Ti: Ti tiện—Low—Inferior.
Ti Bát La: Pippala (skt)—Bồ Đề thọ—The bodhidruma.
Ti Đế Lợi: Pitr (skt)—Một loại quỷ đói—A kind of hungry demon.
Ti Hạ Mạn: Người tự ti ngạo mạn cho rằng mình chỉ kém người (thật
sự vượt thật xa mình) chút ít mà thôi—The pride of regarding self as
little inferior to those who far surpass one.
**For more information, please see Thất Mạn.
Ti Ma La Xoa: Vimalaksa (skt)—Vô Cấu Nhãn Pháp Sư, thầy của Ngài
Cưu Ma La Thập ở Karashahr—The pure-eyed, described as of Kabul,
teacher of Kumarjiva at Karashahr, came to China in around 406 A.D.,
translated two works.
Tỉ Tê: To talk incessantly.
Tia Hy Vọng: (Ray—Gleam—Flash) of hope.
Tích:
1) Tích Lũy: To accumulate.
2) Dấu Tích: To trace—Footsteps—External evidences—Indications.
3) Xưa kia: Formerly—Of old.
4) Phân chia: To divide—To separate—To differentiate.
5) Phân tích: To leave the world.
6) See Tích Trượng.
Tích Ác,積惡, To accumulate evils
(crimes)
Tích Cốc Phùng Cơ: To save (lay up—put away) something for a rainy
day.
Tích Cực: Positive—Active—Energetic.
Tích Đức: To accumulate virtues.
Tích Hóa,迹化, Giáo thuyết được rút
ra từ những sự kiện bên ngoài, thí dụ như rút ra từ cuộc đời và công
hạnh hoằng hóa của Ngài thì gọi là “tích hóa,” như 14 phẩm đầu trong
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; còn 14 phẩm sau là những lời dạy trực tiếp hay
“bản hóa”—Teaching or lessons derived from external events, i.e. of the
Buddha’s life and work, shown in the first fourteen sections of the
Lotus Sutra; the second fourteen sections of that work are called his
direct teaching—See Nhị Hóa
Tích Hóa Thập Diệu: The ten marvellous indications, or the external
events or lessons.
Tích Lũy,積累, To accumulate—To
acquire—To store up—Accumulation (n)
Tích Lũy Chướng: Accumulated hindrances.
Tích Lũy Công Đức: To accummulate merits.
Tích Lý,昔哩, Sri (skt)—May
mắn—Fortunate
Tích Thủy,析水, Rữa bát—To rinse the
almsbowl
Tích Tiểu,析小, Ý nói bẻ gãy hay phá
vỡ những biện luận Tiểu Thừa—To traverse or expose the fallacy of
Hinayana arguments
Tích Tiểu Thành Đại: Many a little make a mickle.
Tích Trí,析智, Trí huệ phân tích
các pháp Tiểu Thừa để quán xét “không tính,” chúng ta sẽ thấy rằng
“ngã” và chư pháp đều không có thực tánh—Analytical wisdom, which
analyses dharmas and attains to the truth that neither the ego nor the
things have a basis in reality
Tích Trượng,錫丈, Khakkara (skt)—Cây
gậy của nhà sư, phần đầu có những vòng thiết, khi rung gậy để báo cho
biết sự có mặt của ai; gậy cũng còn được dùng để trừ ma quỷ—A monk’s
staff, partly of metal, especially with metal rings for shaking to make
announcement of one’s presence, and also used for demon expulsion
Tích Vi Trần,析微塵, Phân chia những
phân tử cho đến khi không còn gì nữa để mà phân chia—To subdivide
molecules till nothing is reached
Tích Y Phòng Hàn: See Tích cốc phòng cơ.
Tịch:
1) Nơi cô tịch hẻo lánh: Sama (p)—Prasama, Vivikta, or Santi
(skt)—Calmness—Quietude—Quietism—Tranquility—Still—Silent—Quiet—Solitary—Secluded—Rustic—Nirvana.
2) Tà vạy: Perverse—Incorrect—Wrong.
Tịch Chiếu,寂照, Cái thể của chân lý
gọi là “tịch,” cái dụng của chân lý gọi là “chiếu.” Bậc tu hành dứt
được phiền não, trở nên tịch tĩnh thì tâm trí quang minh chói
rạng—Nirvana-illumination; ultimate reality shining forth
Tịch Chiếu Tuệ,寂照慧, Một trong sáu loại
trí tuệ—One of the six kinds of Buddha-wisdom, the wisdom which
comprehends nirvana reality and its functioning—See Lục Huệ (6)
Tịch Chủng,寂種, Chủng tính của các
bậc Tiểu thừa (Thanh Văn Duyên Giác) chỉ vui thích với sự tịch diệt của
niết bàn tiểu thừa, chứ không có ý hướng cứu độ chúng sanh—The nirvana
class, i.e. the Hinayanists who are said to seek only their own
salvation
Tịch Cốc: To abstain from food—To fast.
Tịch Diệt,寂滅, Parinirvana or
Prasama (skt)—Niết bàn tịch diệt, hay Đại Niết
Bàn—Tranquility—Extinction—The great nirvana—Calmness and extinction
Tịch Diệt Đạo
Tràng,寂滅道場,
Đạo tràng của Hóa Thân Phật chứng được Hữu Dư Niết Bàn, nơi Đức Phật
Thích Ca chứng đạo (dưới Kim Cương Tòa nơi gốc cây Bồ Đề bên cạnh sông
Ni Liên Thiền, dưới chân núi Ca Da, nước Ma Kiệt Đà)—The place where a
Buddha attains the truth of nirvana, especially where Sakyamuni
attained it—See Bồ Đề Đạo Tràng.
Tịch Diệt Nhẫn,寂滅忍, Một trong ngũ
nhẫn, đức nhẫn nhục của bậc đắc đạo—One of the five kinds of tolerance,
Nirvana patience, the patience of the nirvana—The suppression of all
passion—See Ngũ Nhẫn (5)
Tịch Diệt Pháp,寂滅法, Vikiktadharma
(skt)—Cái tĩnh lặng thường hằng—The nirvana-method, the solitary, the
eternal serene
Tịch Diệt Tướng: Tướng của Niết bàn là xa rời hay độc lập với chư
tướng—Nirvana considered independently of the phenomenal.
Tịch Diệt Vô Nhị,寂滅無二, Bậc chứng đắc
niết bàn xa rời tất cả sự phân biệt các tướng—Nirvana as absolute
without disunity or phenomena
Tịch Dụng Trạm
Nhiên,寂用湛然,
Lý thể của chân như, rời bỏ các tướng hữu vi, nên gọi là tịch, nhưng
lại là thiện pháp sinh thế gian nên gọi là dụng—Character
(nirvana-like) and function concomitant in the absolute and relative,
in being and becoming, etc
Tịch Định,寂定, Sự định tĩnh tịnh
tịch, trong đó những ảo tưởng loạn động đều bị tận diệt—Tranquil
concentration; contemplation in which disturbing illusion is
eliminated.
Tịch Định Pháp Vương: The great tranquil dharma king—The great
nirvana dharma king.
Tịch Kiến: Tà kiến—Perverse, incorrect, or depraved views.
Tịch Liêu: Calm—Tranquil—Quiet.
Tịch Mặc Ngoại Đạo,寂默外道, Một trong sáu
loại ngoại đạo, thề nguyền sống nơi vắng vẻ—One of the six kinds of
Ascetics who vowed to silence who dwell among tombs or in solitude—See
Lục Khổ Hạnh (5).
Tịch Mệnh Trí: Phật trí dưới hình thức di trí của mọi chúng sanh
(trí nầy cũng luân chuyển khi chúng sanh luân chuyển)—Buddha-knowledge
of the transmigratory forms of all beings.
Tịch Ngạn,寂岸, Bến bờ an nhiên tự
tại, hay Niết Bàn—The shore of peace—Nirvana.
Tịch Nghiệp Sư Tử,寂業師子, Sư tử nơi Niết
Bàn, ám chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—The lion of nirvana, Sakyamuni
Tịch Nhẫn,寂忍, Tịch tĩnh và nhẫn
nhục, hay sự nhẫn nhục tịch tĩnh—Calmness and endurance, quiet
patience.
Tịch Nhiên,寂然, Trạng thái lặng lẽ
vô tư lự đối với cảnh—Quietude, in calmness, undisturbed, silence
Tịch Nhiên Quả: Quả vị Niết Bàn Giới của Tiểu Thừa Giáo—The
Hinayana nirvana-realm or border.
Tịch Niệm,寂念, Suy nghĩ một cách
lặng lẽ an nhiên, không để cho tham sân si xen vào—Calm thoughts; to
calm the mind—Contemplation
Tịch Quang,寂光,
1) Chân lý tịch tĩnh và chân lý chiếu rọi—Calm and illuminating as
are Truth and Knowledge.
2) Chỗ tịch lý được ánh sáng chiếu rọi: The hidden truth
illuminating.
Tịch Quang Thổ,寂光土, Còn gọi là Thường
Tịch Quang Độ—The land of Buddhas where is calm illumination
Tịch Quang Tịnh Độ: The Pure Land of calm light.
Tịch Tai,寂災, Niệm chú trừ tai—To
quell calamities by spells or ceremonies
Tịch Thâu: To seize—To confiscate—To forfeit.
Tịch Thường,寂常, Peace
eternal—Eternal nirvana
Tịch Tĩnh,寂靜, Xa rời phiền não là
tịch, dứt hết mọi khổ đau là tĩnh. Tịch tĩnh là cái lý của Niết
Bàn—Calm and quiet; free from temptation and distress; nirvana
Tịch Tĩnh Hành: Giới luật hành trì đưa đến niết bàn của Tiểu thừa
giáo—Hinayana discipline to ensure nirvana.
Tịch Tĩnh Môn,寂靜門, See Tịch Tịnh Môn
Tịch Tĩnh Pháp,寂靜法, Pháp diệt trừ tai
họa để được an nhiên tịch tĩnh—Ceremonies for restoring peace from
calamity
Tịch Tịnh,寂淨, Niết bàn tịch
tịnh—Eternal peace, eternal nirvana
Những lời Phật dạy về “Tịch Tịnh” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s
teachings on “Eternal peace” in the Dharmapada Sutra:
1) Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không gọi được là tịch
tịnh—A man who is dull and ignorant, by silence alone, does not become
a sage (Dharmapada 268).
2) Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác
mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới
và ngoại giới nên gọi là người tịch tịnh—A wise man is the one who
weighs what is thought worthy to be weighed. One who understands both
worlds, is called a sage (Dharmapada 269).
Tịch Tịnh Hải Vân Chú Dạ Thần: Night Spirit Sea of Still and Quiet
Sound.
Tịch Tịnh Môn: Còn gọi là Niết Bàn, nơi mà hết thảy chư pháp đều bị
tịch diệt—Nirvana—The absolute—All things are served as the door of
release from trouble and suffering.
Tịch Tịnh Tuyệt Đối: Absolute state.
Tịch Triển,闢展, Thành Tịch Triển gần
thành Turfan—Pidjan or Pi-Chang, near Turfan
Tịch Vọng : Thoát khỏi phiền não—To set free from illusion.
Tiếc:
1) Nuối tiếc: To regret—To be sorry.
2) Thương tiếc: Compassionate—Pity.
Tiếc Công: To sorrow over the futility of one’s efforts.
Tiếc Của: To sorrow over the loss of one’s money.
Tiệc: Banquet—Feast.
Tiêm Nhiễm: To contract a bad habit.
Tiếm Đoạt: To seize—To usurp.
Tiềm Ẩn: To latent—To be hidden.
Tiềm Ẩn Trong Tâm Của Con Người: To abide in the human heart.
Tiềm Lực: Potential.
Tiềm Năng Giác Ngộ: Potential enlightenment.
Tiềm Năng Tinh Thần: Mental potential
Tiềm Thức: Psyche—Subconscious mind.
Tiệm:
1) Tiệm: Store—Shop.
2) Tiệm tiến: Đến từ từ—Gradually—Slowly—By degree—To flow little
by little.
Tiệm Định: Vào định một cách từ từ, từ cạn đến sâu, từ đơn giản đến
phức tạp—To enter dhyana (To concentrate) gradually, from the shallow
to the deep, from the simple to the complex.
