During the Kamakura period, Shinkan studied Tendai six years and then studied
Zen seven years; then he went to China and contemplated Zen for thirteen years
more.
When he returned to Japan many desired to interview him and asked obscure
questions. But when Shinkan received visitors, which was infrequently, he seldom
answered their questions. One day a fifty-year-old student of enlightenment said
to Shinkan: “I have studied the Tendai school of thought since I was a little
boy, but one thing in it I cannot understand. Tendai claims that even the grass
and trees will become enlightened. To me this seems very strange.”
“Of what use is it to discuss how grass and trees become enlightened?” asked
Shinkan. “The- question is how you yourself can become so. Did you ever consider
that?”
“I never thought of it in that way.” marveled the old man.
“Then go home and think it over,” finished Shinkan.
Cỏ cây giác ngộ
Vào thời đại Liêm Thương
[57] ngài Shinkan theo học với
tông Thiên Thai (Nhật) trong 6 năm rồi theo học thiền trong 7 năm. Sau đó, ngài
đến Trung Hoa để thực hành thiền định thêm 13 năm nữa.
Khi ngài trở về Nhật, rất nhiều người muốn đến tham vấn và đặt ra với ngài những
câu hỏi mơ hồ. Nhưng không mấy khi ngài tiếp khách, và nếu có thì ngài cũng hiếm
khi trả lời những câu hỏi của họ.
Ngày nọ, có một thiền tăng 50 tuổi đang tìm cầu giác ngộ đến thưa với ngài: “Tôi
đã nghiên cứu tư tưởng của tông Thiên Thai từ nhỏ, nhưng có một điều trong đó
tôi không sao hiểu được. Tông Thiên Thai nói rằng ngay cả cỏ cây rồi cũng sẽ
được giác ngộ. Với tôi, điều này dường như quá kỳ lạ!”
Ngài Shinkan liền hỏi: “Bàn luận về việc cỏ cây giác ngộ như thế nào thì có ích
gì? Vấn đề là làm sao để chính bản thân ông được giác ngộ. Đã bao giờ ông suy
xét điều đó chưa?”
Vị lão tăng ngẩn người: “Tôi chưa bao giờ suy nghĩ theo cách đó!”
Ngài Shinkan kết luận: “Vậy hãy trở về và suy nghĩ kỹ đi!”
Viết sau khi dịch
Vào thời đức Phật còn tại thế, chính ngài cũng luôn từ chối những câu hỏi mơ hồ,
không thiết thực. Không ít người đã đến đặt ra những vấn đề như vũ trụ vô hạn
hay hữu hạn... Câu trả lời chung của ngài cho tất cả những vấn đề này là hãy
quay về nghiền ngẫm những gì thực sự có liên quan đến giải thoát, đến sự giác
ngộ, đừng chạy theo những tri thức vô bổ. Năm mươi năm ấp ủ trong lòng một thắc
mắc về sự giác ngộ của cỏ cây, nhưng lại chưa từng suy xét về sự giác ngộ của
chính bản thân mình. Liệu mỗi chúng ta có đang rơi vào một trường hợp khôi hài
tương tự như thế hay chăng?