Từ điển phật học
Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)

» Tr
03/02/2010 10:35 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

Trà Am: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa Trà Am là nơi trụ cuối cùng của sư Viên Thành, tại chân núi Ngũ Phong, ấp Tứ Tây, làng An Cựu. Chùa được trùng tu và lợp ngói thay vì tranh vào năm 1937—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. Trà Am temple is the place where monk Viên Thành spent the end of his life. The temple was built in 1923 by Venerable Viên Thành. It is located at the foot of Mount Ngũ Phong, Tứ Tây hamlet, An Cựu village. In 1937, the temple was renovated, holding the same style but tile roof instead of thatched one.

Trà Củ Ma,茶矩磨, Hoa thơm, ở các vùng Tây Á và Trung Á, dùng để làm rượu thơm và để gọi hồn các vong linh—Fragrant flowers from Western or Central Asia for scenting wine, and for calling down the spirits.

Trà Diệp: Lá trà—Tea-leaves.

Trà Dư Tửu Hậu: Idle conversation after tea and wine

Trà Đồ Tha,茶闍他, Jadata (skt)

1) Lạnh: Coldness.

2) Ngu si: Stupidity.

3) Tính không tình cảm: Apathy.

Trà Thang,茶湯, Trà và nước nóng, dùng trong các buổi lễ cúng vong ở các tự viện—Tea and hot water, used as offerings to the spirits

Trà Tỳ: Burial or cremation.

Trác Ca La: See Chakra in sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trác Ca La Sơn: Cakravala or Cakravada (skt)—Vòng núi Thiết Vi tạo thành ngoại biên của vũ trụ—The circle of iron mountains forming the pheriphery of the universe.

Trác Cú Ca: Chakoka or Cugopa (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Trác Cú Ca là một vương quốc cổ thuộc Tiểu Bukharia, có lẽ bây giờ là Yerkiang, hay Karghalik ở khu vực Khotan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Chakoka is an ancient kingdom and city in Little Bukharia, probably the modern Yerkiang, or perhaps Karghalik in the Khotan region.

Trác Táng: Debauched—Depraved.

Trác Tích,卓錫, Nơi các vị sư trụ trì (chỉ nơi cao truyệt)—Tall, or erect staves, i.e. their place, a monastery

Trác Tuyệt: Transcendent—Eminent.

Trách Mắng: To blame—To rebuke

Trạch:

1) Chọn Lựa—To pick—To select—To choose.

2) Trạch Pháp Giác Phần: Pravicara (skt)—Phần thứ nhì của Thất Bồ Đề Phần, giác phần hay sự phân biệt đúng sai—The second of the seven bodhyanga or dharmapravicara—Discrimination—The faculty of discerning the true from the false—See Thất Bồ Đề Phần.

3) Nhà: Residential part of a palace, or mansion, or residence.

Trạch Diệt,擇滅, Pratisamkhyanirodha (skt)—Một trong tam vô vi pháp—One of the three Asamskritas

· Niết bàn là diệt pháp do sức lựa chọn của chân trí: Nirvana as a result of the ability to discriminate the true from the false and elimination of desire by means of mind and will.

· Niết Bàn là sự đoạn diệt các tham dục xấu nhờ vào trí tuệ và ý chí: Nirvana is the annihilation of evil desires by means of the intellect and will.

· For more information, please see Tam Vô Vi Pháp.

Trạch Địa,擇地, Chọn địa điểm—To select a site

Trạch Lực,擇力, Khả năng phân biệt—The power of discrimination

Trạch Nhũ Nhãn,擇乳眼, Sữa trộn lẫn trong nước, mà chỉ uống sữa còn chừa nước lại như nga vương vậy—The power to choose the milk out of watered milk, leaving the water, as Hansaraja, the king of geese, is said to do.

Trạch Pháp Giác Chi,擇法覺支, The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2)

Trạch Pháp Nhãn,擇法眼, The bodhyanga of discrimination—See Trạch (2)

Trạch Thức,宅識, Tên khác của A Lại Da Thức—Another name for Alaya-vijnana—See A Lại Da Thức

Trai: Uposatha (skt)—Thời Trai Thực—Ô Bổ Sa Tha có nghĩa là thanh tịnh, sau chuyển thành giới không ăn quá ngọ, sau đó lại chuyển thành giới không ăn thịt cá—Uposatha means abstinence or to purify by fasting, latter Uposatha means the ritual period for food, eating at or before noon; latter Uposatha has further meaning of abstinence from meat and fish.

Trai Bãi,齋罷, Trai Thối—Sau giờ ăn ngọ—After the midday meal

Trai Bản: Bản gỗ treo trước phòng ăn tự viện để báo giờ cơm—A wooden board (in place of a bell) in front of the dining hall, calling or informing to the midday meal.

Trai Chủ,齋主, Thí chủ cúng dường Tăng chúng đồ ăn—The donor of monastic food

Trai Chúc,齋粥, Cháo lỏng để ăn sáng, hay húp vào buổi tối—The midday and morning meals, breakfast of rice or millet congee, dinner of vegetarian foods

Trai Chung,齋鐘, Chuông báo đến giờ ăn (thường đánh 36 tiếng)—The bell, or drum, calling or informing to the midday meal (usually 36 strikes).

Trai Diên,齋筵, Cúng dường thức ăn đến Tam Bảo—Offerings of food to the Triratna.

Trai Đường,齋堂, Phòng ăn của tự viện—Abstinence hall, i.e. monastic dining hall

Trai Giới,齋戒, Thanh tịnh thân tâm hay đề phòng thân tâm lười biếng giải đãi, thí dụ như bát quan trai giới—Purification, or abstinential rules, e.g. the eight prohibitions—See Trai

Trai Hội,齋會, Hội chúng của Tăng Ni niệm chú trước khi thọ thực—An assembly of monks for chanting, with food provided, usually before eating.

Trai Nguyệt,齋月, Ba tháng ăn chay đặc biệt của Phật tử tại gia, tháng giêng, tháng năm và tháng chín (trong ba tháng nầy Phật tử nên trì trai giữ giới, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cũng như hành vi cử chỉ, tránh làm việc ác, nên làm việc thiện, và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch)—The three special months of abstinence and care for lay Buddhists, the first, fifth, and ninth month

Trai Nhật,齋日, Vegetarian Day

1) Trong đạo Phật, lý tưởng nhất vẫn là trường trai; tuy nhiên, việc trường trai rất ư là khó khăn cho Phật tử tại gia, nên có một số ngày trong tháng cho cư sĩ tại gia. Lý do ăn chay thật là đơn giản, vì theo lời Phật dạy thì tất cả chúng sanh, kể cả loài cầm thú đều quý mạng sống, nên để tu tập lòng từ bi, người Phật tử không nên ăn thịt. Những ngày trai lạt theo đạo Phật thường là mồng một, 14, 15, và 30 âm lịch—In Buddhism, ideally speaking, Buddhists should be lifetime vegetarians; however, this is very difficult for lay people. So certain days out of each month are denoted as a day not to eat meat. The reason behind this is simple. The Buddha taught that each sentient being, including animals, values life, so not to eat meat is to practice being compassionate. Vegetarian Days of the month are the first, the fourteenth, the fifteenth, and the thirtieth lunar calendar.

2) Ngày trai thất hay ngày cúng vong—Days of offerings to the dead, ceremonial days.

3) Ngày mà cư sĩ Phật giáo thọ bát quan trai trong một ngày một đêm: The day lay Buddhists strictly follow the eight commandments in one day and one night—See Bát Quan Trai Giới.

Trai Pháp,齋法,

1) Luật không được ăn sau giờ ngọ—The rule of not eating after noon.

2) Phép uy nghi của giáo đoàn: The discipline of the order, or the establishment.

Trai Tăng,齋僧, Cúng dường chư Tăng hay cúng dường thức ăn đến chư Tăng—To provide a meal for monks

Trai Thất,齋七, Trai thất hay lũy trai thất là giai đoạn bảy lễ, mỗi lễ cách nhau bảy ngày cho người vừa quá vãng cho đến hết thời gian 49 ngày (cứ mỗi bảy ngày lại làm lễ tụng kinh cúng vong một lần gọi là cúng trai thất, tới ngày mãn “Trung Ấm” tức là ngày thứ 49 mới thôi)—The seven periods of masses for the dead, during the seven sevens or forty-nine days after death

Trai Thời,齋時, Giờ ăn trong tự viện, đặc biệt là giờ ăn trưa, sau giờ đó Tăng Ni không được phép ăn bất cứ đồ ăn nào ( nhưng có thể uống chất lỏng)—The regulation hours for monastic meals, especially the midday meal, after which no food should be eaten; however, they can drink liquid

Trai Thực,齋食, Buổi ăn trưa của chư Tăng Ni; không ăn sau giờ ngọ, chỉ ăn thực phẩm chay, ngoại trừ những loại có mùi nồng như tỏi hành—The midday meal; not eating after noon; abstinential food, i.e. vegetarian food, excluding vegetables of strong odour, as garlic, or onion

Trai Trì,齋持, Trì trai giữ giới, thí dụ như thọ trai đúng thời—To observe the law of abstinence, i.e. food at the regulation times

Trai Trường,齋場, Nơi ăn hay phòng ăn của tự viện—A dining place in a monastery

Kinh Lịch,經歷, To experience—To spend

Trải Qua Hằng Sa Kiếp: Spent untold eons.

Trải Qua Thời Gian Lâu: Long time elapsed.

Trạm Nhiên,湛然, Vị tổ thứ chín của tông Thiên Thai—The ninth patriarch of the T’ien-T’ai School—Trạm Nhiên (717-782) là một đại học giả và là người phục hưng tông phái nầy, bấy giờ đang hồi suy yếu. Một trong những đồ đệ của ông, Đạo Toại là vị tổ kế tiếp và là thầy của Tối Trừng, tức Truyền Giáo Đại Sư, sáng tổ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản—Chan-Jan (717-782), was a great scholar and the riviver of the school which was somewhat declining in later years. One of his pupils, Tao-Sui, was the next patriarch and the teacher of Saicho, or Dengyô Daishi, founder of the school in Japan.

Trang Hương,裝香, Để thêm nhang vào lư hương—To put incense into a censer

Trang Nghiêm,莊嚴, Alamkaraka (skt)—Dùng những thứ hay đẹp để làm đẹp cho đất nước hay quốc độ, hoặc dùng công đức làm đẹp cho bản thân. Trong cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có 29 loại trang nghiêm khác nhau—Adornment—Ornament—Glory—Honour—To ornate—To adorn, e.g. the adornments of morality, meditation, wisdom, and the control of good and evil forces. In Amitabha’s paradise twenty-nine forms of adornment are described—See Nhị Trang Nghiêm

Trang Nghiêm Kiếp,莊嚴劫, Kiếp trang nghiêm huy hoàng trong đó hàng ngàn vị Phật nối tiếp nhau góp phần làm trang nghiêm (đại kiếp quá khứ trong ba đại kiếp của tam thế gọi là Trang Nghiêm Kiếp. Trong mỗi đại kiếp có 80 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp đều thành lập bởi thành trụ hoại không. Trong 20 tiểu kiếp của trụ kiếp có 1000 vị Phật ra đời, mở đầu là Đức Hoa Quang Như Lai, kết thúc là Phật Tỳ Xá Phù)—The glorious kalpa (past) to which thousands of Buddhas, one succeeding another, bring their contribution of adornment.

Trang Nghiêm Kinh,莊嚴經, Vyuharaja-Sutra—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school

Trang Nghiêm Môn,莊嚴門, Cổng trang nghiêm tâm linh, đối lại với hình tướng tu hành bên ngoài, như lễ lạc hay khổ hạnh—The gate or school of the adornment of the spirit, in contrast with external practices, ceremonies, asceticism, etc

Trang Nghiêm Vương,莊嚴王, Vyuharaja (skt)—Một vị Bồ Tát trong quyến thuộc của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai—A bodhisattva in the retinue of Sakyamuni

Trang Nghiêm Vương Kinh,莊嚴王經, Vyuharaja sutra (skt)—Tên gọi tắt của Trang Nghiêm Vương Đà La Ni Chú, giáo thuyết căn bản của Mật giáo—An exposition of the principal doctrines of the Tantra school

Trảo Độc,爪犢, Trường Trảo Phạm Chí (của Độc Tử Bộ); người ta nói rằng những móng tay của ông ta là văn bản và tóc của ông ta là lời thuyết (trảo chương phát luận)—The long-nailed ascetic Brahmacari of the Vatsiputriyah; it is said that his nails were a treatise and his hair a discourse

Trảo Tháp,爪塔, Tháp thờ móng tay móng chân và tóc của Đức Phật do trưởng giả Cấp Cô Độc dựng lên. Đây là khởi thủy của việc dựng tháp trong đạo Phật—A stupa or reliquary, for preserving and honouring the nails and hair of the Buddha, said to be the first Buddhist stupa raised

Trảo Thượng: Trảo Độ—Theo Kinh Niết Bàn, số lượng đất mà mình có thể nhét vào đầu móng chân so với số lượng đất trên toàn thế giới, nó ít ỏi ví như sự hiếm hoi được tái sanh làm người hay được nhập Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra, the quantity of earth one can put on a toe-nail, i.e. in proportion to the whole earth in the world, such is the rareness of being reborn as a human being, or according to the Nirvana Sutra, of attaining Nirvana.

Trảo Tịnh,爪淨, Trái cây, một trong năm loại “tịnh thực”—Nail “cleaned,” i.e. fruit, etc, that can be peeled with the nails, one of the five kinds of clean food

Trạo: See Trạo Cử.

Điệu Cử,掉擧, Những phiền não khiến cho tâm xao xuyến không an tĩnh—Restlessness—Ambitious—Unsettled

Điệu Hối,掉悔, Cái tâm bất mãn hay trạo cử và ăn năn hối hận, cùng với những phiền não khiến cho tâm không an tĩnh—Discontent and regret, ambition and ripening

Điệu Tán,掉散, Một trong năm triền cái. Ba nghiệp thân khẩu ý không trong sạch, thường thích lăng xăng huyên náo (Thân trạo là thích du chơi các trò hài hước, không ngồi yên tĩnh được lúc nào; khẩu trạo là thích ngâm nga ca hát, tranh cãi thị phi, làm những cuộc hý luận vô ích bằng những ngôn ngữ thế gian; ý trạo là tâm tính phóng dật, buông thả cho bám vào chư duyên)—One of the five hindrances, unsteady in act, word, and thought; unreliable

Trầm Đàn,沈檀, Agaru or Aguru (skt)—Cây trầm hương và chiên đàn hương—Sandalwood incense

Trầm Hương,沈香, Agaru (skt)—Aloe wood

Trầm Không,沈空, Rơi vào chấp không (Bồ Tát Đại Thừa ở thất địa vào cuối a tăng kỳ thứ hai chuyên tu tập vô tướng quán, trên không có Bồ Đề để mà cầu, dưới không có chúng sanh để mà tế độ. Các Bồ Tát độn căn khiếp nhược chấp trước vào “không tướng” nầy mà bỏ đại hạnh lợi mình lợi người, nên gọi là thất địa trầm không nạn)—To sink into emptiness, or uselessness

Trầm Lặng: Calm—Quiet.

Trầm Luân,沈淪, Universal suffering—To be overload with misfortune

Trầm Miên: Deep in sleep.

Trầm Minh,沈冥, Chìm trong biển sanh tử, tối tăm trong cõi vô minh—Sunk in the gloom of reincarnations and ignorance

Trầm Ngâm,沈吟, Pensive

Trầm Thủy Hương: Aguru (skt)—A Già Lư, một loại cây mà gỗ của nó được dùng làm nhang thơm để đốt (lõi chìm gọi là trầm hương, phần chìm một nửa là sạn hương, phần nổi trên mặt nước thì gọi là hoàng thục hương)—Lignum aloe tree the wood of which is used as incense.

Trân: Quý báu—Precious—Rare.

Trân Bảo,珍寶, A pearl—Jewel—Precious thing

Trân Châu,真珠, pearl

Trân Quý Những Hành Động Thiện Lành: Appreciate one’s wholesome actions.

Trân Trân: To remain motionless.

Trân Trọng: Trân quý như của báu—To esteem and treat as precious—Respectfully.

Trân Vực,珍域, Khu Vực quý báu, hay cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà—The precious region, or Pure Land of Amitabha

Trấn:

1) Thị trấn: A market town—A town.

2) Trấn giữ: To guard—To protect—To watch over.

Trấn Đầu Ca,鎭頭迦, Tinduka (skt)—Cây Hồng—The persimmon

Trấn Đầu Ca La: Hai loại trái cây—Two kinds of fruits.

1) Trấn Đầu: Thiện quả—Good fruit.

2) Ca La: Độc quả—Poisoned fruit.

Trấn Định Loạn Tâm: To calm one’s agitated mind.

Trấn Thủ:

1) See Trấn (2).

2) Vị Thần giữ chùa: A deity who guards or watchs over a monastery.

Trấn Tĩnh: To control oneself—To settle—To calm.

Trần: Guna (skt).

(I) Nghĩa của Trần—The meanings of “Guna”

1) Theo Phạn ngữ, guna có nghĩa là một yếu tố phụ, một phần phụ thuộc của ngũ đại, thí dụ như âm thanh là trần và lổ tai là căn: In sanskrit, guna means a secondary element, a quality, an attribute of the five elements, e.g. ether has sabda or sound for its guna and the ear for its organ.

