Taiko, a warrior who lived in Japan before the Tokugawa era, studied Cha-no-yu,
tea etiquette, with Sen-no Rikyu, a teacher of that aesthetical expression of
calmness and contentment.
Taiko’s attendant warrior Kato interpreted his superior’s enthusiasm for tea
etiquette as negligence of state affairs, so he decided to kill Sen-no Rikyu. He
pretended to make a social call upon the tea-master and was invited to drink
tea. The master, who was well skilled in his art, saw at a glance the warrior’s
intention, so he invited Kato to leave his sword outside before entering the
room for the ceremony, explaining that Cha-no-yu represents peacefulness itself.
Kato would not listen to this. “I am a warrior,” he said. “I always have my
sword with me. Cha-no-yu or no Cha-no-yu, I have my sword.”
“Very well. Bring your sword in and have some tea,” consented Sen-no Rikyu.
The kettle was boiling on the charcoal fire. Suddenly Sen-no Rikyu tipped it
over. Hissing steam arose, filling the room with smoke and ashes. The startled
warrior ran outside.
The tea-master apologized. “It was my mistake. Come back in and have some tea. I
have your sword here, covered with ashes and will clean it and give it to you.”
In this predicament the warrior realized he could not very well kill the
tea-master, so he gave up the idea.
Vị trà sư và kẻ mưu sát
Một chiến binh Nhật tên là Taiko sống vào trước thời đại Tokugawa[70]
theo học Trà đạo (Cha-no-yu),
hay nghi thức uống trà,
với ngài Sen no Rikyu,[72]
một bậc thầy của loại nghệ
thuật biểu đạt tinh tế sự bình thản và tự hài lòng này.
Một chiến binh khác dưới quyền của Taiko tên là Kato cho rằng sự ham mê Trà đạo
của cấp chỉ huy mình là xao lãng nhiệm vụ đối với đất nước, nên anh ta quyết
định sẽ giết chết ngài Sen no Rikyu. Anh ta giả vờ ghé thăm vị trà sư và được
mời uống trà. Vị trà sư là người lão luyện trong nghệ thuật của mình, nên chỉ
thoáng nhìn qua đã biết ngay ý định của anh chiến binh này. Vì thế, ngài đề nghị
Kato để lại thanh gươm bên ngoài trước khi vào phòng tham dự nghi thức uống trà,
giải thích rằng bản thân Trà đạo chính là biểu hiện của sự an bình.
Kato không chịu lắng nghe những lời giải thích này. Anh ta nói: “Tôi là chiến
binh, tôi luôn mang theo gươm. Cho dù có là Trà đạo hay không thì tôi vẫn phải
mang theo gươm của mình.”
Ngài Sen no Rikyu chấp thuận: “Được rồi, cứ mang theo gươm của anh vào uống trà
vậy.”
Khi ấm nước đang sôi trên bếp than hồng, ngài Sen no Rikyu bất ngờ đẩy nhẹ cho
nó nghiêng đổ xuống. Lửa gặp nước kêu lên xèo xèo và một đám mây hơi nước cùng
với tro bụi phun lên mù mịt khắp căn phòng. Anh chiến binh hốt hoảng phóng chạy
ra ngoài.
Vị trà sư xin lỗi: “Là lỗi của tôi, xin hãy trở vào dùng trà. Tôi đang giữ thanh
gươm dính đầy tro bụi của anh đây. Tôi sẽ lau chùi sạch sẽ và trả lại cho anh
sau.”
Trong tình thế lúng túng này, người chiến binh nhận ra rằng anh ta thật không dễ
giết chết vị trà sư. Vì thế, anh ta từ bỏ ý định.
Viết sau khi dịch
Hết lòng với nhiệm vụ của mình, người chiến binh kể cũng đáng khen, nhưng anh ta
không phải là đối thủ của bậc thầy đã đạt được sự thản nhiên và sáng suốt trong
mọi tình huống. Ngài chỉ mới đưa ra hai chiêu thức đơn giản là đã đủ để đánh bại
anh ta. Lần thứ nhất, ngài lấy lý do nghi thức để yêu cầu anh ta để kiếm bên
ngoài – một lý do hoàn toàn hợp lý. Nhưng anh chiến binh này bất kể lý lẽ, vẫn
khăng khăng đòi mang kiếm vào. Chính điều này đã bộc lộ cá tính anh ta, nên ngài
Rikyu biết ngay phải chế ngự anh ta bằng cách nào. Chỉ một cột khói bụi bất ngờ
được tạo ra một cách thông minh đã có thể tước vũ khí của anh ta dễ dàng. Dù là
một chiến binh nhưng tinh thần chiến đấu của anh ta rõ ràng còn kém xa so với vị
trà sư!