Truyện tích
Gõ cửa thiền
Nguyên Minh
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Gõ cửa thiền
Mục lục
Xem toàn bộ


The emperor Goyozei was studying Zen under Gudo. He inquired: “In Zen this very mind is Buddha. Is this correct?”

Gudo answered: “If I say yes, you will think that you understand without understanding. If I say no, I would be contradicting a fact which many understand quite well.”

On another day the emperor asked Gudo: “Where does the enlightened man go when he dies?”

Gudo answered: “I know not.”

“Why don’t you know?” asked the emperor.

“Because I have not died yet,” replied Gudo.

The emperor hesitated to inquire further about these things, his mind could not grasp. So Gudo beat the floor with his hand as if to awaken him and the emperor was enlightened!

The emperor respected Zen and old Gudo more than ever after his enlightenment, and he even permitted Gudo to wear his hat in the palace in winter. When Gudo was over eighty he used to fall asleep in the midst of his lecture, an the emperor would quietly retire to another room so his beloved teacher might enjoy the rest his aging body required.

Thiền sư và hoàng đế


Hoàng đế Goyozei theo học thiền với thiền sư Gudo.[76] Ngài thắc mắc: “Thiền dạy rằng chính tâm này là Phật, có phải vậy không?”

Thiền sư Gudo trả lời: “Nếu ta nói có, ngài sẽ nghĩ rằng đã hiểu, nhưng thật ra không hiểu gì cả. Nếu ta nói không, ta sẽ mâu thuẫn với một sự thật mà rất nhiều người hiểu rõ.”

Một ngày khác, hoàng đế lại hỏi: “Người đã giác ngộ sẽ về đâu sau khi chết?”

Thiền sư Gudo nói: “Ta không biết.”

Hoàng đế lại hỏi: “Sao thầy lại không biết?”

Ngài Gudo đáp lại: “Bởi vì ta chưa chết.”

Vị hoàng đế ngập ngừng muốn hỏi thêm về những điều này, đầu óc ông không thể nắm hiểu được. Vì thế, ngài Gudo đập tay xuống sàn nhà[77] như để thức tỉnh ông ta, và hoàng đế liền được chứng ngộ.

Từ sau khi giác ngộ, hoàng đế càng thêm kính trọng thiền học và vị lão sư Gudo hơn nữa. Ngài thậm chí còn cho phép vị thầy này đội mũ khi triều kiến vào mùa đông. Khi đã hơn 80 tuổi, thiền sư Gudo thường ngủ gật trong lúc đang giảng dạy. Những lúc ấy, hoàng đế thường lặng lẽ đi sang một phòng khác để vị thầy kính yêu của mình được nghỉ ngơi theo sự đòi hỏi của tấm thân già nua.

Viết sau khi dịch


Phép mầu vi diệu nhất chính là việc bước đi vững vàng trên mặt đất. Nhưng hầu hết những người ban đầu đến với thiền đều muốn được thấu hiểu những điều mà họ cho là sâu xa, vi diệu hơn. Họ thắc mắc và suy nghĩ, tìm tòi về rất nhiều điều mà thật ra chẳng liên quan gì đến sự giải phóng tâm thức. Hoàng đế cũng là một con người, nên ông cũng không tránh khỏi sự lệch hướng này. Điều đáng nói ở đây là sau cái đập tay xuống sàn nhà của ngài Gudo, ông đã bừng tỉnh!

Mỗi chúng ta cần bao nhiêu cái đập tay xuống sàn như thế?