2) Theo Hoa ngữ, trần có nghĩa là một nguyên tố thật nhỏ: In Chinese it means dust, small particles, molecules, atoms, exhalations. It may be interpreted as an atom, or as an active, conditioned principle in nature, minute, subtle.

3) Nói chung “trần” chỉ tất cả sự vật trong thế gian làm nhơ bẩn chân tính: Generally speaking defiling to pure mind; worldly; earthly, the world.

4) Trần có nghĩa là một đối tượng của giác quan hay đối tượng của tâm: Arammana (p)—Alambana (skt)—Also means an object of sense or object of the mind—See Lục Trần.

5) Trần còn có nghĩa là phạm vi, lãnh vực, sự thích thú của giác quan hay đối tượng giác quan: Visayo (p)—Vishaya (skt)—The realm, domain, or indulgence of the senses or an object of senses—See

(II) Phân loại “trần”—Categories of “guna”

1) Ngũ Trần: The objects of the five senses.

2) Lục Trần: The six objects—See Lục Trần.

Trần Ai,塵埃, Dust

Trần Biểu,塵表, Bên ngoài của thế giới trần tục hay giáo thuyết nhà Phật—Outside of the secular, i.e. the doctrine of Buddha

Trần Cảnh,塵境,

1) Bụi trần: Worldly dust.

2) Hoàn cảnh xung quanh: World—Environment.

3) Cái đối lại với tâm sở của lục trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp (do trần cảnh tác động vào sáu căn mà làm cho mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thể đụng chạm, và ý suy xét): The environment of the six gunas or qualities of sight, sound, smell, taste, touch, and thought.

Trần Cấu,塵垢, Tên gọi chung của phiền não (cảnh trần nhơ bẩn nhập vào căn làm cho thân tâm nhơ bẩn mà gây nên phiền não)—Material, or phenomenal defilement; the defilement of the passions

Trần Châu,塵洲, Các thế giới nhiều như những nguyên tử hay cát bụi—Worlds as numerous as atoms

Trần Dục,塵欲, Dục vọng liên hệ tới lục trần—The desires connected with the six gunas

Trần Duyên,塵緣, Cảnh của lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là những sở duyên làm nhơ bẩn tâm tính; hay sự phối hợp giữa lục căn và lục trần, mà lục trần là yếu tố chính—The circumstances or conditions environing the mind created by the six gunas. Conditioning environment and natural powers in which environment plays a main role

Trần Đạo,塵道, Cõi uế độ (theo tông Hoa Nghiêm, trong từng hạt bụi của thập phương hư không đều có thế giới gọi là thế giới trần đạo, tức là ở mỗi đầu sợi lông đều có thế giới, có Phật)—The dusty path, the phenomenal world, or worlds

Trần Điểm Kiếp,塵點劫, Còn gọi là Kiếp Giọt Bụi—Một kiếp vô tận không thể tính đếm được (có hai loại: 3.000 trần điểm kiếp và 5.000 trần điểm kiếp)—A period of time as impossible of calculation as the atoms of a ground-up world, an attempt to define the indefinite

Trần Hương,塵鄕, Quê hương của lục trần hay cõi luân hồi sanh tử—The native place or home of the six gunas, i.e. that of transmigration

Trần Khí Dược,陳棄藥, Còn gọi là Hủ Lạn Dược, hay loại thuốc thối rữa (Các nhà cựu luật Nam Sơn dựa vào Tăng Kỳ Luật mà cho rằng đây là nước tiểu và phân)—Purgative medicines

Trần Lao,塵勞,Secular work, afflictions

1) Làm việc vất vả mệt nhọc: Worldly toil—Dusty toil—Secular work.

2) Tên khác của phiền não: Another name for illusion, the trouble of the world, the passions.

Trần Lụy:

1) Những khổ lụy của cuộc đời: Pains of life.

2) Nghiệp của dục vọng làm rối loạn tâm trí: The passion-karma which entangles the mind.

Trần Na,陳那, Dignaga, or Dinnaga (skt)

1) Tên một vị Bồ Tát, còn gọi là Đồng Thọ hay Vực Long, người miền nam Ấn Độ, sanh ra trong một gia đình Bà La Môn. Lúc đầu ngài tu theo Độc Tử Bộ (Vatsiputriya), rồi sau tự mình ngã theo giáo lý Đại Thừa. Lúc ngài lưu lại đại tu viện Na Lan Đà, ngài đã đánh bại lý luận của một nhà luận lý nổi tiếng Bà La Môn tên là Sudurjaya trong một cuộc tranh luận tôn giáo. Ngài cũng chu du đến Odivisa (Orissa) và Maharattha và có các cuộc tranh luận với các học giả ở đây. Ngài là một đại luận sư về Nhân Minh Chính Lý, vào khoảng từ năm 500 đến 550 sau Tây Lịch. Ngài là sơ tổ của tông Nhân Minh. Trong lịch sử luận lý học của Phật giáo, tên tuổi của Trần Na chiếm một vị trí nổi bật. Ngài là người sáng lập ra lý luận Phật giáo, được gọi là cha đẻ của luận lý học Trung cổ. Ngài được xem là tác giả của khoảng trên 100 bộ luận về luận lý học. Hầu hết các bộ luận nầy hiện còn được lưu lại qua các bản dịch chữ Hán. Theo Nghĩa Tịnh thì những bộ luận của Trần Na được dùng làm sách giáo khoa về lý luận vào thời của ông. Trong số các tác phẩm quan trọng của Trần Na có cuốn Tập Lượng Luận (Pramanana-samuccaya), tác phẩm vĩ đại nhất của ngài, Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận (Nyaya-pravesa), và nhiều bộ khác: A native southern India, in a Brahmin family. He was the great Buddhist logician, around 500-550 A.D., founder of the new logic. In the history of Buddhist logic, the name of Dinnaga occupies a pre-eminent place. He is the founder of Buddhist logic and has been called the Father of Medieval Nyaya as a whole. He was first a Hinayanist Buddhist of the Vatsiputriya sect and later devoted himself to the teachings of Mahayanism. When he stayed at the Nalanda Mahavihara, he defeated a Brahmin logician named Sudurjaya in a religious discussion. He also toured the provinces of Odivisa (Orissa) and Maharattha, holding religious contests with scholars. Dinnaga is credited with the authorship of about a hundred treatises on logic. Most of these are still preserved in Chinese translations. I-Ch’ing says that Dinnaga’s treatises on logic were read as text-books at the time of his visit to India. Among the most important works of Dinnaga are the Pramanana-samucaya, his greatest work, theNyaya-pravesa, the Hetucakra-damaru, the Pramana-sastra-nyayapravesa, the Alambana-pariksa and several others.

2) Còn được biết như là bậc lướt thắng tất cả, đây cũng là danh hiệu của Đức Phật: He is also known as Jina, the victorious, the overcomer, a title of a Buddha.

Trần Na La,塵那羅, Dinara (skt)—Đồng tiền Đi Na của các xứ Trung Đông—A coin—A gold coin (used in the Middle-East countries)

Trần Sa,塵沙, Nhiều vô số kể như bụi trần và cát. Một trong ba mê hoặc mà Tông Thiên Thai lập ra gọi là trần sa, hay những chướng ngại mà Bồ Tát gặp phải trên đường giáo hóa chúng sanh nhiều vô số kể; còn có nghĩa là pháp môn mà Bồ Tát dùng để giáo hóa chúng sanh thông đạt có nhiều như cát bụi (nhưng chúng sanh tâm trí mê muội không thể thông đạt mà cứ tiếp tục lăn trôi trong luân hồi sanh tử)—Dust and sand, i.e. numberless as the atoms. T’ien-T’ai uses the term as one of the three illusions, i.e. the trial of the Bodhisattva in facing the vast amount of detail in knowledge and operation required for his task of saving the world—See Tam Hoặc

Trần Sa Hoặc,塵沙惑, Delusion of “dust and sand.

Trần Sát,塵刹, Gunaksetra (skt)

1) Vô số thế giới như vô số nguyên tử hay bụi trần: Innumerable worlds as innumerable atoms (dust).

2) Cõi nước: Field of qualities—Countries.

3) Tội lỗi: Certain sins.

Trần Thế,塵世, Worldly—Worldliness

Trần Tình: To make known of one’s feelings.

Trần Trần Sát Thổ,塵塵刹土,

1) Vô số quốc độ: Numberless lands.

2) Trong mỗi hạt vi trần, chứa cả một thế giới: In every grain, or atom, there is a whole realm.

Trần Trần Tam Muội,塵塵三昧, Trong một vi trần nhập vào nhất thiết tam muội gọi là trần trần tam muội (theo Kinh Pháp Hoa, trong một vi trần nhập vào tam muội, thành tựu nhất thiết vi trần định, mà vi trần đó cũng không tăng lên, đối với từng phổ hiện khó suy tính hết)—According to the Lotus Sutra, the samadhi in which, in a moment of time, entry is made into all samadhis.

Trần Tục: Human life—World.

Trần Võng: Lưới lục trần làm vướng mắc lục căn—The net of the six gunas, i.e. those connected with the six senses.

Trần Vọng,塵妄, Không sạch là trần, không thực là vọng; trần vọng ám chỉ tất cả cảnh giới sinh tử—Impure and false, as are all temporal things

Tri:

· Biết: Vijna (skt)—To know.

· Biết: Jnanam or Jnapti (p)—Knowing—Understanding—Learning—Apprehension.

Tri Ân,知恩, To be grateful

Tri Căn,知根,

1) Ngũ căn: Five organs of perception.

2) Bồ Tát biết rõ căn cội và khả năng của chúng sanh nên không còn sợ hãi—To know the roots or capacities of all beings as do Bodhisattva; therefore, they have no fear.

Tri Đạo: Người biết đạo cứu độ chúng sanh—One who knows the path to salvation.

Tri Đạo Giả,知道者, Người biết con đường cứu độ chúng sanh, một danh hiệu của Đức Phật—The one who knows the path to salvation, an epithet of the Buddha

Tri Điện: Vị Tăng chăm sóc điện thờ Phật—The warden of a temple—Supervisor of the Buddha Hall.

Tri Giả,知者, Thể của thần ngã trong thân thể con người có thể biết được sự vật—The knower, the cognizer, the person within who perceives

Tri Giác,知覺, Consciousness—Perception—Apprehension

Tri Hành: To know and to execute.

Tri Hô: To shout for help.

Tri Hữu: Close friend.

Tri Kỷ,知己, Friend in need

Tri Khách,知客, Vị Tăng coi về việc tiếp khách—The director of guests in a monastery—Guest supervisor

Tri Khố,知庫, Khố Đầu—Người trông coi kho của tự viện—The bursar of a monastery

Tri Khổ Đoạn Tập,知苦斷集, Biết được cái khổ của sống chết quả báo thì phải đoạn trừ các nhân duyên tạo ra các mối khổ—To know the dogma of suffering and be able to cut off its accumulation

** For more informatio, please see Tứ Diệu Đế.

Tri Kiến,知見, Nanam (p)—Jnana (skt)—Biết khi thấy—Wisdom—Knowledge—To know by seeing—The function of knowing—becoming aware—Intellection—Views—Doctrines

· Tri kiến: Trí thông thường của thế gian—Ordinary world knowledge.

· Biết: Trí tương đối: Knowledge of relativevity.

· Trí thù thắng: Transcendental knowledge.

Tri Kiến Ba La Mật,知見波羅蜜, Parajnaparamita (skt)—Trí Tuệ Bát Nhã—Wisdom paramita

Tri Kiến Bất Nhị: Advaya-jnatritva (skt)—Tri kiến không nghĩ đến nhị biên—Nondualistic knowledge (the knowledge without thinking of extremes)—The knowledge of non-duality.

Tri Kiến Phật: Buddha-jnana (p)—Tri kiến Phật hay sự hiểu biết thuần tịnh hay cái thấy của tánh giác—Buddha’s knowledge.

Tri Kiến Tâm Linh: Spiritual knowledge.

Tri Kiến Thanh Tịnh: Purification by Knowledge and Vision—See Tứ Thánh Quả (B).

Tri Kiến Thế Tục: Worldly knowledge.

Tri Kiến Trực Giác: Cintamaya-panna (p)—Intuitional knowledge.

Tri Kiến Vô Ngôn: Nonverbal knowledge.

Tri Lễ,知禮,

1) Biết nghi thức lễ lạc: Knowing the right modes of respect or ceremonial.

2) Tri Lễ tức ngài Pháp Trí Tôn giả, một danh Tăng vào thế kỷ thứ mười đời Tống. Người đời sau gọi ngài là đại sư Tứ Minh (tên của tự viện nơi ngài trụ trì). Sư là một đệ tử của tông Thiên Thai—Chih-Li, name of a famous tenth-century monk of the Sung dynasty, Ssu-Ming, so called after the name of his monastery, a follower of the T’ien-T’ai school.

Tri Liêu,知寮, Người trông nom phòng ốc trong tự viện—The warden of the monasterial abodes

Tri Luận,知論, Tên khác của Bát Nhã—Another name for the prajnaparamita

Tri Lực: Comprehension.

Tri Ngộ: Biết nhau và tiếp đãi nhau chu đáo—To know and to treat each other well.

Tri Nhứt Thiết Chúng Sanh Trí: Trí huệ Phật biết tất cả nghiệp của chúng sanh—The Buddha-wisdom which knows the karma of all beings.

Tri Nhứt Thiết Pháp Trí: Trí huệ Phật hiểu biết vạn hữu và phương cách cứu độ—The perfect understanding of omniscience regarding the laws of universal salvation—The Buddha-wisdom of knowing everything or method of salvation.

Tri Nhứt Thiết Thế Gian Trí: Toàn trí—The perfect understanding of omniscience regarding all living beings.

Tri Pháp:

1) Tri Pháp Hiển Giáo: Người biết được các nghĩa thâm sâu của kinh điển—In the exoteric sects, to know the deep meaning of the sutras.

2) Tri Pháp Mật Giáo: Người biết được sự tướng bí mật—In the esoteric sects, to know the mysteries.

Tri Quá: To know one’s fault.

Tri Sự,知事, Karmadana (skt)—Vị sư chăm sóc hết mọi sự trong tự viện, chỉ dưới quyền vị sư trụ trì—The director (manager) of affairs in a monastery, next below the abbot (whose office locates on the east side of the monastery)

Tri Sự Đầu Thủ: Tri sự và Đầu thủ, hai dịch Tăng trong tự viện—Two co-directors in a monastery, one on the east and the other on the west side of the monastery.

1) See Tri Sự.

2) See Đầu Thủ.

Tri Thế Gian,知世間, Lokavid (skt)—Lô Ca Bị—Người biết hết các pháp của thế gian, một trong mười danh hiệu của Đức Phật—One who knows the world, one of the ten characteristics of a Buddha

Tri Thức,知識,

1) Hiểu Biết: Knowledge—Learning—Perception—To know and perceive.

2) Những tư tưởng sai lạc của người chưa giác ngộ: False ideas produced in the mind by common or unenlightened knowledge.

3) Những người mình quen biết: A friend—An intimate—Acquaintance.

Tri Thức Bất Toàn: Imperfect intellection—Đức Phật dạy: “Vô minh bị chất chứa càng lúc càng nhiều them do bởi cái tri thức bất toàn từ vô thỉ là nguồn gốc của tâm.”—The Buddha taught: “Ignorance accumulated over and over again owing to imperfect intellection since the infinite past is the origin of the mind.”

Tri Thức Chúng,知識衆, A body of friends, all you friends

Tri Thức Hữu: Thiện hữu tri thức—Người bạn thân thiết có thể giúp chúng ta thông hiểu chân lý—A friend or an intimate who can help us to understand the truth—For more information, please see Thiện Hữu Tri Thức in Vietnamese-English Section.

Tri Thức Luận: Epistemological questions—Về tri thức luận, Phật giáo không bàn đến nhiều như các triết học khác. Đối với nguồn gốc của nhận thức, Phật giáo nhìn nhận có thế giới của cảm giác hay thế giới hiện lượng (Pratyaksa-pramana); thế giới của suy luận hay thế giới tỷ lượng (Anumana); thế giới của trực giác thuần túy hay thế giới thiền định (dhyana). Như vậy, các giác quan, lý tính và kinh nghiệm nội tại sẽ cung ứng cho nội dung của tri thức. Ngoài ra, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể viện tới Thánh Giáo Lượng (Agama) tức ngôn ngữ được phát ra từ thế giới của giác ngộ viên mãn (Bodhi), nghĩa là ngôn ngữ của Phật, đấng giác ngộ—Concerning epistemological questions, Buddhism has much more to say than any other philosophy. As sources of cognition Buddhism recognizes the world of sensation (Pratyaksa-pramana), the world of inference (anumana) and the world of pure intuition (dhyana). Thus sense-data, reason and inner experience resulting from intuition will all provide the content of knowledge. Besides these we can appeal in every case to the Word that has been uttered from the world of perfect enlightenment (Bodhi), i.e., the Buddha (the Enlightened).

Tri Tình: To know the situation.

