Truyện tích
Gõ cửa thiền
Nguyên Minh
17/07/2554 01:28 (GMT+7)
Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng
Gõ cửa thiền
Mục lục
Xem toàn bộ


Hyakujo, the Chinese Zen master, used to labor with his pupils even at the age of eighty, trimming the gardens, cleaning the grounds, and pruning the trees.

The pupils felt sorry to see the old teacher working so hard, but they knew he would not listen to their advice to stop, so they hid away his tools.

That day the master did not eat. The next day he did not eat, nor the next. “He may be angry because we have hidden his tools,” the pupils surmised. “We had better put them back.”

The day they did, the teacher worked and ate the same as before. In the evening he instructed them: “No work, no food.”

Bất tác bất thực


Thiền sư Bách Trượng[95] của Trung Hoa thường cùng với các đệ tử của mình làm mọi công việc như làm cỏ, quét sân hay tỉa cây... cho dù ngài đã đến tuổi 80.

Các đệ tử đều lấy làm xót xa khi thấy vị thầy già nua phải làm việc quá nhọc nhằn, nhưng họ biết rằng ngài sẽ không chịu nghe theo lời họ mà nghỉ ngơi. Vì thế, họ mang giấu hết những dụng cụ làm việc của ngài.

Ngày ấy, vị lão sư không ăn gì. Ngày tiếp đó, ngài cũng không ăn. Và ngày sau nữa cũng vậy. Các đệ tử suy đoán: “Có lẽ thầy giận vì chúng ta đã giấu đi những dụng cụ làm việc. Tốt hơn là ta nên trả chúng lại chỗ cũ.”

Ngay hôm họ mang trả dụng cụ, vị thầy của họ lại làm việc và ăn uống bình thường như trước. Tối hôm đó, ngài dạy: “Ngày nào không làm, ngày đó không ăn.”[96]

Viết sau khi dịch


Tinh thần nghiêm cẩn của ngài Bách Trượng cho đến nay vẫn còn được trân trọng noi theo trong khắp chốn thiền môn. Người hành thiền tuy không xem trọng những gì thuộc về hình tướng vì biết đó đều là giả tạo, nhưng không phải vì vậy mà trở nên buông thả, dễ dãi đối với mọi sinh hoạt của thân tứ đại này. Đức Phật chế định giới luật là để thúc liễm cả thân và tâm, nên các vị Tổ sư luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình cũng là điều dễ hiểu.