When one go to Ơbaku temple in Kyoto he sees carved over the gate the words “The
First Principle”. The letters are unusually large, and those who appreciate
calligraphy always adorn them as being a masterpiece. They were drawn by Kosen
two hundred years ago.
When the master drew them he did so on paper, from which workmen made the larger
carving in wood. As Kosen sketched the letters a bold pupil was with him who had
made several gallons of ink for the calligraphy and who never failed to
criticize his master’s work: “That is not good,” he told Kosen after the first
effort. “How is that one?” “Poor. Worse than before,” pronounced the pupil.
Kosen patiently wrote one sheet after another until eighty-four First Principles
had accumulated, still without the approval of the pupil.
Then, when the young man stepped outside for a few moments, Kosen thought: “Now
is my chance to escape his keen eye,” and he wrote hurriedly, with a mind free
from distraction: “The First Principle.”
“A masterpiece,” pronounced the pupil.
Kiệt tác
Khi đến thăm chùa Ơbaku
[28] ở Kyoto, người ta có thể nhìn
thấy ngay dòng chữ khắc trên cổng chùa: “Đệ Nhất Đế”. Những chữ này cực kỳ lớn
và luôn được những người yêu thích nghệ thuật thư pháp ngưỡng mộ như một kiệt
tác. Chúng được thiền sư Kosen
[29] viết ra từ hai trăm năm
trước.
Khi vị thiền sư viết những chữ này, ngài đã viết trên giấy, và từ mẫu chữ trên
giấy, những người thợ mới khắc lại thành chữ lớn hơn trên gỗ. Trong khi ngài
viết, có một chú tiểu bướng bỉnh luôn ở bên cạnh và giúp ngài mài rất nhiều mực
để viết những chữ này. Chú học trò nhỏ bao giờ cũng tìm ra được một điểm nào đó
để phê phán chính xác tác phẩm của thầy. Ngay từ bức đầu tiên chú đã nói: “Không
đẹp!” Qua một bức khác, vị thầy hỏi: “Bức này thế nào?” Chú kêu lên: “Tồi quá!
Còn tệ hơn cả bức trước.”
Ngài Kosen vẫn kiên nhẫn viết hết bức này đến bức khác, cho đến khi đã chất
chồng đến 84 bức mà vẫn không được chú học trò tán thưởng.
Rồi khi chú học trò nhỏ có việc phải bước ra ngoài trong chốc lát, ngài Kosen
liền nghĩ: “Đây chính là cơ hội để ta tránh được đôi mắt tinh nhạy của nó.” Và
ngài phóng bút một cách vội vã, hoàn toàn tập trung vào nét bút, viết ngay ba
chữ “Đệ Nhất Đế”.
Chú học trò nhỏ trở vào reo lên: “Ồ! Kiệt tác!”
Viết sau khi dịch
Khi đọc câu chuyện này, hầu hết chúng ta đều thán phục thiền sư Kosen đã tạo ra
một kiệt tác có một không hai lưu truyền mãi đến ngày nay, nhưng ít ai trong
chúng ta nhận ra rằng chính chú tiểu vô danh trong câu chuyện đã góp phần quyết
định trong việc tạo ra kiệt tác này.
Đây chắc chắn là một chú tiểu có thiên tư bẩm sinh cực kỳ bén nhạy, vì chú đã
liên tục đưa ra được những phê phán chuẩn xác khiến cho vị thầy của chú không
sao bảo vệ được tác phẩm của mình. Nếu chú chỉ khen chê một cách tùy tiện, chắc
chắn thầy chú đã không ngần ngại thưởng cho chú một gậy và đuổi cổ ra ngoài để
ông dễ dàng tập trung vào công việc. Nhưng vì ông cũng thừa nhận chú có “đôi mắt
tinh nhạy” nên vẫn kiên trì chấp nhận những lời phê phán của chú. Và điều này
được xác định một cách chắc chắn qua việc chính chú là người đầu tiên thừa nhận
tác phẩm (thứ 85) của ngài Kosen là một kiệt tác. Hai trăm năm trôi qua và tất
cả mọi người đều đồng ý với chú.
Và cũng chính chú là người tạo ra tâm trạng thích hợp để ngài Kosen thực hiện
tác phẩm. Sau 84 lần “bị chê”, vị thiền sư đã trở nên e dè trước đôi mắt tinh
nhạy của chú, và ngài vui mừng nắm lấy cơ hội chú học trò nhỏ vắng mặt trong
chốc lát để cố gắng hoàn tất tác phẩm trước khi chú bé trở vào. Vì thế, ngài đã
phóng bút một cách vội vã và tâm trí không một chút xao lãng, hoàn toàn tập
trung, cố viết cho xong ba chữ “Đệ Nhất Đế” trước khi chú học trò nhỏ trở vào.
Chính trong tâm trạng tập trung hoàn toàn đó mà tác phẩm này được ra đời.