to reflect and see the real face of all the desires of the
triple world burning house.
Quán Chúng Sanh: To contemplate all living beings—Theo Kinh Duy Ma
Cật, khi ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vâng mệnh Phật đến thăm bệnh cư sĩ
Duy Ma Cật—According to the Vimalakiriti Sutra, Manjusri Bodhisattva
obeyed the Buddha’s command to call on Vimalakirti to enquire after his
health:
· Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật: “Bồ Tát quán sát chúng
sanh phải như thế nào?”—Manjusri asked Vimalakirti: “How should a
Bodhisattva look at living beings?”
· Ông Duy Ma Cật đáp: “Ví nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình
hóa ra, Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế. Như người trí thấy
trăng dưới nước, thấy mặt trong gương, như ánh nắng dợn, như âm vang
của tiếng, như mây giữa hư không, như bọt nước, như bóng nổi, như lõi
cây chuối, như ánh điển chớp, như đại thứ năm, như ấm thứ sáu, như căn
thứ bảy, như nhập thứ mười ba, như giới thứ mười chín. Bồ Tát quán sát
chúng sanh cũng như thế. Như sắc chất cõi vô sắc, như mộng lúa hư, như
thân kiến của Tu Đà Hoàn, như sự nhập thai của A Na Hàm, như tam độc
của A la hán, như tham giận phá giới của Bồ Tát chứng vô sanh pháp
nhẫn, như tập khí phiền não của Phật, như mù thấy sắc tượng, như hơi
thở ra vào của người nhập diệt tận định, như dấu chim giữa hư không,
như con của thạch nữ (đàn bà không sanh đẻ), như phiền não của người
huyễn hóa, như cảnh chiêm bao khi đã thức, như người diệt độ thọ lấy
thân, như lửa không khói. Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế
đó.”—Vimalakirti replied: “ A Bodhisattva should look at living beings
like an illusionist does at the illusory men (he has created); and like
a wise man looking at the moon’s reflection in water; at his own face
in a mirror; at the flame of a burning fire; at the echo of a calling
voice; at flying clouds in the sky; at foam in a liquid; at bubbles on
water; at the (empty) core of a banana tree; at a flash of lightning;
at the (non-existent) fifth element (beside the four that make the
human body); at the sixth aggregate (beside the five that make a
sentient being); at the seventh sense datum (beside the six objects of
sense); at the thirteenth entrance (ayatana-beside the twelve involving
the six organs and six sense date); at the nineteenth realm of sense
(beside the eighteen dhatus or fields of sense); at form in the
formless world; at the (non-existent) sprout of a charred grain of
rice; at a body seen by a srota-apanna (who has wiped out the illusory
body to enter the holy stream); at the entry of an Anagamin (or a
non-returning Sravaka) into the womb of a woman (for rebirth); at an
arhat still preserving the three poisons (of desire, anger and
stupidity which he has eliminated for ever); at a Bodhisattva realizing
the patient endurance of the uncreate who is still greedy, resentful
and breaking the prohibitions; at a Buddha still suffering from klesa
(troubles); at a blind man seeing things; at an adept who still
breathes air in and out while in the state of nirvanic
imperturbability; at the tracks of birds flying in the air; at the
progeny of a barren woman; at the suffering of an illusory man; at a
sleeping man seeing he is awake in a dream; at a devout man realizing
nirvana who takes a bodily form for (another) reincarnation; and at a
smokeless fire. This is how a Bodhisattva should look at living
beings.”
Quán Đảnh,灌頂,
1) Điểm đạo: Abhisekana or Murdhabhisikta (skt).
a) Quán đảnh đệ tử bằng cách đặt tay hay rưới nước lên đầu đệ tử.
Chư Phật quán đảnh đệ tử bằng cách đặt tay lên đỉnh đầu của đệ tử. Tục
lệ Ấn Độ nầy thường thấy trong lễ phong vương, bằng cách rưới lên đầu
tân vương nước từ bốn bể, và nước từ những con sông trong lãnh địa của
ông ta. Bên Trung Quốc, người ta thường dùng nghi thức Phật Giáo cho
các vị đại quan, cũng như lễ thọ cụ túc giới cho chư Tăng Ni. Các thầy
Mật Giáo dùng nghi thức quán đảnh để điểm đạo cho đệ tử của mình, cho
các cấp lãnh đạo, cũng như trong các buổi đàn tràng siêu độ (cầu nguyện
sau khi xãy ra tai ương hay chuẩn bị cho sự tái
sanh)—Baptism—Initiation—Head—Superintendent—Empowerment—Inauguration
or consecration by placing the hand on or sprinkling or pouring water
on the head. Every Buddha baptizes a disciple by laying a hand on his
head. An Indian custom on the investiture of a king, whose head was
baptized with water from the four seas and from the rivers in his
domain. In China, it is administered as a Buddhist rite chiefly to high
personages and for ordination purpose. Among the esoterics it is a rite
especially administered to their disciples; and they have several
categories of baptism, e.g. that of ordinary disciples, of teacher or
preacher, of leader, of office-bearer; also for special causes such as
relief from calamity, preparation for the next life, etc.
2) Quán Đảnh Bồ Tát: Một nghi thức rưới nước lên đầu một vị Bồ Tát,
khi vị ấy sắp bước vào giai đoạn cuối cùng đến Phật quả—Ceremonial
sprinkling of water on a bodhisattva’s head, is said to be done when a
bodhisattva is about to enter the ultimate state and become Buddha.
Quán Đảnh Tam Muội: Tam muội đạt được trong thiền quán—The samadhi
of the summit of contemplation (the peak whence all the samadhis may be
surveyed).
Quán Đảnh Trụ,灌頂住, Thập trụ của một
vị Bồ Tát khi vị nầy đã được Phật thọ ký (xức dầu quán đảnh) thành
Phật—The tenth stage of a Bodhisattva when he is anointed by the Buddha
as a Buddha
Quán Đạo:
1) Thấu triệt giáo pháp: To know the doctrine thoroughly.
2) Thiền Quán: Contemplation—Meditation—Insight.
Quán Đạt: Đạt được chân lý qua thiền quán—To penetrate to reality
through contemplation.
Quán Đảnh,灌頂, See Abhisheka in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
Quán Giác: Awakening—Awareness.
1) Quán: Examination or study.
2) Giác: Awakening or awareness.
Quán Giải: Quán niệm và giải lý được chân lý—To contemplate and
expound the ultimate reality.
Quán Hành:
1) Quán lý ở tâm rồi đích thân thực hành đúng theo lý
đó—Contemplation and accordant action.
2) Pháp Quán Sát Hành Pháp của Tâm: Method of contemplating.
Quán Hành Ngũ Phẩm Vị: The T’ien-T’ai five stages of meditation and
action.
Quán Hành (Hạnh) Phật: See Quán Hành Tức Phật and Lục Tức Phật.
Quán Hành Tức Phật: Quán và hành như Phật. Đây là giai đoạn thứ ba
của Lục Tức Phật. Vị Bồ Tát đã đạt được ngũ phẩm Phật Địa—To
contemplate and act as a Buddha. The third of the six stages of
Bodhisattva developments. Any Bodhisattva or disciples who have
attained to the fifth stage of Bodhisattvahood.
Quán Hoa,貫花, Chuỗi hoa, lời kệ
tụng trong kinh gọi là “Quán Hoa” hay chuỗi hoa (lời văn trong kinh gọi
là “Tán Hoa” hay hoa rời)—A string of flowers, a term for the gathas in
sutras, i.e. the prose recapitulated in verse
Quán Huệ: Trí tuệ quán sát thấu hiểu được chân lý—The wisdom which
penetrates to ultimate reality.
Quán Không: Quán chiếu vạn hữu giai không hay không tướng của các
pháp—To contemplate (regard) all things as unreal (no fundamental
reality.
Quán Lạp,灌臘, Hàng năm cứ đến ngày
Hạ Mãn, tức rằm tháng bảy âm lịch, các tự viện đều cử hành nghi thức
“quán lạp” hay tắm Phật—The washing of the Buddha’s image at the end of
the monastic year, or the end of summer, usually the 15th of the
seventh lunar month.
Quán Môn:
1) Thiền quán là một trong hai môn giáo quán để thấu triệt chân lý:
Contemplation or meditation as one of the two methods of entry into the
truth.
2) Thiền quán cũng còn là một trong sáu “Diệu Môn” cho người tu
Phật: Contemplation or meditation is also one of the six wonderful
strategies or doors for Buddhist cultivators.
Quán Môn Thập Pháp Giới: To contemplate on the ten dharma
realms—See Thập Pháp Giới.
Quán Niệm: Nhìn vào sự vật để quán tưởng—To look into (things) and
think over—To contemplate and ponder.
Quán Niệm Niệm Phật: See Quán Tưởng Niệm Phật.
Quán Pháp: Contemplation of mind-objects.
(A) Phép quán niệm chân lý ở tâm—Methods of contemplation
(obtaining of insight into truth).