Tiệm Giáo,漸教, Phương pháp tiến tu
từ từ, đi từ Tiểu Thừa lên Đại Thừa, đối lại với phương pháp đi thẳng
vào giáo thuyết Đại Thừa của đốn giáo. Tông Hoa Nghiêm cho rằng kinh
Hoa Nghiêm là giáo điển đốn ngộ và kinh Pháp Hoa vừa tiệm vừa đốn;
trong khi tông Thiên Thai lại cho rằng kinh Pháp Hoa là vừa là đốn giáo
mà cũng là viên giáo—The gradual method of teaching by beginning with
the Hinayana and proceeding to the Mahayana, in contrast with the
immediate teaching of the Mahayana doctrine, or of any truth directly,
e.g. Hua-Yen school considers the Hua-Yen sutra as the immediate or
direct teaching, and the Lotus sutra as both gradual and direct;
T’ien-T’ai considers the Lotus sutra direct and complete—See Đốn Giáo.
Tiệm Ngộ: Gradual awakening—Progressive awakening for beginners.
Tiệm Nhiệt,漸熱, Grisma (skt)—Sức
nóng (ở Ấn Độ) tăng từ từ trong hai tháng, giữa tháng năm đến giữa
tháng bảy—Increasing heat, the two months from middle of May to middle
of July
Tiệm Thứ,漸次, Từng bước một—Step
by step—By degree—Gradually
Tiệm Tiệm Đốn Đốn: Từ từ cắt đứt (dục vọng và phiền não), đối lại
với việc cắt đứt tức thời—Gradually to cut off, in contrast with sudden
or instantaneous excision.
Tiệm Tiến: To advance progressively.
Tiệm Tu,漸修, To cultivate
gradually (Little by little or step by step)
Tiên:
(A) Trước: Before—Former—First.
(B) Đạo thờ Thần Lửa ở Ba Tư: A religion in Iran of which followers
worship the god of fire.
(C) Giấy: A tablet—A slip.
(D) Rsi (skt)—An immortal—The genii. There are five kinds of genii:
1) Thiên Tiên: Deva genii.
2) Thần Tiên: Spirit genii.
3) Nhân Tiên: Human genii.
a)
· Nhóm Bát Tiên: There is a famous group of eight immortals.
· Kinh Lăng Già đưa ra mười loại Tiên, như Tiên đi trên đất, bay
trên trời, hay lang thang tùy ý vào không gian, lên trời hay tự biến
hóa thân mình, vân vân—The Lankavatara Sutra gives ten kinds of
immortals, walkers on the earth, fliers, wanderers at will, into space,
into the deva heavens, transforming themselves in any form, etc.
b) Người tu khổ hạnh: An ascetic, a man of the hills.
c) Người ẩn dật: A hermit.
d) Phật: The Buddha.
4) Địa Tiên: Earth genii.
5) Quỷ Tiên: Ghost genii.
Tiên Âm,仙音, Tiếng nói của
Phật—The voice of Buddha
Tiên Bối: Monks of senior ranks.
Tiên Cảnh: Fairyland.
Tiên Chiếu Cao Sơn,先照高山, Mặt trời mới mọc
chiếu trên những ngọn núi cao trước (ví như Phật thuyết kinh Hoa nghiêm
đầu tiên để cho những người có căn cơ Đại Thừa)—The rising sun first
shines on the highest mountains, compared with the Buddha’s first
preaching of the Flower Adornment Sutra
Tiên Cô: Fairy.
Tiên Du: To pass away—To die—To go to the fairyland.
Tiên Dược: Miraculous drug.
Tiên Đà Bà,先陀婆, Saindhava (skt)—Từ
dùng cho bốn nghĩa (chỉ một kẻ bề tôi hiểu được mật ngữ của đại thần;
khi vua tắm mà đòi lấy tiên-đà-bà thì liền dâng nước; khi vua ăn mà đòi
tiên-đà-bà thì liền dâng muối; khi vua ăn xong mà đòi tiên-đà-bà thì
liền dâng tách để uống trà, khi vua muốn đi du ngoạn mà đòi tiên-đà-bà
liền dâng ngựa)—A term used for four meanings (a minister of state in
personal attendance on the king)
1) Muối: Salt.
2) Chén: Cup.
3) Nước: Water.
4) Ngựa: Horse.
Tiên Đà Khách,先陀客, Một người nổi
tiếng, giàu có và có trí tuệ (chỉ một người hiểu được mật nghĩa của
Tiên Đà Bà)—A man of renown, wealth and wisdom—See Tiên Đà Bà
Tiên Đạt,先達, See Tiên Triết
Tiên Giới: Fairyland.
Tiên Khiết: To clean.
Tiên Kinh,仙經, Kinh điển của Lão
Giáo nói về thuật trường sinh bất tử—Taoist treatises on alchemy and
immortals
Tiên Lộc Vương,仙鹿王, The royal-stag
Genius—The Buddha
Tiên Mẫu: Late mother.
Tiên Nga: Fairy.
Tiên Nghiệp,先業, Nghiệp từ kiếp
trước—Karma from a previous life
Tiên Nhân,仙人, See Tiên (B) (3)
Tiên Nhân Lộc
Dã Uyển,仙人鹿野苑,
Vườn Lộc Dã, nằm về phía đông bắc của thành Ba La Nại, nơi Đức Phật
thường hay lui về trong mùa an cư kiết hạ—Mrgadava, a deer park, north
east of Varanasi, a favourite resort of sakyamuni (Sarnath near
Benares)
Tiên Ni,先尼, Sainika or Senika
(skt)—Tây Nhĩ Ca—Tên gọi của một phái ngoại đạo—A class of
non-Buddhists
Tiên Sanh,先生,
1) Ông—Senior—Sir—Teacher—Master—Mr.
2) Kiếp trước: A previous life.
Tiên Sư: Late master—Founder of a doctrine.
Tiên Thánh: Fairy and saint.
Tiên Thành,仙城,
1) Thành phố của chư Tiên: The Rsi’s city.
2) Thành phố nơi Phật đản sanh: The Buddha’s native city.
Tiên Thế,先世, A previous life—Past
generation—Previous world
Tiên Thuật: Magic power.
Tiên Thư,箋書, Kinh điển—Sutras
Tiên Tiến,先進, Advanced—Senior rank
or achievement
Tiên Tổ,先祖,
Forefathers—Ancestors
Tiên Tri: To predict—To foretell—To prophesy.
Tiên Triết,先哲, Tiên Đạt—Bậc đã vượt
trội hơn người về sự hiểu biết và thành tựu—One who has preceded
someone in understanding or achievement
Tiến: Tấn lên hay tiến bộ—To advance—To progress—To move forward.
Tiến Bộ (a): Advanced (n): Progress—Advanced—To make progress.
Tiến Chỉ,進止, Tiến tới và ngừng
lại—Progressing and stopping—A combination of active and passive
behavior
Tiến Cống: To pay tribute.
Tiến Cụ,進具, Hàng Sa Di đủ tuổi
20 tiến lên nhận Cụ Túc Giới của hàng Tỳ Kheo—To reach the age of 20
and advance to full ordination
Tiến Hóa: Evolution.
Tiến Hương: To ofer incense to Buddha.
Tiến Sĩ: Doctorate.
Tiến Thoái: To advance and to retreat.
Tiến Thủ,薦取, To make an effort to
advance
Tiến Tới: To move forward—To advance.
Tiến triển: To develop—To evolve—To progress.
Tiến Trình Thời Gian: The march of time.
Tiền:
1) Tiền bạc: Cash—Currency—Money.
2) Trước: Purva (skt)—Before—Previous—Former—In front.
Tiền Bối: Elders.
Tiền Chánh Giác
Sơn,前正覺山,
Pragbodhi (skt)—Vùng phụ cận sông Ni Liên Thiền thuộc xứ Ma Kiệt Đà.
Trong Tây Vực Ký, ngài Huyền Trang cho rằng trước khi Đức Như Lai chứng
được Chánh Giác, ngài đã trèo lên núi nầy, cho nên nó có tên là Tiền
Chánh Giác Sơn—A mountain in Magadha. According to The Great T’ang
Chronicles of the Western World, Hsuan-Tsang reported that Sakyamuni
might have been ascended on this mountain before his enlightenment,
hence its name
Tiền Định: Fate—Predestination.
Tiền Đường,前堂, The front hall or
the front part of a monastery
Tiền Hậu Tế Đoạn,前後際斷, Các pháp hữu vi
đời trước và đời sau đều cắt đứt, mà dường như liên tục (ai còn thấy
cái dường như liên tục nầy, người đó vẫn còn trăn trở trong vòng luân
hồi sanh tử; ngược lại ai chứng ngộ được lẽ nầy tức là chứng đắc Niết
Bàn)—Discontinuous function, though seemingly continuous, e.g.
“catherine-wheel,” or torch whirled around
Tiền Kiếp: Past (previous) life—Past or previous incarnation.
Tiền Lệ: Precedent.
Tiền Nhân: Predecessors.
Tiền Phật,前佛, Đức Phật vào Niết
Bàn trước (chỉ Phật Thích Ca)—A preceding Buddha—Former Buddhas who
have entered into nirvana
Tiền Phật Hậu Phật: Phật Thích Ca và Phật Di Lặc—Sakyamuni and
Maitreya Buddhas.
Tiền Phong: Vanguard—Pioneer.
Tiền Phương Trượng: Front of Abbot’s Quarters.
Tiền Sanh,前生, Đời trước hay thân
trước—Former life or lives—The previous body, ot incarnation
Tiền Sảnh: Antechamber.
Tiền Sử: Prehistoric.
Tiền Tam Tam, Hậu Tam Tam: Những sự kiện thực, đối lại với những sự
kiện trừu tượng (câu hỏi và trả lời giữa ngài Vô Trước và ngài Văn
Thù)—Three and three before, three and three behind—Concrete facts as
opposed to general abstractions.
Tiền Thân,前身, See Tiền Sanh
Tiền Thế,前世, See Tiền Sanh
Tiền Tích: Past history of someone—Antecedents.
Tiền Tiến: Advanced.
Tiền Trảm Hậu Tấu: To behead first and to report afterward.
Tiền Trần,前塵, Sáu trần trước đây
làm ảnh hưởng đến những giai đoạn tu hành (Đức Phật bảo ông A Nan trong
Kinh Lăng Nghiêm, đó là tưởng tượng của tiền trần hư vọng tướng, làm mê
hoặc chân tính của ông)—Previous impure conditions, influencing the
succeeding stage or stages.
Tiền Trung Hậu,前中後, Former,
intermediate, after
Tiện Thiện Na,便膳那, Vyanjana
(skt)—Biển Thiện Na—Tiện Xã Na
1) Văn (cách dịch mới—new interpretation): Năng hiển hay làm rõ cái
nghĩa—Making clear—Making distinguishing—A mark, sign or script which
manifests the meanings.
2) Vị (cách dịch cũ—old interpretation): Phân biệt hay làm rõ mùi
vị nầy với mùi vị kia—A taste or flavour, that which distinguishes one
taste from another.
Âm Thanh,音聲,
1) Sound—Voice.
2) Language.
3) Reputation.
Tiếp Dẫn,接引, Tiếp nhận và hướng
dẫn—Welcoming and escorting—To receive and lead.
Tiếp Dẫn Đạo Sư: Chúng sanh được vãng sanh Tịnh Độ nhờ sự trợ giúp
của hai vị Phật—Sentient beings are reborn in the Pure Land owing to
the assistance of the following Buddhas:
1) Sự chỉ dẫn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: The guidance of
our original teacher, Sakyamuni Buddha, and his teachings.
2) Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật: The welcoming and escorting of
Amitabha Buddha.
3) Chư Phật mười phương hộ niệm: The support and protection of the
Buddhas of the ten directions.
Tiếp Dẫn Về Tịnh Độ: Welcoming and escorting to the Pure Land.
Tiếp Diễn: To go on—To continue.
Tiếp Đãi,接待, To receive and to
entertain—To receive and treat, or wait upon
Tiếp Sanh,接生, Tiếp đón sự sống,
như cô mụ đở đẻ—To receive the living; also to receive at birth as a
midwife does
Tiếp Túc: Ôm chân, như ôm chân Phật để tỏ lòng tôn kính—To embrace
the feet, i.e. Buddha’s feet in reverence or pleading.
Tiếp Túc Tác Lễ,接足作禮, Hai tay chạm
chân vị Thế Tôn hay ôm chân Phật để tỏ lòng tôn kính, rồi ngữa hai tay
nâng chân Phật như tiếp nhận lấy—To embrace the Buddha’s feet in
reverence or pleading, or to extend the arms in that posture.
Video
Lễ Phật (Thich Nhat Tu)
Tiếp Xúc Tâm Lý: Khi đối tượng, căn và thức gặp nhau, sự tiếp xúc
tâm lý nầy làm cho chúng ta biết đối tượng là cái gì—Mental factor
contact—When the object, the sense faculty and the consciousness meet,
it is the mental factor contact which knows the object for what it is.
Tiếp Xúc Vật Lý: Physical contact.
