Anyone walking about Chinatowns in America will observe statues of a stout
fellow carrying a linen sack. Chinese merchants call him Happy Chinaman or
Laughing Buddha.
This Hotei lived in the Tang dynasty. He had no desire to call himself a Zen
master or to gather many disciples about him. Instead he walked the streets with
a big sack into which he would put gifts of candy, fruit, or doughnuts. These he
would give to children who gathered around him in play. He established a
kindergarten of the streets.
Whenever he met a Zen devotee he would extend his hand and say: “Give me one
penny.” And if anyone asked him to return to a temple to teach others, again he
would reply: “Give me one penny.”
Once as he was about his play-work another Zen master happened along and
inquired: “What is the significance of Zen?”
Hotei immediately plopped his sack down on the ground in silent answer.
“Then,” asked the other, “what is the actualization of Zen?”
At once the Happy Chinaman swung the sack over his shoulder and continued on his
way.
Hoan Hỷ Phật
Bất cứ ai từng dạo qua các phố người Hoa ở Mỹ đều nhìn thấy những pho tượng tạc
hình một người mập mạp vác cái túi vải trên vai. Những thương gia người Hoa gọi
đó là “ông Tàu vui vẻ” hay Hoan Hỷ Phật.
[16]
Vị Hòa thượng Bố Đại này sống vào đời nhà Đường.
[17] Ngài
không bao giờ muốn tự gọi mình là thiền sư, cũng không muốn nhận đệ tử để dạy
dỗ. Thay vì vậy, ngài thường lang thang trên đường phố với một cái túi vải lớn
và cho vào đó đủ các món xin được như bánh kẹo, trái cây... Rồi ngài mang những
thứ ấy phân phát cho những đứa trẻ con tụ tập chơi đùa quanh ngài. Ngài biến
đường phố thành những khu vui chơi của trẻ.
Mỗi khi gặp một người tận tụy với thiền, ngài thường chìa tay ra và nói: “Cho
tôi một xu nào!” Và nếu có ai bảo ngài quay về chùa để thuyết pháp, ngài cũng
chỉ đáp lại: “Cho tôi một xu nào!”
Có lần, ngài đang trên đường rong chơi thì một thiền sư khác tình cờ cùng đi và
hỏi: “Ý nghĩa của thiền là gì?”
Hòa thượng Bố Đại lập tức đặt cái túi xuống đất và im lặng.
Vị thiền sư kia lại hỏi: “Vậy chỗ thực dụng của thiền là gì?
Ngay lập tức, “ông Tàu vui vẻ” này quảy cái túi lên vai và tiếp tục bước đi.
Viết sau khi dịch
Bảo đó là thiền cũng được, không phải là thiền cũng được, nhưng điều quan trọng
là lúc nào cũng hoan hỷ và ung dung tự tại. Vì thế, ngài không tự xưng là thiền
sư, cũng chẳng dạy cho ai đạo thiền, bởi ý nghĩa của thiền chính là sự buông xả
mọi thứ, nhưng chỗ thực dụng của thiền lại chính là giữ lấy cái túi vải và tiếp
tục con đường hoằng hóa!