Tri Túc,知足,

· Biết đủ và thỏa mãn với những gì mình có ngay trong lúc nầy. —Satisfy with what we have at this very moment—

· Đức Phật tán dương cuộc sống đơn giản, cuộc sống đơn giản dẫn đến việc mở mang tâm trí con người. Chính vì thế mà Đức Phật luôn thuyết giảng sự lợi ích cho các thầy Tỳ Kheo về tri túc trên những món như sau: Y áo mà các thầy nhận được, dù thô hay dù mịn; đồ cúng dường hay thực phẩm các thầy nhận được, dù ngon hay không ngon; nơi ở mà các thầy nhận được, dù đơn sơ hay sang trọng. Ai mà mãn ý với ba điều trên đây có thể giảm được lòng ham muốn và đồng thời in sâu vào tâm khảm những thói quen của một cuộc sống đơn giản—The Buddha extols simple living as being more conducive to the development of one’s mind. Thus, the Buddha always preaches the self-contentment for the benefit of the Bhikkhus as follow: The robes or clothes they receive, whether coarse or fine; alms or food they receive, whether unpalatable or delicious; the abodes or houses they receive, whether simple or luxurious. Those who satisfy with these three conditions can reduce the desires, and at the same time develop the habits and values of simple living.

Tri Túc Thiên,知足天, Tusita (skt)—Đâu Suất Đà—Tầng trời Đâu Suất, cõi trời Tri Túc hay cõi Tịnh Độ của Đức Di Lặc, nơi mà chư Bồ Tát tái sanh vào trước khi sanh vào cõi Phật—The fourth Devaloka, Maitreya’s heaven of full knowledge, where all Bodhisattvas are reborn before rebirth as Buddhas

Tri Túc Viện: Nội điện của Tri Túc Thiên—The inner court of the tusita.

Tri Vô Biên Chư Phật Trí,知無邊諸佛智, Biết được trí vô biên của chư Phật hay biết những lời Phật dạy cũng như cách cứu độ chúng sanh—To have the infinite Buddha-wisdom (knowing the Buddha-worlds and how to save the beings)

Tri Vô Ngại Chư Phật Trí: Thông hiểu tri kiến Phật—The perfect understanding of omniscience regarding all Buddha wisdom.

Trí: Jnana or Buddhi (skt)—Nhã Na—Xà Na.

(I) Nghĩa của “Trí”—The meanings of “Jnana”

· Vidya (skt)—Kiến thức—Knowledge.

· Vijnana (skt)—Trí Huệ—Wisdom arising from perception or knowing—Mind—Wit.

· Jnana (skt)—Trí huệ Bát Nhã—Wisdom Paramita—Đối với đạo lý của hết thảy sự vật có khả năng đoán định phải trái chánh tà—Decision or judgment as to phenomena or affairs and their principles, of things and their fundamental laws.

· Đến hay đạt đến: To reach—To arrive.

· Ưu việt: Utmost—Perfect.

· Đôi khi khó mà vạch ra một cách rõ ràng sự khác biệt giữa Buddhi và Jnana, vì cả hai đều chỉ cái trí tương đối của thế tục cũng như trí siêu việt. Trong khi Prajna rõ ràng là cái trí siêu việt: The difference between Buddhi and Jnana is sometimes difficult to point out definitively, for they both signify worldly relative knowledge as well as transcendental knowledge. While Prajna is distinctly pointing out the transcendental wisdom.

(II) Những lời Phật dạy về “Trí” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Jnana” in the Dharmapada Sutra:

1) Ngu mà tự biết ngu, tức là trí, ngu mà tự xưng rằng trí, chính đó mới thật là ngu—A foolish man who knows that he is a fool, for that very reason a wise man; the fool who think himself wise, he is indeed a real fool (Dharmapada 63).

2) Người trí dù chỉ gần gủi người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu ngay được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi dù mới tiếp xúc với canh trong khoảnh khắc, đã biết ngay được mùi vị của canh—An intelligent person associates with a wise man, even for a moment, he will quickly understand the Dharma, as the tongue tastes the flavour of soup (Dharmapada 65).

3) Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng, ưa nghe Thánh nhân thuyết pháp—Those who drink the Dharma, live in happiness with a pacified mind; the wise man ever rejoices in the Dharma expounded by the sages (Dharmapada 79).

4) Người tưới nước lo dẫn nước, thợ làm cung tên lo uốn cung tên, thợ mộc lo nẩy mực đo cây, còn người trí thì lo tự điều phục lấy mình—Irrigators guide the water to where they want, fletchers bend the arrows, carpenters control their timber, and the wise control or master themselves (Dharmapada 80).

5) Như ngọn núi kiên cố, chẳng bao giờ bị gió lay, cũng như thế, những lời hủy báng hoặc tán dương chẳng bao giời làm lay động người đại trí—As a solid rock is not shaken by the wind; likewise, the wise are not moved by praise or blame (Dharmapada 81).

6) Như nước hồ sâu, vừa yên lặng trong sạch, những người có trí tuệ sau khi nghe pháp, tâm họ cũng thanh tịnh và yên lặng—Water in a deep lake is clear and still; similarly, on hearing the Buddha teachings, the wise become extremely serene and peaceful (Dharmapada 82).

7) Người lành thường xa lìa mà không bàn đến những điều tham dục. Kẻ trí đã xa lìa niệm lự mừng lo, nên chẳng còn bị lay động vì khổ lạc—Good people give up all attachments, they don’t talk about sensual craving. The wise show neither elation nor depression; therefore, they are not affected by happiness or sorrow (Dharmapada 83).

8) Không vị tình thiên hạ, cũng không vị tình một người nào, người trí không làm bất cứ điều gì sai quấy: không nên cầu con trai, sự giàu có, vương quốc bằng việc sai quấy; không nên cầu mong thành công của mình bằng những phương tiện bất chánh. Được vậy mới thật là người đạo đức, trí tuệ và ngay thẳng—Neither for the sake of oneself, nor for the sake of another, a wise man does nothing wrong; he desires not son, wealth, or kingdom by doing wrong; he seeks his own success not by unjust means, then he is good, wise and righteous (Dharmapada 84).

9) Con thiên nga chỉ bay được giữa không trung, người có thần thông chỉ bay được khỏi mặt đất, duy bậc đại trí, trừ hết ma quân mới bay được khỏi thế gian nầy—Swans can only fly in the sky, man who has supernatural powers can only go through air by their psychic powers. The wise rise beyond the world when they have conquered all kinds of Mara (Dharmapada 175).

Trí Ba La Mật,智波羅蜜, Prajna-paramita (skt)—Paramita wisdom—See Trí Độ

Trí Bi,智悲, Trí Đức và Bi Đức, hai trong ba đức của Phật—All-knowing and all-pitying qualities of a Buddha, two of the three virtues or qualities of a Buddha

** For more information, please see Tam Đức (D).

Trí Biện,智辯,

1) Trí tuệ và khả năng biện biệt: Wisdom and dialectic power.

2) Sự biện biệt khôn ngoan: A wise discrimination.

3) Sự biện biệt bằng trí tuệ: Argument from knowledge.

Trí Cảnh,智境, Jnana-darpanna (skt)—Vật thể, hoàn cảnh hay điều kiện bên ngoài làm môi giới cho trí quán sát (trí là cái tâm năng quán, cảnh là pháp ở bên ngoài ta)—The objects ( or states, or conditions) of wisdom

Trí Chánh Giác: Buddha’s mind.

Trí Chân: Toàn chân—Perfect truth.

Trí Chiếu Sáng: Illuminated or enlightened intellect.

Trí Chử:

1) Búa hay chày trí tuệ: The wisdom hammer (búa).

2) Tên khác của Kim Cương chùy: Another name for the vajra or diamond club.

Trí Chứng,智證, Dùng thực trí mà chứng đắc niết bàn—Wisdom assurance—The wisdom which realizes nirvana

Trí Chướng (Sở Tri Chướng): Worldly wisdom is a hindrance to true wisdom.

Trí Cự,智炬, Ngọn đuốc trí tuệ (sự sáng suốt của trí tuệ giống như ngọn đuốc)—A torch of wisdom

Trí Diệu,智妙, Mật trí giúp phơi bày chân lý—Mystic knowledge which reveals spiritual realities

Trí Dục: Intellectual education (cultivation or culture).

Trí Đao:

1) Lưỡi kiếm trí tuệ: The sword of knowledge.

2) Trí tuệ của người tu sắc bén như lưỡi kiếm (có khả năng chặt đứt khổ đau phiền não): Knowledge like a sword.

Trí Đoạn,智斷, Trí đức và đoạn đức làm sáng tỏ chân lý và đoạn diệt phiền não—Mystic wisdom which attains absolute truth and cuts off misery

Trí Độ,智度, Prajna paramita (skt)—Độ thứ sáu trong lục độ Ba La Mật, trí huệ Ba La Mật có công năng đưa hành giả đến Niết Bàn—Wisdom which brings men to nirvana, the sixth of the six paramitas

Trí Độ Luận,智度論, Maha-Prajnaparamita Sastra (skt)—Đại Trí Độ Luận—Luận về Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đây là một tác phẩm triết học nổi tiếng của Phật Giáo Đại Thừa—Sastra (Commentary) on the Prajna paramita sutra. It is a famous philosophical Mahayana work.

Trí Đức,智德, Trí và đức—Intellectual and virtue—Merit (potency) of perfect knowledge

Trí Giả,智者,

(I) Nghĩa của Trí Giả—The meaning of Knower:

1) Người trí: Knower—Wise man.

2) Trí Giả hay Trí Khải: Trí Giả hay Trí Khải, người sáng lập tông phái Thiên Thai bên Trung Quốc—Chih-Che or Chih-K’ai, founder of the T’ien-T’ai sect in China—See Trí Khải, and Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Trí Giáo: Toàn Giáo—Complete or perfect teaching.

Trí Giới,智界, Trí giới là lý trí tương đối, đối lại với lý giới—The realm of knowledge, in contrast with that of fundamental principles of law (Lý giới)

Trí Hải,智海, Tên của Hòa Thượng Trí Hải, người đã đôn đốc trùng tu chùa Quốc Ân vào năm 1805 với sự đóng góp 300 lạng bạc của Công Chúa Long Thành, chị vua Gia Long—Name of Most Venerable Trí Hải who supervised the reconstruction of Quốc Ân temple in 1805 through the contribution of Princess Long Thành, an elder sister of king Gia Long, who offered 300 ounces of silver.

Trí Hạnh Của Bậc Giác Ngộ: The knowledge of the enlightened.

Trí Hạnh Như Lai: The knowledge of Tathagata.

Trí Hỏa,智火, Ngọn lửa trí tuệ có công năng đốt cháy khổ đau phiền não—The fire of wisdom which burns up misery

Trí Hoặc,智惑, Trí tuệ và sự nghi hoặc—Wisdom and delusion

Trí Huệ: Jnana (skt)—Wisdom—See Trí Tuệ.

Trí Huệ Ba La Mật: Prajna-paramita (skt)—Wisdom-paramita.

1) See Bát Nhã.

2) Trí huệ Ba la mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đoạn trừ tận gốc rễ bóng tối của si mê. Trong các phiền não căn bản thì si mê là thứ phiên não có gốc rễ mạnh nhất. Một khi gốc rễ của si mê bị bật tung thì các loại phiền não khác như tham, sân, chấp trước, mạn, nghi, tà kiến, đều dễ bị bật gốc. Nhờ có trí huệ Ba La Mật mà chúng ta có khả năng dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh si mê. Để đạt được trí huệ Ba La Mật, hành giả phải nỗ lực quán chiếu về các sự thực vô thường, vô ngã, và nhân duyên của vạn hữu. Một phen đào được gốc vô minh, không những hành giả tự giải thoát tự thân, mà còn có thể giáo hóa và hướng dẫn cho những chúng sanh si mê khiến họ thoát ra khỏi vòng kềm tỏa của sanh tử—The prajna-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we eradicate the darkness of ignorance. Among the basic desires and passions, ignorance has the deepest roots. When these roots are loosened, all other desires and passions, greed, anger, attachment, arrogance, doubt, and wrong views are also uprooted. In order to obtain wisdom-paramita, practitioner must make a great effort to meditate on the truths of impermanence, no-self, and the dependent origination of all things. Once the roots of ignorance are severed, we can not only liberate ourselves, but also teach and guide fooloish beings to break through the imprisonment of birth and death.

3) For more information, please see Lục Độ Ba La Mật, and Trí Tuệ in Vietnamese- English Section.

Trí Huệ Bát Nhã: Prajna-paramita (skt)—Transcendental knowledge—See Trí Huệ Ba La Mật.

Trí Tuệ Hải,智慧海, Trí tuệ của Như Lai sâu rộng giống như biển—Buddha-wisdom deep and wide as the ocean

Trí Huệ Không Cấu Chướng: Unfettered knowledge.

Trí Tuệ Kiếm,智慧劍, The sword of wisdom

Trí Huệ Kiện Toàn: Perfect knowledge.

Trí Tuệ Lực,智慧力, Wisdom—Insight

Trí Tuệ Môn,智慧門, Cửa ngõ đi vào trí tuệ hay quyền trí là cửa vào thực trí—The gate of Buddha-wisdom which leads to all truth

** For more information, please see Nhị Trí Viên Mãn.

Trí Huệ Nhật: Jnana bhaskara (The sun of knowledge.

Trí Huệ Nhị Biên: Dualistic wisdom.

Trí Huệ Phật: Tathata-jnanabuddha (skt)—Buddha-wisdom—Great wisdom.

Trí Huệ Quán: Một trong ngũ quán của Đức Quán Thế Âm, dùng trí tuệ chân thực để quán sát lý thực tướng—One of the five types of meditation of Kuan-Shi-Yin, insight into reality.

** For more information, please see Ngũ Quán (3).

Trí Huệ Quang Minh: Wisdom or mental light.

Trí Tuệ Quang Phật,智慧光佛, Tên gọi tắt của Đức Phật A Di Đà (vì Đức Phật nầy có đủ trí huệ quang minh)—Wisdom Light Buddha, an abbreviated name for Amitabha Buddha

** For more information, Please see A Di Đà.

Trí Huệ Qui Ước: Conventional wisdom.

Trí Huệ Thù Thắng: Parama-panna (p)—Parama-prajna (skt)—Transcendental wisdom—Highest wisdom.

Trí Huệ Thủy: Trí huệ thủy có công năng gột rửa tất cả những uế trược của dục vọng—The water of wisdom, which washes away the filth of passion.

Trí Huệ Tối Hậu: Ultimate wisdom.

Trí Hữu Sư: Văn Tư Tu—Knowledge or wisdom that comes from listening to the dharma, reflection and cultivation.

Trí Khôn: Intelligence.

Trí Kiếm: Trí huệ Kiếm—Lưỡi kiếm trí huệ. Trí tuệ thanh tịnh, có khả năng cắt đứt dục vọng phiền não và dứt tuyệt sinh tử—The sword of wisdom, which cuts away passion and severs the link of transmigration.

Trí Kính,智鏡, The mirror of wisdom

Trí Lực,智力,

1) Trí Tuệ và Thần Lực: Knowledge and supernatural power.

2) Năng lực của trí tuệ: Power of knowledge.

3) Hành giả (tu thiền) có đủ năng lực xử

dụng mật trí: The efficient use of mystic

knowledge.

Trí Lý: Nguyên tắc toàn hảo hay luật căn bản—The utmost principle, the fundamental law.

Trí Mẫu,智母, Giác Mẫu hay bà mẹ sanh ra trí tuệ—Wisdom-mother—The mother of knowledge

Trí Mệnh: To risk (venture) one’s life.

Trí Môn,智門, Trí huệ Phật hay con đường dẫn đến giác ngộ Bồ Đề (bao gồm tất cả các đức tự lợi)—Wisdom gate, or Buddha-wisdom, or the way of enlightenment

** For more information, please see Nhị Môn (D).

Trí Môn Quang Tộ Thiền Sư: Zen master Kuang-Zuo-Zhi-Men—See Quang Tộ Trí Môn Thiền Sư.

Trí Na: Cina (skt)—Trung Hoa—China.

Trí Na Bộc Để: Cinapati (skt).

1) Vị chúa từ Trung Hoa được nói đến trong Tây Vực Ký: Lord from China, said in the Record of Western Lands to have been appointed by the Han rulers.

2) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Cinapati là một vương quốc nhỏ nằm về phía tây bắc của Ấn Độ (gần Lahore bây giờ) mà dân chúng của vương quốc nầy đoan chắc rằng những vị vua đầu tiên của họ đến từ Trung Quốc: According to Eitel in the Dictionary of Chinese Buddhist Terms: A small kingdom northwest of India (near Lahore) the inhabitants of which asserted that their first kings had come from China.

Trí Não: Brain.

Trí Năng: Intellect.

Trí Năng Sâu Sắc: Intellectual discernment.

Trí Ngại,智礙, Sở Tri Chướng hay phiền não làm trở ngại trong việc đạt thành trí huệ Phật (vô minh làm trở ngại giác ngộ Bồ Đề)—Obstacles to attaining Buddha-wisdom (Original ignorance—Căn bản vô minh)

Trí Nghiễm,智儼, Vị Tổ thứ tư của trường phái Hoa Nghiêm, vào khoảng từ năm 600 đến 668 sau Tây Lịch dưới đời nhà Đường—Fourth patriarch of the Hua-Yen school around 600-668 A.D. during the T’ang dynasty

Trí Ngôn: Toàn ngữ hay những lời giải thích hoàn toàn—Perfect words, words of complete explanation.

Trí Nguyệt,智月, Jnanacandra (skt)

1) Trí tuệ sáng như ánh trăng: Knowledge bright as the moon.

2) Trí Nguyệt là tên của một vị thái tử người xuất gia trở thành một nhà sư vào khoảng năm 625 sau Tây Lịch: Jnanacandra, name of a prince of Karashahr who became a monk around 625 A.D.

Trí Nhàn Hương Nghiêm Thiền Sư: Zen Master Zhi-Xian—See Hương Nghiêm Thiền Sư.