Tiết:
1) Rau đay: A kind of vegetable—Wild hemp.
2) Rỉ ra hay làm cho bớt lại—To leak—To diminish.
Tiết Chế: To bound—To limit.
Tiết Dục: To bound one’s desires.
Tiết Đa: Preta (skt)—Loài quỷ đói có thể làm tổn hại đến con
người—A hungry ghost who is harmful to human beings.
Tiết Độ: Temperate—Moderate.
Tiết Độ Trong Ăn Uống: Theo Kinh Hữu Học trong Trung Bộ Kinh, Đức
Phật đã dạy ‘Thế nào là vị Thánh đệ tử biết tiết độ trong ăn
uống?’—According to the Sekha Sutta in the Middle Length Discourses of
the Buddha, the Buddha confirmed his noble disciples on moderating in
eating as follows:
1) Quán sát một cách khôn ngoan: reflecting wisely.
2) Khi thọ dụng các món ăn—When taking food:
a) Không phải để vui đùa: Not for amusement.
b) Không phải để đam mê: Not for intoxication.
c) Không phải để trang sức hay tự làm đẹp mình: Not for the sake of
physical beauty and attractiveness.
d) Chỉ để thân nầy được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại,
để chấp trì phạm hạnh: Only for the endurance and continuance of this
body, for enduring discomfort, and for assisting the holy life.
3) Vị ấy nên nghĩ rằng: “Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và
không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống
được an ổn.”—Considering: “Thus I shall terminate old feelings without
arousing new feelings and I shall be healthy and blameless and shall
live in comfort.”
Tiết La Y: See La Y.
Tiết Lộ: To reveal—To let out—To unfole—To disclose.
Tiết Phục: Y phục cho Tăng Ni làm bằng loại cây đay mọc hoang—Hemp
garments, the coarse monastic dress.
Tiết Tháo: Fidelity.
Tiệt:
1) Chặt đứt—To cut off.
2) Ngăn cản: To intercept.
Tiệt Vũ Chú,截雨呪, Chú cầu ngưng
mưa—Incantations for the cessation of rain
Tiêu Dao Miền Cực Lạc: To be at leisure in the blissing world.
Tiêu Dao Tự Tại,逍遙自在, Tự tại đến đi
bất cứ chỗ nào tùy ý—To go anywhere at will, to roam where one will
Tiêu Diệt,消滅, To disperse—To
annihilate—To put an end to—To cause to cease.
Tiêu Hủy Thiện Nghiệp: Destruction of wholesome karma—Nguyên nhân
chính đưa đến việc tiêu hủy thiện nghiệp là sân hận—The principal cause
of the destruction of wholesome karma is anger and hatred.
Tiêu Nguyệt,標月, Chỉ trăng—To
indicate the moon
Tiêu Sấu Phục: Tên khác gọi áo cà sa là tiêu trừ phiền não—The
monk’s robe as putting an end to illusion.
Tiêu Sầu: To relieve the sadness (tedium).
Tiêu Tai,消災, To disperse, or put
an end to calamity
Tiêu Tán,消散, To be snuffed out—To
dissipate—To lose
Tiêu Tan Chí Nguyện Độ Tha: To lose one’s vow to save other
sentient beings—To lose one’s altruistic determination.
Tiêu Tán,消散, To melt away
Tiêu Thích,消釋, Giải quyết hay giải
thích—To solve—To explain
Tiêu Thụ: To consume.
Tiêu Thục Đại Tiêu Thục Địa Ngục: Địa ngục thứ bảy trong bát nhiệt
địa ngục—Pratapana, the seventh of the eight hot hells—See Địa Ngục (a)
(7).
Tiêu Thục Địa Ngục: Viêm Nhiệt Địa Ngục, địa ngục thứ sáu trong bát
nhiệt địa ngục—Tapana, the sixth of the eight hot hells—See Địa Ngục
(a) (6).
Tiêu Trừ,消除, To eliminate—To
exterminate—To obliterate—To eradicate
Tiêu Trừ Tội Chướng Trong Nhiều Kiếp: To obliterate grave sins
(wrongdoings) of countless eons.
Tiêu Tự: Tên gọi khác của tự viện duới đời nhà Lương, khoảng
502-557 sau Tây Lịch, vì vua Lương Võ Đế xây quá nhiều chùa đến độ dân
chúng dùng họ của ông để gọi tên chùa—A name for monasteries in the
Liang dynasty, 502-557 A.D., because Liang Wu Ti built so many that
they called after his surname “Hsiao.”
Tiêu Xí,標幟, Phép của tông Chân
Ngôn là lấy thân ấn như cờ xí, khí cụ, vân vân để làm tỏ rõ cái đức nội
chứng của Phật—Signals, symbols, especially those used by the Yoga
sect.
Tiếu: Sự rãi rượu cúng tế, đặc biệt cúng tế tổ tiên hay cúng Vu Lan
Bồn—Libations or offerings, especially to ancestors; the offerings of
All Souls Day.
Tiếu Lâm: Funny stories.
Tiều Tụy: Broken down
Tiểu: Small—Inferior—Little—Petty—Mean—Minor.
Tiểu A Hàm: Khuddaka Nikaya (p)—Những câu kệ ngắn, chia làm 15
tập—Smaller collection consists of fifteen books:
1) Những bài kệ ngắn: Khuddaka Patha (p)—Short texts
2) Kinh Pháp Cú: Dhammapada (p)—Còn gọi là “Con Đường Chơn Lý”—The
Way of Truth.
3) Hoan Hỷ Ca: Udana (p)—Paeans of Joy.
4) Những bài kinh bắt đầu bằng “Dạy như thế nầy”: Itivuttaka
(p)—“Thus said” Discourses.
5) Những bài kinh sưu tập: Sutta Nipata (p)—Collected Discourses.
6) Câu chuyện những cảnh Trời: Vimana Vatthu (p)—Stories of
Celestial Mansions.
7) Câu chuyện cảnh giới ngạ quỷ: Peta Vatthu (p)—Stories of Petas.
8) Kệ của người thiện nam: Theragatha (p)—Psalms of the Brethren.
9) Kệ của người tín nữ: Therigatha (p)—Psalms of the Sisters.
10) Túc Sanh Truyện: Jataka (p)—Những câu chuyện tái sanh của Bồ
Tát—Birth Stories of the Bodhisattva.
11) Những bài trần thuật: Niddesa (p)—Expositions.
12) Những bài đề cập đến kiến thức phân giải: Patisambhida (p)—Book
on Analytical Knowledge.
13) Đời sống của chư vị A La Hán: Apadana (p)—Lives of Arahants.
14) Tiểu sử của Đức Phật: Buddhavamsa (p)—History of the Buddha.
15) Những phẩm hạnh: Cariya Pitake (p)—Modes of Conduct.
Tiểu A Sư,小阿師, See Tiểu Sư
Tiểu Ẩn Sĩ: Vị Tăng ở ẩn trong tịnh thất, ít lui tới với xã hội bên
ngoài—A small hermit who lives in a pure hut, seldom frequents with
outside society.
Tiểu Bạch Hoa,小白華, Một trong bốn loại
hoa, tên dịch của hoa Mạn Đà La—One of the four divine flowers, the
mandara-flower
Tiểu Bổn A Di Đà Kinh: Kinh A Di Đà được Tịnh Độ Tông của phái
Thiên Thai dùng như Kinh Tiểu Bổn—The T’ien-T’ai takes the Amitabha
Sutra as one of the minor sutras of the Pure-Land Sect.
Tiểu Căn,小根, Căn tính chỉ có thể
tiếp thụ được giáo lý của Tiểu Thừa—Have a mind fit only for Hinayana
doctrine
Tiểu Ky,小機, See Tiểu Căn
Tiểu Dẫn: Foreword.
Tiểu Giáo: Giáo pháp kém cỏi. Tiểu thừa rõ ràng là giáo pháp ban sơ
của Đức Phật, chỉ dạy phương cách tìm đến niết bàn bằng khổ hạnh, diệt
bỏ tri thức và tìm đến chỗ tịch tịnh cô độc; những tín đồ của trường
phái Tiểu Thừa, những Thanh Văn, Duyên Giác, là những vị cố gắng tự tu
hành giải thoát qua thực tập khổ hạnh—The smaller or inferior. Hinayana
which is undoubtedly nearer to the original teaching of the Buddha, is
fairly described as an endeavour to seek nirvana through an ash-covered
body, an extinguished intellect, and solitariness; its followers are
Sravakas and Pratyeka-buddhas, those who strive for their own
deliverance through asetic works.
Tiểu Giới,小界, Một chúng hội nhỏ
trong cuộc lễ—A small assembly of monks for ceremonial purposes
Tiểu Giới Nhi (Mà) Phàm Phu Tán Thán Như Lai: Theo Kinh Phạm Võng
trong Trường Bộ Kinh, kẻ phàm phu tán thán Như Lai vì những tiểu giới
nhỏ nhặt không quan trọng—According to the Brahmajala Sutta in the Long
Discourses of the Buddha, ordinary people would praise the Tathagata
for elementary, inferior matters of moral practice:
Tiểu Hạnh: Hạnh tu Tiểu Thừa—The practice, or discipline of
Hinayana.
Tiểu Kế: Cuda (skt)—See Chu La Phát.
Tiểu Không,小空, Triết lý “Tánh
Không” trong Tiểu Thừa, ngược lại với triết lý “Tánh Không” trong Đại
Thừa—The Hinayan doctrine of the void, as contrasted with that of
Mahayana—For more information, please see Đại Không
Tiểu Kiếp,小劫,
1) Một giai đoạn tăng giảm thành hoại của vũ trụ—A small kalpa—A
period of growth and decay of the universe—An intermediate kalpa.
2) Theo Câu Xá Luận thì kiếp sống con người cứ mỗi thế kỷ là tăng
một tuổi, cứ tăng như thế cho đến khi tăng tới 8 vạn tư tuổi thì lại
bắt đầu giảm dần cũng mỗi trăm năm một tuổi, cho đến khi tuổi thọ chỉ
còn 10 tuổi. Mỗi chu kỳ tăng hoặc giảm như vậy là một tiểu
kiếp—According to the Kosa Sastra, the period in which human life
increases by one year a century until it reaches 84,000; then it is
reduced at the same rate till the life-period reaches ten years of age.
These two are each a small kalpa.
3) Theo Trí Độ Luận thì hai chu kỳ tăng giảm tuổi thọ được Câu Xá
Luận nói ở trên là một “Tiểu Kiếp”—According to the Sastra on the
Prajna-Paramita Sutra, the two above mentioned cycles together as one
small kalpa—See Tiểu Kiếp (2).
Tiểu Kinh,小經, See Tiểu Bổn A Di Đà
Kinh
Tiểu Lợi: Small profit.
Tiểu Luật Nghi,小律儀, Luật nghi dành cho
chư Tăng Ni thuộc hệ phái Tiểu Thừa—The rules and regulations for monks
and nuns in Hinayana
Tiểu Mục Liên,小目連, The small
Maudgalyayana—See Ma Ha Mục Kiền Liên
Tiểu Ngã: Ego—Self.
Tiểu Ngũ Điều,小五條, Áo năm mảnh mà các
nhà sư Trung Quốc và Tịnh Độ Nhật Bản thường mặc—The robe of five
patches worn by some monks in China and by monks in the Pure Land in
Japan
Tiểu Nhân: Small-minded—Mean-spirited
Tiểu Niệm: Niệm thầm danh hiệu Phật, ngược lại với niệm lớn là đại
niệm—To repeat Buddha’s name in a quiet voice, opposite of to repeat
loudly.
Tiểu Pháp,小法, Giáo lý Tiểu
Thừa—The laws or methods of Hinayana.
Tiểu Phẩm,小品, Phẩm kinh tóm tắt—A
summarized version
Tiểu Phẩm Kinh Bát Nhã Ba La Mật: Bản Kinh Đại Bát Nhã tóm lược,
được Cưu Ma La Thập dịch ra Hoa ngữ, 10 quyển—A summarized or
abbreviated version of the Maha-Prajna Paramita Sutra, translated into
Chinese by Kumarajiva in 10 books.
Tiểu Phiền
Não Địa Pháp,小煩惱地法,
Upaklesabhumikah—Theo Câu Xá Luận, có mười tâm sở khởi dậy từ sự vô
minh chưa giác ngộ—According to the Kosa Sastra, there are ten lesser
evils or illusions or temptations—Minor moral defects arising from
unenlightenment
1) Phẫn: Tức giận—Anger.
2) Phú: Che đậy tội lỗi—Hidden sin.
3) Khan (Xan): Bủn xỉn—Stinginess.
4) Tật đố: Ghen ghét—Envy.
