Provided he makes and wins an argument about Buddhism with those who live there,
any wandering monk can remain in a Zen temple. If he is defeated, he has to move
on.
In a temple in the northern part of Japan, two brother monks were dwelling
together. The elder one was learned, but the younger one was stupid and had but
one eye.
A wandering monk came and asked for lodging, properly challenging them to a
debate about the sublime teaching. The elder brother, tired that day from much
studying, told the younger one to take his place. “Go and request the dialogue
in silence,” he cautioned.
So the young monk and the stranger went to the shrine and sat down.
Shortly afterwards the traveler rose and went in to the elder brother and said:
“Your young brother is a wonderful fellow. He defeated me.”
“Relate the dialogue to me,” said the elder one.
“Well,” explained the traveler, “first I held up one finger, representing
Buddha, the enlightened •one. So he held up two fingers, signifying Buddha and
his teaching. I held up three fingers, representing Buddha, his teaching, and
his followers, living the harmonious life. Then he shook his clenched fist in my
face, indicating that all three come from one realization. Thus he won and so I
have no right to remain here.” With this, the traveler left.
“Where is that fellow?” asked the younger one, running in to his elder brother.
“I understand you won the debate.”
“Won nothing. I’m going to beat him up.”
“Tell me the subject of the debate,” asked the elder one.
“Why, the minute he saw me he held up one finger, insulting me by insinuating
that I have only one eye. Since he was a stranger I thought I would be polite to
him, so I held up two fingers, congratulating him that he has two eyes. Then the
impolite wretch held up three fingers, suggesting that between us we only have
three eyes. So got mad and started to punch him, but he ran out and that ended
it!”
Tranh biện
Nếu thắng được trong cuộc tranh biện về Phật pháp với những vị tăng sống trong
một thiền viện, thì bất cứ vị tăng hành cước nào cũng sẽ được quyền trú ngụ
trong thiền viện đó. Nhưng nếu thất bại, vị ấy sẽ phải tiếp tục ra đi.
Trong một thiền viện ở miền bắc nước Nhật, có hai vị tăng cùng tu tập. Vị sư
huynh thật uyên bác, nhưng người sư đệ rất ngốc nghếch và chột mắt.
Một vị tăng hành cước ghé lại thiền viện để xin trú ngụ, theo đúng thông lệ nên
đề nghị một cuộc tranh biện về Chánh pháp. Hôm ấy, vị sư huynh sau một ngày học
tập đã quá mỏi mệt nên bảo người sư đệ hãy thay thế mình. Ông dặn dò: “Hãy đến
đó và yêu cầu một cuộc tranh biện không dùng lời.”
Thế là người sư đệ cùng vị khách tăng đến trước điện thờ và ngồi xuống.
Không lâu sau đó, khách tăng đứng dậy, đi đến chỗ vị sư huynh và nói: “Sư đệ của
ngài thật tuyệt vời. Ông ấy đã thắng được tôi.”
Vị sư huynh bảo: “Hãy kể cho ta nghe cuộc tranh biện.”
Vị khách tăng giải thích: “Vâng, trước hết tôi đưa lên một ngón tay, tượng trưng
cho đức Phật, bậc giác ngộ. Thế là ông ấy đưa lên hai ngón tay, muốn chỉ đến đức
Phật và giáo pháp của ngài. Tôi liền đưa lên ba ngón tay, tiêu biểu cho đức
Phật, giáo pháp của ngài và chư tăng, những người luôn sống đời hòa hợp. Ông ấy
liền đưa bàn tay nắm chặt vào mặt tôi, ngụ ý rằng tất cả đều xuất phát từ một sự
chứng ngộ. Như thế là ông ta đã thắng, nên tôi không được quyền trú ngụ lại
đây.” Nói xong, vị khách tăng ra đi.
Ngay sau đó, người sư đệ chạy vội đến chỗ sư huynh và hỏi dồn: “Gã ấy đâu rồi?”
“Ta biết là sư đệ đã thắng rồi!”
“Không thắng gì cả! Em sẽ nện cho hắn một trận.”
Vị sư huynh hỏi: “Thế sư đệ đã tranh biện về điều gì?”
“Hừm! Ngay khi vừa thấy em là hắn đã đưa lên một ngón tay, xúc phạm em bằng cách
ám chỉ rằng em chỉ có một mắt! Vì hắn là khách lạ, em nghĩ là nên đối xử lịch sự
với hắn, nên em đưa lên hai ngón tay, chúc mừng hắn có đủ hai mắt. Thế là tên
khốn bất nhã ấy liền đưa lên ba ngón tay, chỉ ra rằng cả hai người chỉ có ba con
mắt! Thế là em nổi khùng lên và bắt đầu vung tay đấm hắn, nhưng hắn đã bỏ chạy
và cuộc tranh biện kết thúc!”
Viết sau khi dịch
Nghe có vẻ khôi hài biết bao khi cùng một sự việc mà hai bên lại diễn giải theo
hai cách trái ngược nhau. Đối với một người thì đó hoàn toàn là những điều hợp
với Chánh pháp, trong khi đối với người kia thì thật không khác gì một cuộc
tranh cãi trong đám hạ lưu hỗn tạp. Tất cả đều xuất phát từ những nền tảng tri
thức và quan điểm khác nhau. Và nếu hiểu được như thế, ta cũng sẽ dễ dàng nhận
ra rằng trong cuộc sống quanh ta vẫn thường có vô số những trường hợp khôi hài
tương tự như thế!