(B) Theo Kinh Niệm Xứ, Đức Phật dạy về ‘quán pháp’ như
sau—According to the Satipatthanasutta, the Buddha taught about
‘contemplation of mind-objects’ as follows:
1) Năm Triền Cái—The Five Hindrance: Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ
Kheo sống quán niệm pháp trên các pháp? Nầy các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo
sống quán niệm pháp trên các pháp đối với năm triền cái (năm món ngăn
che). Và nầy các Tỳ Kheo, thế nào là các Tỳ Kheo sống quán niệm pháp
trên các pháp đối với năm triền cái? Vị Tỳ Kheo sống quán niệm pháp
trên các nội pháp; hay sống quán niệm pháp trên các ngoại pháp; hay
sống quán niệm pháp trên cả nội pháp lẫn ngoại pháp. Hay vị ấy sống
quán niệm tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán niệm tánh diệt
tận trên các pháp. Hay sống quán niệm tánh sanh diệt trên các pháp. “Có
pháp đây, vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh
trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một
vật gì trên đời. Nầy các Tỳ Kheo, như vậy là Tỳ Kheo sống quán niệm
pháp trên các pháp—And how, Bhikkhus, does a Bhikkhu abide
contemplating mind-objects as mind-objects? Here a Bhikkhu abides
contemplating mind-objects as mind-objects in terms of the five
hindrances. And how does a Bhikkhu abide contemplating mind-objects as
mind-objects in terms of the five hindrances? A Bhikkhu abides
contemplating mind-objects as mind-objects internally, or he abides
contemplating mind-objects as mind-objects externally, or he abides
contemplating mind-objects as mind-objects both internally and
externally. Or else he abides contemplating in mind-objects their
arising factors, or he abides contemplating in mind-objects their
vanishing factors, or he abides contemplating in mind-objects both
their arising and vanishing factors. Or else mindfulness that ‘there
are mind-objects’ is simply established in him to the extent necessary
for bare knowledge and mindfulness. And he abides independent, not
clinging to anything in the world. That is how a Bhikkhu abides
contemplating mind-objects as mind-objects in terms of the five
hindrances.
Quán Phật,
灌佛,
1) Tắm Phật: Dục Phật—Lễ tắm Phật trong ngày Phật Đản. Đây là một
công việc có nhiều phước đức và được thực hiện với nhiều nghi thức—To
wash the image or statue of the Buddha during the Buddha’s Birthday,
usually with scented water, which is a work of great merit and done
with much ceremony.
2) Quán niệm hồng danh của Phật: To meditate or contemplate upon
Buddha.
Quán Phật Tam Muội: Nhứt
tâm quán tưởng tướng mạo hình sắc của Phật
(thành tựu được tam muội nầy thì thấy Phật hiện đến)—A samadhi on the
characteristic marks of a Buddha.
Quán Sanh Diệt: Knowledge of comtemplation of rise and fall.
Quán Sát: Pravicaya or Vibhavana (skt)—Investigation—Meditation on
and inquiry into—Clear perception.
Quán Sát Chánh Hạnh: Quán sát về Tây Phương Tịnh Độ, một trong năm
chánh hạnh đảm bảo vãng sanh Tây Phương Cực Lạc—Meditation on the Pure
Land, one of the five proper courses to ensure the bliss of the Pure
Land.
Quán Sát Môn: Một trong ngũ niệm môn của Tịnh Độ tông, là pháp môn
quán tưởng về tướng trang nghiêm của cõi Tịnh Độ Cực Lạc—Contemplation
of the joys of Amitabha’s Pure Land, one of the five devotional gates
of the Pure Land sect.
Quán Sát Pháp Nhẫn: Một trong nhị nhẫn, quán pháp chư pháp thể tính
chẳng sinh chẳng diệt, an nhiên nhẫn chịu và tâm chẳng động—Physical
and mental patience or endurance—One of the two kinds of patience,
imperturbable examination of or meditation in the law of all things.
Quán Sát Trí: Pravicayabuddhi (skt)—Cái trí thấy suốt vào tự tính
của hiện hữu là cái trí vượt khỏi tứ cú hay bốn mệnh đề của sự phân
biệt—The intellect that sees into the self-nature of existence which is
beyond the fourfold proposition of discrimination—For more information,
please see Tứ Cú Phân Biệt in Vietnamese-English Section.
Quán Sổ Tức: Ana or Anapana (skt).
(A) Breathing meditation—Ana có nghĩa là thở ra—Ana means exhaling;
pana (skt) có nghĩa là thở vào—Pana means inhaling.
Video Introduction
to Buddhist Meditation
Quán Tại Tát Đỏa: Kuan-Yin Bodhisattva—See Quán Thế Âm and
Avalokitesvara.
Quán Tâm,觀心, Citta-nupassana (p)
(A) Quán sát tâm tính. Tâm là chủ muôn pháp, không có một sự nào ở
ngoài tâm cả—Contemplation of the mind—Mental contemplation,
contemplation of all things as mind.
Quán Tẩy,灌洗, Tắm rửa tượng Phật,
thường được tổ chức trong ngày Khánh Đản—To wash a Buddha’s image,
usually done during the Buddha’s Birthday
Quán Thân Bất Tịnh: Contemplation on the impure body—Theo Kinh Niệm
Xứ, Đức Phật dạy—According to the Satipatthanasutta, the Buddha taught:
Quán Thất,灌室, Căn phòng làm lễ
quán đảnh của Mật Giáo—The building in which the esoterics practice the
rite of baptism
Quán Thế: To be the ace during the lifetime.
Quán Thế Âm,觀世音, Avalokitesvara
(skt)—Quán Âm—Quan Âm—Quán Thế Tự Tại—Quán Tự Tại
Video Quan The Am
(Thich Nhat Tu)
Video Avalokitesvara
(Om Mani Padme Hum)
(B) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư
Soothill, chúng sanh khổ não mà nhất tâm xưng danh ngài, tức thời ngài
quán sát âm thanh của họ (tầm thanh) và độ cho họ được giải thoát. Khởi
thủy tượng của ngài là tượng nam, nhưng bây giờ thì thường là tượng nữ.
Nghĩa xác thực của Quán Âm chưa được xác định. Quán Âm là bộ Tam Thánh
với Phật A Di Đà, thường đứng bên trái của Phật Di Đà, nhưng có đến ba
mươi ba hình thức khác nhau của ngài Quán Thế Âm, có thể là một con
chim, một tịnh bình, một nhành liễu, một viên ngọc ma ni, hay ngàn mắt
ngàn tai, vân vân; khi làm người trợ giúp những em bé thì ngài bồng
trên tay một đức trẻ. Đảo Phổ Đà là trung tâm chính thờ phượng Đức Quán
Âm bên Tàu, nơi đó ngài là người bảo hộ những kẻ khổ đau hoạn nạn, đặc
biệt là những người đi biển. Phẩm 25 trong Kinh Pháp Hoa là phẩm Phổ
Môn nói về công hạnh của Đức Quán Thế Âm. Thỉnh thoảng người ta lầm
ngài Quán Âm với Phật A Di Đà hay Phật Di Lặc—Regarder of the world’s
sounds or cries—Goddess of Mercy—According to Eitel in The Dictionary
of Chinese-English Buddhist Terms, Avalokitesvara is one who
contemplates the world’s sounds, originally represented as a male, the
images are now generally those of a female figure. The meaning of the
term is in doubt. Kuan-Yin is one of the triad of Amitabha, is
represented on his left, and is also represented as crowned with Amida;
but there are as many as thirty-three different forms of Kuan-Yin,
sometimes with a bird, a vase, a willow wand, a pearl, a thousand eyes
and hands, etc. and when as bestower of children, carrying a child. The
island of P’u-T’o (Potala) is the chief center of Kuan-Yin worship,
where she is the protector of all in distress, especially of those who
go to sea. Chapter 25 of the Lotus Sutras devoted to Kuan-Yin, and is
the principal scriptures of the cult. Kuan-Yin is sometimes confounded
(bị lầm lẫn) with Amitabha and Maitreya.
(C) Những danh hiệu của Ngài Quán Thế Âm—Various titles of
Avalokitesvara Bodhisattva:
1) Quán Âm: See Quán Thế Âm.
2) Quán Tại Tát Đỏa: Kuan-Yin Bodhisattva.
3) Quán Thế Âm: Regarder or Observer of the world’s sounds, or
cries (sounds that enlighten the world).
4) Quán Thế Tự Tại: See Quán Tự Tại.
5) Quán Tự Tại: The Sovereign Beholder, not associated with sounds
or cries.
6) Quang Thế Âm: See Quán Thế Âm.
Quán Thế Âm Bồ Tát:
Avalokitesvara (skt)—Vị Bồ Tát được Phật tử Bắc
tông thờ phượng—Kuan Shi Yin Bodhisattva—A Bodhisattva worshipped by
the northern Buddhists.
Quán Thế Âm Mẫu,觀世音母, Tara (skt)—The
sakti, or female energy of the masculine Avalokitesvara.
Quán Thế Tự Tại: Sovereign
Regarder (not associated with sounds or
cries)—See Quán Thế Âm.
Quán Thế Âm Viên Thông:
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Sáu, Đức
Phật hỏi ngài Quán Thế Âm về viên thông và ngài Quán Thế Âm đã bạch
Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Tôi từ căn tai tu tam muội viên chiếu, duyên
tâm, tự tại, bởi tu để tiếng động vào căn tai, vào rồi mất…, để được
tam ma địa, thành tựu Bồ Đề. Bạch Thế Tôn! Đức Phật kia khen tôi khéo
được pháp môn viên thông. Trong đại hội của Ngài, tôi được thọ ký là
Quán Thế Âm. Bởi tôi quán nghe cả mười phương đều viên minh, nên tên
Quán Thế Âm khắp cả mười phương thế giới—In th Surangama Sutra, book
Six, the Buddha asked Avalokitesvara Bodhisattva about perfect
penetration, and Avalokitesvara Bodhisattva reported to the Buddha as
follows: “World Honored One! From the gateway of ear, I obtained
perfect and illumining samadhi. The conditioned mind was at ease, and
therefore I entered the appearance of the flow, and obtaining samadhi,
I accomplished Bodhi. World Honored One! That Buddha, the Thus Come
One, praised me as having obtained well the Dharma-door of perfect
penetration. In the great assembly he bestowed a prediction upon me and
the name, Kuan-Shih-Yin.