5) Não: Phiền Toái—Vexation.
6) Hại: Ác ý—Ill-will.
7) Hận thù: Hate.
8) Dâm loạn: Adultation,
9) Cuống: Dối trá—Deceit.
10) Mạn: Ngã mạn cống cao—Pride.
Tiểu Quy Mô: Small scale.
Tiểu Suy Tướng: Minor signs of decay—See Ngũ Suy Tướng.
Tiểu Sư,小師,
1) Một vị Tăng với ít hơn mười tuổi hạ lạp: A junior monk of less
than ten years full ordination.
2) Danh hiệu tự nhún nhường để tự xưng của một vị Tăng: A
self-depreciatory title of any monk.
Tiểu Sư Tăng: See Tiểu Sư in Vietnamese-English Section.
Tiểu Sử,小史, Biography
Tiểu Tâm:
1) Tâm nhỏ mọn: Base—Mean—Vile.
2) Cẩn thận: Prudent—Careful—Cautious.
Tiểu Tham,小參, Một cuộc pháp đàm
ngắn—An informal short dharma talk—An informal and unscheduled
instruction or questions and answers—A small groups, a class for
instruction outside the regular morning or evening services
Tiểu Tham Đầu,小參頭, Người lãnh đạo—A
leader
Tiểu Thánh,小聖,
1) Vị Thánh Tiểu Thừa hay A-La-Hán: The Hinayana saint or Arhat.
2) Vị Thánh ở bậc thấp hay là vị Bồ tát, so với Phật: The inferior
saint, or Bodhisattva, as compared with the Buddha.
Tiểu Thảo,小草,
1) Những loại cây nhỏ: Smaller herbs.
2) Những vị chỉ giữ năm giới và tu hành thập thiện, vì thế mà được
tái sanh lại cõi người hay cõi trời: Those who keep the five
commandments and do the ten good deeds, thereby attaining to rebirth as
men or devas.
Tiểu Thế Giới: Microcosm—Little world.
Tiểu Thiên Thế
Giới,小千世界,
Gồm một ngàn thế giới, mà mỗi thế giới lấy núi Tu Di làm trung tâm được
bao bọc xung quanh bởi các núi Thiết Vi và biển—A small chiliocosm,
consisting of a thousand worlds each with its Mt. Sumeru, continents,
seas and ring of iron mountains.
Tiểu Thụ,小樹, Cây nhỏ hay là những
vị Bồ Tát còn trụ tại các địa thấp—Small trees—Bodhisattvas in the
lower stages
Tiểu Thủy
Xuyên Thạch,小水穿石,
1) Nước chảy đá mòn: A little water or dripping water penetrates
stone.
2) Trong phạm trù tôn giáo, những thành quả khó đạt đều do những cố
gắng liên tục hay có công mài sắt có ngày nên kim: The reward of the
religious life, though difficult to attain, yields to persistent
effort.
Tiểu Thừa,小乘, Hinayana (skt)
1) Trường phái Theravada hay Nam Tông—Trường phái Tiểu thừa được
thành lập sau khi Đức Phật nhập diệt, vào khoảng kỷ nguyên Thiên Chúa,
cũng vào lúc mà trường phái Đại thừa được giới thiệu. Cứu cánh giải
thoát của Tiểu thừa là tự độ—Southern or Theravada school—Minor
Vehicle—The small or inferior vehicle as compared with the greater
teaching (Đại thừa)—Hinayana is the form of Buddhism which developed
after Sakyamuni’s death, at about the beginning of the Christian era,
when Mahayana doctrine were introduced—The objective is personal
salvation.
2) Tìm quả vị Phật là Đại Thừa, cầu quả A La Hán và Bích Chi Phật
là Tiểu Thừa: To seek for Buddhahood is Mahayana, to seek for
Arahathood, Sravakas or Pratyeka-buddhahood are Hinayana.
3) Đại Thừa nhấn mạnh đến “vị tha phổ cứu,” phát triển trí huệ, và
hóa độ chúng sanh trong kiếp tương lai; trong khi Tiểu Thừa chỉ mong
cầu tự độ qua sự tịch diệt nơi niết bàn: The Mahayanists emphasize the
universalism and altruism, develop wisdom and the perfect
transformation of all living in the future state; while the Hinayanists
seek for narrow personal salvation, seek for the destruction of body
and mind and extinction in nirvana.
4) Bồ Tát Đại Thừa tu hành lục độ Ba La Mật; trong khi bên Tiểu
Thừa thì A La Hán lấy Tứ Diệu Đế làm bổn giáo, và Độc Giác lấy Thập Nhị
Nhân Duyên làm bổn giáo tu hành: Bodhisattvas in the Mahayana practice
six paramitas; while for the Arahanship the Four Noble Truths are the
foundation teaching, for pratyeka-Buddhahood the twelve nidanas.
Tiểu Thừa Cửu Bộ,小乘九部, Chín bộ kinh
thuộc về Tiểu Thừa, gồm 12 bộ của Đại Thừa bỏ ra ba bộ Vô Vấn Tự
Thuyết, Phương Quảng và Thọ Ký—The nine classes of work belonging to
the Hinayana, including the whole of the twelve classes of the mahyana
less (minus) the Udana or Voluntary Discourses, the Vaipulya or Broader
Teaching, and the Vyakarana or Prophecies—See Thập Nhị Đại Thừa Kinh.
Tiểu Thừa Giới,小乘戒, Giới luật được nói
trong Luật Tạng của Tiểu Thừa, cũng được Đại Thừa công nhận—The
commandments of Hinayana, also recognized by the Mahayana
1) Tại gia năm và tám giới: Five and eight commandments for laymen.
2) Sa Di thập giới: Ten commandments for the novice.
3) Tỳ kheo 250 giới: 250 commandments for the monks.
4) Tỳ Kheo Ni 348 giới: 348 commandments for the nuns.
Tiểu Thừa Kinh,小乘經, Kinh điển Tiểu
Thừa, đó là bốn bộ Kinh A Hàm—The Hinayana Sutras, the four sections of
Agama Sutras
Tiểu Thừa Luận,小乘論, Abhidharma
(skt)—Theo Keith trong Tự Điển Từ Ngữ Phật Giáo Trung Quốc, thì những
bộ luận về triết lý của trường phái Tiểu Thừa, bây giờ gồm khoảng chừng
37 bộ, bộ luận sớm nhứt là bộ “Phân Biệt Công Đức Luận” được biên soạn
trước năm 220 sau Tây Lịch. Cho tới bây giờ thì chúng ta vẫn chưa biết
rõ bộ A Tỳ Đạt Ma Luận hay Vi Diệu Pháp được biên soạn hồi
nào—According to Keith in the Dictionary of Chinese Buddhist Terms, the
Hinayana sastras, the philosophical canon of the Hinayana, now supposed
consist of some thirty-seven works, the earliest of which is said to be
the Gunanirdesa sastra before 220 A.D. The date of the Abhidharma is
still unknown to us.
Tiểu Thừa Ngoại
Đạo,小乘外道,
Tiểu thừa và các tông phái ngoại đạo—Hinayana and the heretical sect
Tiểu Thừa Nhị Bộ,小乘二部, Two major
classes of Hinayana
1) Thượng Tọa Bộ: Sthaviravadin, school of presbyters—Thượng Tọa Bộ
được biết dưới sự lãnh đạo của Tỳ Kheo Đại Thiên, một trăm năm sau ngày
Phật nhập diệt, dưới triều A Dục—This division is reported to have
taken place under the leadership of the monk named Mahadeva, a hundred
years after the Buddha’s nirvana and during the reign of Asoka.
Mahadea’s sect became the Mahasanghika—For more information, please see
Mahasanghika.
2) Đại Chúng bộ: Sarvastivadin (skt)—See Sarvastivada.
Tiểu Thừa Tam Ấn: The three characteristic marks of all Hinayana
sutras:
1) Vô thường: Impermanence of phenomena—See Vô Thường.
2) Vô ngã: The unreality of the ego—See Vô Ngã.
3) Niết Bàn: Nirvana—See Niết Bàn.
Tiểu Thừa Tam Tông: Ba trong số 18 tông phái Tiểu Thừa đã được
truyền đến Trung quốc—Three of the eighteen Hinayana schools were
transported to China:
1) Câu Xá Tông: Abhidharma (skt)—Kosa.
2) Thành Thật Tông: Satya-siddhi.
3) Luật Tông: Vinaya school or the school of Harivaman.
Tiểu Thừa Thập
Bát Bộ,小乘十八部,
Muời tám phái Tiểu thừa—Eighteen sects of Hinayana
(A) Đại Chúng Bộ—Mahasanghikah:
1) Nhứt Thuyết Bộ: Ekavya-vaharikah.
2) Thuyết Xuất Thế Bộ: Lokottaravadinah.
3) Đa Văn Bộ: Bahusrutiyah.
4) Thuyết Giả Bộ: Prajanptivadinah.
5) Chế Đa Sơn Bộ: Jetavaniyah (Caityasailah).
6) Tây Sơn Trụ Bộ: Aparasailah (Bắc Sơn Trụ Bộ: Uttarasailah).
7) Kê Li Bộ: Gokulika—Kaukkutikah.
(B) Thượng Tọa Bộ—Aryasthavirah:
8) Tuyết Sơn Bộ: Haimavatah.
9) Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ: Sarvastivadah.
10) Độc Tử Bộ: Vatsiputriyah.
11) Pháp Thượng Bộ: Dharmottariyah.
12) Hiền Vị Bộ: Bhadrayaniyah.
13) Chính Lượng Bộ: Sammatiyah.
14) Mật Lâm Sơn Bộ: Sannagarikah.
15) Hóa Địa Bộ: Mahisasakah..
16) Pháp Tạng Bộ: Dharmaguptah.
17) Ẩm Quang Bộ: Kasyahpiya.
18) Kinh Lượng Bộ: Sautrantikah.
Tiểu Thừa
Thiên Tiệm Giới,小乘偏漸
戒, Sự tuân thủ giới luật từng phần và từ từ của Tiểu
Thừa, so với cụ túc giới và tức thì cứu độ của Đại Thừa—The Hinayana
partial and gradual method of obeying laws and commandments, as
compared with the full and immediate salvation of Mahayana
Tiểu Thừa Tứ Bộ: Theo Nhất Hạnh thì Tiểu Thừa có bốn tông—According
to I-Ching, there are four schools in Hinayana:
1) Đại Chúng Bộ: A-Li-Da-Mạc-Ha-Tăng-Kỳ-Ni-Ca-Da—Arya
Mahasanghanikaya.
2) Thượng Tọa Bộ: A-Li-Da-Tất-Tha-Bệ-Da—Arya-Sthavirah (skt).
3) Căn Bản Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ:
A-Li-Da-Mộ-La-Tát-bà-Tất-Để-Bà-Đà—Arya-Mulasarvastivadah (skt).
4) Chánh Lượng Bộ: A-Li-Da-Tam-Mật-Lật-Để—Arya-Sammatiyah (skt).
Tiểu Thừa Tứ Môn,小乘四門, Bốn cửa, bốn
trường phái hay bốn giáo pháp Tiểu Thừa—Four schools or doctrines of
Hinayana
1) Tiểu Thừa Hữu Môn: Nói về lý “Hữu”—The door of reality, the
existence of all phenomena, the doctrine of being.
2) Tiểu Thừa Không Môn: Nói về lý “Không”—The door of unreality,
door of non-existence.
3) Tiểu Thừa Diệc Hữu Diệc Không Môn: Nói về lý vừa “Hữu” vừa
“Không”—The door of both reality and unreality or relativity of
existence and non-existence.
4) Tiểu Thừa Phi Hữu Phi Không Môn: Nói về lý “Phi Hữu,” “Phi
Không”—The door of neither, or transcending existence or non-existence.
Tiểu Thực,小食, Bữa ăn nhẹ hay bữa
điểm tâm—A small meal, breakfast
Tiểu Tông,小宗, Những tông phái Tiểu
Thừa—The sects of Hinayana
Tiểu Trừ: See Tiêu Trừ.
Tiểu Tường Kị,小祥忌, An anniversary
Tiểu Viễn,小遠, Tên của Tăng Huệ
Viễn dưới thời nhà Tùy—Name of Hui-Yuan of the Sui dynasty—See Huệ Viễn
Tiểu Viện,小院, A junior teacher
Tiểu Vũ Trụ: Microcosm.