Trí Nhãn,智眼,

1) Mắt trí tuệ (không phải mắt thịt): The eye of wisdom, not the flesh eye.

2) Trí là mắt nhìn để đạt tới chân lý: Wisdom as an eye to attain the truth.

Trí Nhân:

1) Người có trí hay người hoàn toàn: A perfect man.

2) Phật Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni Buddha.

Trí Nhớ: Mind—Memory.

Trí Nhớ Không Linh Mẫn: Failing memory.

Trí nhân Trí Quả: Wisdom now produces wisdom fruit hereafter.

Trí Pháp Thân: Cái trí như như rốt ráo của thủy giác—The Dharmakaya as wisdom, kinetic or active.

** For more information, please see Nhị Pháp Thân.

Trí Phân Biệt: Jnana (skt)—Analytical knowledge.

Trí Quả,智果, Trí quả hay giác ngộ Bồ Đề (loại diệu quả sinh ra do tu hành ở nhân địa)—The fruit of knowledge, or enlightenment

Trí Quang,智光, Jnanaprabha (skt)

1) Ánh sáng trí tuệ (trí tuệ có thể phá tan hôn ám): Having the light of knowledge.

Trí Quang Minh: See Trí Huệ Quang minh.

Trí Sa: Tisya (skt)—Đế Sa.

1) Một vị cổ Phật: An ancient Buddha.

2) Cha của ngài Xá Lợi Phất: The father of Sariputra.

Trí Siêu Việt: Prajan (skt)—Transcendental knowledge.

Trí Sơn,智山, Trí tuệ cao tuyệt như núi—The mountain of knowledge—Knowledge exalted as a mountain

Trí Tác Vi: Trí tác vi là trí làm chướng ngại cho sự thành tựu giác ngộ trong nhà Thiền—Intellection is knowledge that obstructs enlightenment in Zen.

Trí Tam Muội: Samaya wisdom—The characteristic of a Buddha’s or Bodhisattva’s wisdom.

Trí Tạng,智藏,

1) Trí tuệ quảng đại của Phật, bao hàm hết thảy chư pháp—The treasury of Buddha-wisdom.

2) Tên húy của Ngài Bất Không Tam Tạng: The posthumous title of Amogha—See Bất Không Tam Tạng.

Trí Tạng Tây Đường Thiền Sư: Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang—Thiền sư Trí Tạng Tây Đường sanh năm 735 tại Kiền Hóa, là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất—Zen master Zhi-T’sang-Hsi-T’ang was born in 735 in Qian-Hua, was a disciple of Ma-Tsu-T’ao-Yi.

Trí Tha Tâm Thông: The Intuitive knowledge of the minds of all other beings.

** For more information, please see Tha Tâm Trí, Lục Thông, Ten Kinds of Wisdom, and Tứ Thập Bát nguyện.

Trí Thành,智城, Thành lũy của mật trí hay Phật quả—The city of mystic wisdom, Buddhahood

Trí Thân,智身, Prajnakaya (skt)—Trí tuệ viên minh được coi như là pháp thân của Phật, đây là một trong mười thân Phật—Wisdom-body, the Tathagata, one of the ten bodies of a Thus Come One

Trí Thủ,智手, Tay biết việc hay tay phải—The knowing hand or the right hand

Trí Thức,智識,

· Trí thức: Intellectual—Knowledge—Learning—Acquaintance.

· Trí và Thức: Jnana and Vijnana (skt)—Trí là sự vô chấp, còn thức là bị ràng buộc vào một thế giới bên ngoài của các đặc thù—Jnana is non-attachment, whereas vijnana is attached to an external world of particulars.

Trí Tích,智積, Jnanakara (skt)

1) Sự tích tụ trí huệ: Accumulation of knowledge.

2) Một vị Bồ Tát được nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Là con trưởng của Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Trí Tích là quyến thuộc của Đức Đa Bảo Như Lai: A Bodhisattva mentioned in the Wonder Lotus Sutra (Aksobhya Prajnakuta). The eldest son of Mahabhijna. He is in the retinue of Prabhutratna.

Trí Tịnh: Jnana-pavana (skt)—Purifying knowledge.

Trí Tịnh Tướng:

1) Trí Tuệ và sự thanh tịnh: Wisdom and purity.

2) Trí thanh tịnh: Pure-wisdom aspect—Pure wisdom.

Trí Trí,智智, Nhất Thiết Trí của Đức Phật—Wisdom of wisdom

** For more information, please see Ngũ Trí.

Trí Túc: Một trong nhị túc, trí túc là Ba La Mật thứ sáu trong lục Ba La Mật—One of the two feet, the foot of wisdom consisting of the sixth paramita in the six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật (6).

Trí Tuệ,智慧, Jnana and Prajna (skt)

(A) Nghĩa của Trí Tuệ—The meanings of wisdom:

1) Sự hiểu biết về vạn hữu và thực chứng chân lý—Knowledge of things and realization of truth.

a) Trí: Jnana (skt)—Sự hiểu biết về vạn hữu—Knowledge of things.

b) Tuệ: Prajna (skt)—Thực chứng chân lý—The realization of truth—Trí tuệ dựa vào chánh kiến và chánh tư duy: Wisdom is based on right understanding and right thought.

(B) Phân loại Trí—Categories of wisdom:

a) Hai loại trí tuệ—There are two kinds:

1) Quyền đạo trí: Partial, temporary, or relative knowledge of reality.

2) Bát Nhã trí: Prajna wisdom—The absolute truth or reality instead of the seeming.

** For more information, please see Nhị Trí.

b) Nhị Trí Viên Mãn: Two kinds of Perfect and Complete Tathagata-wisdom—See Nhị Trí Viên Mãn.

c) Tam Trí: Three kinds of wisdom—See Tam Trí.

d) Tứ Trí: Four kinds of wisdom—See Tứ Trí.

e) Ngũ Trí: Five kinds of wisdom—See Ngũ Trí.

Trí Tuệ Bát Nhã: Prajna-paramita (skt)—Transcendental knowledge—See Trí Huệ Ba La Mật.

Trí Tuệ Kim Cang Bồ Tát: Prajna-bodhisattva (skt)—See Bát Nhã Bồ Tát.

Trí Tuệ Lực,智慧力, Wisdom—Insight

Trí Tuệ Nông Cạn: The two-finger (narrow) wisdom.

Trí Tuệ Phương Tiện,智慧方便, Prajnopaya (skt)—Knowledge and means

Trí Tuệ Quang Phật,智慧光佛, See Trí Huệ Quang Phật

Trí Tuệ Tâm Linh: Spiritual wisdom (insight).

Trí Tuệ Thế Gian: Temporal wisdom.

Trí Tuệ Tối Thượng: The supreme wisdom—To be full of wisdom.

Trí Tuệ Xuất Thế Gian: Supernatural wisdom.

Trí Tương Đối: Paratantra (skt)—Y tha khởi tính, duyên khởi tướng—The knowledge of relativity.

Trí Tướng,智相, Hào quang hay ánh sáng trí tuệ chiếu tỏa từ mặt Phật (tướng mạo trí tuệ của Phật hiển hiện ra bên ngoài)—Human intelligence—Wise appearance—The wisdom-light shining from the Buddha’s face

Trí Tướng Tôn Giả: Nhị Tổ của tông Hoa Nghiêm—The second patriarch of the Hua-Yen sect.

Trí Tượng,智象,

1) Trí Tuệ hay Bát Nhã giống như một con voi: Prajna or wisdom likened to an elephant.

2) Danh hiệu của Phật: A title of Budha.

3) Tên của một vị sư Ấn Độ: Name of an Indian monk.

4) Tên khác của Kinh Niết Bàn: Another name for Nirvana Sutra.

5) Tên khác của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa: Another name for the Prajna-Paramita Sutra.

Trí Uyển Chuyển: Flexible wisdom.

Trí Vô Ngôn: Nonverbal knowledge.

Trí Vô Sư: Giới Định Huệ—Teacherless knowledge—Knowledge that comes from practicing the precepts, concentration and wisdom.

Trí Xảo: Cunning—Clever.

Sở Trì,所持, Dhara or Dhr (skt)—To pull—To lay hold of—To grasp—To keep—To control—To maintain

Trì Anh Lạc,持瓔珞, Maladhari (skt)

1) Đeo chuỗi Anh Lạc: Wearing a chaplet.

2) Tên của một loài nữ quỷ: Name of a raksasi, or demoness.

Trì Biên Sơn,持邊山, Nemimdhara (skt)—Tiếng Phạn gọi là Ni Dân Đà La, tức bảy núi Kim Sơn Trì bao quanh núi Tu Di—The outermost of the seven mountain circles around Mount Meru

Trì Bổn:

1) Gìn giữ căn bản: Holding to the root or fundamental.

2) Địa Thần, chuyên chở vạn sự vạn vật: Ruler of the earth, which is the root and source of all things.

Trì Chấp Kim Cang: Vajradhara or Vajrapani (skt).

1) Còn gọi là Trì Kim Cang, là vị Bồ Tát tỏ rõ trí lực không gì phá nổi của Kim Cang Bộ Bồ Tát. Ngài thường cầm cây chùy kim cương loại một chẻ, hoặc ba, hoặc năm chẻ—A Bodhisattva who holds a vajra or thunderbolt, of these there are several different kinds, based on numbers of prongs on their thunderbolt (one, three, or five).

2) Tên của vua Trời Đế Thích: Name for Indra.

Trì Chí: Patient.

Trì Chú: To chant Mantras or Dharanis, chanting of mantras.

Trì Cú Thần Chú: Người trì chú Đà La Ni—One who holds or retains the words of the dharani.

Trì Danh,持名, Thụ trì và niệm tưởng danh hiệu của Đức Phật A Di Đà (người niệm Phật gọi là trì danh hành giả. Trì danh là nắm giữ danh hiệu Phật trong tâm trí mình)—Oral recitation method—“Holding the name” method—To hold on or rely on the name of Amitabha

Trì Danh Ký Thập: Niệm Phật đếm từ một đến mười lần—Decimal recording recitation.

Trì Danh Lễ Bái: Vừa niệm vừa lạy—“Bowing to the Buddha” recitation.

Trì Danh Liên Hoa: Vừa niệm vừa quán tưởng hoa sen—“Lotus blossom” recitation.

Trì Danh Phản Văn: Vừa niệm vừa nghe—“Reflecting the name” recitation.

Trì Danh Sổ Châu: Vừa niệm vừa lần chuỗi—“Counting rosary beads” recitation.

Trì Danh Tùy Tức: Niệm Phật nương theo hơi thở—“Breath by breath” recitation.

Trì Địa,持地, Dharanimdhara (skt)—Tên của một vị Bồ tát người được Phật thọ ký là tương lai của Ngài Quán Âm—Holder or ruler of the earth or land—Name of a bodhisattva, whom the Buddha predicted as the future of Avalokitesvara.

Trì Địa Trụ,治地住, Trụ thứ nhì trong Thập Trụ—The second ground of the ten grounds—See Thập Trụ (2)

Trì Độn,遲鈍, Slow and stupid—Dull

Trì Giới,持戒, Giữ giới có hai loại---Morality—To uphold the precepts—To practice morality—To keep the commandments or rules—To observe commandments—There are two kinds

1) Chỉ trì: Tránh làm các việc ác—Prohibitive or restraining from evils.

2) Tác trì: Làm các việc thiện—Constructive or constraining to goodness.

**For more information, please see Lục Độ Ba La Mật (2) in Vietnamese-English Section.

Trì Giới Ba La Mật,持戒波羅蜜, Sila-paramita (skt)—Giữ tròn giới luật, một trong lục Ba la mật—Trì giới Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta xa lìa thế giới nhiễm trược, và cũng nhờ đó mà chúng ta có thể hướng dẫn những chúng sanh hay buông lung phá giới—Precept paramita—Morality paramita—keeping the moral law—One of the six paramita—The Sila-paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we distantly depart from the hardships of evil worlds, and we teach and guide precept-breaking living beings

** For more information, please see Lục Độ Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Trì Giới Phạm Hạnh: Brahma-carya (skt)—To remain unmarried and to keep commandments.

Trì Giữ Thiện Pháp: Observance of good law (good method—good ways) or the moral rule of the Universe.

Trì Hoãn: To retard—To linger—To delay.

Trì Kim Cang: See Trì Chấp Kim Cang.

Trì Luật,持律, Giữ gìn giới luật—A keeper or observer of the discipline

Trì Minh,持明, Tên khác của Đà La Ni, hay Chân Ngôn—The dharani-illuminant, i.e. the effective “true words” or magical term

Trì Minh Tạng,持明藏, Vidyadhara-pitaka (skt)—Pháp Tạng Trì Minh hay tất cả kinh điển của Chân Ngôn Đà La Ni—The canon of the dharanis.

Trì Minh Tiên,持明仙, Vị Tiên tụng trì Đà La Ni để thành tựu thần thông—The magician who possesses the dharani-illuminant

Trì Nghi: To doubt—To suspect.

Trì Ngưu Giới,持牛戒, Những người trì giữ giới của loài trâu bò, có một loại ngoại đạo tin rằng để tạo nhân sinh vào cõi trời thì phải hành trì ngưu giới, phải khổ hạnh như loài trâu, phải nhắm mắt cúi đầu ăn cỏ và hành xử như trâu—Keepers of the law of oxen, an ascetic sect who ate and acted like oxen.

Trì Niệm,持念, Trì giữ chánh pháp vào trong ký ức—To hold in memory

Trì Phạm,持犯, Trì giữ và vi phạm giới luật—Maintaining and transgressing

1) Trì giữ: Gìn giữ giới luật bằng hai cách—Keeping the commandments by two ways.

a) Chỉ trì: Phép chỉ ác hay ngưng làm những việc ác, như trì giữ ngũ giới, cho đến cụ túc giới—Ceasing to do wrong, i.e. maintaining the five basic commandments, or 250 commandments.

b) Tác trì: Các phép tác thiện, hay làm những điều đúng, như lễ bái, sám hối, và sống đời phạm hạnh, vân vân—Doing what is right, e.g. worship, the monastic life, etc.

2) Hủy phạm: Hủy phạm có hai loại—Transgression is also of two kinds.

a) Tác phạm: Manh động tam nghiệp để xúc phạm phép chỉ trì, hay tích cực làm điều ác—Positive in doing evil.

b) Chỉ phạm: Trễ nải tam nghiệp không tu thiện nghiệp tác trì, hay tiêu cực trong thiện nghiệp—Negative in not doing good.

Trì Pháp Giả,持法者, Người trì giữ và bảo hộ Phật pháp—A keeper or protector of the Buddha-law

Trì Quốc Giả,持國者, Vị vua cai trị trong một vương quốc—A sovereign, ruler of a kingdom

Trì Quốc Thiên,治國天, Dhrtarastra (skt)—See Trì Quốc Thiên Vương

Trì Quốc Thiên Vương,持國天王, Dhrtarastra (skt)—Tên của Đông Phương Thiên Vương, một trong tứ thiên vương, áo trắng, trấn giữ phía đông—One of the four deva-guardian or maharajas, controlling or guarding the eastern quarter, of white color

Trì Song Sơn: Yugamdhara (skt)—Dãy núi đầu tiên trong bảy dãy núi bao quanh núi Tu Di—The first of the seven concentric mountains around Mount Meru.

Trì Thế Bồ Tát: Bodhisattva Ruler of the World—Theo Kinh Duy Ma Cật, trong thời Phật còn tại thế, lúc cư sĩ Duy Ma Cật có bệnh, Đức Phật liền nhờ Trì Thế Bồ Tát đến thăm bệnh cư sĩ—According to the Vimalakirti Sutra, once Upasaka Vimalakirti was sick, the Buddha asked Bodhisattva Ruler of the World to call on Vimalakirti to enquire his health.

Trì Tố,持素, Trì trai hay ăn chay và không ăn sau giờ ngọ (từ 11 đến 1 giờ chiều)—To keep to vegetarian diet—Vegetarian—To keep the fast, i.e. not to eat after noon

Trì Trai,持齋, See Trì Tố

Trì Trục Sơn,持軸山, Isadhara (skt)—Trì trục Sơn có tên tiếng Phạn là Y Sa Đà La Sơn, vòng núi thứ nhì trong bảy vòng bao quanh núi Tu Di, có hình như trục bánh xe—The second of the seven concentric mountains round Mount Meru, rounded like a hub

Trì Tức Niệm,持息念, Một trong ngũ đình tâm quán, quán hay kiểm soát hơi thở để định tâm—One of the five-fold procedures for quieting the mind, the contemplation in which the breathing is controlled—See Ngũ Đình Tâm Quán

Trĩ: Chim trĩ (gà rừng)—A pheasant—A parapet.

Trĩ Cứu Lâm Hỏa,雉救林火, Chim trĩ đang bận rộn dập tắt lửa rừng, nên được thần lửa thương xót và cứu độ (ý nói muốn được chư Phật thương xót cứu độ, thì trước hết tự mình phải cứu lấy mình, phải tự mình dập tắt những ngọn lửa dục độc hại nơi chính mình trước đã)—The pheasant which busied itself in putting out the forest on fire and was pitied and saved by the fire-god

Trịch Ác Nhân,擲惡人, Loại bỏ kẻ ác—To cast away, or reject, wicked man

Trịch Chỉ Đa,擲枳多, Chikdha (skt)—Vùng đất mà bây giờ là Chitor hay Chittore, thuộc miền Trung Ấn—The modern Chitor, or Chittore, in Central India

Trịch Thượng: Lofty tone.