Quán Thể: Nature of visualization.
Quán Thiền: Quán sát và thiền định—Contemplation and meditation—To
sit in abstract trance.
Quán Thông: To understand (penetrate) thoroughly.
Quán Thụ (Thọ):
(A) Quán cây Trí Tuệ như Đức Phật Thích Ca khi thành đạo rồi thì từ
tòa Kim Cương trở dậy quán cây Bồ Đề (Ngài nói rằng ta mới ngồi ở đạo
tràng cũng đã từng quán thụ hay quán cây Bồ Đề)—To contemplate the tree
of knowledge, as Sakyamuni is said to have after his enlightenment.
Quán Trí: Trí tuệ đạt được qua thiền định—Wisdom obtained from
contemplation.
Quán Triệt: To penetrate thoroughly
Quán Tuệ: Đem trí tuệ quán chân lý, hay lấy trí tuệ quán sát thấu
hiểu được chân lý—The wisdom which penetrates to ultimate reality.
Quán Tứ Niệm Xứ: To meditate upon the Body, Feelings, Mind and
Dharma—To contemplate the four contemplations:
1) Quán thân bất tịnh—To contemplate that the body is not pure:
2) Quán rằng cảm thọ là đau khổ—To view all the feelings are
painful:
3) Quán thấy tâm ngắn ngủi vô thường—To view the mind is transcient
or impermanent:
4) Quán pháp vô ngã—To view the Dharma is without-self:
Quán Tự Tại,觀自在,
Sarvayogavasavartin (skt)—Ở cảnh sự lý vô ngại, đạt quán tự tại (không
có quan hệ với tầm thanh cứu khổ). Đức Phật được xem như là bậc “Quán
Tự Tại.”—One who contemplates at ease—Reality Observant
Bodhisattva—Sovereign Regarder (beholder), not associated with sounds
or cries. The Buddha is regarded as Sarvayogavasavartin
Video Avalokitesvara
(China Disabled People)
Quán Tự Tại Bồ Tát:
Bodhisattva of Free Reflection—Bodhisattva
Avalokitesvara—See Quán Thế Âm in Vietnamese-English Section and
Avalokitesvara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Quán Tự Tâm Sở Hiện Cố: Do bởi sự thông hiểu rằng thế giới là biểu
hiện của chính cái tâm mình—By thoroughly comprehending that the world
is the manifestation of one’s own mind.
Quán Tưởng: Contemplation—See Thiền.
(I) Ý nghĩa của quán tưởng—The meanings of contemplation.
1) Quán tưởng là phương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả
thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thần và vật chất, giữa con người
và thiên nhiên: Contemplation is the daily practice of Buddhist adepts
for training the body and mind in order to develop a balance between
Matter and Mind, between man and the universe.
2) Quán tưởng và niệm hồng danh một vị Phật trong tâm, đặc biệt là
Phật A Di Đà—To contemplate—To focus—To visualze—To meditate and
think—To contemplate Buddha, especially Amitabha, in the mind and
repeat his name.
3) Quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy
nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như
được chánh niệm. Quán tưởng không phải là chuyện đơn giản. Thật vậy,
trong thế giới máy móc hiện đại hôm nay, cuộc sống cuồng loạn làm tâm
trí chúng ta luôn bị loạn động với biết bao công chuyện hằng ngày khiến
cho chúng ta mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần, nên việc làm chủ thân
mình đã khó, mà làm chủ được tâm mình lại càng khó hơn: Contemplation
can fundamentall be defined as the concentration of the mind on a
certain subject, aiming at realizing a tranquil body, and an
undisturbed mind as a way to perform right mindfulness. Contemplation
is not a simple matter. In the world today, based on mechanical and
technological advances, our life is totally distrubed by those daily
activities that are very tiresome and distressing for mastering; thus,
the body is already difficult and if we want to master the mind, it is
even more difficult.
(II) Trước khi quán tưởng—Before contemplation: See Thiền Định
(IV).
(III) Những phương pháp quán tưởng—Methods of contemplation:
1) Ngũ đình tâm quán: Five-fold procedures for quieting the
mind—See Ngũ Đình Tâm Quán.
2) Tứ Niệm Xứ: Four types of Buddhist meditation for eradicating
illusions and attaining enlightenment—See Tứ Niệm Xứ.
7) Không có trí huệ thì không có thiền định, không có thiền định
thì không có trí tuệ. Người nào gồm đủ thiền định và trí tuệ thì gần
đến Niết bàn—There is no concentration in one who lacks wisdom, nor is
there wisdom in him who lacks concentration. He who has both
concentration and wisdom is near Nirvana (Dharmapada 372).
Quán Tưởng Niệm Phật: Quán tưởng Đức Phật A Di Đà mà niệm thầm hồng
danh ngài, đối lại với niệm ra bằng lời—To contemplate Buddha,
especially Amitabha, in the mind and repeat his name silently, in
contrast with repeating his name loudly .
Quán Tượng: Diễn tả voi bằng cách cảm biết thay vì nhìn thấy, như
trường hợp một nguời mù rờ voi (chỉ đúng ngay lúc đó mà thôi, chứ không
phải là chân lý)—To describe an elephant from feeling rather than
seeing it, as a blind man does (from feeling it, i.e. immediate and
correct knowledge).
Quán Tượng Niệm Phật: Một trong bốn loại niệm Phật, niệm hình tượng
hóa thân của Đức Phật A Di Đà trong tâm mình, hoặc nhìn hình tượng mà
niệm hồng danh ngài—One of the four kinds of contemplation of the
Buddha, to contemplate the image of Amitabha Buddha and repeat his
name.
Quán Vô Lượng
Thọ Kinh,觀無量壽經,
Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh—Quán Kinh—Một Kinh Đại Thừa quan
trọng, liên hệ tới Phật A Di Đà và trường phái Tịnh Độ (có nhiều luận
cho bộ kinh nầy)—The Sutra of Contemplation of Infinite Life. An
important Mahayana sutra relating to Amitabha Buddha and the Pure Land
(there are numerous commentaries on it)
Quán Xuyến: Have a good grasp of worldly affairs.
Quàn: To leave the corpse in a temporary shelter prior to burial.
Quản:
1) Ống: A pipe—A tube.
2) Quản ngại: To mind.
3) Quản trị: To control—To rule.
Quản Đắc,管得, Being able to
control
Quản Giáo: To look after—To instruct—To take care of.
Quản Huyền Giảng,管絃講, Ống, dây, và giảng
là ba thứ đi cùng với nhau trong nghi lễ bên Ấn Độ—Pipes, strings, and
preaching, and accompanied service in India
Quản Lý: To administer.
Quản Thúc: To confine.
Quang: Prabha—Light—Brightness—There are two kinds:
1) Phật quang: The true light of the Buddha.
2) Ma quang: Mara’s delusive light.
Quang Âm,光音, Light and
shadow—Passing time
Quang Âm Thiên,光音天, Abhasvara
(skt)—Quang Âm Thiên hay Cực Quang Tịnh Thiên, là cõi trời thứ ba trong
đệ nhị thiền thiên thuộc sắc giới. Tại cõi trời nầy dứt mọi âm thanh,
lúc muốn nói thì dùng tịnh quang làm ngôn ngữ, nên gọi là Quang Âm.
Thời đại hỏa tai hủy diệt cõi sơ thiền thiên của sắc giới thì chúng
sanh ở hạ giới đều tập hợp tất cả vào cõi trời nầy. Chờ tới sau khi thế
giới tái thành, buổi ban đầu của thành kiếp, từ cõi trời nầy nổi lên
những áng mây vàng, trút mưa lũ xuống để tạo ra thế giới từ sơ thiền
thiên xuống tới địa ngục. Khi thế giới đã thành rồi thì chúng sanh ở
cảnh trời nầy phúc bạc, dần dần phải đi xuống cõi dưới, thậm chí cho
tới địa ngục đều thấy chúng sanh—Light and sound or Light-sound
heavens, also styled the heaven of utmost light and purity, the third
of the second dhyana heavens, in which inhabitants converse by light
instead of words; they recreate the universe from the hells up to and
including the first dhyana heavens after it has been destroyed by fire
during the final series of cataclysms; but they gradually diminish in
power and are reborn in lower states. The three heavens of the second
dhyana are
1) Thiểu Quang Thiên: Minor-Light Heaven.
2) Vô Lượng Quang Thiên: Infinite-Light Heaven.
3) Quang Âm Thiên: Light and Sound Heaven.
Quang Bảo,光寳,
1) Sư Phổ Quang ở chùa Đại Từ Ân bên Trung Quốc thời nhà Đường, tác
giả của bộ 30 quyển Câu Xá Luận Ký—A noted monk named Pu-Kuang of
Ta-Tzu-Ên monastery under the T’ang dynasty, who was the author of the
Record of Kosa Sastra, 30 books.