Tiểu Vương,小王, The small Rajas
Tiểu Xích Hoa,小赤華, Manjusaka
(skt)—Mạn Thù Sa Hoa—Rubia cordifolia
Tìm Lỗi Người: To look for faults in others—Trong cuộc sống hằng
ngày, chúng ta thường nhìn lên, nhìn xuống, nhìn đông, nhìn tây, nhìn
bắc, nhìn nam, cố tìm lỗi người. Phật dạy rằng chúng ta nên nhìn lại
chúng ta, chúng ta nên phản quang tự kỷ để tự giác ngộ lấy chính
mình—In daily life, always look above , look below, look to the east or
to the west, to the north or to the south and so on to try to find
faults in others. Buddha taught that we should look into ourselves, we
should reflect the light of awareness inwardly to become enlightened.
Tìm Phương Hóa Giải Những Hoàn Cảnh Hổn Loạn: To seek for a
solution to chaotic situations.
Tin nhân Quả: To believe in cause and effect.
Tin Sâu Lý Nhân Quả: To deeply believe in the principle of cause
and effect.
Tin Sâu Vào Thuyết Nghiệp Báo Và Sự Chuyển Nghiệp Trong Nhà Phật:
To deeply believe in the Buddha’s teachings of karma and the
possibility of transforming (changing) for the better result of our
past actions.
Video
Phuong Phap Chuyen Nghiep (Thich Nhat Tu)
Tín: Sraddha (skt)—Lòng tin. Có lòng tin sâu sắc đối với thực thể
của chư pháp, tịnh đức Tam bảo, và thiện căn của thế gian và xuất thế
gian; có khả năng đem lại đời sống thanh tịnh và hóa giải nghi hoặc.
Theo Tịnh Độ tông, tín là tin cõi Cực Lạc có thật và hiện hữu cũng như
cõi Ta Bà của chúng ta đang ở đây. Tín là tin rằng Đức Phật A Di Đà
luôn luôn hộ niệm, sẵn sàng tiếp dẫn bất cứ chúng sanh nào biết quy
kính và xưng niệm đến hồng danh của Ngài—Faith—Belief—To believe—Faith
regarded as the faculty of the mind which sees, appropriates, and
trusts the things of religion; it joyfully trusts in the Buddha, in the
pure virtue of the Triratna and earthly and transcendental goodness; it
is the cause of the pure life, and the solvent of doubt. According to
The Pureland Buddhism, faith is believing in the Ultimate Bliss World
truly exists just as the Saha World on which we are currently living.
Faith means to have faith that Amitabha Buddha is always protecting and
will readily rescue and deliver any sentient being who knows to respect
and recite sincerely His name.
** For more information, please see Nhị Tín.
Tín Căn,信根, Sraddhendriya
(skt)—Một trong năm căn, tín căn là nền tảng—Faith, one of the five
roots or organs producing a sound moral life—Faith should serve as the
foundation
** For more information, please see Ngũ Căn.
Tín Châu,信珠, Hạt châu niềm tin;
niềm tin thanh tịnh tâm như hạt trân châu trong suốt như nước—The pearl
of faith; as faith purifies the heart it is likened to a pearl of the
purest water
Tín Chủng,信種, Hạt giống của lòng
tin—The seed of faith
Tín Cổ,信鼓, Âm thanh của trống
hay chuông khánh là phương tiện giữ được niềm tin—The drum or stimulant
of faith
Tín Đạo: Faith as the first and leading step.
Tín Địa: Belief or the faith root.
Tín Điều: Dogma.
Tín Điều Chủ Nghĩa: Dogmatism.
Tín Sĩ,信士, Believer
Tín Độ,信度, Ấn Độ—India—Vào thời
nhà Đường, lãnh thổ Tín Độ Quốc trải dài trên một chu vi hơn 90.000
dậm. Ba phía giáp biển, phía Bắc nằm trên dãy Tuyết Sơn Hy Mã Lạp Sơn.
Phía Bắc rộng, phía Nam hẹp, giống như hình bán nguyệt. Thời tiết rất
nóng và ẩm. Kinh thành là Tì Tham Bà Bổ La (Vichavapura)—In the T’ang
dynasty, its territory is described as extending over 90,000 miles in
circuit, being bounded on three sides by the sea; north is rested on
the Snow Mountain (Himalaya); wide at north, narrowing to the south,
shaped like a half-moon. It eas extremely hot, well watered and damp.
Its capital was Vichavapura.
Tín Độ Hà,信度河, Tân Đầu Hà, hay Ấn
Hà, một trong bốn con sông lớn—The Indus, one of the four great rivers.
Tín Đức,信德, Công đức của niềm
tin—The merit of the believing heart—The power of faith
Tín Giải,信解,
1) Tin và hiểu giáo lý nhà Phật: Faith and interpretation—To
believe and understand or explain the doctrine.
2) Độn căn thì tin, lợi căn thì hiểu: The dull or unintellectual
belief.
3) Tín phá tà kiến, giải phá vô minh: Faith rids of heresy,
interpretation of ignorance.
Tín Giải Hành Chứng: Trước tiên là tin vui theo pháp, hiểu rõ pháp;
sau đó y theo pháp mà tu hành, và cuối cùng chứng đắc được quả vị
Phật—Faith, interpretation, performance, and evidence or realization of
the fruit of Buddha’s doctrine.
Tín Giáo: To believe in religion.
Tín Giới,信戒,
1) Tín và giới: Faith and morals.
2) Đặt niềm tin vào thọ trì giới luật: To put faith in the
commandments.
Tin Hải:
1) Đại dương của niềm tin: The ocean of faith.
2) Thực đức của lòng tin, rộng lớn vô biên như biển cả: The true
virtue of the believing heart is vast and boundless as the ocean.
Tín Hành:
1) Niềm tin và hành động: Believing action—Faith and practice.
2) Tin theo giáo pháp mà thực hành, đối lại với y theo giáo pháp mà
thực hành. Tín hành dành cho người độn căn, trong khi pháp hành dành
cho kẻ lợi căn: Action resulting from faith (for those of inferior
ability)—Practice based on belief, in contrast with action resulting
from direct apprehension of the doctrine; the former is found among the
inferior ability, the latter among the mentally acute.
Tín Hạnh Nguyện: Faith, practice, and vow—Theo Liên Tông Cửu Tổ là
ngài Ngẩu ích Đại Sư: “Nếu Tín Nguyện bền chắc thì khi lâm chung, chỉ
xưng danh hiệu Phật mười niệm cũng được vãng sanh. Còn trái lại, thì dù
cho có niệm Phật nhiều đến thế mấy đi nữa mà Tín Nguyện yếu kém, thì
chỉ được kết quả là hưởng phước báu nơi cõi Nhân Thiên mà thôi.” Tuy
nhiên, đây là nói về các bậc thượng căn, còn chúng ta là những kẻ hạ
căn, phước mỏng nghiệp dầy, muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải có đủ cả
Tín Hạnh Nguyện, nghĩa là đầy đủ hết cả hai phần Lý và Sự—According to
the Ninth Patriarch of Pureland Buddhism, the Great Master Ou-I: “If
Faith and Vow are solidified, when nearing death, it is possible to
gain rebirth by reciting the Buddha’s name in ten recitations. In
contrast, no matter how much one recites Buddha, if Faith and Vow are
weak and deficient, then this will result only in reaping the merits
and blessings in the Heavenly or Human realms.” However, this teaching
only applies to beings with higher faculties. As for us, beings with
low faculties, thin blessings and heavy karmas; if we wish to gain
rebirth to the Ultimate Bliss World, we must have Faith, Practices and
Vow. In other words, we must carry out both parts of Theory and
Practice.
Tín Hiện Quán: Niềm tin kiên cố nơi Tam Bảo như sự hiển hiện của
chân thức—Firm faith in the Triratna as revealing true knowledge.
Tín Tuệ,信慧, Tín căn và tuệ căn
(tín căn để phá bỏ tà kiến và tuệ căn để phá bỏ vô minh)—Faith and
wisdom
Tín Hướng,信向, Niềm tin không chút
nghi ngờ đối và quay về với Tam Bảo—To believe in and entrust onself to
the Triratna
Tín Hướng Tam Bảo: To believe in and entrust oneself to the
Triratna (Triple Jewel).
Tín Lạc: Tin tưởng và hoan hỷ nơi giáo pháp hay niềm vui do sự tin
tưởng nơi giáo pháp—To believe and rejoice in the dharma—The joy of
believing.
Tín Lực,信力, Sraddhabala
(skt)—Một trong năm lực—The power of faith, one of the five bala or
powers
Tín Nghĩa: Credit.
Tín, Nguyện, Hạnh Là Ba Món Ăn Tinh Thần Cao Tuyệt Trong Pháp Môn
Tịnh Độ: Faith, vows and practice are called the three best provisions
of the Pure Land method.
Tín Ngưỡng,信仰, Niềm tin tôn giáo—To
believe in and look up to—Religious faith or belief
Tín Nhẫn,信忍,
Faith-patience—Faith-endurance
1) Kiên trì an trụ trong niềm tin và niệm hồng danh Phật A Di Đà:
To abide patiently in the faith and repeat the name of Amitabha.
2) Tin nơi chân lý và đạt được tín nhẫn: To believe in the Truth
and attain the patient faith.
3) Theo Thiên Thai, Biệt Giáo có nghĩa là niềm tin không bị đảo lộn
của Bồ Tát rằng chư pháp là không thật: According to the T’ien-T’ai
sect, the differentiated teaching means the unperturbed faith of the
Bodhisattva that all dharma is unreal.
Tín Nhiệm: To confide—To have faith and confidence in—To trust.
Tín Nữ,信女, Upasika (skt)—Ưu bà
di—Người nữ tin theo Phật pháp và thụ trì tam quy ngũ giới hoặc bát
quan trai giới—A female devotee who remains at home, but strongly
supports the Sangha, a keeper of the basic five commandments or eight
commandments
Tín Phục,信伏, Tin và phục tùng—To
believe and submit oneself to—To trust
Tín Sĩ,信士, Upasaka (skt)—Ưu bà
tắc, tín sự nam, hay cận sự nam—Tín giả tại gia thọ trì tam quy ngũ
giới hay bát quan trai giới—A male devotee who remains in the world as
a lay disciple, a bestower of alms, a keeper of the basic five
commandments, or eight commandments
Video De
Tro Thanh Phat Tu (Thich Phuoc Tien)
Tín Tạng,信藏, Kho báu niềm tin
chứa tất cả công đức—The treasury of faith which contains all merits
Tín Tâm,信心, Tin theo pháp mà
mình được nghe mà không có lòng nghi ngờ—Faith—A believing mind which
receives without doubting
** For more information, please see Tứ Tín Tâm and Ngũ Chủng Tín.
Tín Thí,信施,
1) Bố thí do nơi niềm tin (tin nơi hành trì lục độ Ba La Mật mà bố
thí): Almsgiving because of faith.
2) Đồ vật bố thí của người thiện tín: Những vật cúng dường của
người tại gia cho người xuất gia—The gifts of the faithful.
Tín Thọ,信受, Có lòng tin nhận nơi
giáo pháp—Receptivity and obedience of faith—To believe and receive the
doctrine—In faith receive and obey (usually found at the end of sutras)
Tín Thọ Phụng Hành:
1) Tin và thọ trì giáo pháp mà Như Lai đã nói ra: In faith receive
and obey.
2) Câu thường được tìm thấy ở cuối những bài kinh (ám chỉ lời hứa
tin và phụng hành những lời Phật dạy): A sentence usually found at the
end of sutras.
Tín Thủ,信手,
1) Niềm tin được coi như là bước đầu tiên trên đường tu đạo thanh
tịnh: Faith as the first and leading step in the Path of Purification.
2) Niềm tin được coi như là cánh tay hái lấy của báu Phật
pháp—Faith regarded as a hand grasping the precious truth of Buddha.
Tín Thuận,信順, Tin tưởng và vâng
phục—To believe and obey
Tín Thủy,信水, Lòng tin trong sạch
như nước trong—Faith pure and purifying like water
Tín Tuệ,信慧, See Tín Huệ
Tinh:
1) Gạo trắng: Pure or cleaned rice (free from the husk).
2) Tinh thần: Spirit—Vitality, or the pure and spiritual, the
subtle, or recondite.
3) Tinh thông: Clever—Intelligent.
4) Tinh tú: Tara (skt)—Star.
5) Tinh yếu: Essential—Essence.
6) Trắng tinh: Pure white.
Tinh Anh: Quintessence.
Tinh Bạch: Pure—White.
Tinh Cần,精勤, Theo Phật giáo, tinh
cần có nghĩa là cố gắng làm điều thiện và đồng thời cố gắng triệt tiêu
điều ác—According to Buddhism, virya means zeal, or vigour in
progressing in the good and eliminating the evil
Tinh Cầu: Star.
Tinh Chân,精眞, Chân lý tối
thượng—Pure truth, apprehension of ultimate reality
Tinh Chất: Essence.
