In modern times a great deal of nonsense is talked about masters and disciples,
and about the inheritance of a master’s teaching by favorite pupils, entitling
them to pass the truth on to their adherents. Of course Zen should be imparted
in this way, from heart to heart, and in the past it was really accomplished.
Silence and humility reigned rather than profession and assertion. The one who
received such a teaching kept the matter hidden even after twenty years. Not
until another discovered through his own need that a real master was at hand was
it learned that the teaching had been imparted, and even then the occasion arose
quite naturally and the teaching made its way in its own right. Under no
circumstance did the teacher even claim “I am the successor of So-and-so.” Such
a claim would prove quite the contrary.
The Zen master Mu-nan had only one successor. His name was Shoju. After Shoju
had completed his study of Zen, Mu-nan called him into his room. “I am getting
old,” he said, “and as far as I know, Shoju, you are the only one who will carry
on this teaching. Here is a book. It has been passed down from master to master
for seven generations. I also have added many points according to my
understanding. The book is very valuable, and I am giving it to you to represent
your successorship.”
“If the book is such an important thing, you had better keep it,” Shoju replied.
“I received your Zen without writing and am satisfied with it as it is.”
“I know that,” said Mu-nan. “Even so, this work has been carried from master to
master for seven generations, so you may keep it as a symbol of having received
the teaching. Here.”
The two happened to be talking before a brazier. The instant Shoju felt the book
in his hands he thrust it into the flaming coals. He had no lust for
possessions.
Mu-nan, who never had been angry before, yelled: “What are you doing?”
Shoju shouted back: “What are you saying?”
Con làm gì vậy?
Trong thời hiện đại người ta nói rất nhiều những điều vô nghĩa về các thiền sư
và thiền sinh, và về sự kế thừa giáo pháp của bậc thầy bởi những đệ tử tâm đắc,
cho phép họ trao truyền chân lý cho những đệ tử tiếp theo. Tất nhiên là thiền
nên được truyền thừa theo cách trực tiếp, lấy tâm truyền tâm, và trong quá khứ
điều này đã được thực hiện đúng như vậy. Vào thời ấy, sự lặng lẽ và khiêm tốn
được thấy nhiều hơn là tính chuyên nghiệp và sự khẳng định. Người được truyền
thừa một giáo pháp như thế sẽ giữ kín sự việc thậm chí cho đến hai mươi năm sau.
Chỉ đến khi có một người nào khác trên đường cầu đạo khám phá ra được vị chân sư
đang ở bên cạnh mình thì người ta mới biết là giáo pháp đã được truyền thụ. Và
ngay cả khi đó thì sự việc cũng sẽ diễn tiến một cách hoàn toàn tự nhiên, và
giáo pháp được truyền thừa theo đúng với ý nghĩa của nó. Trong bất cứ trường hợp
nào, một vị thiền sư cũng không bao giờ tự tuyên bố rằng mình là người nối pháp
của vị này, vị kia... Lời tuyên bố như thế thường chỉ chứng tỏ một điều ngược
lại!
Thiền cư Mu-nan
[81] chỉ có duy nhất một đệ tử kế thừa tên
là Shoju.
[82] Sau khi Shoju đã hoàn tất việc học thiền,
ngài Mu-nan gọi ông vào phòng và nói: “Thầy đã già rồi, và theo nhận xét của
thầy thì con là người duy nhất sẽ tiếp tục truyền nối giáo pháp. Đây là một tập
sách đã được truyền lại qua bảy thế hệ các bậc tiên sư. Thầy cũng đã thêm vào
trong này nhiều điều dựa theo sự hiểu biết của thầy. Tập sách này hết sức giá
trị, và thầy sẽ trao nó cho con để chứng tỏ sự kế thừa của con.
Ngài Shoju đáp: “Nếu tập sách này quan trọng đến thế, tốt hơn là thầy nên giữ
lấy nó. Con đã nhận được pháp thiền của thầy không cần văn tự và con hài lòng
với pháp thiền như thế.”
Thiền sư Mu-nan nói: “Thầy vẫn biết thế, nhưng dù sao thì tác phẩm này cũng đã
được truyền nối qua bảy đời tiên sư, nên con có thể giữ lấy nó như một biểu
tượng của việc được truyền thừa giáo pháp. Đây, hãy cầm lấy.”
Tình cờ lúc ấy cả hai đang trò chuyện ngay phía trước một lò than hồng. Ngay khi
Shoju vừa cầm được quyển sách vào tay, ông vất ngay vào ngọn lửa than đang cháy.
Ông không một chút ham muốn sở hữu nó.
Thiền sư Mu-nan từ trước vốn chưa từng nổi giận, giờ thét lên: “Con làm gì vậy?”
Ngài Shoju cũng quát lại: “Thầy nói gì vậy?”
Viết sau khi dịch
Thiền sư Mu-nan sửng sốt trước việc làm của người đệ tử nên thét lên: “Con làm
gì vậy?” Ngài Shoju cũng không kém kinh ngạc trước phản ứng của thầy nên quát
lại: “Thầy nói gì vậy?” Cả hai đều hành xử đúng theo suy nghĩ và nhận thức của
mình, chỉ có điều là những nhận thức ngay trong khi đó lại không cùng một điểm
xuất phát!
Thiền tông xem trọng việc “dĩ tâm truyền tâm”, nhưng điều đó không có nghĩa là
phủ nhận phương tiện truyền bá bằng văn tự, miễn là điều đó phải được nhìn nhận
như một phương tiện mà thôi. Chính trong ý nghĩa đó mà ngài Mu-nan muốn giữ lại
tập sách đã truyền nối qua bảy đời tiên sư. Người đệ tử tự mình đã thấu triệt
được pháp thiền không văn tự của thầy nên không muốn rơi trở vào sự trói buộc
của văn tự. Trong ý nghĩa đó mà ông ta đốt ngay tập sách. Cả hai người đều đúng,
xét theo nhận thức của chính họ. Vì thế, giữ hay đốt đều tùy thuộc vào nhận thức
của mỗi người.
Đây không phải là trường hợp duy nhất đã từng xảy ra. Tập sách Bích nham lục,
một kiệt tác trong thiền môn, cũng đã từng bị đốt cháy không thương tiếc, thậm
chí các bản sao của nó còn bị “truy sát” trong một thời gian dài!