2) Sư Pháp Bảo cũng tại Đại Từ Ân Tự đời Đường, cùng thời với sư
Phổ Quang—A noted monk named Fa-Pao who lived in the same monastery and
under the same period with monk Pu-Kuang.
Quang Bối: Circle of light behind the Buddha.
Quang Cảnh: Spectacle—View—Aspect—Outlook.
Quang Chiếu Như Lai Tướng: Vairocana-rasmi-pratimandita-dhvaja—Một
vị Bồ Tát đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà tiền thân là Tịnh Đức
Phu Nhân—A Bodhisattva, disciple of Sakyamuni, who was in a former life
Vimaladatta.
Quang Diệm Vương Phật:
1) Đức Phật có danh hiệu Quang Diệm Vương vì ánh sáng của Đức Phật
ấy soi sáng nhất: The royal Buddha of shining flames, or flaming
brightness.
2) Đức danh của Đức Phật A Di Đà: Amitabha with his virtues.
Quang Đoan: Tia sáng cát tường được Phật phóng ra từ giữa hai bộ
lông mày của Ngài trước khi Ngài khai pháp—The auspicious ray sent from
between the Buddha’s eyebrows before a revelation (khai pháp).
Quang Đức Quốc,光德國, Avabhasa
(skt)—Vương quốc ánh sáng (của đức hạnh) nơi Đức Ma Ha Ca Diếp tái sanh
như một vị Phật dưới tên Quang Minh Phật—The kingdom of light and
virtue (glorious virtue), in which Mahakasyapa (Ma ha ca diếp) is to be
reborn as a Buddha, under the name of Rasmiprabhasa (Quang Minh Phật)
Quang Giáng: Thế Tôn giáng thế, thí dụ như Phật hay Bồ Tát được thờ
phượng giáng trần—The honoured one descends, i.e. the Buddha or
Bodhisattva who is worshipped descends.
Quang Hào,光毫, Sợi lông mày trắng
tỏa ánh hào quang, giữa chỗ giao nhau của hai lông mày Đức Phật, có sợi
lông trắng dài xoắn lại thành một búi nhỏ luôn tỏa ra ánh sáng. Đây là
một trong ba mươi hai tướng hảo của Phật—The urna or curl between the
Buddha’s eyebrows whence streams light that reveals all worlds, one of
the thirty-two characteristics of a Buddha
Quang Hoa: Glorious.
Quang Huy: bright light.
Quang Kí,光記, Trước tác của Phổ
Quang Pháp Sư đời Đường—A work of Pu-Kuang in the T’ang dynasty—See
Quang Bảo (1)
Quang Lãng: Light wave.
Quang Minh,光明, Prabha (skt)—Light
(bright and clear)—Illumination—To illuminate—T here are two kinds
1) Sắc quang minh: Physical light.
2) Trí huệ quang minh (tâm quang minh): Wisdom or mental light.
Quang Minh Chánh Đại: Clear and upright.
Quang Minh Chân
Ngôn,光明眞言,
Đà La Ni mà một khi trì niệm, hành giả sẽ có được sự sáng suốt và huy
hoàng của chư Phật, và mọi tội lỗi đều phải quay đi—A dharani by whose
repetition the brightness or glory of Buddha may be obtained, and all
retribution of sin be averted
Quang Minh Đại
Phạm,光明大梵,
Jyotisprabha (skt)—The great illustrious Brahman.
Quang Minh Đại Sư: Tên của tự viện và cũng là danh hiệu vua Đường
Cao Tông ban cho sư Thiện Đạo: Kuang-Ming Tzu, temple and title of
Shan-T’ao, a noted monk of the T’ang dynasty (under T’ang Kao-Tsung).
Quang Minh Đàn,光明壇, The fire altar
Quang Minh Thổ,光明土, Tên gọi tắt của Vô
Lượng Quang Minh Độ, là đức danh của cõi Tây Phương Cực Lạc—The glory
land or the Paradise of Amitabha
Quang Minh Phật: See Quang Đức quốc.
Quang Minh Sơn,光明山, Trụ xứ hay nơi trụ
của Đức Quán Âm, là tên gọi khác của Potala—The shining hill, or
monastery, a name for the abode of Kuan-Yin, said to be in India, and
called Potala.
Quang Minh Tâm
Điện,光明心殿,
Chỗ trụ xứ của Đức Đại Nhật Như Lai ở Kim Cang Giới (Trí môn hay Bất
Hoại Kim Cang Quang Minh Tâm Điện)—The temple of the bright or shining
heart; the seat of Vairocana, the sun Buddha, in the Vajradhatu mandala
Quang Minh Vô Tế: Imeasurable illumination.
Quang Minh Vương,光明王, Một trong 25 vị Bồ
Tát cùng với Phật A Di Đà tiếp dẫn những người lâm chung mà niệm hồng
danh Phật—Shining heart bodhisattva, one of the twenty five
Boshidattvas who, with Amitabha, welcomes to the Western Paradise the
dying who call on Buddha
Quang Mục Nữ,光目女, Người con gái mắt
to và sáng, tiền thân của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát—The bright-eyed
(wide-eyed) daughter, a former incarnation of Ksitigarbha (Địa Tạng)
Quang Nguyên: Light source.
Quang Phổ: Spetrum.
Quang Phục: To restore.
Quang Thái: Bright.
Quang Thế Âm,光世音, See Quán Thế Âm Bồ
Tát
Quang Thống,光統, Luật sư Tuệ Quang
vào thế kỷ thứ sáu, người đã từ chức quan “Thống” của triều đình để
xuất gia—A Vinaya-monk named Hui-Kuang, the sixth century, who resigned
the high office of the general supervisor and left home to become a
monk
Quang Tọa,光座, Prabha-mandala
(skt)—Hào quang và bảo tọa của một vị Phật—The halo and throne of a
Buddha, or the halo behind the throne of an image (a halo throne)
Quang Trạch,光宅, Quang Trạch là tên
của một tự viện bên Trung Quốc nơi mà ngài Pháp Vân đã viết bộ luận về
Kinh Pháp Hoa hồi đầu thế kỷ thứ sáu—Kuang-Zhai, name of the temple in
China where where Fa-Yun wrote his commentary on the Lotus Sutra early
in the sixth century
Quang Trạch Tứ Giáo: See Tứ Giáo.
Quang Trạch Tứ
Thừa,光宅四乘,
Ngài Quang Trạch chia Nhà Lửa Tam Giới ra làm Tứ Thừa, được trường phái
Thiên Thai thừa nhận—Kuang-Zhai made a division of four yanas from the
Burning House parable, which adopted by the T’ien-T’ai
1) Xe Dê chỉ Thanh Văn Thừa: The goat cart representing the
Sravaska.
2) Xe Hươu chỉ Duyên Giác Thừa: The deer cart representing the
Pratyeka-buddha.
3) Xe Trâu chỉ Bồ Tát Tiểu Thừa: The ox-cart representing Hinayana
Bodhisattva.
4) Xe Trâu Trắng lớn chỉ Bồ Tát Đại Thừa: The great white ox-cart
representing the Mahayana Bodhisattva.
** For more information, please see Tứ Giáo.
Quang Tụ Phật Đảnh,光聚佛頂, Một trong năm vị
Phật Đảnh—One of the five dhyani-Buddhas
Quang Tuyến: Ray.
Quang Tướng Tự: Tự viện nằm trên đỉnh núi Nga Mi, thuộc huyện Nga
Mi, tỉnh Tứ Xuyên, nơi mà Phổ Hiền Bồ Tát đã đạt đạo vô thượng—The
monastery at the top of O-Mei-Shan, in Omei district, Szech-Wan
province, where P’u-Hsien (Samantabhadra) is supreme.
Quang Vinh: Glorious.
Quang Võng Đồng Tử,光網童子,
Jaliniprabhakumara (skt)—Một trong tám đồng tử có lưới chiếu sáng, theo
hầu cạnh Ngài Văn Thù—The youth with the shining net, one of the eight
attendants on Manjusri
Quáng: Blinded.
Quàng Cổ: To wear around the neck.
Quàng Vai: To wear around the shoulders.
Quàng Xiên: To talk nonsense
Quảng:
1) Rộng rãi: Vipula
(skt)—Broad—Wide—Extensive—Spacious—Extended—Enlarged—Expanded.
2) Vaipulya (skt)—See Phương Quảng.
Quảng Bá: To spread—To broadcast.
Quảng Bác,廣博, Đọc nhiều học
rộng—Wide and spacious, extensively read, very learned
Quảng Bác Thân,廣博身, Một thân của Đức
Phật Tỳ Lô Giá Na bao trùm khắp cả hư không—The one body fills space,
Vairocana
Quảng Bác Thân Như Lai: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na—Vairocana Buddha.
Quảng Cáo: To advertise—To make something public.
Quảng Đại Bao Dung: Generosity.
Quảng Đại Hội,廣大會, Trung tâm nơi hội
họp của những con người quảng đại bao dung, một từ ngữ đặc biệt nói về
cõi nước A Di Đà—The centre where vast virtues meet, a term for
Amitabha
Quảng Đại Trí,廣大智, Trí huệ rộng lớn
của Như Lai là không thể đo lường, không thể nghĩ bàn—The vast wisdom
of Buddha beyond measure
Quảng Đức: Great favour.