Tinh Chiêm Pháp,星占法, Astrology
Tinh Chuyên Niệm Phật: Earnestly reciting the Buddha’s name.
Tinh Khí,精氣, Vitality—Virility
Tinh Lịch,星暦, Jyotiska (skt)—See
Thụ Đề (5) in Vietnamese-English Section
Tinh Linh Bằng,精靈棚, Tấm bạt che nắng
mưa khi ăn uống trong lễ hội cúng cô hồn hay Vu Lan Bồn—The booth, or
canopy, where the feast of all souls is provided
Tinh Tấn,精進, Viriyam (p)—Virya
(skt)—Tinh cần—Diligence—Effort—Enthusiastic—Earnestly
trying—Exertion—Fortitude—Perseverence—Zeal—Unchecked
progress—Virility—Vigor.
Tinh Tấn Ba La Mật,精進波羅蜜, Virya-paramita
(skt)—Diligence-paramita
1) See Lục Độ Ba La Mật, Nhị Chủng Tinh Tấn, Tam Chủng Tinh Tấn.
2) Tinh tấn Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì
nhờ đó mà chúng ta đạt được những pháp cao thượng, và cũng nhờ đó mà
chúng ta có thể dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh trây lười. Đây là
Ba La Mật thứ tư trong lục Ba La Mật—Virya paramita is a gate of
Dharma-illumination; for with it, we completely attain all good
dharmas, and we teach and guide lazy living beings. This is the fourth
of the six paramitas.
Tinh Tấn Căn,精進根, Viryendriya
(skt)—Một trong ngũ căn—One of the five roots—See Ngũ Căn (C) (2)
Tinh Tấn Cung Trí Tuệ Tiễn: Tinh tấn được ví như cung và trí tuệ
như tên—Zeal as the bow, wisdom the arrow.
Tinh Tấn Giữ Gìn: To keep something steadfastly.
Tinh Tấn Lực,精進力, Viryabala
(skt)—Một trong ngũ lực, lực giúp chúng ta luôn tiến mà không thối
chuyển, hay là nghị lực giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại—One of the
five moral powers, the power of unfailing progress; or the power of
zeal which leads to overcoming all obstacles
Tinh Tấn Tu Tập: Diligent Cultivation—Trong tu tập theo Phật giáo,
tinh tấn tu tập không chỉ đơn thuần là thiền quán, ngồi cho đúng, kiểm
soát hơi thở, đọc tụng kinh điển, hoặc chúng ta không lười biếng cho
thời gian trôi qua vô ích, mà còn là biết tri túc thiểu dục để cuối
cùng chấm dứt tham dục hoàn toàn. Tinh tấn tu học còn có nghĩa là chúng
ta phải dùng hết thì giờ vào việc quán chiếu tứ diệu đế, vô thường,
khổ, vô ngã và bất tịnh. Tinh tấn tu học cũng là quán sâu vào chân
nghĩa của Tứ niệm xứ để thấy rằng vạn hữu cũng như thân nầy luôn thay
đổi, từ sanh, rồi đến trụ, dị, và diệt. Tinh tấn tu học còn có nghĩa là
chúng ta phải tu tập cho được chánh kiến và chánh định để tận diệt
thiển kiến. Trong nhân sinh, thiển kiến là cội rễ sâu nhất. Vì thế mà
khi thiển kiến bị nhỗ thì tham dục, sân, si, mạn, nghi đều bị nhỗ tận
gốc—In Buddhist cultivation, diligent cultivation does not only include
meditation, correct sitting and controlling the breath; or that we must
not be lazy, letting days and months slip by neglectfully, we should
also know how to feel satisfied with few possessions and eventually
cease loking for joy in desires and passions completely. Diligent
cultivation also means that we must use our time to meditate on the
four truths of permanence, suffering, selflessness, and impurity. We
must also penetrate deeply into the profound meaning of the Four
Foundations of Mindfulness to see that all things as well as our bodies
are constantly changing from becoming, to maturing, transformation, and
destruction. Diligent cultivation also means to obtain correct
understanding and concentration so that we can destroy
narrow-mindedness. Among the basic desires and passions,
narrow-mindedness has the deepest roots. Thus, when these roots are
loosened, all other desires, passions, greed, anger, ignorance, and
doubt are also uprooted.
Tinh Tấn Và Thối Chuyển: Great effort and retrogression—Lòng người
dễ tinh tấn mà cũng dễ thối chuyển; khi nghe pháp và lời khuyên thì
tinh tấn tiến tu, nhưng khi gặp chướng ngại thì chẳng những ngại ngùng
muốn thối lui, mà còn muốn chuyển hướng khác và lắm khi phải sa vào tà
đạo—Our mind is easy to set great effort but is also easily prone to
retrogression; Once hearing the dharma and advice, we bravely advance
with our great efforts, but when we encounter obstacles, we not only
grow lax and lazy retrogression, but also change our direction and
sometimes fall into heterodox ways.
Tinh Tế,星祭,
1) Tinh cúng: Cúng bái sao, đặc biệt là sao bổn mệnh (đây là lối tu
hành của tà giáo ngoại đạo)—To sacrifice, or pay homage to a star,
especially one’s natal star (this is the way of worship of heretic
sects).
2) Tinh tế: Delicate—Discerning.
Tinh Tế Thậm Thâm: Subtle and profound.
Tinh Thành: Sincere.
Tinh Thần,精神,
Moral—Spirit—Mind—Mental—Intellectual—See Tinh (2)
Tinh Thần Bình Đẳng: The spirit of equality.
Tinh Thần Căng Thẳng: Stress.
Tinh Thần Hợp Lý: Spirit of reason.
Tinh Thần Suy Nhược: Breakdown of the mind
Tinh Thần Tự Túc: Spirit of self-reliance.
Tinh Thần Trao Đổi Ý Kiến: The spirit of consultation
Tinh Thất,精室, See Tịnh Thất
Tinh Thông,精通, Well-versed
Tinh Thuần: Pure.
Tinh Tiến: Virya (skt)—Còn gọi là tinh cần, một trong thất bồ đề
phần, nghĩa là tinh thuần tiến lên, không giải đãi, và không có tạp ác
chen vào—One of the seven bodhyanga, vigour, valour, fortitude,
virility—See Tinh Tấn.
Tinh Tú,星宿,
Stars—Constellations—See Thất Diệu
Tinh Tú Kiếp: Kiếp vị lai trong đó có 1.000 vị Phật ra đời (vì Phật
xuất hiện như tinh tú trên trời nên gọi là tinh tú kiếp, bắt đầu là
Nhựt Quang Phật và sau cùng là Tu Di Tướng Phật)—A future kalpa of the
constellations in which a thousand Buddhas will appear.
Tinh Tú Vương: Naksatranatha (skt)—Lord of constellations.
Tinh Túy: See Tinh Anh.
Tinh Tường,精詳, Distinctly—Clearly
Tinh Vi: To be sophisticated—Delicate.
Tinh Ý: Intelligent.
Tinh Xá,精舍, See Tịnh Thất
Video Inside a
Tibetan Buddhist Temple
Tính:
1) See Tánh.
2) To calculate—To compute—To count—To reckon.
3) Character—Nature.
Tính Cách: Nature—Character.
Tính Cách Trị Liệu: Therapeutic nature
Tính Chất: Property—Nature—Charateristics.
Tính Chừng: To estimate.
Tính Danh: Name and family.
Tánh Dục,性欲, Sexual desire
Tánh Giác,性覺, Inherent
intelligence—Inherent knowledge
Tính Hạnh: Conduct—Behavior.
Tính Khí: Temperament—Character.
Tánh Không,性空, The nature void—Tính
chất phi vật chất của vạn hữu, không có thứ gì có tự tính—The
immateriality of the nature of all things; nothing has a nature of its
own.
Tính Lãnh Đạm: Indifference.
Tính Lầm: To miscalculate.
Tánh Mạng,性命, Life
Tính Nết: Conduct.
Tính Sai: To miscalculate.
Tánh Thiện,性善, Good nature
Tính Tình: Nature.
Tính Tự Tính: Bhavasvabhava (skt)—Bản chất của hiện hữu hay cái gồm
nên bản thể của sự vật. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo Mahamati:
“Này Mahamati, bản chất của hiện hữu không phải như người ngu phân biệt
nó.”—Self-nature, that which constitutes the essential nature of a
thing. In the Lankavatara Sutra, the Buddha told Mahamati: “Oh
Mahamati, the nature of existence is not as it is discriminated by the
ignorant.”
Tình Hữu,情有, Hạng phàm phu cho
rằng hết thảy cảnh giới không có lý mà chỉ có tình—World of sentience
or the realm of feeling, especially this world as empirically
considered—See Hữu Tình Chúng
Tình Hữu Lý Vô,情有理無, Kiến mê tình cho
lý là vô thể—Empirically or sentiently existing, in essence or reality
non-existent
Tình Hữu Nghị: Friendship.
Tình Kiến,情見, Tà kiến được sản
sanh bởi dục vọng và phiền não—The perverted views produced by passion
or affection
Tình Trần,情塵, Sự ô nhiễm của dục
vọng hay lục trần—Passion-defilement, or the six gunas or objects of
sensation of the six organs of sense; sensation and its data;
sensation-data; passion-defilement
Tỉnh Giác: Sampajanna (p)—sampasjnanin (skt)—Biết rõ ràng—Clarity
of awareness—Clear awareness.
Tỉnh Giấc: See Tỉnh (2).
Tỉnh Hà,井河, Giống như cái giếng
và con sông, ám chỉ sự vô thường của cuộc sống. Cái giếng nói về câu
chuyện của một anh chàng đang chạy tránh voi điên bị té xuống giếng,
bám được vào một cành cây, nhưng vẫn bị gió thổi bay đi—Like the well
and the river, indicating the impermanence of life. The “well” refers
to the legend of the man who running away from a mad elephant fell into
a well; the “river” to a great tree growing on the river bank, yet
blown over by the wind
Tỉnh Hành Đường: Tên khác của Diên Thọ Đường hay Niết Bàn
Đường—Another name for “Long-Life” Hall or the Nirvana Hall—See Diên
Thọ Đường.
Tỉnh Hoa,井華, The flower of the
water
Tỉnh Hồn: To collect one’s wit.
Tỉnh Lại: See Tỉnh (2).
Tỉnh Mộng: To be disillusioned.
Tỉnh Ngộ: Understood---Awakening.
1) Hiểu ra: To come to one’s senses.
2) Hiểu ra vấn đề gì sau một thời gian hành động hay suy nghĩ ngu
muội—To become sensible after acting or thinking foolishly.
Tỉnh Ngủ:
1) To be a light sleeper.
2) To wake up.
Tỉnh Táo: Wide-awake—Waking.
Tỉnh Thức: Jagarati (p)—Jagrati
(skt)—Awakened—Awakening—Wakefulness—Waking—Đạt được sự nhận thức sâu
xa về nghĩa của Phật và làm sao thành Phật. Hiểu biết chơn tánh của vạn
hữu. Tuy nhiên, chỉ sau khi thành Phật mới thật sự đạt được Vô Thượng
Chánh Giác—Achieving a complete and deep realization of what it means
to be a Buddha and how to reach Buddhahood. It is to see one’s Nature,
comprehend the True Nature of things, the Truth. However, only after
becoming a Buddha can one be said to have truly attained Supreme
Enlightenment.
Tỉnh Trụ: Calm abiding
Tỉnh Trung Lao
Nguyệt,井中撈月,
Vớt trăng từ giếng; chuyện kể về một bầy khỉ khi thấy rơi xuống giếng
(trăng hiện dưới mặt giếng), sợ rằng sẽ không còn ánh sáng trăng nữa,
nên tìm cách vớt trăng lên. Khỉ chúa tay đu cành, rồi một con nắm đuôi
khỉ chúa và các con khác cứ nối đuôi nhau, nhưng cành gẫy cả bọn chết
đuối—Like ladling the moon out of the well; the parable of the monkeys
who saw the moon fallen into a well, and fearing there would be no more
moonlight, sought to save it; the monkey king hung on to a branch, one
hung on to his tail and so on, but the branch broke and all were
drowned
Tĩnh: Vắng lặng—Tranquil—Calm—Quiet—cessation of
strife—Peace—Quietness—Stillness.
Tĩnh Chủ,靜主, Vị Tăng trưởng lão
chủ trì buổi thiện tọa của chư Tăng—The elder presiding over a company
of monks in meditation
Tĩnh Dưỡng: To rest.
Tĩnh Hành Đường: The nirvana hall—See Niết Bàn Đường.