Triền:

(A) Nghĩa của Triền—The meanings of Bonds or entanglements:

1) Triền dốc: Slope of a hill or mountain.

2) Cột trói: To bind with cords—Bonds.

3) Tên khác của phiền não: Dục vọng và phiền não trói buộc thân tâm người khiến cho người không được tự tại—Another name for afflictions; the passions and delusions which binds human body and minds.

(B) Phân loại Triền—Categories of bonds or entanglements:

1) Bát Triền hay tám thứ trói buộc: Eight entanglements or bonds—See Bát Triền in Vietnamese-English Section.

2) Thập Triền hay mười thứ trói buộc: Ten entanglements or bonds.

Triền Báo,纏報, Quả báo của sự trói buộc trong luân hồi sanh tử—The retribution of transmigration-bondage

Triền Miên,纏綿, Continously—Ceaselessly—Incessantly

Triền Phược,纏縛, Trói buộc hay thập triền tứ phược—Bondage—Ten entanglements and four bonds

** For more information, please see Thập Triền Tứ Phược.

Triền Vô Minh,纏無明, Sự trói buộc của vô minh—The bondage of unenlightenment

Triển:

1) Phát triển—To develop—To evolve.

2) Tiến triển---To progress.

3) Triển khai: To extend—To expand—To stretch.

Triển Chuyển Lực,展轉力, Khả năng phát triển hay mở rộng ra—Powers of extension or expansion

Triệt Tâm,徹心, Thấu suốt tâm cang—To penetrate or reach the heart or mind

Triêu: Buổi sáng—Morning.

Triêu Lộ,朝露, Giọt sương mai dễ tan, dùng để ví với đời người chóng tàn—Morning dew, e.g. man’s life as transient

Triêu Sơn,朝山, Tôn thờ tự viện, hay đặc biệt là vị Đạt Lai Lạt Ma—To worship towards the hills, pay court to a noted monastery, especially pay court to a Dalai Lama

Triều Thự: Buổi sáng và buổi tối—Morning and evening.

Triều Tiên: Nước Đại Hàn—Korea.

Triều Xuống: Falling tide.

Triệu:

1) Triệu hồi: To beckon—To summon—To call back—To evoke.

2) Một triệu: Million.

3) Triệu thỉnh: To invite with respect—To invite, especially the Buddhas or Bodhisattvas to worship.

Triệu Châu,趙州, Chao-Chou

1) See Triệu Châu Tòng Thẩm.

2) Tên một tự viện vào thời nhà Đường, nơi mà Triệu châu được danh hiệu nầy: A monastery during the T’ang dynasty, where Chou-Chou got his pseudonym.

Triệu Hồn: Triệu thỉnh vong hồn của người chết—To call back the spirit of the dead.

Triệu Tái Vĩnh Kiếp,兆載永劫, Kiếp không ngừng kéo dài đến hàng triệu năm (Kiếp vượt ra ngoài số có thể đếm được)—The perpetual aeon of millions of years, the kalpa beyond numbers

Triệu Tập: To convoke an assembly—To summon—To call together.

Triệu Thỉnh: See Triệu (3).

Triệu Thỉnh Đồng Tử,召請童子, Vị đồng tử thứ năm bên trái của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, người có nhiệm vụ triệu thỉnh mọi chúng sanh đi đến giác ngộ—The inviter, possibly etymologically connected with achavaka; he is the youth fifth on the left of Manjusri in his group of the Garbhadhatu, and is supposed to invite all the living to enlightenment

Sở Phược,所縛, Chaining or bondage—Mọi sự trói buộc là do tâm sinh ra, tức là, thế giới của những hình tướng hư ngụy nầy là cấu trúc của tâm—All kinds bondage are mind-made, that is, this world of faulty appearances is the construction of the mind

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Ác Nghiệp Dễ Nhiễm, Duyên Lành Khó Tạo: In the cycle of births and deaths, evil deeds (transgressions) are easy to commit, wholesome deeds are difficult to perform.

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử Trong Vô Lượng Kiếp, Chúng Ta Đã Chịu Quá Nhiều Khổ Đau: In the cycle of births and deaths in immeasurable eons, we truly undergo immense pain and suffering.

Trong Kiếp Luân Hồi Sanh Tử, Duyên Lành Khó Gieo, Việc Ác Dễ Trồng: In the cycle of births and deaths, good deeds are difficult to perfprm (sow), while bad deeds are easy to commit.

Trọng Các Giảng Đường: Khu giảng đường hai tầng ở Tỳ Xá Ly, nơi Đức Phật thường trú ngụ—The double-storeyed hall at Vaisali where the Buddha stayed.

Trọng Cấm: Strictly forbidden.

Trọng Chướng: Những chướng ngại nghiêm trọng trong việc giác ngộ, như vô minh, phiền não, tội nghiệp, quả báo, hay hậu quả của những tiền khiên—Serous hindrances to enlightenment, e.g. ignorance, delusion, sin, retribution, or the results of one’s previous lives—See Tam Chướng.

Trọng Hỏa: Những kẻ theo đạo thờ Thần lửa—Those who pay respect to the god of fire.

Trọng Không: Hư không ngoài hư không, chỉ khoảng không bao la vô tận—The double space, i.e. the space beyond space, the void beyond the void.

Trọng Nghiệp: Garuka (p)—Weighty karma—

Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)

Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), trọng nghiệp có nghĩa là hành động hay nghiệp nặng, nghiệp nghiêm trọng, có thể thiện hay bất thiện, không thể thay thế được trong yếu tố tái sanh. Được gọi là trọng nghiệp vì nó chắc chắn sanh quả trong kiếp hiện tại hay ngay kiếp kế tiếp. Nếu không có một trọng nghiệp nào làm điều kiện cho sự tái sanh trong kiếp liền đó, thì “Cận Nghiệp là nghiệp dẫn dắt thọ sanh—According to the Abhidharma, weighty karma, wholesome or unwholesome, is a weighty or serious action, or karma of such powerful moral weight that it cannot be replaced by any other karma as the determinant of rebirth. It is so called because it produces its effect for certain in this life or in the next life. When there is no weighty karma to condition the future birth a death-proximate (asanna) karma might operate.

a) Nếu là thiện thì đây là loại nghiệp có tính cách tinh thần như trường hợp các tầng thiền, ngoài khẩu và thân nghiệp. Người đắc tứ thiền sắc giới chẳng hạn thì hưởng quả vị của thiền ấy trong kiếp hiện tại, hay trong kiếp kế tiếp—On the wholesome side, this karma is the attainment of the jhanas, other than speech and body karmas.

b) Nếu là bất thiện nghiệp có năm loại trọng nghiệp đi cùng với tà kiến chối bỏ đạo đức luân lý—On the unwholesome side, it is the five heinous crimes together with a fixed wrong view that denies the basis for morality:

· Gây thương tích cho một vị Phật: Như Đề Bà Đạt Đa phải mất hết thần lực và tái sanh vào ác đạo vì tội đã làm chảy máu thân Phật—Causing the wounding of a Buddha, i.e. Devadatta lost his psychic powers and was born in a woeful state because he wounded the Buddha.

· Chia rẽ Tăng Già: Như Đề Bà Đạt Đa phải đọa vào ác đạo vì đã gây chia rẽ trong Tăng đoàn—Maliciously creating a schism in the Sangha, i.e Devadatta who was reborn in a woeful state because he caused a schism in the Sangha.

· Sát hại một vị A La Hán: Murdering an Arahant.

· Giết Cha: Đức Phật đã lưu ý các đệ tử rằng nếu không phạm tội giết cha thì vua A Xà Thế đã đắc quả Tu Đà Hườn. Trong trường hợp nầy trọng nghiệp bất thiện được gây ra trước, và ngăn cản sự tiến bộ tinh thần về sau nầy—Parricide (killing one’s own father). As the Buddha remarked, King Ajatasatru would have attained the first state of sainthood if he had not committed parricide. In this case, the powerful evil karma obstructed his spiritual attainment.

· Giết Mẹ: Matricide (killing one’s own mother).

c) Nếu một người hành và đắc thiền, sau đó phạm nhằm một trong những trọng tội thì nghiệp đã tạo trước đó sẽ bị nghiệp bất thiện có năng lực hùng mạnh nầy ngăn trở. Kiếp sống kế đó sẽ do nghiệp xấu tạo duyên. Thí dụ như em họ của Phật là Đề Bà Đạt Đa, vì tham vọng mà tạo nên trọng tội làm đả thương Phật và chia rẽ Tăng Già, nên phải mất hết thần thông và tái sanh vào cõi địa ngục—If someone were to develop the jhanas and later were to commit one of the heinous crimes, his good karma would be obliterated by the evil deed, and the latter would generate rebirth into a state of misery. For example, the Buddha’s ambitious cousin Devadatta lost his psychic powers and was reborn in hell for wounding the Buddha and causing a schism in the Sangha.

d) Nếu một người trước đã phạm trọng tội, sau đó dù tinh tấn tu hành vẫn khó đắc quả vì nghiệp xấu cản trở. Vua A Xà Thế sau khi nghe Phật nói Kinh Samannaphala, có thể đã chứng đắc quả Tu Đà Hườn nếu không phạm trọng tội giết cha, là vua Bình Sa Vương, nên ông không thể thành tựu đạo quả—If someone were first to commit one of the heinous crimes, he could not later reach a sublime or supermundane attainment, because the evil karma would create an insurmountable obstruction. Thus King Ajatasattu, while listening to the Buddha’s speak the Samannaphala Sutra, the Discourse on the Fruits of Recluseship, had all the other conditions for reaching stream-entry, but because he had killed his father, King Bimbisara, he could not attain the path and fruit.

Trọng Quan: Những trở ngại nghiêm trọng trong thiền định và giác ngộ—The grave barriers to meditation and enlightenment.

Trọng Sơn: Phiền não chất chồng như núi nặng—The heavy mountain of delusion.

Trọng Tài: referee—Arbitrator—Umpire.

Trọng Tam Tam Muội: Không không tam muội—Vô tướng tam muội—Vô nguyện vô nguyện tam muội---Double Three Samadhi—A more advanced meditation—All three samadhis are the same with doublepractice—See Tam Tam Muội.

Trở Thành Phật Tử Tại Gia Thuần Thành: Để trở thành một Phật tử thuần thành, ngoài việc giữ ngũ giới hay thập thiện, chúng ta cần phải có những tiêu chuẩn sau đây—To become a devoted (good) Buddhist, beside keeping five or ten basic precepts, one must meet the following criteria:

1) Thọ tam quy trì ngũ giới hay bất cứ giới luật nào dành cho Phật tử tại gia: To take refuge in the Triratna and to keep the basic five precepts or any other precepts for laypeople.

2) Luôn tín tâm nghe chánh pháp: Always hear the truth with a faith mind.

3) Làm lành: To do good deeds.

4) Lánh dữ: Not to do evil deeds.

5) Tôn kính người già: To venerate (respect) the elderly.

6) Thương mến người trẻ: Love and care for the young.

7) An ủi vổ về người lâm hoạn nạn: Comfort those who encounter calamities.

8) Thanh tịnh thân tâm: Purify the body and mind.

Hoàn Chí,還至, To come (go) back—To return

Trở Về Cực Lạc Nơi Quê Cũ; Thoát Kiếp Trần Gian Luống Đọa Đày: Return to the Land of Ultimate Bliss where the home was; liberate from the earthly life, the suffering world.

Trơï:

1) Trợ Giúp: Help—Assist—Aid.

2) Đồ Phụ Trợ: Auxiliary.

Trợ Âm,助音, To assist in signing or intoning

Trợ Bần: Chẩn bần—To relieve the poor.

Trợ Cấp: To subsidize.

Trợ Đạo,助道, Đạo phẩm có thể giúp cho thiền quán, luật nghi và quả đức—Auxiliary means which help meditation, auxiliary discipline, and aid to faith or virtue.

Trợ Nghiệp,助業, Auxiliary karma

1) Tụng kinh hộ niệm giúp người quá cố vãng sanh Tịnh Độ: reciting a sutra to help a death person to reach the Pure Land.

2) Thờ phượng, tán thán và cúng dường trợ giúp chánh nghiệp, như tin nơi Phật A Di Đà, thường tưởng niệm đến Ngài, và thường niệm hồng danh của Ngài: Worship, praise, and offering, as additional to direct karma, i.e. faith in Amitabha, expressed by constant thought of him and calling on his name.

Trời: Nơi chư thiên cư ngụ, trên cõi người, nhưng còn phải chịu luân hồi sanh tử—Heaven—The realm of the gods—Gods—Devas—Celestial—Heavenly beings—Heavenly beings are believed to inhabit the heavens above the human realm, but are still unenlightened and still bound to Samsara (luân hồi) and subject to birth and death.

Trời Biến Tịnh: Heaven of Universal Purity.

Trời Cực Sắc: Ultimate Form Heaven.

Trời Đại Phạm: Heaven of Great Brahma Lord.

Trời Đao Lợi: Trayastrimsa (skt)—Tavatimsa (p).

1) Thiên xứ thứ hai trong sáu cõi trời dục giới, còn gọi là Ba Mươi Ba Tầng Trời. Một trong những cổ thần Ấn Độ, thần trời là vị thần đã chiến đấu với ma quân bằng kim cang chùy. Trời Đao Lợi dưới trời Trimurti, trời Phạm thiên, trời Visnu và Siva. Phật giáo nhận trời Đao Lợi như vị thần hộ pháp, tuy nhiên, vị trời nầy vẫn kém hơn Phật hay bất cứ ai đã đạt được giác ngộ—The second level heaven of six heavens of desire, also called Heaven of Thirty-Three—The palace of Trayastrimsa Heaven—One of the ancient gods of India, the god of the sky who fights the demons with his vijra, or thunderbolt. He is inferior to the Trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, having taken the place of Varuna, or sky. Buddhism adopted him as its defender, though, like all the gods, he is considered inferior to a Buddha or any who have attained bodhi. His wife is Indrani.

2) Theo Tỳ Kheo Bồ Đề trong Vi Diệu Pháp, vì truyền thuyết có ba mươi ba vị do Sakka lãnh đạo, tự hiến đời mình cho lợi ích của người khác, nên cả ba mươi ba vị đều được sanh vào cõi nầy và ngự trị trong cung Vejayanta tại kinh đô Sudassana—According to Bhikkhu Bodhi in Abhidhamma, Tavatimsa is so named because, according to legend, a group of thirty-three noble-minded men who dedicated their lives to the welfare of others were reborn here as the presiding deity and this thirty-two assistants. The chief of this realm is Sakka, also known as Indra, who resides in the Vejayanta Palace in the realm’s capital city, Sudassana.

Đâu Suất Thiên,兜率天, Nơi xuất hiện Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật—Tushita Heaven—The Heaven-World in which the Buddha-to-be, Maitreya, waits for his coming—See Đâu Suất Thiên

Trời Đế Thích: Thiên Đế Thích—Sakra-devanam-indra (skt)—God Indra—Thỉnh thoảng trời Đế Thích cũng là những người hộ pháp trong Phật giáo—He or she sometimes was incorporated into Buddhism as a guardian of Buddhist teachings.

Trời Hóa Lạc: Nimmanarati (p)—Cõi trời Dục giới nơi mà chư Thiên có khả năng tạo ra những thú vui bằng tư tưởng, tùy theo sở thích của họ—The realm of Heaven of Desire where the gods have the power to create objects of sensual enjoyment by thought, in accordance with their desires.

Trời Phạm Chúng: Heaven of Multitudes of Brahma.

Trời Phạm Phụ: Heaven of Ministers of Brahma.

Trời Phạm Thiên: The World of Brahmas.

Trời Phi Tưởng: No-Thought Heaven.

Trời Phước Sanh: Birth of Blessing Heaven.

Trời Quang Âm: Heaven of Light Sound.

Trời Sắc Cứu Cánh: Ultimate Form Heaven.

Trời Tha Hóa: Paranimmitavasavatti (p)—Cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, những vị trời đó có khả năng đem những vật mà người khác tạo nên đặt dưới quyền điều khiển của mình—Heaven of Comfort Gained Through Others’ Transformation, who do not create objects of sensual enjoyment themselves, but they control the objects of enjoyment for their use by their attendants.

Trời Thiên Đế: Heaven King.

Trời Thiện Kiến: Good-View Heaven.

Trời Thiểu Quang: Heaven of Lesser Light.

Trời Thiểu Tịnh: Heaven of Lesser Purity.

Trời Trường Thọ: Long-Life Heaven.

Trời Tu Ma Diệm: Suyama Heaven.

Trời Vô Lượng Quang: Heaven of Limitless Light.

Trời Vô Lượng Tịnh: Heaven of Limitless Purity.

Trời Vô Não: No-Affliction Heaven.

Trời Vô Nhiệt: Nơi không còn sức nóng của lo âu phiền não nữa---Heatless Heaven—No-Heat Heaven—No heat from worries and affliction.

Trời Vô Sắc: Akanista.

Trợn Mắt: To roll one’s eyes.

Trợt: To slip.

Trổ Nghiệp: Theo Phật giáo, nghiệp thiện hay bất thiện, chẳng bao giờ biến mất cho đến khi nào kết quả chín mùi; tuy nhiên, thanh tịnh nghiệp có thể xãy ra bằng cách nhận lỗi, sửa lỗi và cố gắng làm những chuyện thiện lành—Karma ripens—According to the Buddhist theory, karma, wholesome or unwholesome, never disappears until its result ripens; however, the purification of accumulated negative karma is possible by declaring, confessing and stopping committing of non-virtuous actions.

Trộm Cắp: Dinnadana (p)—Stealing.