Quảng Giáo,廣教, Quảng Giáo là giai
đoạn mà Đức Phật nói rộng về giới luật cho giáo đoàn của Ngài, Ngài dạy
bảo nhất nhất đều phải tuân theo giới luật, đối lại với “Lược Giáo” hay
giai đoạn 12 năm đầu sau khi Phật thành đạo, Ngài chỉ nói một cách tóm
lược về giáo pháp của Ngài như “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,
tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo,” cũng như những phép tu hành cho đệ
tử. Tuy nhiên, có quá nhiều người làm sai trái, nên Đức Phật bèn nói
“Quảng Giáo”—Full or detailed teaching by the Buddha about the duties
of the order, in contrast with general or summarized teaching; the
detailed teaching resulting from errors which had crept in among his
disciples
Quảng Hạnh: Great deed—Vast deed—Extensive deed.
Quảng Hiệp,廣狹, Rộng và hẹp—Broad
and narrow
Quảng Tuệ,廣慧, Vipulaprajna
(skt)—See Quảng Tuệ
Quảng Kết Thiện Duyên: To strengthen affinity with others.
Quảng Lượng: Generosity.
Quảng Mục
Thiên Vương,廣目天王,
Virupaksa (skt)—Tiếng Phạn là Tỳ Lưu Bát Xoa, vị thiên vương có ba mắt
xấu xa. Tên của một trong bốn vị Thiên Vương, vị nầy là vị trời thủ hộ
phương tây (Ngài trụ về phương tây của núi Tu Di, và dùng tịnh nhãn để
quan sát chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề)—The wide ugly-eyed
(diversely eyed) Maharaja, with three eyes, one who has deformed eyes.
Name of one of the four Maharajas, he who guards the west.
Quảng Nghiêm Thành,廣嚴城, Vaisali (skt)—Tỳ
Xá Ly, một thành rộng rãi trang nghiêm tại vùng trung Ấn Độ—Broad
ornate city, in Central India.
Video Hanh Huong
Phat Tich (Ty Xa Ly)
Quảng Quả Thiên,廣果天, Brhatphala
(skt)—Tên cõi trời thứ ba trong tám cõi trời đệ tứ thiền sắc giới (Đệ
Tứ Thiền Thiên là cõi trời tối thắng mà phàm phu được sanh vào. Từ cõi
trời nầy trở lên năm cõi trời thì gọi là Ngũ Tịnh Cư Thiên mà chỉ riêng
bậc Thánh mới được sanh vào)—The twelfth Brahmaloka, the realm of form;
name of the third heaven of the eight heavens of the fourth dhyana
realm of form where there are great fruit, or abundant merits.
Quảng Trí: Extensive knowledge—Immense learning.
Quảng Trường Thiệt: Lưỡi to và dài, một trong 32 tướng hảo của Như
Lai, có thể che kín mặt, tới chân tóc nơi trán (theo Đại Trí Độ Luận,
có người hỏi Phật:”Như Đức Thế Tôn, là bậc Đại Đức đáng kính trọng,
nhưng vì sao lưỡi lại to dài như tướng khinh tiện?” Phật đáp: “Tướng
lưỡi như vậy thì lời nói ắt chân thực, như xưa Phật thè chiếc lưỡi to
dài, che kín mặt cho tới tận chân tóc nơi trán, và nói với vị Bà La Môn
rằng: ‘Nhà ngươi xem trong kinh sách có người nào lưỡi như vậy lại nói
lời tà vọng không?’” Vị Bà La Môn nói: “Người nào mà lưỡi thè ra che
kín mũi đã không nói lời hư vọng, huống hồ là người mà lưỡi che kín cả
mặt tới tận chân tóc nơi trán. Lòng ta tin rằng Đức Phật tất không nói
lời hư vọng.”—A broad and long tongue, one of the thirty-two marks of a
Buddha, big enough to cover his face; it is also one of the marvels in
the Lotus Sutra.
** For more information, please see Tam Thập
Nhị Hảo Tướng Của Phật.
Quảng Tu Cúng Dường: Broad cultivation and making abundant
offerings—Đây là hạnh nguyện thứ ba trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện.
Quảng tu cúng dường là khởi lòng tín giải rất sâu, đem đồ cúng dường
thượng diệu mà cúng dường pháp hội của chư Phật. Tuy nhiên, trong các
thứ cúng dường, pháp cúng dường là quý hơn cả. Pháp cúng dường là tu
hành đúng theo lời Phật dạy để cúng dường, làm lợi ích cho chúng sanh
để cúng dường, chịu khổ thế cho chúng sanh để cúng dường, nhiếp thọ
chúng sanh để cúng dường, siêng năng tu tập căn lành để cúng dường,
không thối chuyển Bồ Tát hạnh để cúng dường, chẳng rời tâm Bồ đề để
cúng dường—This is the third of the ten conducts and vows of
Samantabhadra Bodhisattva. Broad cultivation and making abundant
offerings means to have deep belief and understanding in the Buddha
teachings and to make offerings of superb and wonderful gifts. However,
of all offerings, the gift of dharma is supreme. Dharma offerings mean
offering of cultivation according to the teachings, the offering of
benefitting all living beings, the offering which gathers in all living
beings, the offering of standing in for all beings to undergo their
suffering, the offering of diligently cultivating good roots, the
offering of not forsaking the deeds of Bodhisattvas, and the offering
of not renouncing the Bodhi-mind.
Quảng Tuệ,廣慧, Vipulaprajna or
Vipulamati (skt)—Trí tuệ rộng lớn, danh hiệu của Đức Phật, có trí tuệ
rộng lớn có thể chuyển hóa được chúng sanh mọi loài—Vast wisdom, an
epithet of a Buddha, one able to transform all beings
Quân Đề,均提, Kun-Ti (Ch)
a) Người ta nói đây là một đệ tử thuần thành của Ngài Xá Lợi Phất:
Said to be a devoted disciple of Sariputra.
b) Một trong những thị giả của Ngài Văn Thù: One of the attendants
on Manjusri.
Quân Đề Đồng Tử: See Quân Đề (b).
Quân Đồ,君荼, Kunda (skt)—Lò lửa,
dùng làm phép Hộ Ma trong Mật Giáo—A hole in the ground, or a brazier,
or a fire-pot, for the fire at the fire altar; the homa or fire altar
in the esoteric sects in fire-worship
Quân Đồ Lợi,君荼利, Kundalin
(skt)—Thủy bình hình tròn như chiếc nhẫn—A ring-shaped vase or bottle
Quân Đồ Lợi
Minh Vương,君荼利明王,
Amrta (skt)
1) Một trong ngũ đại minh vương, Cam Lộ Minh Vương—One of the five
Ming-Wang, the ambrosia king.
2) Dạ Xoa trong hình thức trừ ma: Also known as Yaksa in his firece
form of queller of demons.
Quân Na,君那, Kunda (skt)
1) See Quân Đồ.
2) Một loại hoa, có lẽ là hoa lài: a kind of flower, perhaps
jasmine.
Quân Sư Phụ: King master and father.
Quân Trà Lợi Minh Vương: Kundali-raja (skt)—See Quân Đồ Lợi Minh
Vương.
Quân Trì,軍持, Kundi or Kundika
(skt)—Quân Trì Ca—Vận Trì
1) Chiếc bình trong tay của Đức Quán Âm: The vase in Kuan-Yin’s
hand—An asecetic’ water bottle.
2) Một trong 18 vật dụng của Tỳ Kheo: One of the eighteen utensils
of Bhikkhus.
Quấn Quít: To hang about (around).
Quần:
1) Cái quần: Nivasana (skt)—A skirt, a kind of garment, especially
an under garment.
2) Một đàn—A flock (of sheep)—A crowd—A herd.
Quần Chúng: The public.
Quần Hữu,羣有, Các cõi hiện hữu (có
quả báo và chúng sanh thụ quả báo), một trong tam hữu hay cửu hữu—All
that exists, one of the three stages of mortal existence or nine stages
or conditions in which sentient beings enjoy to dwell
Quần Loại,羣類, Tất cả chủng loại
chúng sanh, đặc biệt là những chúng sanh hữu tình—All classes of living
beings, especially the sentient
Quần Manh,羣萌, Những gì mới lú mầm
chưa thành thục, ví với những chúng sanh mới phát tâm đạo, chưa phát
triển, hãy còn bị vô minh che lấp minh tâm—All the shoots, sprouts, or
immature things, i.e. all the living as ignorant and undeveloped
Quần Mê,羣迷, Chỉ chung những
chúng sanh hãy còn mê mờ điên đảo—All the deluded; all delusions
Quần Nghi Luận: Answers to Doubts and Skepticism Commentary—Đây là
quyển luận giải tỏa các mối nghi ngờ của Phật tử về pháp môn niệm Phật,
được viết bởi một vị Tổ Tịnh Độ—A commentary which provides
explanations and clarifications to Buddhists’ doubts and skepticism of
the Pureland Buddhism, written by a Pureland Patriarch.
Quần Quật: To work hard all day long without rest.
Quần Sanh,羣生, Tất cả chúng sanh,
đặc biệt là những chúng sanh hữu tình—All the living , especially all
living, conscious beings
Quần Thoa: Woman.
Quẩn Bách: To be in financial difficulties
Quẩn Trí: To become senseless
Quẫn Trí: To get stuck in something that the mind becomes
senseless—To become senseless.
Quầng (Hào Quang): Halo.