Tĩnh Tuệ,靜慧, Trí huệ tĩnh lặng,
có khả năng thấu suốt tánh không của vạn hữu—Calm wisdom, insight into
the void, or immaterial, removed from the transient
Tĩnh Lự,靜慮, Dhyana (skt)—Đà Da
Diễn Na—Calm thought—Unperturbed abstraction
** For more information, please see Dhyana in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Thiền Định in Vietnamese-English
Section.
Tĩnh Lực,靜力, Sức mạnh của tĩnh lự
hay năng lực của thiền tập—The power of abstract meditation
Tĩnh Tâm: Peace of mind—To have an untroubled mind—To regain
calmness of mind.
Tĩnh Thất,靜室, Tĩnh phòng của chư
Tăng—The abode of peace, the quiet heart
Tĩnh Tọa,靜坐, Seated in
meditation—See Tịnh tọa
Tĩnh Trí,靜智, Trí huệ đạt được từ
sự tĩnh lự—Calm wisdom, the wisdom derived from quietness, or mystic
trance.
Tĩnh Tuệ,靜慧, See Tĩnh Huệ
Tĩnh Tư,靜思,
1) Hành giả: A meditator.
2) Một vị Tăng: A monk.
3) Thiền tập: Meditation.
4) Tư tưởng tĩnh lặng: Calm thought.
Tĩnh Tức,靜息, Yama (skt)—Diêm
Ma—Phương tiện của Diêm ma là làm lắng đọng hay dứt các tội của tội
nhân—He who restrains curbs, controls, keeps in check
Tịnh: Vimala (skt).
1) Nhà cầu: Latrine.
2) Sánh đôi: Together—To go in pair.
3) Thanh khiết: Clean—Pure—To cleanse—To purify—Chastity—Purity
(n).
4) Trong Phật giáo, “tịnh” ám chỉ nơi để tẩy uế: In Buddhism,
Vimala also has reference to the place of cleansing.
Tịnh Ba La Mật,淨波羅蜜, Tứ Ba La Mật
trong kinh Niết Bàn—The fourth paramita of the Nirvana sutra
1) Thường: Pemanent.
2) Lạc: Joy.
3) Ngã: Great soul.
4) Tịnh: Pure.
Tịnh Bang,淨邦, See Tịnh Độ
Tịnh Bồ Đề Tâm,淨菩提心, Các vị hành giả
Chân Ngôn Tông mới nhập vào sơ địa, kiến pháp minh đạo, đắc được vô cái
chướng tam muội—Pure bodhi mind, or mind of pure enlightenment, the
first stage of the practitioner in the esoteric sect
Tịnh Căn: Undefiled senses.
Tịnh Chí,淨志, Purity of mind
Tịnh Chủ,淨主, The donor of
chasity, i.e. of an abode for monks and nuns
Tịnh Chúng,淨衆, Chúng thanh
tịnh—Pure assembly (the body of monks)—The company of the chaste
Tịnh Chư Căn,淨諸根, Chư căn thanh
tịnh—Undefiled senses, i.e. undefiled eye, ear, mouth, nose, body, etc
Tịnh Cư Thiên,淨居天,
1) Cõi Trời Tịnh Cư—Heavens of Pure dwelling: Năm cõi Trời Tịnh
Thiên. Cõi trời thứ tư nơi chư Thánh cư ngụ sẽ tái sanh vào cõi
khác—The Pure abode heaven—The five heavens of purity, in the fourth
dhyana heaven, where the saints dwell who will not return to another
rebirth—See Đại Tự Tại Thiên (B)-2.
2) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của Giáo Sư
Soothill, Tịnh Cư Thiên là tên của một vị Trời hộ pháp, theo hộ trì Đức
Thích Ca Mâu Ni Phật và cuối cùng được Phật cho quy-y Tam Bảo—According
to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed
by Professor Soothill, Suddhavasadeva (skt) is a deva who served as
guardian angel to Sakyamuni and brought about his conversion.
Tịnh Cư Thiên Tử: Chư Thiên đã chấm dứt dâm dục trong cõi trời sắc
giới—Heavenly beings who have ended sexually desires. They exist in the
Form Heavens (No-Thought, No Affliction, No-Heat, Good-View, Ultimate
Form).
Tịnh Danh: Vimalakirti (skt)—Pure Name—Duy Ma Cật—Một vị cư sĩ tại
gia vào thời Đức Phật còn tại thế, là một Phật tử xuất sắc về triết lý
nhà Phật. Nhiều câu hỏi và trả lời giữa Duy Ma Cật và Phật vẫn còn được
ghi lại trong Kinh Duy Ma—A layman of Buddha’s time who was excellent
in Buddhist philosophy. Many questions and answers between Vimalakirti
and the Buddha are recorded in the Vimalakirti-nirdesa.
** For more information, please see Vimalakirti in
Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tịnh Duệ,淨裔,
1) Xuất thân từ dòng dõi thanh tịnh: Of pure descent, or line.
2) Một người Bà La Môn trẻ: A young Brahman.
3) Một người tu tịnh hạnh: An ascetic in general.
Tịnh Đạo,淨道, Sự giác ngộ thanh
tịnh của Đức Phật—The pure enlightenment of Buddha
Tịnh Đầu,淨頭, Vị sư trông coi nhà
xí (nhà cầu) trong chùa—The monk who controls the latrines
Tịnh Địa,淨地, Nơi Tỳ Kheo có thể ở
mà không phạm giới—Pure place where a chaste monk dwells
Tịnh Độ,浄土, Sukhavati (skt)—
Video Tro Niem Lam
Chung (Thich Nhat Tu)
Giáo
lý chính của phái Tịnh Độ là tất cả những ai niệm danh hiệu Phật A Di
Đà với lòng thành tín nơi ơn cứu độ lời nguyền của Ngài sẽ được tái
sanh nơi cõi Tịnh Độ an lạc của Ngài. Do đó phép tu quán tưởng quan
trọng nhất trong các tông phái Tịnh Độ là luôn luôn trì tụng câu “Nam
Mô A Di Đà Phật” hay “Tôi xin gửi mình cho Đức Phật A Di Đà.”—The
central doctrine of the Pure Land sects is that all who evoke the name
of Amitabha with sincerity and faith in the saving grace of his vow
will be reborn in his Pure Land of peace and bliss. Thus, the most
important practice of contemplation in the Pure Land sects is the
constant voicing of the words “Namo Amitabha Buddha” or “I surrender
myself to Amitabha Buddha.”
(B) Nghĩa của Tịnh Độ: The meanings of the Pure Land—Tịnh nghĩa là
thanh tịnh, tịnh độ là cõi nước không có ô nhiễm, triền phược. Các Đức
Phật vì chúng sanh đã phát tâm tu hành, trồng nhiều căn lành, kiến lập
một chỗ nơi, tiếp độ chúng sanh mọi loài lìa khỏi thế giới ô trược sanh
đến cõi ấy. Cảnh trí rất là trang nghiêm thanh tịnh, chúng sanh đến cõi
nầy chuyên tâm nghe pháp tu tập, chóng thành đạo quả Bồ Đề/Bodhiphala.
Chư Phật vô lượng, cõi tịnh cũng vô lượng—Pure Land is a paradise
without any defilements. For the sake of saving sentients beings,
through innumerable asankhya, all Buddhas cultivated immeasurable good
deeds, and established a Pure Land to welcome all beings. Beings in
this paradise strive to cultivate to attain Buddhahood.
(C) Những đặc điểm của Tịnh Độ—Some special characteristics of the
Pure Land:
1) Một sắc thái độc đáo của Tịnh Độ là trong khi các tông phái khác
của Phật giáo Đại Thừa chuyên chú về tự giác, thì các tông phái Tịnh Độ
lại y chỉ theo Phật lực: A unique aspect of the Pure Land is that while
other schools of Mahayana insist on self-enlightenment, Pure Land sects
teach sole reliance on the Buddha’s power.
2) Đức Phật của các tông phái Phật giáo khác là Đức Thích Ca Mâu Ni
trong khi Đức Phật của các tông phái Tịnh Độ là A Di Đà, hay Vô Lượng
Quang, hay Vô Lượng Thọ: The Buddha of all other exoteric schools is
Sakyamuni, while the Buddha of Pure Land sects is Amita or Infinite
Light (Amitabha), or Infinite Life (Amitayus).
3) Tín đồ của các tông phái Phật giáo khác tu tập để đạt được giác
ngộ tối thượng là thành Phật, trụ nơi Niết Bàn, trong khi tín đồ Tịnh
Độ cầu vãng sanh Tịnh Độ, tức là quốc độ của Đức Phật A Di Đà nơi cõi
Tây Phương: Followers of other Mahayana Buddhist schools cultivate to
seek to become Buddha and abide in Nirvana, while followers of
Sukhavati sects cultivate to seek rebirth in the Pure Land, Amitabha’s
Bliss Land which is laid in the Western Quarter.
4) Tịnh Độ là thế giới mà chúng sanh được sanh bằng hóa thân trong
hoa sen. Những hoa sen nầy mọc trong ao thất bảo: The Buddha’s Pureland
is the world where the sentient beings are born through the
transformation of lotus flowers. These flowers grow in a lake formed
from combinations of seven jewels (gold, silver, lapis, lazuli,
crystal, mother-of-pearl, red pearl, and carnelian) or lake of seven
jewels—See Thất Bảo (A).
Tịnh Độ Chân Tông,淨土眞宗
Chân Tông, một
trong 20 tông phái Phật Giáo ở Nhật. Theo Chân Tông, niệm Phật chỉ là
một thái độ tri ân hay một cách biểu lộ lòng tri ân, sau khi một Phật
tử được Phật lực gia trì Chân tông chỉ thờ độc nhất Phật A Di Đà, và
thậm chí Phật Thích Ca cũng không chịu thờ. Tịnh Độ Chân Tông cấm đoán
chặt chẽ không cho cầu nguyện vì bất cứ những tư lợi nào. Tông nầy chủ
trương xóa bỏ đời sống Tăng lữ để lập thành một cộng đồng gồm toàn
những tín đồ tại gia—The Jodo-Shin, or Shin sect of Japan, one of the
twenty Buddhist sects in Japan. According to the Shin Sect, the
recitation of Amitabha Buddha’s name is simply an action of gratitude
or an expression of thanksgiving, after one’s realizing the Buddha’s
power conferred on one. The Shin School holds the exclusive worship of
the Amitabha, not allowing even that of Sakyamuni. This sect has the
strict prohibition of prayers in any form on account of personal
interests, and the abolition of all disciplinary rules and the priestly
or monastic life , thus forming a community of purely lay believers,
i.e., householders
Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát: Pure lands of Bodhisattvas—See Tịnh Độ (E).
Tịnh Độ Là Pháp Môn Khó Nói Khó Tin, Nhưng Lại Dễ Tu Dễ Chứng. Tịnh
Độ Là Cửa Pháp Thậm Thâm Giúp Hành Giả Giải Thoát Luân Hồi Và Đi Sâu
Vào Phật Tánh Một Cách Từ Từ Nhưng Chắc Chắn: The Pure Land is a
dharma-door which is difficult to explain and to believe in, but an
easy method to practice and to achieve enlightenment. The Pure Land is
the profound Dharma-door which helps practitioners to escape the cycle
of births and deaths and to enter deeply into the Buddha-nature, slowly
but surely.
Tịnh Độ Nhị Hoành: Hai cách giải thoát trong Tịnh Độ Tông—Two ways
of attaining liberation in the Pure Land Sect:
1) Hoành Xuất: Bằng trì trai giữ giới và tu hành thiền định mà hành
giả được sanh vào cõi hóa độ phương tiện—By discipline to attain to
temporary nirvana.
2) Hoành Siêu: Nghe bản nguyện của Đức Phật A Di Đà mà phát tín tâm
niệm hồng danh của ngài sẽ được vãng sanh vào cõi báo độ chân
thực—Happy salvation to Amitabha’s paradise through trust in him.
Tịnh Độ Tông,浄土宗, Sukhavati sect
(A) Tịnh Độ tông Trung Quốc—Chinese Pure Land Buddhism:
(A) Nguồn gốc và lịch sử của Tịnh Độ Tông—The origin of the Pure
Land Sect:
1) Tịnh Độ vốn dịch nghĩa từ chữ Phạn “Sukhavati” có nghĩa là Cực
Lạc Quốc Độ—Pure Land is a translation of a sanskrit word “Shukavati”
which means Land of Bliss.