(A) Nghĩa của trộm cắp—The meanings of Dinnadana:

1) Không trộm cắp có nghĩa là không được lấy bất cứ thứ gì của người khác: Not to steal means one should not steal anything from others.

2) Không được tước đoạt quyền lợi của người khác: Not to steal also means that one should not rob other’s rights.

(B) Năm điều kiện cần thiết để thành lập một nghiệp trộm cắp—The consequences of stealing. Five conditions that are necessary for the completion of the evil of stealing.

1) Một vật sở hữu của người khác: Another’s property.

2) Biết đó là vật sở hữu của người khác: Knowledge that it is so.

3) Cố ý muốn đoạt vật ấy làm sở hữu của mình: Intention of stealing.

4) Cố gắng trộm cắp: Effort to steal.

5) Thật sự trộm cắp hay sự trộm cắp được thực hiện bằng hành động: Actual removal.

(C) Quả báo của trộm cắp—The consequences of stealing:

· Nghèo nàn: Poverty.

· Khốn khổ: Misery.

· Thất vọng: Disappointment.

· Làm thân nô lệ: Dependent livelihood.

Trốn Tránh: Escapism.

Thiên Cổ,天鼓, Khi nào những vị trời bị đắm nhiễm ngũ dục thì trống liền trổi dậy để cảnh cáo họ rằng mọi việc chóng phai, vui sướng luôn mang lại những hạt giống khổ đau—Celestial drum—Drum of the teaching—Heavenly drum—Whenever the gods become deluded and caught in the quagmire of the five desires, a celestial drum suddenly sounds to warn them that all things are evanescent; pleasure brings with it the seed of suffering

Tru Di: To exterminate.

Tru Di Tam Tộc: To exterminate three generations.

Trú:

1) Ban ngày: Day—Daytime—Daylight.

2) Trú ngụ: Sthiti (skt)—To abide—To dwell—To stay—To settle.

Trú Ám Lâm,晝暗林,

1) Khu rừng mà ban ngày cũng tối ám như ban đêm: The grove of daylight darkness.

2) Tên gọi nghĩa địa: A cemetery.

Trú Ấn: To find shelter—To take refuge—To shelter oneslef.

Trú Chân: To stay.

Trú Dạ Lục Thời: The six periods of the day and night.

Trú Manh: Day-blindness.

Trù:

1) Nhà bếp: A kitchen.

2) Trù mật: Đông đặc—Dense—Thick-set.

3) Trù tính—To calculate—To devise—To plan.

Trù Định: To plan.

Trù Lâm,稠林, Rừng dầy—Dục vọng của chúng sanh được ví như khu rừng dầy, một khi đã lạc vào thì khó lòng mà thoát ra được—A thick or dense forest, e.g. the passions, etc

Trù Lượng,籌量, Reckoning—To reckon and measure.

Trù Rủa: To curse.

Trụ:

1) Sthiti (skt)—Ngụ tại—To stay—To abide—To dwell—To settle—To stop.

2) Cây cột: A post—A pillar.

Trụ Chỗ Vô Ngại: To dwell in the abode of nonattachment and nonobstruction.

Trụ Địa,住地, Nơi trụ vào chân lý, thí dụ như bằng niềm tin tự tin nơi giáo pháp và những quả vị—Dwelling place; abiding place in the Truth, i.e. the acquirement by faith of a self believing in the dharma and producing its fruits

Trụ Định,住定, Fixed, certain, firmly settled—See Lục Chủng Quyết Định

Trụ Định Bồ Tát,住定菩薩, Bồ Tát sau khi tu lục độ hành trong ba a tăng kỳ kiếp, thì còn phải tu trong 100 đại kiếp nữa mới có thể thành tựu viên mãn. Các giai đoạn tu hành trong 100 đại kiếp nầy được gọi là “Trụ Định.” Trụ định là an trụ ở sáu loại quyết định—A Bodhisattva firmly fixed, or abiding in certainty. After a Bodhisattva has completed three great asamkhyeya kalpas he has still one hundred great kalpas to complete. This period is called abiding in fixity or firmness, divided into sixth kinds

1) Thiện Thú Định: Quyết định sanh ở thiện đạo trời, người—Certainty of being born in a good gati such as in the deva realms or in the realms of human beings.

2) Quyết định sanh vào nơi quý tộc: Certainty of being born in a noble family.

3) Quyết định sanh ra có đầy đủ lục căn không tàn khuyết: Certainty of being born with a good body.

4) Quyết định sanh làm người nam: Certainty of being born as a man.

5) Quyết định có được túc mệnh thông: Certainty of being born knowing the abiding places of his transmigrations.

6) Quyết định tạo tác thiện nghiệp bền vững không thoái chuyển: Certainty of being born knowing the abiding character of his good work.

** For more information, please Lục Chủng

Quyết Định.

Trụ Kiếp,住劫, Vivarta siddha kalpa (skt)—Thời kỳ mà các loài hữu tình yên ổn tồn trụ (một trong bốn trung kiếp, thành, trụ, hoại, không)—The abiding or existing kalpa; the kalpa of human existence

** For more information, please see Tứ Kiếp.

Trụ Nơi Chánh Định: To dwell in Correct Samadhi.

Trụ Pháp Vị: To abide in place in the Dharma.

Trụ Quả,住果, Trụ nơi quả vị đạt được, như việc Thánh giả Thanh Văn và Duyên Giác an trụ quả đã chứng được mà không cầu tiến lên quả vị Phật—Abiding in the fruit, i.e. sravakas and pratyeka-buddhas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood

Trụ Quả Duyên Giác: Những vị Duyên Giác sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Pratyeka-buddhas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood.

Trụ Quả La Hán: Những vị A La Hán sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Arahants who rest satisfied in their arahanthood and do not strive for Buddhahood.

Trụ Quả Thanh Văn: Những vị Thanh Văn sau khi chứng quả thì an trụ chứ không cầu tiến lên quả vị Phật—Sravakas who rest satisfied in their attainments and do not strive for Buddhahood.

Trụ Sơn: Trụ trì chùa—To dwell on a mountain—To be in residence on a mountain—To be a temple master.

Trụ Tháp,柱塔, Tháp trong tự viện—A pogoda

Trụ Trì,住持,

1) To dwell and control.

2) An trụ ở đời mà hộ trì Phật pháp: Resident superintendent; to maintain, or firmly hold to faith in the Buddha.

3) Vị Tăng hay Ni trụ trì một tự viện: Abbot—Abbess—A monk or nun who is head of a monastery (convent).

Trụ Trượng Tử,拄杖子, Cây gậy—A staff—A crutch

Trụ Tướng: Sthiti (skt)—Một trong bốn tướng sanh, trụ, hoại, diệt—Abiding, being the state of existence, one of the four characteristics of all beings and things, i.e. birth, existence, change or decay, and death or cessation.

Trụ Vị,住位,

1) Nơi trụ: Trụ vị, một trong thập trụ Bồ Tát, sau khi qua “tín vị” thì trụ lại để phát triển tu tập—Abiding place, one of the ten stages, resting and developing places or abodes of the Bodhisattva, which is entered after the stage of belief has been passed.

2) Trụ lại một nơi: To abide in a place.

Trụ Xứ Bất Tịnh: Dirty place of residence.

Truân Na,諄那, Curna (skt)—Cát bụi—Dust—Sand

Trúc:

1) Thiên Trúc (Trúc Độ): Ấn Độ—India.

2) Venu (skt)—Bamboo.

Trúc Đàm Ma La: Dharmaraksa (skt)—Indu-Dharmaraksa (skt)—Trúc Pháp Hộ hay Trúc Đàm Ma La sát (họ Trúc, tên Đàm Ma La Sát)—Người nước Nguyệt Chi, biết 36 thứ tiếng, đã dịch 175 tác phẩm vào khoảng 266-317 sau Tây Lịch—A native of Tukhara, who knew thirty-six languages and translated some 175 works around 266-317 A.D.

Trúc Đàm Ma La Sát,竺曇摩羅察, See Trúc Đàm Ma La

Trúc Kinh,竺經, Kinh điển Phật Giáo Ấn Độ—Indian, i.e. Buddhist, sutras

Trúc Lâm,竹林, Một nơi nổi tiếng gần thành Vương Xá, được vua Bình Sa Vương của xứ Ma Kiệt Đà cúng dường cho Phật, bây giờ là Rajdir, thuộc bang Bihar Ấn Độ—Bamboo Grove—Bamboo Forest—A famous place of retreat near Rajagriha given to the Buddha by King Bimbisara of Magadha, now Rajgir, Bihar, India

Trúc Lâm Tịnh Xá: Venuvana (skt)—Trúc Lâm Tự—Trúc Viên—Trúc Uyển—See Bamboo-Grove Vihara.

1) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Giáo Từ Điển, Trúc Lâm Tịnh Xá được vua Bình Sa Vương xây lên cho các Sa môn, về sau ông dâng cho Phật—Bamboo Forest Monastery or “Bamboo-grove,” a park called Karanda-venuvana, near Rajagrha, made by Bimbisara for a group of ascetics, later given by him to Sakyamuni.

2) Lại có thuyết khác cho rằng Trúc Lâm Tịnh Xá được trưởng giả Ca-Lan-Đà xây lên và hiến cho Phật—Another version says that the park was built by Karanda and later was given to Sakyamuni Buddha.

Trúc Pháp Lan,竺法蘭, Dharmaraksa or Indu-dharmaranya (skt)—Họ Trúc tên Pháp Lan, người đã dịch 5 bộ kinh vào khoảng những năm 68-70 sau Tây Lịch, và cũng là người mà người ta lầm tưởng đã cùng Ngài Ca Diếp Ma Đằng vào Trung Quốc dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương—Indu-Dharmaranya, who translated five works in 68-70 A.D., and to whom with Kasyapa Matanga the translation of the sutra of 42 sections is wrongly attributed

Trúc Pháp Lực,竺法力, Dharmabala (skt)—Người đã dịch bộ Kinh Trường Thiên A Di Đà vào khoảng năm 419 sau Tây Lịch, bây giờ đã thất lạc—Translator of the larger Sukhavati-vyuha in around 419 A.D., now lost

Trục: Xua đuổi—To expel—To exorcise—To drive away.

Trục Trặc: To go (work—run) wrong or badly.

Trục Xe: Axle.

Trui: To harden

Trùm Khắp: Vibhu (skt)—Being everywhere—Far-extending—All-pervading—Omnipresent.

Trung: Madhya (skt).

1) Trung Tâm: Middle—Central—Medium.

2) Trung Bình: The mean.

3) Bên Trong: Within.

4) Trung Thành: Loyal.

Trung A Hàm,中阿含, Majjhima-Nikaya—The Midle Length Discourses in the Pali Canon—The middle Agama

Trung Ấm: Còn gọi là Trung Hữu là sự hiện hữu giữa lúc chết và lúc đầu thai, giai đoạn thay đổi từ bảy đến 49 ngày—The intermediate existence between death and reincarnation, a stage varying from seven to forty-nine days, when the karma-body will certainly be reborn.

Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)

** For more information, please see

Antara-bhava in Sanskrit/Pali-

Vietnamese Section.

Trung Ấm Pháp Sự: Những phương cách được gia đình người chết áp dụng khoảng 49 ngày giữa lúc chết và lúc đầu thai, để bảo đảm cho người chết được tái sanh vào cõi tốt hơn---The means used by the deceased’s family for ensuring a favorable reincarnation during the intermediate stage, between death and reincarnation.

Trung Ấn: Trung tâm Ấn Độ—Central India.

Trung Bát: Một trong năm loại bất hoàn. Đây là thân trung hữu của các bậc Thánh đi thẳng vào Niết Bàn—One of the five kinds of those who never recede but go on to parinirvana.

Trung Biên Luận,中邊論, Tên đủ là Biện Trung Biên Luận, được Ngài Thiên Thân Bồ Tát biên soạn, ngài Huyền Trang dịch ra ba quyển, ngài Trần Chân Đế dịch ra hai quyển. Bộ luận giải thích về Trung Luận—A treatise by Vasubandhu, translated by Hsuan-Tsang in three books and by Chen-Chen-Ti in two books. It is an explanation of the Madhyanta-vibhaga-sastra, said to have been given by Maitreya to Asanga

Trung Bối,中輩, Theo Kinh Vô Lượng Thọ, thì đây là những người sẽ tái sanh vào trung phẩm Tịnh Độ—According to the Infinite Life Sutra, this is the middle class of those in the next life in the Pure Land—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng

Trung Bối Quán: Quán vãng sanh Trung Phẩm (thượng, trung, và hạ sanh)—The meditation on the middle class of the Pure Land—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng.

Trung Bối Sanh: See Trung Bối.

Trung Can: Loyal.

Trung Căn,中根, Căn tính trung bình, không quá thông minh hay ngu đần—Medium (moderate) capacity—Neither clever nor dull—See Tam Căn

Trung Châu,中洲, Mỗi châu dưới chân núi Tu Di đều có hai châu phụ gọi là “trung châu”—Each of the four great continents at the foot of Mount Sumeru has two middling continents.

Trung Chính: Upright—Just.

Trung Dung: Happy medium.

Trung Đài,中臺, Tên của vị Phật ở trung tâm Liên Hoa (Tỳ Lô Giá Na)—The name of a Buddha in the center of a lotus (Vairocana)

Trung Đài Bát Diệp Viện: Điện Sen tám Cánh—The court of the eight-petalled lotus in the middle of the Garbhadhatu, with Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) in the center and four Buddhas and four Bodhisattvas on the eight petals:

(A) Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa: Vairocana Buddha in the center.

(B) Bốn vị Phật trên bốn cánh chính-- Four Buddhas on the four petals:

1) Đông phương A Súc Bệ Phật: Aksobya in the East.

2) Nam phương Nam Phật: Ratnasambhava in the South.

3) Tây Phương A Di Đà Phật: Amitabha in the West.

4) Bắc phương Bất Không Phật: Amoghasiddhi in the North.

(C) Bốn vị Bồ Tát trên bốn cánh phụ—Four Bodhisattvas in the four petals:

1) Đông Nam Phổ Hiền Bồ Tát: Samantabhadra in the Southeast.

2) Tây Nam Văn Thù: Manjusri in the Southwest.

3) Tây Bắc Quán thế Âm: Avalokitesvara in the Northwest.

4) Đông Bắc Di Lặc: Maitreya in the Northeast.

Trung Đạo,中道, Madhya or Madhyama (skt)

· Con đường giữa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra, khuyên người nên từ bỏ nhị biên, tránh làm các điều ác, làm các điều lành và giữ tâm thanh tịnh. Trung Đạo có nghĩa là “bất nhị (không hai)”. Trung Đạo vượt trên hữu vô, nhưng chứa đựng tất cả. Đức Phật dạy: “Khi phân biệt bị loại bỏ thì trung đạo được đạt đến, vì chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo.”—Middle way—The “mean” between two extremes (between realism and nihilism, or eternal substantial existence and annihilation or between), the idea of a realm of mind or spirit beyond the terminology of substance (hữu) or nothing (vô); however, it includes both existence and non-existence—Middle path—Sakyamuni Buddha discovered the Middle Path which advises people to give up extremes, to keep away from bad deeds, to do good and to purify the mind—The Eightfold Noble Path. The Buddha taught: “When discrimination is done away with, the middle way is reached, for the Truth does not lie in the extreme alternatives but in the middle position.”

Trung Đạo Đệ Nhứt Nghĩa: Chư pháp chẳng qua đều ở trong trung đạo nên gọi là đệ nhứt nghĩa—The “mean” is the first and the chief of all principles, nothing is outside it.

Trung Đạo Giáo,中道教, See Trung Đạo Tông

Trung Đạo Không: Cái “không của cửa phương tiện. Đây là từ ngữ của trường phái Thông Giáo—The “void” of the means. This is the term of the Intermediate Schools.

** For more information, please see

Bất Đản Không.

Trung Đạo Quán: Một trong tam quán của tông Thiên Thai, quán lý trung đạo để đoạn hoặc vô minh—One of the T’ien-T’ai three kinds of meditation, on the doctrine of the mean to get rid of the illusion of phenomena.

Trung Đạo Thực Tướng: Thực tướng của chư pháp là phi hữu phi không (đây là trung đạo phi hữu phi không)—The reality of the “means” is neither substance (existent), nor void (non-existent), but is a reality which is neither, or a mean between the two extremes of materialism and nihilism.

Trung Đạo Tông,中道宗, Theo Pháp Tướng Tông, thời kỳ giáo thuyết thứ ba của Đức Phật, vạch ra lối Trung Đạo giữa hai thái cực, chân lý tuyệt đối không bị đóng khung trong hai thái cực sự và lý—The third period of the Buddha’s teaching, according to the Dharmalaksana, giving the via media between the two extremes, the absolute as not confined to the phenomenal or the noumenal

Trung Đạo Ứng Bổn: Theo nghĩa của hai giáo Biệt Viên, lấy trung đạo viên thực làm căn bản của ứng hóa thân—The “mean” as the basic principle in the special and perfect teachings of the doctrine of the transformation body.

Trung Đẳng: Middle class.

Trung Đế,中諦, Đế thứ ba trong Tam Đế do trường phái Thiên Thai đặt ra. Trung Đế có nghĩa là trung chính tuyệt đối, bất ly nhị biên, bất tức nhị biên (không xa lìa hai bên, mà cũng chẳng phải là hai bên)—The third of the three postulates of the T’ien-T’ai school

Trung Giá Y,中價衣, See Trung Y

Trung Gian,中間, Medium

Trung Gián Định: Còn gọi là Trung Gián Tam Muội, Trung Gián Tịnh Lự hay Trung Gián Thiền—Trung gián tam muội là thiền định của Đại Phạm Thiên Vương chứng được giai đoạn thiền định giữa sắc giới và vô sắc giới—An intermediate dhyana stage between two dhyana-heavens (form and formlessness).