Quất: To whip.
Quật:
1) Cái hang: Guha (skt)—A cave.
2) Đào lên: To dig.
3) Nổi bật—Distinguished—Sừng sửng—Lofty.
Quật Cụ La,掘具羅, Nhang của phương
tây (An Tức hương)—A kind of western incense
Quật Cường: To refuse to submit or yield to.
Quật Đa,崛多, Chữ viết tắt của Ưu
Ba Cúc Đa—An abbreviation for Upagupta—See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ (4)
Quật Luân,掘倫, Đảo Côn Luân (có lẽ
là Côn Sơn) thuộc Việt Nam ở biển Đông—Polo Condre of Vietnam in the
South China Sea
Quật Ngoại,窟外, See Quật Nội
Quật Nội,窟內, Phái Trong Hang.
Trong xứ Ma Kiệt Đà có ngọn núi Nam Sơn, cách ngọn Nam Sơn về phía bắc
có một hang đá lớn. Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Ca Diếp chủ trì
cuộc kết tập Tam tạng kinh điển trong hang đá nầy. Đồng thời bên ngoài
cách hang đá chừng 20 dậm, lại có một số khác tập hợp lại để kết tập
Ngũ Tạng. Do đó mà có hai phái trong hang và ngoài hang. Trong hang là
Thượng Tọa Bộ, ngoài hang gọi là Đại chúng bộ—“Within the cave,” the
assembly of the elder disciples, after Sakyamuni's’death, in the cave
near Magadha, when, according to tradition, Kasyapa presided over the
compiling of the Tripitaka; while at the same time, the disciples
“outside the cave" compiled another canonknown as Pancapitaka. To this
separation is ascribed, without evidence, the formation of the two
schools of the Mahasthavirah and Mahasanghika.
Quật Sơn,崛山, Núi Kỳ Xà Quật hay
núi Linh Thứu—Vulture Peak—See Grdhrakuta in Sanskrit/Pali-Vietnamese
Section
Tri Thức,知識, To know—To be
acquainted with someone
Quên Mất Bồ Đề Tâm Mà Tu Hành Các Thiện Pháp Đó Là Ma Nghiệp: Trong
Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã dạy rằng: “Quên mất Bồ đề tâm trong khi tu
hành các thiện pháp, đó là ma nghiệp.” Một thí dụ cụ thể là nếu chúng
ta không vì Bồ đề tâm mà bố thí thì cái bố thí ấy có thể vì danh vì lợi
hay vì muốn được khen tặng, vân vân, đó là cách cách hành xử của loài
ma—In Avatamsaka Sutra, the Buddha taught: “To neglect the Bodhi Mind
when practicing good deeds is the action of demons.” A concrete example
is that if we neglect our Bodhi mind suring we give charity; the
charity may be made for fame, benefits or praise, and so on; such
conduct is the conduct of the demons.
Quên Mình: To sacrifice oneself—To forget oneself for the sake of
others.
Ha Trách,呵責, To rebuke—To scold
Quốc: Xứ sở—A country—A nation.
Quốc Độ,國土, Nơi ở của các chúng
hữu tình—A country—Native land—Abode of a race, or races
Quốc Độ Thân,國土身, Đức Tỳ Lô Giá Na
ứng theo căn cơ của chúng sanh mà hiện ra quốc độ cho họ nương vào—The
Buddha as Buddhaksetra, or abode of the living; the world as the body
of Vairocana
Quốc Độ Thế Gian,國土世間, Theo Kinh Hoa
Nghiêm thì đây là cảnh giới mà chúng sanh dựa vào để sinh tồn, một
trong ba loại thế gian—According to the Flower Adornment Sutra, one of
the three worlds, the world of countries on which people depend on for
existence—See Tam Thế Gian (2)
Quốc Sư,國師, Ông thầy của cả
nước, thường là một vị Tăng (trong các quốc gia Phật giáo)—Imperial
Teacher—Imperial preceptor or preceptor of the State, usually a
Buddhist monk
Quốc Sử: National history.
Quốc Sự: National affair.
Quốc Tăng Chánh,國僧正, Văn phòng Tăng
Thống—National superintendent of the clergy, an office which at one
time existed
Quốc Túy: National characteristics or spirit.
Quốc Vương,國王, Quốc vương hay Thái
tử, người được phước báo cao trong hiện tại nhờ tiền kiếp tu trì thập
thiện—A king or a prince—One who has attained to his present high
estate consequent on keeping all the ten commandments in a previous
incarnation
Quy:
1) Con rùa: Turtle—Tortoise.
2) Quy hàng: To give oneself up to—To surrender.
3) Quy phục: To commit oneself to.
4) Trở về: To return.
Quy Chế: Rule—Status.
Quy Củ: Norm—Method—Standard.
Quy Định: To define—To stipulate.
Quy Hàng: To yield—To give in---To surrender.
Quy Hồi: To return—To come back.
Quy Kính,歸敬, Trở về quy mệnh và
kỉnh lễ Đức Như Lai—To turn to reverence, put one’s trust in and
worship the Buddha
Quy Luật,規律, Regulation—Statute
and law
Quy Mạng,歸命, Namas, Namah, or
Namo (skt)—Nam Mô—Quy mệnh hay về nương—Devotion-of-life bow
1) Thân mệnh nương theo Đức Phật: To entrust one’s life, or to
devote one’s life to the Buddha, etc.
2) Quy thuận theo giáo mệnh hay lời dạy của Phật: To obey Buddha’s
teaching.
3) Căn mệnh quy nguyên như Đức Phật đã từng quy nguyên vậy: To
cultivate the Buddha’s way, hoping one day we can enter nirvana as did
the Buddha.
Quy Mạng Thập Phương Kim Cang Phật: Take refuge in the Diamond
Buddha of the ten directions.
Quy Mạng Tỳ Lô Xá Na Phật: Take refuge in Vairocana Buddha.
Quy Mao,龜毛, Lông rùa (hay sừng
thỏ), được ví với những chuyện không thể xãy ra được—The hair on a
tortoise, i.e. the non-existent
Quy Mao Thỏ Giác,龜毛兔角, Lông rùa sừng
thỏ, ví với những việc không thể xãy ra được—The hair on a tortoise and
the horn of a rabbit, i.e. the non-existent.
Quy Nguyên,歸元, Quy Bổn—Quy Chân—Quy
Hóa—Quy Tịch—Ra khỏi cõi sanh diệt để trở về cội nguồn chân như tịch
tĩnh (nhập niết bàn)—To return to one’s origin, enter nirvana, i.e. to
die
Quy Ngưỡng,歸仰, Kính ngưỡng và tin
tưởng vào—To turn to in expectancy or adoration, put trust in
Quy Nguỡng Tông: Một dòng Thiền được sáng lập bởi ngài Bách Trượng
Hoài Hải—A Zen sect established by Pai-Ch’ang-Huai-Hai—See Bách Trượng
Hoài Hải.
Quy Nhập,歸入, Quay lại để đi vào
đường đạo—To turn to and enter, e.g. a religion
Quy Phật:
1) Trở thành Phật tử: To become a Buddhist.
2) Vãng sanh Cực Lạc: To go to the Pure Land after passing away.
Quy Phục,歸伏, To submit—To
yield—To give in—To surrender
Quy Tàng Lục: Chuyện ví dụ về con rùa dấu sáu chi trong mai khi
thấy cáo vì sợ cáo vồ lấy ăn thịt, trong khi con cáo thấy rùa bèn rú
lên, nên cuối cùng rùa thụt vào mai, cáo không ăn được nên phải chết
đói—The parable of the tortoise and the jackal, the tortoise hiding its
six vulnerable parts, symbolizing the six senses, the jackal wailing
and starving to death.
Quy Tắc: Regulation—Rule.
Quy Tiên: To pass away—To die—To go to the paradise.
Quy Tánh,歸性,
1) Thu nhiếp sự tướng hữu vi để trở về với thực tướng chân như—To
turn from the world of phenomena to that of eternal reality.
2) Từ bỏ đời sống vật chất để trở về đới sống tâm linh (vốn là bổn
tính của vạn hữu): to devote oneself to the spiritual rather than the
material.
Quy Tội: To shift away the blame upon someone.
Quy Tục,歸俗, Hoàn tục—To return
to lay life
Quy Tư,龜茲, Kucha (skt)—Câu
Chi—Khưu Tư—Một vương quốc và thành phố cổ nằm về mạn đông của
Turkestan. Được ghi nhận là sinh quán của Ngài Cưu Ma La Thập—An
ancient kingdom and city in eastern Turkestan. It is recorded as the
native place of Kumarajiva.
Quy Y,歸依, To turn to and rely
on, or believe in Buddhism
Video Vi Sao Theo
Phat (Thich Nhat Tu)
Video Wisdom of the
Buddha
(I) Nghĩa của Quy-Y—The meanings of Taking Refuge: Tin vào Phật
giáo và về nương nơi ba ngôi Tam Bảo. Được nhận làm đệ tử tại gia sau
nghi thức sám hối và lập lại những lời một vị Tăng về quy y—To take
refuge in the Triratna—An admission of a lay disciple, after
recantation of his previous wrong belief and sincere repetition to the
abbot or monk of the Three Refuges.
Quy Y Ngũ Giới: Nghi thức để trở thành một Phật tử tại gia—The
ceremony which makes the recipient an upasaka (Ưu bà tắc—Male disciple)
or upasika (Ưu bà di—Female disciple).
