While Seisetsu was the master of Engaku in Kamakura he required larger quarters,
since those in which he was teaching were over-crowded. Umezu Seibei, a merchant
of Edo, decided to donate five hundred pieces of gold called ryo toward the
construction of a more commodious school. This money he brought to the teacher.
Seisetsu said: “All right. I will take it.”
Umezu gave Seisetsu the sack of gold, but he was dissatisfied with the attitude
of the teacher.
One might live a whole year on three ryo, and the merchant had not even been
thanked for five hundred.
“In that sack are five hundred ryo.” hinted Umezu.
“You told me that before.” replied Seisetsu.
“Even if I am a wealthy merchant, five hundred ryo is a lot of money,” said
Umezu.
“Do you want me to thank you for it?” asked Seisetsu.
“You ought to,” replied Umezu.
“Why should I?” inquired Seisetsu. “The giver should be thankful.”
Người cho phải biết ơn
Khi thiền sư Seisetsu giáo hóa ở chùa Engaku[63]
tại
Kamakura,[64]
ngài cần có những giảng đường rộng hơn, vì
những nơi ngài đang giảng dạy đều đã chật chội vì có quá đông người theo học.
Một thương gia ở Edo[65]
là Umezu Seibei quyết định sẽ tài
trợ 500 đồng ryo vàng để xây dựng thêm một giảng đường rộng rãi hơn. Ông liền
mang số tiền này đến gặp vị thiền sư.
Ngài Seisetsu nói: “Được rồi, tôi sẽ nhận.”
Umezu trao túi vàng cho ngài Seisetsu, nhưng ông ta không hài lòng với thái độ
của vị thầy. Chỉ với 3 đồng ryo vàng là có thể đủ để một người sống trọn trong
một năm, nhưng đưa ra đến 500 đồng ryo vàng mà ông ta thậm chí không nhận được
cả một tiếng cảm ơn!
Ông ta nhắc khéo: “Trong túi đó có 500 ryo.”
Ngài Seisetsu đáp: “Lúc nãy ông có nói rồi.”
Umezu nói: “Dù tôi có là một thương gia giàu có thì 500 ryo vẫn là một món tiền
rất lớn!”
Ngài Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông về việc này?”
Umezu đáp: “Vâng, thầy nên làm như thế mới hợp lẽ.”
Ngài Seisetsu hỏi vặn lại: “Sao lại là tôi? Người cho mới phải cảm ơn chứ!”
Viết sau khi dịch
Có những cách nghĩ tưởng như khác thường, chỉ vì quá đúng với sự thật! Hầu hết
những nhận thức của thiền đối với cuộc sống này đều là những cách nghĩ như thế.
Người thương gia muốn bỏ tiền ra để làm một việc tốt, cầu phước đức về sau – vì
nếu không tin điều này, ông ta đã không làm như thế – thì tất nhiên ngài
Seisetsu chính là người đã giúp ông thực hiện tâm nguyện. Nếu không có ngài, ông
ta liệu có dùng số tiền ấy để mua phước đức được chăng? Vì thế, chính ông ta mới
là người phải biết ơn vị thiền sư. Lại nói, ngài Seisetsu nhận số tiền ấy chẳng
phải để dùng vào việc riêng, nên bản thân ngài chẳng có gì để phải cảm ơn cả.
Tuy nhiên, khi làm đúng như thế thì hầu hết mọi người lại cho đó là chuyện ngược
đời!