A young physician in Tokyo named Kusuda met a college friend who had been
studying Zen. The young doctor asked him what Zen was.
“I cannot tell you what it is,” the friend replied, “but one thing is certain.
If you understand Zen, you will not be afraid to die.”
“That’s fine,” said Kusuda.” I will try it. Where can I find a teacher?”
“Go to the master Nan-in,” the friend told him.
So Kusuda went to call on Nan-in. He carried a dagger nine and a half inches
long to determine whether or not the teacher himself was afraid to die.
When Nan-in saw Kusuda he exclaimed: “Hello, friend. How are you? We haven’t
seen each other for a long time!”
This perplexed Kusuda, who replied: “We have never met before.”
“That’s right,” answered Nan-in. “I mistook you for another physician who is
receiving instruction here.”
With such a beginning, Kusuda lost his chance to test the master, so reluctantly
he asked if he might receive Zen instruction.
Nan-in said: “Zen is not a difficult task. If you are a physician, treat your
patients with kindness. That is Zen.”
Kusuda visited Nan-in three times. Each time Nan-in told him the same thing. “A
physician should not waste time around here. Go home and take care of your
patients.”
It was not yet clear to Kusuda how such teaching could remove the fear of death.
So on his fourth visit he complained: “My friend told me that when one learns
Zen one loses his fear of death. Each time I come here all you tell me is to
take care of my patients. I know that much. If that is your so-called Zen, I am
not going to visit you any more.”
Nan-in smiled and patted the doctor. “I have been too strict with you. Let me
give you a koan.” He presented Kusuda with Joshu’s Mu to work over, which is the
first mind-enlightening problem in the book called The Gateless Gate.
Kusuda pondered this problem of Mu (No-Thing) for two years. At length he
thought he had reached certainty of mind. But his teacher commented: “You are
not in yet.”
Kusuda continued in concentration for another year and a half. His mind became
placid. Problems dissolved. No-Thing became the truth. He served his patients
well and without even knowing it, he was free from concern over life and death.
Then when he visited Nan-in, his old teacher just smiled.
Nói ít, hiểu nhiều
Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp lại người bạn học. Người bạn này đã từng
học thiền. Kusuda liền hỏi anh ta xem thiền là gì.
Người bạn đáp: “Tôi không thể nói cho anh biết thiền là gì, nhưng có một điều
chắc chắn là nếu anh hiểu được thiền, anh sẽ không còn sợ chết.”
Kusuda nói: “Thế cũng tốt. Tôi sẽ thử xem. Tôi có thể tìm thầy ở đâu?”
Người bạn bảo anh ta: “Hãy đến chỗ thiền sư Nan-in.”
[25]
Thế là Kusuda tìm đến chỗ ngài Nan-in. Anh ta mang theo một con dao găm dài
khoảng hơn một gang tay để xác định xem bản thân vị thiền sư này có sợ chết hay
không.
Vừa nhìn thấy Kusuda, ngài Nan-in đã lớn tiếng chào ngay: “Ô kìa, anh bạn. Anh
có khỏe không? Đã lâu rồi chúng ta không gặp!”
Điều này làm cho Kusuda lúng túng, anh nói: “Nhưng chúng ta chưa từng gặp nhau!”
Ngài Nan-in đáp: “Đúng vậy! Ta đã nhầm anh với một y sĩ khác đang học thiền ở
đây.”
Với một khởi đầu như thế, Kusuda mất đi cơ hội để thử nghiệm vị thiền sư. Vì
thế, anh ta miễn cưỡng hỏi xem mình có thể học thiền với ngài hay không.
Ngài Nan-in đáp: “Thiền không phải là chuyện khó. Nếu anh là thầy thuốc, hãy
chữa trị bệnh nhân với một tấm lòng tốt. Đó chính là thiền.”
Kusuda tìm đến ngài Nan-in ba lần, lần nào ngài cũng chỉ nói với anh một điều
tương tự: “Một thầy thuốc không nên phí thời gian nơi đây. Hãy trở về chăm sóc
bệnh nhân của anh.”
Kusuda không sao hiểu được vì sao những lời dạy như thế lại có thể trừ bỏ được
nỗi sợ chết. Vì thế, khi tìm đến ngài Nan-in lần thứ tư anh than phiền: “Người
bạn của con nói rằng khi học thiền rồi thì người ta không còn sợ chết. Nhưng mỗi
lần con đến đây, thầy chỉ dạy con về chăm sóc bệnh nhân. Con đã quá rõ điều đó
rồi. Nếu cái gọi là thiền của thầy chỉ có thế thôi thì con sẽ không đến đây học
nữa.”
Thiền sư Nan-in mỉm cười vỗ về: “Ta đã quá nghiêm khắc với anh. Thôi để ta cho
anh một công án.”
Và ngài trao cho Kusuda công án “chữ không của Triệu Châu”[26]
để nghiền ngẫm. Đây là công án khai ngộ đầu tiên trong sách Vô môn quan.[27]
Kusuda nghiền ngẫm mãi về công án “chữ không” này trong 2 năm. Lâu dần, anh nghĩ
là anh đã đạt đến một trạng thái tâm thức nhất định nào đó, nhưng vị thầy của
anh nhận xét: “Anh vẫn chưa vào được.”
Kusuda tiếp tục tập trung nỗ lực thêm một năm rưỡi nữa. Tâm hồn anh trở nên tĩnh
lặng. Mọi vấn đề đều tan biến. “Cái không” trở thành chân lý. Anh chữa trị cho
bệnh nhân rất tốt, và không biết từ lúc nào anh đã không còn bận tâm đến chuyện
sống chết.
Và khi anh đến thăm ngài Nan-in, vị lão sư này chỉ mỉm cười.
Viết sau khi dịch
Kusuda đến với thiền chỉ vì sự tò mò: Sao người ta lại có thể không sợ chết?
Ngài Nan-in dạy anh rằng thiền là lấy từ tâm chăm sóc bệnh nhân thật tốt. Và khi
anh từ chối lời dạy đó, ngài bảo anh về nghiền ngẫm một chữ “không”. Những sự
việc này dường như đều rời rạc và chẳng có liên quan gì đến nhau. Toàn bộ công
phu ba năm rưỡi của Kusuda hóa ra chỉ là để liên kết những vấn đề rời rạc này
lại với nhau. Vì thế, cuối cùng thì anh cũng đã thấy được “cái không” hiển hiện
trong cuộc sống, đã chăm sóc bệnh nhân thật tốt và không còn bận tâm lo nghĩ đến
vấn đề sống chết. Không cần nói ra, nhưng khi liên kết được tất cả những vấn đề
này thành một mối thì anh đã hiểu được thiền là gì. Nghệ thuật chỉ giáo của ngài
Nan-in chính là ở chỗ: nói ít, hiểu nhiều!