Quy Y Pháp,歸依法, Quy-y thọ
pháp—Harman-saranam-gacchami (skt)—Về nương với Phật Pháp—To take
refuge in the Dharma or to take refuge in the Dharma and receiving the
law
Quy Y Phật,歸依佛, Buddham-saranam
(skt)— Về nương với Phật— To take refuge in the Buddha
Video
Lễ Phật (Thich Nhat Tu)
Quy Y Tam Bảo:
(I) Ý nghĩa của quy-y—The meanings of Taking Refuge:
1) Về nương với Phật, Pháp, Tăng. Người thành tâm quy y Tam Bảo sẽ
không còn sa vào các đường dữ nữa. Hết kiếp người sẽ được sanh vào các
cõi trời—To take refuge in the Triratna, or to commit oneself to the
Triratna, i.e. Buddha, Dharma, Sangha (Buddha, his Truth, and his
Order)—To trust the Triratna (Buddha—Dharma—Sangha)—Those who sincerely
take refuge in Buddha, Dharma and Sangha shall not go to the woeful
realm. After casting human life away, they will fill the world of
heaven.
Quy Y Tăng,歸依僧,
Sangham-saranam-gacchami—Take refuge in the Sangha
Quy Y Thọ Pháp: See Quy Y Pháp.
Quỳ Hương: Một hình thức phạt mà người bị phạt phải quỳ cho đến khi
tàn một cây hương. Một vài loại nhang cháy hết phải mất mấy giờ đồng
hồ—A form of punishment where on has to kneel until the incense burned
out. Some incense takes several hours before it burned out completely.
Quỳ Lô: Quỳ để dâng hương—To kneel and offer incense.
Quỷ:
(I) Nghĩa của quỷ—The meanings of preta:
1) Ma quỷ: Preta (skt)—Tiếng Phạn là Lệ Tiết Đa, trước kia dịch là
quỷ đói, nay chỉ dịch là quỷ—Demon—Evil being—Disembodied spirit—Dead
person—Ghost—Devil—Departed—See Ngạ Quỷ.
2) Trục: An axle.
3) Luật lệ: A rule.
(II) Phân loại quỷ (theo nghĩa #1)—Categories of pretas (according
to the meaning of #1):
A1) Tam Chủng Quỷ—Three kinds of demons:
1) Cự Khẩu Quỷ: Quỷ có miệng bốc lửa như ngọn đuốc—Ghosts with
mouths like burning torches.
2) Châm Hầu Quỷ: Quỷ có cuống họng nhỏ như cây kim—Demons with
throats no bigger than needles.
3) Xú Quỷ: Quỷ có hơi thở hôi thối—Demons with vile breath.
A2) Tam chủng quỷ—Other three
classifications of demons:
1) Châm Mao Quỷ: See Quỷ (4).
2) Xú Mao Quỷ: See Quỷ (5).
3) Anh Quỷ: See Quỷ (6).
A3) Tam chủng quỷ khác—Other three
classifications of demons:
1) Hy Từ Quỷ: See Quỷ (7).
2) Hy Thí Quỷ: See Quỷ (8).
3) Đại Thế Quỷ: See Quỷ (9).
B) Cửu Quỷ: Chín loại quỷ—Nine classes of demons—See Cửu Quỷ.
Quỷ Ám: Bị quỷ ám—To be possessed by the devil.
Quỷ Bịnh: Bị ma quỷ ám vào người mà thành bệnh—Sickness caused by
demons or ghosts.
Quỷ Dục: The evil demon of lust.
Quỷ Đạo,鬼道, Đường quỷ, còn gọi
là Quỷ Thú. Trong lục đạo có hai loại quỷ—The way or destiny of yaksas,
raksasas and hungry ghosts, to follow devilish ways. There are two ways
of ghosts in the six ways
1) Ngạ quỷ: Hungry ghosts—See Ngạ Quỷ.
2) A Tu La: Asuras—See A Tu La.
Quỷ Hỏa,鬼火, Lửa của loài
quỷ—Spirit lights
Quỷ Kế: Wicked (evil) scheme.
Quỷ Kiến,鬼見, Cái thấy biết của
loài quỷ, ví với tà giáo—Demon views, i.e. heterodox teaching
Quỷ Lục,鬼錄, Tờ trát bằng sắt ghi
tội ở phủ Diêm Vương—The iron records, containing the sins of men in
Yama’s office in Hades
Quỷ Môn,鬼門, Cửa quỷ, cửa Đông
Bắc của nhà ở và thành quách, là nơi mà quỷ có thể đến và đi—The
northeast corner of the house, through which the spirits can come and
go
Quỷ Phạm: Rule—Mode.
Quỷ Phạm Sư: Acarya (skt)—A Xà Lê—Giáo thọ—A teacher of rules,
disciplines, morals.
Quỷ Pháp Giới,鬼法界, Một trong mười
pháp giới chúng sanh, thế giới của loài quỷ—The region or realm of
demons, one of the ten regions of existence—See Thập Giới (2)
Quỷ Quyệt: Cunning—Crafty—Foxy—Clever.
Quỷ Thành,鬼城, Tên khác của thành
Càn Thát Bà (lầu do hơi nước biến thành)—The demon-city, that of
Gandharvas
Quỷ Thần,鬼神,
1) Quỷ và thần, từ dùng để gọi chung những người chết, cùng với
quỷ, vá bát bộ Thần như Thiên, Long, vân vân—Ghosts and spirits, a
general term which includes the spirits of the dead, together with
demons, and the eight classes of spirits, such as devas, nagas, etc—See
Thiên Long Bát Bộ.
2)
a) Quỷ diễn dịch cái gây nên sự ghê sợ: Preta is interpreted as
“Causing fear.”
b) Thần diễn dịch sự uy nghi mạnh mẽ: Spirits are interpreted as
“Potent and powerful.”
Quỷ Thần Thực Thời,鬼神食時, Giờ ăn của quỷ
thần, thường về ban đêm hay chạng vạng tối—The time when the spirits
and ghosts feed, i.e. at night
Quỷ Thuật: Magic.
Quỷ Thực Thời: See Quỷ Thần Thực Thời.
Quỷ Tiên: Pretas or malevolent rsis—Ghost genii.
Quỷ Trì: Biết luật và giữ luật không sai chạy—A rule and its
observance, to know the rule and hold it without confusion with other
rules or doctrines.
Quỷ Tử Mẫu,鬼子母, Hariti (skt)—Tiếng
Phạn gọi là Ha Lê Đế, là người đàn bà thề ăn hết con nít trong thành
Vương Xá, đã tái sanh làm Nữ La Sát, và sanh ra 500 con, rồi sau đó bà
tuần tự mỗi ngày ăn mỗi đứa. Tuy nhiên sau nầy bà quy-y với Đức Phật và
đắc lực hộ trì chư Tăng Ni cũng như tứ chúng, nhất là những người đàn
bà trong thời kỳ sanh đẻ. Người ta thường thấy hình của bà trong các ni
viện—A woman who has vowed to devour all the babies at Radjagriha, was
reborn as Rakshasi, and gave birth to 500 children, one of which she
was to devour every day. However, she was converted by Sakyamuni
Buddha, she entered a convent and became a protectress of Buddhism. Her
image is to be seen in all nunneries
Quỷ Tử Mẫu Thần,鬼子母神, Nữ Dạ Xoa ăn
thịt người—A Raksasi who devours men
Quỷ Vương Ác Độc: The Ghost King Evil Poison.
Quỷ Vương Ác Mục: Evil-Eyed Ghost King.
Quỷ Vương Bạch Hổ: The White Tiger Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Cầm: The Lord of Birds Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Hao: The Bad News Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Hiểm: The Lord of Danger Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Họa: The Lord of Calamities Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Mạng: The Lord of Life Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Mị: The Lord of Mountain Spirit Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Sản: The Lord of Birth Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Súc: The Lord of Domestic Animals Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Tài: The Lord of Wealth Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Tật: The Lord of Sickness Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Thú: The Lord of Beasts Ghost King.
Quỷ Vương Chủ Thực: The Lord of Food Ghost King.
Quỷ Vương Đa Ác: The Many-Evils Ghost King.
Quỷ Vương Đại Tranh: The Great Argument Ghost King.
Quỷ Vương Đạm (Dã) Thú: The Ghost King Animal Eater—The one who
eats tigers and other large beasts.
Quỷ Vương Đạm Huyết: Blood-eating Ghost King.
Quỷ Vương Đạm Tinh Khí: Pisaci (skt)— Essence-and-Energy-Eating
Ghost King— Ghost King who eats the essential energies of both people
and plants—Đạm Tinh Khí Quỷ Vương là vua quỷ người ăn tất cả tinh khí
của người và cây cỏ. Người đã giết nhưng không nhường những thịt kiếm
được cho vợ mình, không cho ngay cả máu để uống. Đã đối đãi với vợ con
như vậy, chúng ta có thể tưởng tượng nó đối xử với người khác như thế
nào. Nó cực kỳ bỏn xẻn và kết quả là nó ăn tất cả những bất tịnh
nhục—The Ghost king who got his position because he liked to kill but
would not give the flesh of any animals he killed to his wife. He would
not even give her the blood to drink. Since he treated his own wife
this way, you can imagine how he treated other people. He extremely
stingy, and as a result, he has to eat the most unclean things.
Quỷ Vương Điển Quang: The Lightning Flash Ghost King.