**For more information, please see Tầm Tứ.

Trung Gián Tam Muội: See Trung Gián Định.

Trung Gián Thiền: See Trung Gián Định.

Trung Gián Tịnh Lự: See Trung Gián Định.

Trung Hối,中悔, Repenting or recanting midway (doubting and falling away)

Trung Hưng: Restoration.

Trung Hữu,中有, Antara-bhava—Một trong bốn thứ “hữu,” quả báo trong khoảng giữa đời hiện tại và vị lai (giữa lúc chết và lúc tái sanh)—One of the four kinds of bhava, the intermediate state of existence between death and reincarnation

Trung Hữu Chi Lữ,中有之旅, Một chúng hữu tình đang tìm nơi tái sanh—An unsettled being in search of a new habitat or reincarnation

Trung Kiên: Loyal—Faithful.

Trung Kiếp,中劫, Một thời kỳ 336 triệu năm, bốn trung kiếp làm thành một đại kiếp—Middling kalpa—A period of 336.000.000 years (four middling kalpas make on great kalpa—Thành+Trụ+Hoại+Không= A great kalpa)

Trung Lộ: Trung đạo—Middle Path.

Trung Luận,中論, Madhyamika-Sastra (skt)—

Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism

Tên đầy đủ là Trung Quán Luận, do Bồ tát Long Thọ biên soạn và Thanh Mục Bồ tát chú thích, Cưu Ma La Thập đời Tần dịch sang Hoa Ngữ. Đây là một trong ba bộ luận căn bản của tông Tam Luận. Luận nầy chủ trương trung đạo triệt để, chống lại luận cứ “hữu” “không” hoặc nhị biên “sanh” và “vô sanh.” Theo Ngài Long Thọ thì trung đạo là chân tánh của vạn hữu, không sanh không diệt, không hiện hữu, không phi hiện hữu—The Madhyamika-sastra, attributed to the Bodhisattva Nagarjuna as creator, and Nilakasus as compiler, translated into Chinese by Kumarajiva in 409 A.D. It is the principal work of the Madhyamika, or Middle School. The teaching of this school opposes the rigid categories of existence and non-existence, and denies the two extremes of production or creation and non-production and other antitheses, in the interests of a middle or superior way. According to Nagarjuna, the Middle Way is true nature of all things which neither is born nor dies, and cannot be defined by either the two extremes, existence or non-existence

Trung Luận Tánh Giáo,中論性教, The Madhyamika school, which has been described as a system of sophistic nihilism, dissolving every proposition into a thesis and its antithesis, and refuting both

Trung Luận Tông: Madhyamika School.

Video Nagarjuna: Founder of Mahayana Buddhism

(I) Trung Luận tông Ấn Độ—The Madhyamika School in India:

(A) Lịch sử thành lập Trung Luận Tông—The history of the formation of the Madhyamaka sect: Được gọi là Trung Quán Tông vì bộ phái nầy chú trọng đến quan điểm trung dung (madhyamika-pratipat). Trong bài thuyết pháp đầu tiên trong vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã giảng về Trung đạo, vốn là con đường tu tập không phải qua sự hành xác mà cũng không phải buông xuôi theo dục lạc. Trung đạo không chấp nhận cả hai quan điểm liên quan đến sự tồn tại và không tồn tại, trường cửu và không trường cửu, ngã và vô ngã, vân vân. Nói tóm lại, tông phái nầy không chấp nhận thuyết thực tại mà cũng không chấp nhận thuyết không có thực tại, phái nầy chỉ chấp nhận sự tương đối. Tuy nhiên, cần nên thấy rằng Trung Đạo được đề xướng ở Ba La Nại có một ý nghĩa về đạo đức sống, còn Trung Đạo của Trung Luận tông là một khái niệm siêu hình. Trường phái mà chủ thuyết dựa vào ba bộ luận chính của Ngài Long Thọ. Đặc điểm nổi bậc nhất của tông phái nầy là nhấn mạnh đến chữ ‘Không’ và ‘Không Tánh’ nhiều lần, cho nên nó cũng còn được gọi là tông phái có ‘hệ thống triết học xác định rằng ‘không’ là đặc tánh của Thực Tại. Ngoài ra, đã có rất nhiều nhà tư tưởng Trung Luận đi theo ngài Long Thọ như Thánh Thiên (Aryadeva) vào thế kỷ thứ ba, Buddhapatila vào thế kỷ thứ năm, Chandrakirti vào thế kỷ thứ sáu, và Santideva vào thế kỷ thứ bảy—The Madhyamikas were so called on account of the emphasis they laid on the middle view (madhyamika-pratipat). In his first sermon at Banares, the Buddha preached the Middle Path, which is neither self-mortification nor a life devoted to the pleasures of the senses. However, the middle path, as advocated by the adherents of the Madhyamika system, is not quite the same. Here, the middle path stands for the non-acceptance of the two views concerning existence and non-existence, eternity and non-eternity, self and non-self, and so on. In short, it advocates neither the theory of reality nor that of the unreality of the world, but merely of relativity. It is, however, to be noted that the middle path propounded at Banares has an ethical meaning, while that of the Madhyamikas is a metaphysical concept. The Middle School of which doctrine was based on the three main works of Nagajuna. The most striking feature of Madhyamaka philosophy is its ever-recurring use of ‘Sunya’ and ‘Sunyata.’ So this system is also known as the school with the philosophy that asserts Sunya as the characterization of Reality. Besides, there was a galaxy of Madhyamika thinkers, such as Aryadeva in the third century A.D.), Buddhapalita in the fifth century, Bhavaviveka in the fifth century, Chandrakirti in the sixth century, and Santideva in the seventh century .

Trung Lưu,中流, Giữa dòng sanh tử—In the midst of the stream of mortality or reincarnation

Trung Nghĩa: Loyal.

Trung Ngôn Nghịch Nhĩ: Nothing hurts like the truth—Not all truths are proper to be told.

Trung Nguyên,中元, Rằm tháng bảy—The fifteen of the seventh moon—See Tam Nguyên

Trung Nhân,中因,

1) Trung gian: Intermediary—Mediator.

2) Một sự sắp xếp Ngũ Gia Phật của Mật giáo, với Phật Tỳ Lô Giá Na ở trung nhân—An arrangement by the esoteric sect of the Five Dhyani-Buddhas, Vairocana being the first in the central position—See Ngũ Phật Ngũ Đại.

Trung Phạm,中梵, Vùng trung tâm Bắc Ấn Độ—Central North India

Trung Phẩm,中品, Middle rank (class)—See Cửu Phẩm Liên Hoa and Cửu Phẩm An Dưỡng

Trung Quán: Một trong ba phép quán. Tông Thiên Thai lấy việc quán chư pháp tuyệt đối làm Trung quán—Meditation on the Mean, one of the three kinds of meditation—T’ien-T’ai sect consider the meditation on the absolute which unites all opposites—Meditation of the mean to get rid of the illusion of phenomena.

Trung Quán Luận,中觀論, Trung Luận—Madhyamika-Sastra (skt)—Bộ luận thứ nhất và cũng là bộ luận chính trong ba bộ luận chính của Tam Tông Luận. Bộ Trung Quán Luận do Ngài Long Thọ biên soạn, may mắn nguyên bản tiếng Phạn vẫn còn tồn tại. Bản Hán văn do Ngài Cưu Ma La Thập dịch. Tác phẩm nầy gồm 400 bài tụng, trong đó Ngài Long Thọ đã bác bỏ một số những kiến giải sai lầm của phái Tiểu Thừa hay của các triết gia thời bấy giờ, từ đó ông bác bỏ tất cả những quan niệm duy thức và đa nguyên để gián tiếp thiết lập học thuyết “Nhất Nguyên” của mình. Triết học Trung Quán không phải là chủ thuyết hoài nghi mà cũng không phải là một chủ thuyết bất khả tri luận. Nó là một lời mời gọi công khai đối với bất cứ ai muốn trực diện với thực tại. Theo Nghiên Cứu về Phật Giáo, ngài Tăng Hộ đã nói về lý tưởng Bồ Tát trong Trung Quán như sau: “Phật Giáo có thể ví như một cái cây. Sự giác ngộ siêu việt của Đức Phật là rễ của nó. Phật Giáo cơ bản là cái thân cây, các học thuyết Đại Thừa là nhánh của nó, còn các phái và chi của Đại Thừa là hoa của nó. Bây giờ, dù hoa có đẹp đến thế nào thì chức năng của nó là kết thành quả. Triết học, để trở thành điều gì cao hơn là sự suy luận vô bổ, phải tìm động cơ và sự thành tựu của nó trong một lối sống; tư tưởng cần phải dẫn tới hành động. Học thuyết nầy sinh ra phương pháp. Lý tưởng Bồ Tát là trái cây hoàn mỹ chín mùi trên cây đại thụ của Phật Giáo. Cũng như trái cây bao bọc hạt giống, vì vậy bên trong lý tưởng Bồ Tát là sự kết hợp của tất cả những thành tố khác nhau, và đôi khi dường như chia rẽ của Đại Thừa.” Theo Jaidev Singh trong Đại Cương Triết Học Trung Quán, chúng ta thấy rằng những nét chính yếu của triết học Trung Quán vừa là triết học vừa là thuyết thần bí. Bằng cách xử dụng biện chứng pháp và chiếu rọi sự phê bình vào tất cả những phạm trù tư tưởng , nó đã thẳng tay vạch trần những khoa trương hư trá của lý trí để nhận thức Chân Lý. Bây giờ người tầm đạo quay sang với thiền định theo những hình thức khác nhau của ‘Không Tánh,” và thực hành Bát Nhã Ba La Mật Đa. Nhờ thực hành tinh thần đức hạnh Du Già, người tầm đạo theo Trung Quán dọn đường để tiếp nhận Chân Lý. Tại giai đoạn sau cùng của Bát Nhã, những bánh xe tưởng tượng bị chận đứng, tâm trí vọng động lắng đọng tịch tịnh lại, và, trong sự tịch tịnh đó, Thực Tại cúi hôn lên đôi mắt của người tầm đạo; kẻ đó đón nhận sự tán dương của Bát Nhã và trở thành hiệp sĩ phiêu du của Chân Lý. Đây là kinh nghiệm thuộc về một chiều khác, một chiều vô không gian, vô thời gian, nó siêu việt lên trên lãnh vực của tư tưởng và ngôn ngữ. Cho nên nó không thể diễn đạt được bằng bất cứ ngôn ngữ nào của nhân loại—The first and principle work of the three main works of the Middle School, composed by Nagarjuna. Fortunately the Sanskrit text of it has been preserved. It was translated into Chinese by Kumarajiva. It is a treatise of 400 verses in which Nagarjuna refutes certain wrong views of Mahayana or of general philosophers, thereby rejecting all realistic and pluralistic ideas, and indirectly establishing his monistic doctrine. The Madhyamaka system is neither scepticism nor agnosticism. It is an open invitation to every one to see Reality face to face. According to the Survey of Buddhism, Sangharakshita’s summary of the Madhyamaka system as follows: “Buddhism may be compared to a tree. Buddha’s transcendental realization is the root. The basic Buddhism is the trunk, the distinctive Mahayana doctrines the branches, and the schools and subschools of the Mahayana the flowers. Now the function of flowers, however beautiful, is to produce fruit. Philosophy, to be more than barren speculation, must find its reason and its fulfilment in a way of life; thought should lead to action. Doctrine gives birth to method. The Bodhisattva ideal is the perfectly ripened fruit of the whole vast tree of Buddhism. Just as the fruit encloses the seeds, so within the Bodhisattva Ideal are recombined all the different and sometimes seemingly divergent elements of Mahayana.” According to Jaidev Singh in An Introduction To Madhyamaka Philosophy, we have seen the main features of Madhyamaka Philosophy. It is both philosophy and mysticism. By its dialectic, its critical probe into all the categories of thought, it relentlessly exposes the pretensions of Reason to know Truth. The hour of Reason’s despair, however, becomes the hour of truth. The seeker now turns to meditation on the arious forms of ‘Sunyata,’ and the practice of ‘Prajnaparamitas.’ By moral and yogic practices, he is prepared to receive the Truth. In the final stage of Prajna, the wheels of imagination are stopped, the discursive mind is stilled, and in that silence Reality stoops to kiss the eye of the aspirant; he receives the accolade of prajna and becomes the knighterrant of Truth. It is an experience of a different dimension, spaceless, timeless, which is beyond the province of thought and speech. Hence it cannot be expressed in any human language.

Trung Quán Tông: Madhyamaka (skt)—See Trung Luận Tông, and Trung Quán Luận.

Trung Quốc,中國, Madhyadesa (skt)—Vương quốc trung tâm hay vùng trung bắc Ấn bây giời—The middle kingdom—Central North India

Trung Sĩ,中士, Sravakas and Pratyeka-buddhas—Những bậc có thể đạt được giải thoát cho chính mình, chứ không giúp được người giải thoát—Disciples who profit self but not others—Those who can gain emancipation for themselves, but cannot confer it on others

Trung Tâm,忠心,

1) Ngay chính giữa: Center.

2) Tâm trung tín: Sincerity—Loyal—Faithful—Honest.

3) Trung Tâm Tịnh Xá: See Tịnh Xá Trung Tâm.

Trung Thai: See Trung Thai Tạng.

Trung Thai Tạng,中胎藏, Phật Tỳ Lô Giá Na là hình ảnh trung tâm của Thai Tạng, xung quanh Ngài là 4 vị Phật và 4 vị Bồ tát—The central figure of the eight petalled group of the Garbhadhatu mandala—The phenomenal Vairocana who has around him four Buddhas and four bodhisattvas, each on a petal—See Trung Đài Bát Diệp Viện.

Trung Thành: Faithful—Loyal.

Trung Thảo,中草,

1) Thảo mộc loại trung bình: Medium-sized herbs.

2) Ám chỉ người có khả năng trung bình: Implies those who have medium capacity.

Trung Thiên,中天, Trung Thiên Trúc—See Trung Quốc

Trung Thiên Thế Giới,中千世界, A middling chiliocosmos—See Đại Thiên Thế Giới

Trung Thiên Trúc Tự,中天竺寺, Một tự viện trên đỉnh Phi Lai thuộc Hàng Châu—A monastery on the Fei-Lai peak at Hangchow

Trung Thọ: Age between fifty and seventy.

Trung Thừa,中乘, Madhyamika (skt)—Trung thừa là trường phái phối hợp giữa Tiểu và Đại thừa, phù hợp với tình trạng tu hành của Duyên Giác, chủ yếu là giải thoát cho mình, nhưng vẫn có một phần cứu độ chúng sanh. Trung Thừa là một từ ngữ chỉ cho giáo thuyết của Đức Phật, dạy về cách tránh thái quá bất cập hay cực đoan, như hưởng thụ hay khổ hạnh. Đặc biệt hơn, Trung Thừa chỉ cho phái Trung Đạo do ngài Long Thọ sáng lập, giáo lý nầy dạy chúng ta nên đi trên đường Trung Đạo và nên tránh hai đối vị như chủ trương tánh hiện hữu hay không hiện hữu của vạn vật—The middle vehicle to nirvana, includes all intermediate or medial systems between Hinayana and Mahayana. It also corresponds with the state of a pratyeka-buddha, who lives chiefly for his own salvation but partly for others. Middle Way Philosophy, a term for the way of Sakyamuni Buddha, which teaches avoidance of all extremes such as indulgence in the pleasures of the senses on one side and self-mortification and ascetisim on the other. More specifically, it refers to the Madhyamika (Middle Way) school founded by Nagarjuna, which refrains from choosing beween opposing positions, and in relation to the existence and non-existence of all things, treads a middle way.

Trung Thực,中食,

1) Sau bữa ăn trưa, không thể ăn món chi—The midway meal, after which nothing whatever may be eaten.

2) See Trung Đạo Thực Tướng.

Trung Tín: See Trung thành.

Trung Tính: Indifferent—Neutral

Trung Tọa: A monk or a nun who has from ten to nineteen years of renunciation.

Trung Tôn,中尊, Vị ở chính giữa trong hàng chư tôn—The central honoured one (in any group of Buddhas).

Trung Tông,中宗, Pháp Tướng Tông—Dharmalaksana school, which divides the Buddha’s teaching into three periods

1) Hữu: The first period in which he preached existence (hữu).

2) Không: The second period in which he preached non-existence (Không).

3) Trung: The third period in which he preached something “Between” (a realm of pure spirit).

Trung Trinh: Loyal and pure.

Trung Tuần: Period between 11th and 20th of the lunar month.

Trung Túc Y:

1) Áo mặc trong cho chư Tăng—A monk’s inner garment.

2) An Đà Hội, tên khác của áo Cà-Sa năm mảnh: Another name for the five patch garment.

Trung Y: Trung giá y—The middle garment of the monks—Another name for the uttara sanghati—The middle garment of price or esteem.

Trúng Ý: Conforming to one’s thought.

Trụy Giới,墜芥, Liệng một hạt cải từ cõi trời Đâu Suất cho nó rơi ngay vào đầu kim trên cõi Diêm Phù Đề, quả là khó khăn và hiếm hoi (dùng hình ảnh nầy để ví với việc được thân người và gặp Phật quả là thiên nan vạn nan)—To drop a mustard seed from the Tusita heaven on to the point of a needle on the earth, most difficult, rare

Trụy Lạc: Live in vice (debauched—dissolute).