2) Tông phái Tịnh Độ, lấy việc niệm Phật cầu vãng sanh làm trọng
tâm. Ai là người tin tưởng và tinh chuyên niệm hồng danh Đức Phật A Di
Đà sẽ thác sanh vào nơi Tịnh Độ để thành Phật. Ở Trung Quốc và Nhật
Bản, tông phái nầy có tên Liên Hoa Tông, được ngài Huệ Viễn dưới triều
đại nhà Tần (317-419) phổ truyền, và Ngài Phổ Hiền là sơ tổ. Sau đó,
vào thế kỷ thứ 7, ngài Đàm Loan dưới thời nhà Đường chính thức thành
lập Tịnh Độ Tông—The Pure Land sect, whose chief tenet is salvation by
faith in Amitabha (Liên Hoa Tông in Japan—The Lotus sect). Those who
believe in Amitabha Buddha and continuously recite his name will be
born in the Pure Land to become a Buddha. In China and Japan, it is
also called the Lotus sect, established by Hui-Yuan of the Chin dynasty
(317-419), it claims P’u-Hsien (Samantabhadra) as founder. Later,
Tan-Lan officially founded the Pure Land (Sukhavativyuha) in the
seventh century A.D. under the reign of the T’ang dynasty.
Tịnh Gia,淨家, The Pure Land
sect—See Tịnh Độ Tông in Vietnamese-English Section
Tịnh Giác,淨覺,
1) Sự giác ngộ thanh tịnh: Pure enlightenment.
2) Tên của một nhà sư Trung Quốc, tác giả của nhiều bộ sách: Name
of a monk in China, author of several works.
Tịnh Giới,淨戒, Giới hạnh thanh tịnh
trong sạch (giới hạnh đầy đủ của một bậc xuất gia)—Pure commandments,
or to keep them in purity
Tịnh Hành Giả:
1) Người tu hành phạm hạnh: One who observes ascetic practices.
2) Phạm Chí: One of pure or celibate conduct.
3) Bà La Môn: A Brahman.
Tịnh Hạnh,淨行, Pure conduct
Video
Chuyen Hoa trong Niem Phat (Thich Nhat Tu)
Tịnh Hạnh Nơi Khẩu: Pure conduct of the actions of the mouth—Tịnh
hạnh nơi khẩu là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì
nhờ đó mà chúng ta tiểu trừ được tứ ác (nói dối, nói lời thô lỗ cộc
cằn, nói lời độc ác, và nói lưỡi hai chiều)—Pure conduct of the actions
of the mouth is one of the most important entrances to the great
enlightenment; for it eliminates the four evils of lying, harsh speech,
wicked speech, and two-faced speech.
Tịnh Hạnh Nơi Tâm: Pure conduct of the actions of the mind—Tịnh
hạnh nơi tâm là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì
nhờ đó mà chúng ta tận diệt được tam độc, tham, sân, si—Pure conduct of
the actions of the mind is one of the most important entrances to the
great enlightenment; for it eliminates the three poisons of greed,
hatred and ignorance.
Tịnh Hoa Chúng,淨華衆, Những người tu
hành vãng sanh Tịnh Độ bằng hoa sen—The pure flower multitude, i.e
those who are born in the Pure Land by means of a lotus flower
Tịnh Huệ Pháp Nhãn Văn Ích Thiền Sư: Zen master Jing-Hui
Fa-Yan-Wen-Yi—See Văn Ích Thiền Sư.
Tịnh Khiết Ngũ Dục,淨潔五欲, Ngũ dục thanh
tịnh, như nơi thượng giới, đối lại với những giác quan thô thiển trong
hạ giới—The five pure desires or senses, i.e. of the higher worlds in
contrast with the coarse senses of the lower worlds
Tịnh Khởi,竝起, Cùng khởi lên một
lượt—To arise together
Tịnh Lữ,淨侶, Bạn lữ đồng tu thanh
tịnh, như chư Tăng Ni—The company of pure ones (monks and nuns)
Tịnh Lự: The cultivation of quiet consideration.
Tịnh Lưu Ly Thế Giới: Cõi nước Tịnh Độ hay Đông Độ của Đức Dược Sư
Lưu Ly Quang Như Lai—The pure crystal realm in the eastern region, the
paradise of Yao-Shih Buudha; it is the Bhaisajyaguruvaidurya-prabhasa
Tịnh Mệnh:
1) Chính Mệnh: Cuộc sống thanh tịnh của chư Tăng Ni (xa lìa bốn
loại tà mệnh)—Pure livelihood, i.e. that of the monks and nuns (stay
away from the four improper ways of obtaining a living)—See Tứ Tà Mệnh.
2) Lấy tâm thanh tịnh làm đời sống: The life of a pure or
unperturbed mind.
Tịnh Môn,淨門, Cửa thanh tịnh đi
vào Niết Bàn (tâm thanh tịnh không dính mắc vào đâu), một trong Lục
Diệu Môn—Gate of purity to nirvana, one of the six wonderful doors
** For more information, please see Lục Diệu Môn.
Tịnh Nghiệp,淨業, Thiện nghiệp thanh
tịnh. Những nghiệp thanh tịnh nơi thân khẩu ý (phù hợp với giới luật)
dẫn chúng sanh đến vãng sanh Tịnh Độ—Pure karma—Good karma—Deeds that
lead to birth in the Pure Land
Tịnh Ngữ,淨語, Pure words—Words
that express reality
Tịnh Nhãn,淨眼,
1) Pháp Nhãn hay con mắt thanh tịnh, thấy được sự lý của chư pháp:
Dharma-eye—The clear or pure eyes that behold, with enlightened vision,
things not only as they seem but in their reality.
2) Pháp Nhãn là tên của người con trai thứ hai của Diệu Trang
Nghiêm Vương trong Kinh Pháp Hoa: Vimalanetra, second son of Subhavyuha
in the Lotus Sutra.
**For more information, please see Ngũ Nhãn
Tịnh Nhãn Vô Ngại: The sphere of one’s unobstructed eyes was pure.
**For more information, please see Ngũ Nhãn
Tịnh Nhục,淨肉, Thịt thanh tịnh mà
chư Tỳ Kheo có thể dùng được—Pure flesh which may be eaten by a monk
without sin
** For more information, please see Tam Tịnh Nhục and Ngũ Tịnh.
Tịnh Phạm Vương,淨梵王, Braham (skt)—The
pure divine ruler—See Tịnh Phạn Vương
Tịnh Phạn Vương,淨飯王, Suddhodana (skt
& p)
1) Vị vua cai trị thanh tịnh: A pure divine ruler.
2) Tịnh Phạn được giải thích là “Thức Ăn Thanh Tịnh,” ông là vua
nước Ca Tỳ La Vệ, chồng của Hoàng Hậu Ma Da, phụ vương của Đức Phật
Thích Ca và là tộc trưởng của bộ tộc Thích Ca. Ông là vua một vương
quốc nhỏ, bây giờ là một phần của Nepal, kinh đô là Ca Tỳ La Vệ:
Suddhodana, interpreted as “Pure-Food,” king of Kapilavastu, husband of
Mahamaya, and father of Prince Siddhartha and was a chieftain of the
Sakya tribe. He was the king of a small kingdom in the foothills of
Himalayas, northern India, now is part of Nepal, with its capital at
Kapilavastu (Kapilavattu-p)—For more information, please see
Kapilavastu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Tịnh Pháp Giới,淨法界, Bhutatathata
(skt)—Thanh Tịnh Pháp Giới—Cái thể của chân như xa lìa hết thảy cấu
nhiễm (chỗ sở y của tất cả công đức thế gian đều thanh tịnh)—The realm
of pure dharma—The unsullied realm, i.e. the bhutatathata
Tịnh Phát,淨髮, Công việc cắt tóc
của nhà sư. Phép cắt tóc của nhà sư (nửa tháng một lần)—To cleanse the
hair, i.e. shave the head as do the monks (once every 15 days)
Tịnh Phật,淨佛, Tịnh Phật là vị Phật
đã đắc Chánh Đẳng Chánh Giác—Pure Buddha—The perfect Buddhahood of the
dharmakaya nature
Tịnh Phương,淨方, Tịnh Độ—Cõi Tịnh Độ
của Đức Phật A Di Đà—The Pure Land of Amitabha—See Tịnh Độ
Tịnh Quán: Phép quán thanh tịnh, một trong 16 phép quán trong Kinh
Vô Lượng Thọ (muốn ít khổ do tham dục thì phải tu tịnh quán)—Pure
contemplation, one of the sixteen kinds of contemplation in the
Infinite Life Sutra.
** For more information, please see Thập Lục Quán.
Tịnh Quốc,淨國, Tịnh Độ—The pure
land—Buddha-land
Tịnh Sát,淨刹, Pure ksetra
(Buddha-land)
Tịnh Tạng,淨藏, Vimalagarbha
(skt)—Con trai cả của Diệu Trang Nghiêm Vương trong Kinh Pháp
Hoa—Eldest son of Wonderfully Adorned King (Subhavyuha) in the Lotus
Sutra
Tịnh Tâm,淨心,
1) Bản tánh thanh tịnh của con người vốn đầy đủ. Tâm thanh tịnh thì
thân nghiệp và khẩu nghiệp cũng thanh tịnh: Pure heart—Pure mind, which
is the original Buddha-nature in every man—Purification of the mind—To
purify one’s mind.
2) Tịnh tâm là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác,
vì nhờ đó mà chúng ta không bị nhiễm trược—Pure mind is one of the most
important entrances to great enlightenment; for with it, there is no
defilement.
Tịnh Tâm Tịnh Độ: Pure Minds-Pure Lands—See Tâm Thanh Tịnh Phật Độ
Thanh Tịnh.
Tịnh Tâm Trụ,淨心住, Nơi trụ tâm, giai
đoạn thứ ba trong sáu giai đoạn trụ tâm của một vị Bồ Tát, trong đó các
ngài buông bỏ hết thảy vọng tưởng—The pure heart stage, the third of
the six resting place of a Bodhisattvas, in which all illusory views
are abandoned.
Tịnh Thánh,淨聖, Vị Thánh thanh tịnh,
vị Thánh ở đẳng cấp cao nhất—Pure saint—The superior class of saints
Tịnh Thất: Nơi an trụ thanh tịnh, như đạo tràng tu pháp, đàn tràng
tinh diệu, hay tự viện (tu viện) của Tăng và Ni—A place for pure, or
spiritual, cultivation—A pure abode—The abode of the celibate—House
chastity, i.e. a monastery, nunnery, or convent.
Tịnh Thí,淨施, Còn gọi là Hỷ Xả hay
Tịnh Xả, đây là một trong hai loại bố thí. Thanh tịnh bố thí là loại bố
thí mà người cho không mong đền trả, không mong được tiếng tăm hay
phước báu trong cõi nhân thiên, chỉ mong gieo trồng chủng tử Niết
Bàn—Pure charity in which the giver expects no return, nor fame, nor
blessing in this world, but only desire to sow Nirvana-seed, one of the
two kinds of charity
** For more information, please see Nhị Bố Thí.
Tịnh Thiên,淨天,
1) Tịnh Thiên, một trong bốn loại trời: Pure heaven—Pure devas, one
of the four devas—See Tứ Thiền Thiên.
2) Những bậc tu hành đắc quả từ Tu-Đà-Hoàn đến Bích Chi Phật (những
bậc đắc quả trong hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác): From Srota-apannas
to Pratyeka-buddhas.
Tịnh Thiên Nhãn,淨天眼, Mắt thanh tịnh của
chư Thiên, có thể thấy mọi vật từ nhỏ đến lớn, từ gần đến xa, và thấy
luôn cả những kiếp luân hồi của chúng sanh—The pure deva eye, which can
see all things small and great, near and far, and the forms of all
beings before their transmigration
Tịnh Thủy: Calm (pure) water.
Tịnh Tịch: Tranquil—Calm—Quiet—As tranquil as space.
Tịnh Tín,淨信, Niềm tin thanh
tịnh—Pure faith
Video
Vuot Qua Tinh va Tuong Trong Niem Phat (Thich Nhat Tu)
Tịnh Tọa: To sit in deep meditation (contemplation).
Tịnh Tông,淨宗, See Tịnh Độ
Tịnh Trí Tướng: Pure wisdom.
Tịnh Trụ,淨住, Nơi thanh tịnh, một
trong mười tên chùa—A pure rest—Abode or purity—A term for a Buddhist
monastery, one of the ten names for a monastery
Tịnh Viên Giác Tâm,淨圓覺心, Tâm thanh tịnh
và toàn giác—Pure and perfect enlightened mind—The complete
enlightenment of the Buddha
Tịnh Vực,淨域, Cõi tịnh độ của chư
Phật—The Pure Lands of all Buddhas
Tịnh Vương,淨王, The Supreme Pure
King
Tịnh Xá,精舍, Vihara
(skt)—Monastery—See Tịnh Thất
Video Inside a
Tibetan Buddhist Temple
Tịnh Xả: See Tịnh Thí.
Tiu Nghỉu: Dejected (person).