Quỷ Vương Huyết-Hổ: The Blood Tiger Ghost King.
Quỷ Vương Lang Nha: The Wolf-Tooth Ghost King.
Quỷ Vương Ngũ Mục: The Five-Eye Ghost King.
Quỷ Vương Phi Thân: Flying Body Ghost King.
Quỷ Vương Phụ Thạch: The Rock Bearer Ghost King.
Quỷ vương Phúc Lợi: Thần Tài, nhưng trong Phật giáo, ông được liệt
vào quỷ vương—The Blessings and Profit Ghost King—Who is actually the
spirit of wealth, but in Buddhism, he is classified as a ghost king.
Quỷ Vương Tam Mục: The Three-Eye Ghost King.
Quỷ Vương Tán-Ương: The Ghost King who Brings Disasters.
Quỷ Vương Thiên Nhãn: The Ghost King Thousand Eyes.
Quỷ Vương Thực Noãn: The Womb and Egg-Eating Ghost King—The one who
is responsible for miscarriages and premature stillbirths.
Quỷ Vương Truyền Bịnh: The Sickness-Spreading Ghost King—Quỷ vương
chạy vòng vòng truyền bịnh và dịch tật cho chúng sanh—The one who runs
about spreading diseases and encouraging epidemics.
Quỷ vương Tụ Độc: The Poison-Gathering Ghost King—Người là hóa thân
của Bồ Tát, người đã cứu chúng sanh bằng cách gom góp hết tất cả những
độc hại của phàm nhân—The beneficial ghost king, he is really a
transformation body of a Bodhisattva. He rescues living beings by
gathering the poison which they have contracted.
Quỷ Vương Tứ Mục: The Four-Eye Ghost King.
Quỷ Vương Từ Tâm: The Kindhearted Ghost King—One who leads other
ghosts to resolve their thoughts on enlightenment.
Quỷ Vương Tỳ Xá Da: Pisaca (skt)—A type of evil god that sucks
blood and eats phlegm—Loài quỷ dữ chuyên hút máu và ăn tinh khí—See Quỷ
vương Đạm Tinh Khí in Vietnamese-English Section.
Quỷ Vương Vô Độc: The Poisonless Ghost King.
Quỷ Vương Xích Hổ: The Crimson Tiger Ghost King.
Quỹ:
1) Cái tủ: A cupboard—A bureau.
2) Ngân quỹ: Funds—Treasure.
Quỹ Đầu,櫃頭, Người giữ cửa tiệm—A
storekeeper
Quỵ:
1) Quỳ gối: To kneel.
2) Té quỵ: To fall on one’s knees.
Quyên: To subscribe to a charity—To collect money for a charity
purpose.
Quyên Góp: Fund raising.
Quyên Tiền: To subscribe money—To take up a collection.
Quyên Trợ: To subscribe money.
Quyến Dụ: To lure—To attract—To seduce—To entice.
Quyến Luyến: To attach—To love.
Quyến Rũ: To Allure—To lure—To enchant—To seduce—To attract.
Quyến Thuộc,眷屬, Bà con dòng họ, đặc
biệt nói về quyến thuộc của chư Thiên hay chư
Phật—Relatives—Family—Retinue, retainers, especially the rtinue of a
god, Buddha, etc
Quyền:
1) Quyền hạn: Authority—Power.
2) Quyền (tạm): Conditional—Diferential—Temporary—Functional.
3) Trong kinh điển Phật, quyền được dùng như phương tiện tạm thời,
đối lại với thực: In Buddhist scriptures, it is used like expediency or
temporary; it is adversative of “true” or “permanent.”
Quyền Bất Khả Xâm Phạm: Freedom from arrest.
Quyền Bi,權悲, Lòng đại bi của chư
Phật khởi lên đối với chúng sanh—Pity in regard to beings in time and
sense, arising from the Buddhas.
Quyền Biến: To adapt (adjust) oneself to.
Quyền Biểu Quyết: Deliberation voice.
Quyền Cao: Supreme authority.
Quyền Đại Thừa,權大乘, Những trường phái
“Thông” và “Biệt” giáo trong Đại thừa (Pháp Tướng và Tam Luận), đối lại
với Thực Đại Thừa như những tông Hoa Nghiêm và Thiên Thai, chủ trương
hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành Phật—The temporal or partial
schools of Mahayana, in contrast with the schools which taught
universal Buddhahood, e.g. Hua-Yen and T’ien-T’ai schools
Quyền Giả,權者, Một vị Phật hay Bồ
Tát mang tạm thân trần tục để cứu độ chúng sanh—A Buddha or a
Bodhisattva who has assumed a temporary form in order to aid beings—See
Quyền Hóa
Quyền Giáo,權教, Còn gọi là Thiên
Giáo hay giáo pháp phương tiện tạm thời, chuẩn bị cho thực giáo. Một từ
phân biệt của tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm, coi ba giáo Tạng, Thông và
Biệt là quyền giáo, chuẩn bị cho Viên giáo hay Thực giáo—Knowledge of
the realtive—Temporal, expedient, or functional teaching, preparatory
to the perfect teaching, a distinguishing term of the T’ien-T’ai and
Hua-Yen, i.e. the teachings of the three previous periods of pitaka,
general, and different, teachings which were regarded as preparatory to
their own
** For more information, please see Thiên
Giáo in Vietnmaese-English Section.
Quyền Hạn: Within competence (authority).
Quyền Hiện,權現, Tạm thời phương tiện
hiện ra để cứu độ chúng sanh—Temporary manifestation for saving
beings—See Quyền Hóa
Quyền Hóa,權化, Quyền Giả—Hóa
Giả—Phật lực hay Bồ Tát lực có thể tự hóa thành bất cứ thân trần tục
nào để cứu độ chúng sanh—The power of Buddhas and Bodhisattvas to
transform themselves into any kind of temporal body in order to aid
beings
Quyền Lợi,權利, Right—Interest
Quyền Lực: Power and influence.
Quyền Lý,權理, Partial or
incomplete truth
Quyền Môn,權門, Những tông phái nhấn
mạnh đến việc dùng phương tiện để cứu độ chúng sanh—The sects which
emphasize temporary methods or expedients for saving beings
Quyền Mưu,權謀, Những phương tiện
tạm thời thích hợp với nhu cầu cứu độ chúng sanh—Temporary plans,
methods suited to immediate needs—See Quyền Phương Tiện
Quyền Năng: Power and capacity.
Quyền Phương Tiện,權方便, Quyền mưu nhất
thời của chư Phật và chư Bồ Tát, dùng phương tiện để cứu độ chúng
sanh—Expedients of Buddhas and bodhisattvas for saving all beings
Quyền Quý: Noble.
Quyền Thế: Power and influence—Authority.
Quyền Thực: Quyền pháp và thực pháp—Temporal and real.
1) Quyền: Pháp tạm thời thích ứng với nghi
cơ—Conditional—Functional—Temporary—Provisional.
2) Thực: Pháp cứu cánh bất biến—Fundamental—Absolute—Real—Perfect.
Quyền Thực Bất Nhị Môn: Quyền và thực không hai, mà là bổ khuyết
cho nhau—The two divisions of provisional and the perfect, are not two
but complementary.
Quyền Thực Nhị Trí: Thực trí và quyền trí (Phật pháp chẳng ra khỏi
quyền thực nhị trí)—The knowledge or wisdom of reality and that of
relative—See Thực Trí, and Quyền Trí.
Quyền Tích,權迹, Temporary traces,
evidences of the incarnation of a Buddha in human form
Quyền Trí,權智, Phật trí hiện tượng,
ngược với Phật trí tuyệt đối hay thực trí (thông đạt về thực tướng của
chư pháp)—Buddha-wisdom of the phenomenal, in contrast with knowledge
of the fundamental or absolute
** For more information, please see Thực Trí.
Quyền Tuyệt Đối: Absolute power.
Quyền Tự Quyết: Right of self-determination.
Quyền Uy: Authority.
Quyền Ưu Tiên: Priority.
Quyết Chí: To resolve—To determine.
Quyết Chí Tu Hành: To determine to cultivate the dharma.
Quyết Định,决定, To be determined—To
make up one’s mind—Fixed and settled—To decide
Quyết Liễu,决了, Decided
Quyết Lòng: See Quyết Chí.
Quyết Nghi,决疑, Giải quyết những
nghi hoặc—To resolve doubts—Doubts solved
Quyết Tâm: Resolute mind.
Quyết Tâm Sắt Đá: Adamantine determination.
Quyết Thắng: To resolve to win.
Quyết Tình: To be determined to.
Quyết Trạch,决擇, Quyết đoán và lựa
chọn (chỉ có Thánh đạo mới giúp được ta quyết đoán hoài nghi và biện
biệt Tứ Đế)—Deciding and choosing (only Holy Way or Buddhism can help
us decide doubts and distinguish the Four Noble Truths)
Quyết Tử Vì Lý Tưởng: To decide to die for a good cause.
Quyết Tử Vì Sự Tồn Vong Của Đạo Pháp: To decide to die for the
survival of the (one’s) religion.
Quyết Ý,決意, See Quyết Chí
Quýnh: To be overjoyed—To be excited with joy.
Quỳnh Chi Ngọc Diệp: Jade branches and leaves (talk of imperial
descendants).
Quỵt: To refuse to pay.
Quỵt Nợ: To refuse to pay a debt.