Truyền:

1) Trao truyền: To transmit—To hand down—To pass on.

2) Truyền dạy: To superintend—To teach—To tutor.

Truyền Bá: To spread abroad—To disseminate—To diffuse—To propagate.

Truyền Đạo: Giảng dạy giáo thuyết nhà Phật—To preach religion—To spread the teaching or doctrine, or doctrine.

Truyền Đạt: To communicate.

Truyền Đăng: Pháp có thể phá tan sự mờ tối nên được ví với cây đèn truyền ánh sáng—The transmission of the Lamp—To transmit the light—To pass on the lamp of truth—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Giáo: See Truyền Đạo.

Truyền Giới: Truyền giới trong “Giới Đàn” cho chư Tăng Ni mới vào tu ngũ giới hay bát quan trai giới —To transmit the commandments, to grant them as at ordination.

Truyền Huấn: Huấn lệnh của sư phụ—The instructions of a teacher—To instruct.

Truyền Khẩu: To transmit (hand over) orally—Transmitted by words of mouth.

Truyền Pháp: Từ Mật giáo dùng để chỉ pháp của đệ tử nối nghiệp thầy—To transmit or spread abroad the Buddha-truth. A term used by the esoteric sect, to succeed to the dharma, or methods, of the master.

Truyền Phật Tâm: The transmission of the Buddha Mind—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Phật Tâm Ấn: Không có sự thật về chuyện truyền thừa nầy; tuy nhiên, một vị thầy có thể ấn chứng về sự thành tựu giác ngộ bằng chứng nghiệm khả năng của đệ tử mình—Transmission of the Heart-Seal of the Buddha Seal of mind)—There is no truth to transmit; however, a master can seal his pupil’s achievement of enlightenment by testing and approving it as true.

Truyền Tâm: The transmission of the mind—Tâm truyền tâm từ một vị Thầy Thiền qua sự tiếp xúc cá nhân, chứ không qua văn tự, như cách truyền Phật Tâm trong nhà Thiền—Mind-to-mind transmission, mental transmission, or to pass from mind to mind, from a Zen master to his disciples by personal contact without using the words. To transmit the mind of Buddha as in the Intuitional school.

Truyền Tâm Ấn: The transmission of the mind seal—See Truyền Phật Tâm Ấn, and Truyền Tâm.

Truyền Thông: Sự truyền trao không trở ngại—Universal propagation—Unhindered transmission.

Truyền Thông Bằng Lời: Vacika-abhinaya (skt)—Communicated by speech.

Truyền Thống: Tradition.

Truyền Thuyết: Miraculous fable.

Truyền Thừa: Handed-down tradition—Việc thay thế vị Tổ trước làm Tổ đời sau trong Phật giáo, thường là được Tổ trước chính thức thừa nhận như người kế thừa, đặc biệt là Thiền Tông—To take over the Patriarch position by having the former Patriarch formally recognize the person as the successor, especially the Zen tradition.

a) Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ Thiền Phật Giáo đầu tiên tại Ấn Độ. Theo truyền thống Thiền Tông được truyền sang từ Ấn Độ sang Trung Quốc, để trở thành Tổ, vị nầy phải nhận y bát từ vị Tổ trước. Trong khoảng hơn 1.000 năm, có 28 vị Tổ ở Ấn Độ, mỗi vị có trách nhiêm tu tập và duy trì Chánh pháp của Phật. Cuối cùng, vị Tổ thứ 28 sang Trung Quốc và trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trung Hoa. Tổng cộng Thiền Tông có 33 vị Tổ. Sau Lục Tổ Huệ Năng thì sự truyền thừa nầy chấm dứt. Vì thế Lục Tổ không truyền y bát cho những vị kế thừa nữa: After the Buddha entered Maha-Nirvana, the first Patriarch of Buddhism was one of the Buddha great disciples, Maha Kasyapa. According to this Zen tradition, in order to become a Patriarch, the highest virtuous Buddhist Master must receive the Buddha 'pat‘a bowl,' the bowl which the Buddha used to receive food offering, and ‘robe’ from the Patriarch before him. Thus, for over 1,000 years, there were twenty-eight Indian Patriarchs, each having the responsibility to practice and to uphold the proper Dharma of Buddha. Eventually the twenty-eighth Patriarch named Bodhidharma came to China and also became the first of Six Patriarchs of Zen Buddhism in China. Overall, there were 33 official Patriarchs in Zen Buddhism. After the Sixth Patriarch, Hui-Neng, this tradition of formally passing on Patriarchy was discontinued. Thus Hui Neng did not pass down the Buddha’s patra bowl and robe to his highest and most deserving disciples.

b) Truyền Thừa theo Tịnh Độ—Handed-Down Tradition in the Pureland Buddhism—See Tứ Đức Truyền Thừa Tổ Tịnh Độ.

Truyền Trì: Trì giữ những giới luật đã được trao truyền—To maintain what has been transmitted; to transmit and maintain.

Truyền Tụng: Hearsay.

Truyền Y,傳衣, See Truyền Y Bát
Truyền Y Bát: To hand down the robe (mantle or garments) and alms bowl.

Trư: Con heo—A pig—A hog.

Trư Đầu Hòa Thượng,猪頭和尚, Vị Hòa Thượng đầu heo, vì trông ngài có vẻ như lúc nào cũng ngủ (theo Thích Môn Chính Thống, Hòa Thượng Trư Đầu xuất hiện để giáo hóa dân trong hai quận Cù và Vụ vào năm Cảnh Đức thứ 3 thời vua Tống Chân Tông)—Pig-head monk, because of his meditative or dormant appearance

Trứ:

1) Chấp trước (theo nghĩa của đạo Phật): In a Buddhist sense it is used for attachment to anything.

2) Che đậy: To cover—To put on.

3) Trứ danh: Famous—See Trứ Danh.

4) Trứ Tác: To compose—To publish.

Trứ Danh: Celebrity—Renowned—Famed—Famous.

Trừ: Prasrabdhi (skt)—Passaddhi (p).

1) Ngoại trừ: Except—But—Besides.

2) Trừ bỏ: To get rid of—To eliminate—To remove—To be rid of—To clear away—To exclude.

3) Trừ ra: To subtract—To minus.

4) Trừ tịch: Calmness—Tranquility—Serenity—Repose.

Trừ Ác: To suppress evil.

Trừ Cái Chướng,除蓋障, Đoạn bỏ những chướng ngại—To dispose of hindrances

Trừ Cái Chướng Bồ Tát: Disposing of Hindrances Bodhisattva.

Trừ Căn: To eradicate—To root out.

Trừ Cẩn: Vị đắc được quả đáng được cúng dường, ám chỉ Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni—He or she who puts away want by receiving alms, an interpretation of Bhiksu or bhiksuni.

Trừ Cấu Chướng: Riddance of unclean hindrances.

Trừ Diệt,除滅, To exterminate

Trừ Đoạn,除斷, Đoạn trừ hoàn toàn—To get rid completely, cut off

Trừ Độc: To disinfect.

Trừ Giác Chi,除覺支, Một trong bảy phần giác chi, loại bỏ những chướng ngại để được khinh an—One of the seven bodhi shares, to get rid of mental effort and produce mental and physical buoyance—See Thất Giác Chi (4)

Trừ Hại: See Trừ Ác.

Trừ Khử: To eradicate—To exterminate—To destroy.

Trừ Miễn: Miễn trừ—To remove—To discharge—To dismiss.

Trừ Nghi,除疑, Đoạn trừ nghi hoặc—To eliminate doubt

Trừ Nhứt Thiết Ác: Trừ bỏ tất cả những điều ác—To get rid of all evil.

Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật: Point directly to the mind to see your own nature and reach Buddhahood.

Trực Chuyết: Áo của chư Tăng chấp vá hay nối liền áo lót và quần, trên dưới thành một—A monk’s garment, upper and lower in one.

Trực Đạo,直道, Con đường thẳng đến Niết Bàn hay đất Phật—Direct way to nirvana or Buddha land

Trực Đường,直堂, Vị Tăng trông coi công việc trong nhà Tăng của tự viện—The servant who attends in the hall

Trực Giác: Biết mà không biết tại sao mình biết—Intuition—Immediate knowing or understanding—The direct knowing or learning of something without the conscious use of reasoning—Knowing without knowing how you know.

Trực Hành: Arya-marga (skt)—Straight walk.

Trực Quan: See Trực giác.

Trực Tâm,直心, Tấm lòng ngay thẳng không xiểm nịnh (lòng ngay thẳng là đạo tràng—mười phương chư Phật chỉ dùng trực tâm để vượt ra khỏi vòng sanh tử)—Straightforward—Sincere

Trực Thuyết,直說, Lời thuyết pháp thẳng từ trong Kinh điển—Direct or straight speech, the sutras

Trực Truyền: Truyền khẩu chứ không qua sách vở—Direct transmission by word of mouth.

Trực Tuế,直歳, Gánh vác công việc của Thiền Lâm trong một năm—Plans or duties in a monstery in a straight year, or a year’s plans and duties

Trừng Quán,澄觀, Vị Tăng nổi tiếng vào thời nhà Đường, tác giả của nhiều bộ luận, đệ tử của ngài Hiền Thủ, hoằng dương tông Hoa Nghiêm, ông tịch năm 806 sau Tây Lịch—Ch’êng-Kuan, a famous T’ang monk and author, a follower of Hsien-Shou and supporter of Hua-Yen school, died 806 AD

Trước:

1) Có nghĩa là “chấp trước” theo đạo Phật, như ái chấp, dục chấp, tham chấp, vân vân: In a Buddhist sense it is used for attachment to anything, e.g. the attachment of love, desire, greed, etc.

2) Trước: Before.

Trước Lạc: Còn gọi là Chấp Lạc, cho rằng lạc thú trên đời là có thật và thường hằng—Attachment to bliss, or pleasure regarded as real and permanent

Trước Mắt: Before one’s eyes.

Trước Mặt: In the presence of—In front of.

Trước Ngã,著我, Còn gọi là Chấp Ngã, là việc cho rằng trong thân ngũ uẩn nầy có cái thực ngã—Attachment to the ego, or idea of permanent self

Trước Pháp,著法, Còn gọi là Chấp Pháp, cho rằng các ý niệm về sự vật là có thực, hay chấp trước vào giáo thuyết trong kinh điển—Attachment to things; attachment and its object; attachment to teaching or doctrine in a sutra

Trước Sau Như Vậy: Constant—Consistent.

Trước Tâm,著心, Tâm chấp trước—The mind of attachment

Trước Tiên: First of all.

Trước Tưởng,著想, Dính mắc vào tư tưởng—The attachment of thought, or desire

Trược: Đục—Turbid—Muddy—Impure.

** For more information, please see Ngũ

Trược.

Trược Ác Thế,濁惡世, Thế giới ta bà ngũ trược—A world of impurity or degeneration

** For more information, please see

Ngũ trược.

Trược Ác Xứ,濁惡處, Cõi Ta Bà thế giới, nơi hoành hành của ngũ trược và thập ác—The present contaminated evil world, which is dominated by the five turbidities and the ten evil deeds

Trược Kiếp,濁劫, Thời kỳ ác trược, thời kỳ của bệnh hoạn, nghèo đói và giặc giã—An impure kalpa, the kalpa of impurity, degenerate, corrupt; and age of disease, famine, and war

Trược Loạn,濁亂, Cõi ma quỷ, bất tịnh và không có luật lệ—Impure and lawless, the reign of evil

Trược Nghiệp,濁業, Nghiệp uế trược sản sanh bởi dục vọng—Contaminated karma, that produced by desire

Trược Thế,濁世, Cõi đời ngũ trược ác thế—An impure world in its five stages

** For more information, please see Ngũ Trược.

Trương: To expand—To spread—To extend.

Trương La: To spread a net.

Trường:

1) Dài: Long.

2) Đạo Trường: Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo—The bodhi-plot, or place of enlightenment.

3) Đấu trường: Arena—Area—Field.

4) Luôn luôn: Always.

5) Tăng trưởng: To grow—To rise.

6) Trường Học: School.

7) Thâm niên: Senior.

Trường A Hàm Kinh,長阿含經, Dirghagama (skt)—The Long Agamas—See Agama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section

Trường A Hàm Thập Báo Pháp Kinh: See Agama in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trường Cửu: Everlasting—Lasting--

Giá trị trường cửu: Everlasting value.

Trường Dạ: Đêm dài sanh tử hay luân hồi—The long night (of mortality or transmigration).

Trường Đoản: Long and short.

Trường Đời: School of experience.

Trường Hợp: Case—Circumstance—Instance.

Trường Khánh Huệ Lăng Thiền Sư: Zen Master Chang-Qing-Hui-Leng—See Huệ Lăng Trường Khánh Thiền Sư.

Trường Khất Thực: Suốt đời khất thực, một trong 12 hạnh tu của một vị Tăng—Always ask for food as alms, one of the twelve duties of a monk.

Trường Kiếp: A long kalpa.

Trường Kiếp Sự: A matter in long kalpa.

Trường Kỳ: Long period.

Trường Mộng: A long dream (of mortality or transmigration).

Trường Nhựt: Ngày dài hay chuỗi ngày kế tiếp nhau kéo dài—A long day, or succeeding days prolonged.

Trường Quỵ: Quỳ cao, hai đầu gối và các ngón chân chạm đất, đùi và thân thẳng đứng—Kneeling with knees and toes touching the ground and thighs and body erect; tall kneeling.

Trường Sanh: Kiếp sống vĩnh cửu nơi cõi Cực Lạc—To live long—Long life—Long or eternal life in the paradise.

Trường Sanh Bất Lão: Cuộc sống kéo dài không già, không chết—Long life without growing old, immortality.

Trường Sanh Bất Tử: Long life without death.

Trường Sanh Phù: Phép trường sanh bất tử, ý nói Phật Giáo—The charm for immortality, i.e. Buddhism.

Trường Thọ,長壽,

Video White Tara (Long Life) Mantra

Trường Thọ Thiên: Cõi trời trường thọ, nơi mà đời sống bằng 500 đại kiếp hay kéo dài đến 80.000 kiếp trong cõi Trời vô sắc thứ tư—Devas of long life (in the fourth dhyana heaven where life is equivalent to 500 great kalpas, and in the fourth arupaloka where life extends over 80.000 kalpas.

Trường Thực: Nguồn cung cấp thực phẩm dài hạn—Ample supplies of food, i.e. for a long time.

Trường Tồn: Durable

Trường Tồn Nhứt: The most durable

Trường Trai: Life-long vegetarian.

Trường Y, Vật, Bát: Quần áo, vật dụng và bát khất thực vượt quá giới hạn Phật cho phép—Clothes, things or almsbowls in excess of the permitted number.

Trưởng Giả,長者, Người ngay thẳng, thành thật, khi về già thì giàu có—A householder—One who is just, straightforward, honest, advanced in aged, and wealthy and edler.

Trưởng Lão,長老,

(I) Nghĩa của “Trưởng Lão”—The meanings of “Trưởng Lão.”

1) Người lớn tuổi: Aged man—Old man.

2) Vị Tăng cao hạ: Senior—Venerable—A title for virtuous and aged monk.

3) Vị Tăng trụ trì: An abbot.

(II) Những lời Phật dạy về “Trưởng Lão” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Trưởng Lão” in the Dharmapada Sutra:

1) Trưởng lão, chẳng phải vì bạc đầu. Nếu chỉ vì tuổi tác cao mà xưng trưởng lão, thì đó chỉ là xưng xuông—A man is not called an elder because his hair is gray. Ripe and wise is he in age (Dharmapada 260).

2) Đủ kiến giải chân thật, giữ trọn các pháp hành, không sát hại sinh linh, lo tiết chế điều phục, đó mới là có trí: trừ hết các cấu nhơ, mới đáng danh trưởng lão—A man in whom are truth, virtue, harmlessness, restraint and control, that wise man who is steadfast and free from impurity, is indeed called an elder (Dharmapada 261).

Trưởng Lão Bộ: Theravada (p)—Way of the Elders—See Theravada in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Trưởng Lão Xá Lợi Phất: Elder Sariputra.

Trưởng Thành: Adult—To attain (grow into) manhood.

Trưởng Tôn: Eldest grandson.

Trưởng Tử,長子, Eldest son

Trượng Lâm,杖林, See Thân Nộ Ba Lâm

Trượng Phu,丈夫, Purusha (skt)

· Một Phật tử nhiệt thành, không ngừng trì giới—A zealous disciple—A man who presses forward unceasingly in observance of Buddhist morality.

· Người có tánh linh thượng đẳng: A person who has a supreme spirit.

Trượt: To slide—To slip.

Trừu Thoát,抽脫, Chỉ việc đi tiểu tiện của chư Tăng Ni (khi vào nhà xí thì phải cởi áo cà sa)—To go to the latrine (restroom)

Trừu Tượng: Abstract--Discrete.

Trửu:

1) Phần khuỷu tay: Forearm.

2) Một phần mười sáu ngàn Na Do Tha, thay đổi từ 1 bộ 4 tấc đến 1 bộ 8 tấc Anh: The 16,000th part of a yojana. It varies from 1ft. 4 in. to 1 ft. 8 in. in length.

Bao Hiem BSH
» Video
» Ảnh đẹp
» Từ điển Online
Từ cần tra:
Tra theo từ điển:
» Âm lịch