Truyện tích
Gõ cửa thiền
Nguyên Minh
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Gõ cửa thiền
Mục lục
Xem toàn bộ


A great Japanese warrior named Nobunaga decided to attack the enemy although he had only one-tenth the number of men the opposition commanded. He knew that he would win, but his soldiers were in doubt.

On the way he stopped at a Shinto shrine and told his men: “After I visit the shrine I will toss a coin. If heads comes, we will win; if tails, we will lose. Destiny holds us in her hand.”

Nobunaga entered the shrine and offered a silent prayer. He came forth and tossed a coin. Heads appeared. His soldiers were so eager to fight that they won their battle easily.

‘No one can change the hand of destiny,” his attendant told him after the battle.

“Indeed not,” said Nobunaga, showing a coin which had been doubled, with heads facing either way.

Số mệnh


Một vị tướng quân lỗi lạc người Nhật tên là Nobunaga[78] quyết định tấn công quân địch mặc dù trong tay ông chỉ có một số quân bằng một phần mười so với quân số đối phương. Ông biết chắc là sẽ thắng, nhưng quân lính của ông còn hoang mang.

Trên đường hành quân, ông dừng lại ở một ngôi đền thuộc phái Thần đạo (Shinto) và bảo các tướng sĩ: “Sau khi viếng đền, ta sẽ gieo đồng tiền để xin một quẻ. Nếu xin được mặt ngửa,[79] chúng ta sẽ thắng. Nếu không, chúng ta sẽ thua. Chúng ta đành tùy theo số mệnh vậy.”

Nobunaga vào đền và lặng lẽ cầu khấn. Rồi ông ta bước ra trước và gieo một đồng tiền. Mặt ngửa của đồng tiền hiện ra. Quân sĩ vô cùng phấn chấn đến nỗi họ đã thắng trận một cách dễ dàng.

Sau trận đánh, một viên tùy tùng nói với Nobunaga: “Không ai thay đổi được số mệnh.”

Nobunaga nói: “Không hẳn thế!” Và ông đưa đồng tiền ra. Nó được tạo bởi hai đồng tiền gắn chặt vào nhau để cả hai mặt đều là mặt ngửa!

Viết sau khi dịch


Khi đọc chuyện này chúng ta không khỏi nhớ đến bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Tuy bối cảnh khác nhau nhưng dụng ý của hai vị tướng quân là hoàn toàn giống nhau, đều muốn mượn lòng tin của tướng sĩ vào những sức mạnh huyền bí để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của họ. Và cả hai đều thành công trong mục đích của mình.

Người tu tập tuy không hề dựa vào những niềm tin theo kiểu này, nhưng nhất thiết phải hiểu được sức mạnh vô song của ý chí bao giờ cũng là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi nỗ lực. Chính vì thế mà các bậc Tổ sư đều dạy việc phát tâm Bồ-đề là một khởi điểm tối cần thiết của người tu tập. Phát tâm Bồ-đề chính là xác định mục tiêu và phát khởi ý chí dũng mãnh trên đường tu tập, chính nhờ đó mà có thể thực hiện được ngay cả những việc rất khó làm!